liệu thứ cấp như Niên giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu và phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất. Từ đó đưa ra những nhận định khách quan, đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở huyện Thạch Thất.
Phương pháp phân tích định tính, định lượng (thống kê)
Sau khi đã thu thập được nguồn dữ liệu đáng tin cậy, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính để đưa ra các nhận xét, đánh giá thành tựu, hạn chế cùng nguyên nhân, làm rò vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; sau đó, sử dụng phương pháp định lượng (thống kê) để kiểm chứng, chứng minh cho các nhận xét, đánh giá đã nêu ra.
Phương pháp so sánh
Trên cơ sở các thông tin thu thập được kết hợp với quá trình phân tích thông tin, luận văn so sánh sự thay đổi về diện tích, tỷ trọng lao động và giá trị… của từng tiểu ngành, giữa các tiểu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thất, để từ đó có những nhận xét khách quan về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất.
2.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong chương 4
Chương 4 của luận văn tập trung đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Trong chương này, học viên chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp kết hợp với phương pháp dự báo trên cơ sở những đánh giá thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay ở huyện Thạch Thất; quán triệt các quan điểm, đường lối chung của Đảng, trực tiếp là của Đảng bộ huyện Thạch Thất về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, để đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp khả thi. Luận văn
cũng dựa trên cơ sở kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các huyện khác, vận dụng vào hoàn cảnh hiện tại của Huyện Thạch Thất để đưa ra các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện
- Tiêu Chí Đánh Giá Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện
- Các Phương Pháp Nghiên Cứu Sử Dụng Chung Cho Toàn Bộ Luận Văn
- Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Ảnh Hưởng Tới Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội
- Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Trong Ngành Chăn Nuôi
- Đánh Giá Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Ở Huyện Thạch Thất, Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2010 – 2015
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Thạch Thất. Bên cạnh đó, có tham khảo kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở 3 huyện bạn: Mỹ Đức, Sóc Sơn và Thanh Oai.
Về thời gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2010 cho tới năm 2015 nhằm đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện tại thời điểm hiện tại và đề xuất những phương hướng cho thời gian tới.
2.3. Các công cụ được sử dụng để nghiên cứu
Nguồn số liệu sẽ được sử dụng: Số liệu của Văn phòng UBND huyện Thạch Thất, Phòng Kinh tế Huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội, Cục Thống kê thành phố Hà Nội, Phòng thống kê Huyện, xã điển hình… Bên cạnh những số liệu này, nguồn thông tin từ internet cũng được khai thác chọn lọc để đưa ra những số liệu cập nhật và chính xác nhất.
Sau khi thu thập các thông tin từ các nguồn, để đưa ra được kết quả thông qua các thời kỳ, đồng thời có sự so sánh, học viên sử dụng công cụ Microsoft Excel để sắp xếp các số liệu và đưa ra bảng số liệu, biểu đồ thông qua các thời điểm khác nhau.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội. Diện tích tự nhiên của toàn Huyện trước đây là 131,84 km2, đơn vị hành chính gồm Thị trấn Liên Quan và 20 xã trong đó có 4 xã nằm ở phía Bắc, 9 xã nằm ở phía Đông, 4 xã nằm ở phía Nam và 3 xã nằm ở phía Tây. Theo quyết định điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, từ ngày 1/8/2008, có thêm ba xã thuộc huyện Lương Sơn - Hoà Bình được sáp nhập vào huyện Thạch thất là: Tiến Xuân, Yên Trung và Yên Bình. Diện tích đất tự nhiên được điều chỉnh từ 131,84 km2 lên thành 202,5km2, chủ yếu là vùng bán sơn địa và đồng bằng.
- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.
- Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai.
- Phía Nam giáp huyện Quốc Oai.
- Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Huyện Thạch Thất có nhiều dự án của Trung ương, thành phố Hà Nội, như khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Đại lộ Thăng Long, đường kinh tế Bắc - Nam, trục Hồ Tây - Ba Vì, là điều kiện thuận lợi để cho huyện Thạch Thất phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo tiền đề để huyện Thạch Thất xây dựng thành công nông thôn mới.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn
Trước hết, về đặc điểm địa hình.
