các tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam. Và việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hình thành nên nét đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp và làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Các doanh nghiệp phải biết giữ chữ tín với khách hàng và đối tác của mình, kinh doanh trung thực không làm giả, làm hàng kém chất lượng, lắng nghe những phản hồi từ phía khách hàng và chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình trước người tiêu dùng. Mục tiêu cuối cùng là vì hiệu quả kinh doanh bền vững dựa trên cơ sở chất lượng sản phẩm và trình độ phục vụ thỏa mãn được nhu cầu khách hàng để “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” đồng thời phải đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội.
Các doanh nghiệp kinh doanh trong thời đại này phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, dân tộc. Cần nhanh chóng khắc phục những quan điểm thực dụng, tất cả vì lợi nhuận. Cụ thể là lợi nhuận thu được qua việc làm ăn, mua bán trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh phải là đồng tiền sạch, với nghĩa là phải đặt lợi ích của con người và xã hội lên trên hết, không thể chấp nhận quan điểm: “Lợi nhuận bằng bất cứ giá nào”, kể cả triệt để chống hàng giả, hàng gian, hàng lậu chốn thuế...Hay nói cách khác, việc tiêu thụ sản phẩm. tăng lợi nhuận đảm bảo khả năng tái sản xuất và kinh doanh phải dưạ trên sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng, xã hội. Vấn đề này ngày càng được coi trọng khi Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Bởi vì chữ tín trong trường hợp này không còn là của riêng doanh nghiệp nữa mà nó còn liên quan đến thể diện của cả quốc gia. Nếu doanh nghiệp luôn giữ được đạo đức kinh doanh của mình thì mối quan hệ hợp tác với các đối tác rất dễ dàng. Ví dụ điển hình như hãng bảo hiểm State Farm của Mỹ khi gây ra thiệt hại cho khách hàng, hãng đã phải đền 3.500 USD, ông chủ hãng đã quyết định bán gia sản của mình đi để có tiền đền bù cho khách hàng, điều này đã làm nên nét
văn hóa đặc thù của State Farm và luôn giữ được niềm tin đối với khách hàng. Vì vậy, cho đến nay, hãng có mặt ở nhiều thị trường lớn trên thế giới và doanh số của hãng đã lên tới hơn 21 tỷ USD/ năm.[15]
Việc xây dựng một nền văn hóa chất lượng và có đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp trụ vững không những trên thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Nó sẽ là chất xúc tác, chất keo để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực, các thành viên trong bản thân mỗi doanh nghiệp và nó cũng góp phần xây dựng thương trường và xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
2.4. Nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong đội ngũ nhân viên.
Văn hóa doanh nghiệp chịu sự tác động rất lớn từ người lãnh đạo nhưng không có nghĩa rằng văn hóa doanh nghiệp không có sự đóng góp của tập thể các thành viên trong doanh nghiệp. Có nhiều cách để nâng cao nhận thức của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp như giáo dục đào tạo cho nhân viên ví dụ như các khóa huấn luyện về văn hóa doanh nghiệp tới mọi thành viên trong công ty, thường xuyên có những cuộc họp để nêu cao truyền thống của công ty giúp mọi người cảm thấy tự hào về môi trường mình đang làm hay thu thập những ý kiến của các thành viên để góp phần xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp phù hợp với nguyện vọng của nhân viên. Hơn thế nữa doanh nghiệp cũng phải giúp cho nhân viên hiểu về văn hóa doanh nghiệp mình một cách thực tế như qua các hoạt động thiết thực: thăm hỏi, giúp đỡ các thành viên có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm chăm sóc đến đời sống tinh thần cũng như vật chất của cán bộ công nhân viên, hay tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao... Các hoạt động này giúp cho các thành viên gắn bó với nhau hơn, nhân viên gắn bó và hòa đồng với các cấp lãnh đạo và là yếu tố vô hình giữ chân các nhân viên ở lại công ty.
2.5. Xây dựng văn hóa doanh nhân trong doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Từ Một Số Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Điển Hình Trên Thế Giới.
- Một Số Định Hướng Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Ở Việt Nam.
- Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 12
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Như chương I đã đề cập, nhà lãnh đạo là người tạo nên nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp và xác định hướng đi cho doanh nghiệp vì vậy phẩm chất của người lãnh đạo là rất quan trọng. Để xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp và tạo nên cho mỗi thành viên ý thức chủ động, trách nhiệm và hết mình phục vụ lợi ích chung của tổ chức thì đòi hỏi phải có người lãnh đạo là tấm gương sáng trong xây dựng văn hóa: luôn ý thức đựợc chiến lược, các chính sách xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Trước hết, lãnh đạo doanh nghiệp phải là người có đạo đức trong kinh doanh: biết kết hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của đất nước, doanh nhân có văn hóa cũng cần phải biết giữ chữ tín đặc biệt là trong thời đại mở cửa, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì thói làm ăn không trung thực và vô đạo đức đều phải trả giá. Vì vậy giữ chữ tín trong kinh doanh, tôn trọng pháp luật là nét văn hóa cần thiết của mỗi doanh nhân.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi nhiều nét văn hóa đặc thù khác từ người lãnh đạo như phải là người có tri thức: phải có khả năng sáng tạo và đổi mới đặc biệt là trong thời đại hội nhập kinh tế thì trình độ học vấn của nhà lãnh đạo sẽ giúp họ hiểu hơn về văn hoá, lối sống, tập quán, tâm lý thị hiếu của địa phương, của quốc gia đối tác mà chúng ta làm ăn- đó là một trong những yếu tố làm nên thành công trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
Một điều không thể thiếu trong văn hóa doanh nhân đó là khả năng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến, phản hồi của khách hàng: đem đến sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty qua nền văn hóa công ty, thái độ phục vụ lịch thiệp, dịch vụ chăm sóc chu đáo.