Huyện Thạch Thất có địa hình đa dạng, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình được chia làm 2 loại là vùng đồi gò, bán sơn địa nằm ở phía Tây và vùng đồng bằng nằm ở phía Đông. Cụ thể là:
- Vùng đồi gò, bán sơn địa: Nằm ở phía hữu sông Tích và các xã mới sáp nhập nằm phía Tây Nam huyện với diện tích khoảng 142,6 km2, chiếm 70,4% diện tích. Địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi núi thấp xen kẽ các dộc trũng. Đất đai chủ yếu nằm trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi ong, tầng đất canh tác thấp.
- Vùng đồng bằng (chiếm 36,92% diện tích tự nhiên): Nằm ở phía tả ngạn sông Tích, địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất tương đối đồng nhất, chủ yếu nằm trên vùng đất phù sa, riêng sông Tích là nền địa chất phù sa cổ.
Thứ hai, về đất đai.
Do nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, huyện Thạch Thất có những loại đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa: có diện tích 6.205,97 ha, chiếm 36,92% diện tích tự nhiên. Các loại đất trong nhóm đất phù sa được hình thành trên trầm tích của các con sông. Đất có độ phì khá cao, địa hình tương đối bằng phẳng, phù hợp với việc trồng lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 3.454,39 ha, chiếm 26,43% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất thung lũng (D): có diện tích 550,73 ha, chiếm 4,18% diện tích tự nhiên. Đất thường phân bố ở các thung lũng vùng đồi. Đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ từ bên trên đồi đưa xuống, tầng đất thường lẫn sỏi đá; nơi thấp thường có gley. Hiện tại loại đất này đang được sử dụng trồng luân canh lúa và hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Hướng sử dụng: trồng
2 vụ lúa/năm ở những nơi chủ động nước tưới hoặc luân canh lúa màu ở những nơi thiếu điều kiện tưới gặp khó khăn. Với những nơi đồi cao sử dụng cho lâm nghiệp.
Trong 18.459,05 ha đất ở huyện Thạch Thất, thì đất nông nghiệp là 9.016,17 ha, chiếm 48,84%; đất phi nông nghiệp là 8.437,35 ha, chiếm 45,9%; đất chưa sử dụng là 969,53 ha, chiếm 5,25%. Đất nông nghiệp chủ yếu được sử dụng để trồng lúa (diện tích đất lúa chiếm 53% diện tích đất nông nghiệp toàn Huyện). Đất trồng rừng chiếm khoảng 27% diện tích đất nông nghiệp. Phần diện tích còn lại chủ yếu trồng cây lâu năm, trồng cỏ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Thứ ba, về đặc điểm khí hậu.
Huyện Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa Đông lạnh, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều phù hợp cho sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới là chủ yếu, đồng thời có thể sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp ôn đới.
- Nhiệt độ: nhiệt trung bình trong năm khoảng 23,40C, trong đó cao
nhất lên tới trên 37,50C và thấp nhất là 50C.
- Lượng mưa: bình quân năm là 1.628 mm, cao nhất là 2.163 mm và thấp nhất là 1.519 mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đồng đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể lên tới 336 mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và lượng mưa chỉ là 16 – 23 mm. Nguồn nước mưa như vậy cơ bản đáp ứng cho phát triển sản xuất nông nghiệp, là nguồn bổ sung cho các ao hồ đầm và các sinh hoạt khác của nhân dân.
Thứ tư, về điều kiện thủy văn.
- Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu trong khu vực được cung cấp bởi sông Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô – Ngài Sơn, Phù Sa. Nước mưa được lưu
giữ trong các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ. Sông Tích là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của Huyện.
- Nước ngầm: Được chia làm hai khu vực. Vùng gò đồi phía bên phải sông Tích có mực nước ngầm khá sâu; kết quả khoan thăm dò ở Hòa Lạc thấy nước ngầm ở độ sâu 70 - 80m, lượng nước này không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng phía bên trái sông Tích có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng có nước ở độ sâu 5m.
Bên cạnh đó còn có nguồn nước từ các suối bắt nguồn từ vùng núi Lương Sơn – Hòa Bình, như : Suối Linh Khiêu, suối Quan, suối Trắng. Các suối này chủ yếu cung cấp nước vào mùa mưa. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ, như: hồ Tân Xã, Cố Đụng – Tiến Xuân, Hồ Lụa – Yên Bình, Đồng Sổ - Yên Trung, v.v.