Trong cách đối xử với nhân viên, nhà lãnh đạo cũng cần có một nghệ thuật, biết cách đánh giá nhân viên, tìm đúng người, đúng việc, phát huy được sở trường của từng người, khích lệ động viên cũng như khen thưởng nhân viên để họ có động lực cống hiến cho công ty.
Để trở thành một doanh nhân trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, mỗi doanh nhân cần tiếp thu và vun đắp cho mình những phẩm chất cụ thể như: Chữ tín trong kinh doanh; ý chí kinh doanh mạnh mẽ; hoài bão lớn; sự tự tin; tinh thần sáng tạo; kiến thức, tri thức và kĩ năng; tinh thần nhiệt huyết, năng động, nhạy bén; sức khỏe; tinh thần hòa hợp cộng đồng thế giới....
2.6. Chú trọng đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Quan tâm đến đời sống vất chất, môi trường làm việc của nhân viên có tác động mạnh mẽ tới cảm nhận và tinh thần làm việc của nhân viên. Môi trường làm việc có sạch sẽ và phù hợp hay không, có đựơc trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết, tiện nghi hay không sẽ tạo tâm lí thoải mái vui vẻ cho nhân viên vì họ cảm thấy được quan tâm và chăm sóc. Doanh nghiệp phải biểt gắn kết các khấu hiệu, các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp với các hoạt động thiết thực như vui chơi, giải trí, chế độ lương thưởng, đồng phục... đây là những hoạt động bề nổi và tạo thành nét riêng cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng nó đựơc tổ chức thường xuyên và đều đặn với mục tiêu gây dựng tinh thần doanh nghiệp và là niềm tự hào của mọi thành viên trong doanh nghiệp ví dụ như: hoạt động đá bóng, xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ trẻ em nghèo....
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, muốn đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong và ngoài nước, mỗi doanh nghiệp không những phải trang bị cho mình những kiến thức những công nghệ cần thiết mà cần phải xây dựng cho mình một nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Bước vào thế kỉ XXI, chúng ta hoà mình vào xu thế phát triển chung của thế giới thì vấn đề này ngày càng trở lên cấp thiết. Tuy nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của nhà nước và hiệp hội các doanh nghiệp nhưng trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ và phức tạp ở Việt Nam. Các doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Qua những nghiên cứu, tìm tòi sách báo trong và ngoài nước cũng như sự giúp đỡ tận tình của Th.S. Lê Thị Thu Thuỷ, bài khoá luận của em đã đạt được kết quả như: Chương I của khoá luận đã đề cập đến những lý luận chung về vấn đề văn hoá doanh nghiệp; chương II đã đi sâu nghiên cứu đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thông qua một số điển hình văn hóa doanh nghiệp để thấy rõ được thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, chương III đã tìm hiểu một số mô hình văn hoá doanh nghiệp thành công trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như đề xuất một số giải pháp từ phía nhà nước và từ phía doanh nghiệp để xây dựng văn hóa
doanh nghiệp Việt Nam ngày một phát triển trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên bài khóa luận đưa ra những đánh giá cũng như những giải pháp chung có giá trị tham khảo với các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Qua đề tài nghiên cứu này em cũng hi vọng có được những kinh nghiệm quí báu để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
I. TIẾNG VIỆT:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Ánh (1998), Ảnh hưởng của văn hóa đến thương mại Quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
2. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Trần Quốc Dân (2005), Một giá trị văn hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Lê Đăng Doanh (2004), Doanh nhân mới ở Việt Nam, kết quả và thách thức, Nhà xuất bản Hà Nội.
5. Nguyễn Thu Linh (2003), Những điều kiện để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ngọc Minh (2003), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào, Báo diễn đàn doanh nghiệp.
7. Phạm Văn Phổ (2003), Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Tài liệu tập huấn văn hóa doanh nghiệp do trung tâm Quốc tế và Đào tạo quản lý Kinh tế tổ chức.
8. PGS.TS Đào Duy Quát (2005), Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập, Nhà xuất bản Hà Nội.
9. Tổng cục thống kê, Báo cáo FDI tính đến tháng 9 năm 2007.
10.Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê tóm tắt 2006
11.Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, Nhà xuất bản Lao Động.
12.Hoàng Vi và Anh Sơn, 2007, Uy tín là một loại đầu tư, Nhà xuất bản Hà Nội
13.Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 21/05/2007 14.Tạp chí Nhà quản lý, ngày 16/05/2007 15.Tạp chí Sài gòn Tiếp thị, ngày 23/09/2007 16.Tạp chí Tiền Phong, ngày 20/10/2007
17.Tạp chí Văn nghệ Công An, ngày 29/07/2007
II. TIẾNG ANH.
18. E.B. Tylor, Management by Baseball.
19.Edgar. Schein, Corporate culture and leadership, Jossey Bass Publisher, San Frasisco
20.Julie Heifetz and Richard Hagber, Organizational culture: Undersatanding and Assessment.
21.The global competitiveness Report 2007-2008
III. WEBSITE:
22.20/12/2006, Web: http://www.doanhnhanviet.net.vn23.3/11/2007, Web :http://www.fpt.net/culture.asp
24. 24/10/2007, Web:
http://www.hiephoigiamdoc.com/shit/articles.php?do=article&articleid 25.10/9/2007, Web : http://www.honda.com.vn/ web/default.aspx 26.10/9/2007, Web : http://www.microsoft.com/about/default.mspx 27.10/11/2007, Web: http://www.mpi.gov.vn
28.10/9/2007, Web : http://www.sony.com.vn/about.php