Đặc điểm khí tượng và thủy văn nói trên của Huyện có tạo ra một số thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Tổng tích ôn cao trên 80000c cho phép làm 3 vụ trong năm, cho phép đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để gieo trồng các giống cây trồng có nguồn gốc ôn đới, đặc biệt là loại rau quả cao cấp. Lượng mưa lớn là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông suối vừa là nguồn cung cấp nước, vừa là nguồn tiêu thoát nước cực kỳ quan trọng của Huyện.
Tuy nhiên, đặc điểm khí hậu và thủy văn nói trên cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp của Huyện. Do lượng mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa khiến cho một số diện tích đất vùng đồng trũng bị ngập. Đây cũng là hạn chế trong việc bố trí cây trồng. Mùa đông có thời kỳ nhiệt độ xuống thấp đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải đặc biệt chú ý tới thời vụ gieo trồng một số loại cây trồng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số và nguồn lao động
Trước hết, về dân số.
Dân số toàn Huyện hiện nay là 174.862 người với hai dân tộc chính là Kinh và Mường. Trong giai đoạn 2008 - 2013, tốc độ tăng dân số bình quân của Huyện là 1.81%/năm. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,57%. Mật độ dân số trung bình xấp xỉ 872,5 người/km2. Tuy nhiên, dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng với mật độ 1.109 người/km2, các xã vùng bán sơn địa có mật độ dân số thấp khoảng 191 người/km2.
Thứ hai, về nguồn lao động.
Ở huyện Thạch Thất, lao động trong ngành nông nghiệp chiếm trên 60% tổng số lao động. Đây là nguồn lao động dồi dào trong sản xuất nông nghiệp và cũng là nguồn cung lao động lớn về số lượng để đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng tăng ở địa phương.
Đại bộ phận nhân dân có cuộc sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp chiếm từ 70 - 80% tổng thu nhập hộ gia đình. Bình quân lương thực quy thóc trong những năm gần đây đều đạt khoảng 350kg/người trở lên. An ninh lương thực hầu như được đảm bảo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2010 – 6/2015 đạt 11,89%; thu hút đầu tư hơn 9.886 tỷ đồng; tổng giá trị sản xuất đến giữa năm 2015 ước đạt hơn 12.551 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước ước đạt 121 tỷ đồng; thu nhập bình quân 35 triệu đồng/người/năm. Dự kiến, đến hết năm 2015, toàn huyện có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9 xã còn lại đạt từ 14 - 18 tiêu chí; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 85 triệu đồng/ha (Nguyễn Doãn Hoàn, 2015).
Kết cấu hạ tầng nông thôn
Thứ nhất, về hệ thống giao thông.
Trên địa bàn Huyện có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long), quốc lộ 21 và quốc lộ 32. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 419, tỉnh lộ 420 và các tuyến đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện, với tổng chiều dài là 224km, ngoài ra còn có khoảng 900km đường giao thông nội đồng.
Hệ thống đường giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi trong lưu thông nông sản, phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Hiện nay nhiều tuyến đang được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo ra nhiều lợi thế để Huyện mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa.
Thứ hai, về hệ thống thủy lợi.
Toàn huyện có 82 trạm bơm tưới, trong đó có 11 trạm do công ty công trình thủy lợi Phù Sa - Đồng Mô quản lý với tổng công suất 10.390m3/h, 5 trạm do các xã quản lý với công suất 3420m3/h, 66 trạm bơm nhỏ do các HTX quản lý và khai thác. Đồng thời, Huyện cũng có 8 trạm bơm tiêu với công suất 29.000m3/h. Ngoài ra còn có 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp với công suất 3500m3/h.
Thứ ba, về hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp.
Trong những năm qua với mục đích phục vụ cho kinh tế nông nghiệp, Huyện đã đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp; hình thành các mạng lưới như: Trạm thú y, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, khuyến lâm, các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, các đại lý, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm. Đây là điều kiện hỗ trợ quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của Huyện. Thời gian qua, các trạm trung tâm giống cây trồng đã tự nghiên cứu cung cấp các loại giống cây trồng và một số giống cá có giá trị thương phẩm cao trên thị trường hiện nay; đồng