Bước 3: Thông qua góp ý của Tổ CM, Tổ trưởng duyệt lại điểm số.
Bước 4: Thông qua góp ý của hội đồng thi đua, HTrưởng phê duyệt kết quả Đgiá và xếp loại.
Bước 5: Thông tin phản hồi kết quả đến GV, có quan tâm động viên những trường hợp tích cực và chú ý phân tích, giải thích những trường hợp có kết quả thấp hơn tự Đgiá.
Vấn đề quan trọng trong việc tổ chức thực hiện là giải quyết những nhược điểm đang tồn tại bằng các biện pháp:
Quán triệt và tạo sự nhất trí trong GV về các chuẩn Đgiá.
Yêu cầu GV phải tự giác tuân thủ qui định khi tự Đgiá.
Các bộ phận có trách nhiệm thu thập thông tin phục vụ việc Đgiá phải thực hiện chính xác, kịp thời và công khai.
Tăng cường sinh hoạt tư tưởng khắc phục tình trạng dễ dãi, xuê xoa trong Đgiá. Đối với trường BC phải khẳng định thêm ảnh hưởng tai hại của vấn đề đối với thế hệ trẻ tương lai.
Kết hợp tốt việc Đgiá thực hiện nhiệm vụ với việc Đgiá thi đua.
Làm cho GV nhận thức rằng kết quả Đgiá được sử dụng như một biện pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giai Đoạn Của Tiến Trình Đgiá Hiện Hành.
- Một Số Căn Cứ Trong Việc Đề Xuất Giải Pháp Hoàn Thiện.
- Giải Pháp Về Tiêu Chuẩn Đgiá Việc Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Gv.
- Qui Chế Đánh Giá Xếp Loại Giáo Viên Tiểu Học - Ban Hành Theo Quyết Định 48/2000/qđ-Bgdđt Ngày 13/11/2000.
- Thực trọng hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ người giáo viên trong trường trung học phổ thông bán công và giải pháp vươn đến sự hoàn thiện - 13
- Thực trọng hoạt động đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ người giáo viên trong trường trung học phổ thông bán công và giải pháp vươn đến sự hoàn thiện - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
kích thích lao động và việc này rất thuận lợi trong trường BC.
HTrưởng phải dựa trên kết quả Đgiá thực hiện việc sử dụng và phân công lao động một mặt thực hiện mục đích giúp đỡ GV để tiến bộ mặt khác cũng cương quyết thực hiện chủ trương "không để GV yếu kém đứng lớp" bằng những qui định cụ thể chẳng hạn: không tiếp tục hợp đồng với GV xếp loại yếu, hoặc loại trung bình không thấy tiến bộ...
3.3. Đgiá tính khả thi và hiệu quả.
Việc định lượng các tiêu chí nêu trong bảng Đgiá thực hiện nhiệm vụ của người GV đã đạt gần 90%, các phần định lượng còn mang tính định tính gồm: Đgiá của Tổ CM về thái độ trong hội họp (1đ); Đgiá của Tổ CM về trình độ giáo dục,
giảng dạy (2,5đ); theo dõi việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực (4đ). Nếu thực hiện tốt việc thu thập thông tin cho các nội dung đã được định lượng việc Đgiá sẽ có độ tin cậy và tính chính xác cao đồng thời cũng tạo nên tính thuyết phục tốt cho đối tượng được Đgiá.
Nội dung về tiêu chí, định chuẩn, phương thức thực hiện và qui trình cho việc Đgiá thực hiện nhiệm vụ của GV đã trình bày là sự tổng hợp nhằm đạt tính hệ thống và nâng cao khả năng định lượng của chuẩn Đgiá sao cho phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của các trường BC. Trong điều kiện về tổ chức nhà trường, việc thực hiện hoàn toàn thuận lợi nếu có sự quan tâm của HTníởng.
Hiệu quả của phương thức Đgiá có độ chính xác và khách quan cao đã được khẳng định về mặt lý luận; một mặt nó giúp đối tượng được Đgiá nhận thức rõ khả năng và chất lượng công việc mình đã làm so với yêu cầu của nhiệm vụ được giao để từ đó đưa ra kế hoạch tự phấn đấu, tự điều chỉnh cho phù hợp hơn, mặt khác giúp nhà quản lý có sơ sở thực hiện những việc liên quan đến công tác bố trí và sử dụng nhân sự, thực hiên các chế độ thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Với cơ chế của trường BC hiện nay, HTrưởng nhà trường thực sự có nhiều điều kiện về quyền hạn trong việc sử dụng kết quả Đgiá trong công tác nhân sự, thi đua, khen thưởng... tận dụng nó thành một biện pháp kích thích và động viên đội ngũ tham gia thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy, GD.
Riêng với ngành giáo dục, ý nghĩa của vấn đề còn đậm nét hơn bởi lẽ đội ngũ những người làm GD - các thầy cô giáo luôn thể hiện cao lòng tự trọng, họ mong muốn một cách nhìn đúng đắn về phẩm chất và tài năng của mình và việc đó có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng công việc đào tạo thế hệ tương lai. Hiệu quả GD được tạo nên từ những thầy cô giáo đủ tài đức được sàng lọc qua quá trình Đgiá, xét cho cùng nó mang tính hiệu quả xã hội to lớn khi thế hệ tương lai giữ vai trò người tham gia xây dựng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ việc nhận thức cơ sỏ lý luận và yêu cầu bức bách của thực tiễn, bằng kinh nghiệm và phương pháp tổng hợp chúng tôi đã đề nghị giải pháp cụ thể cho cách Đgiá việc thực hiện nhiệm vụ của người GV. Xin được khẳng định một số ý kiến:
Cần thiết phải xây dựng một chuẩn Đgiá khoa học có tính định lượng cao nhằm Đgiá chính xác việc thực hiện nhiệm vụ của người GV, đó là điều kiện quan trọng để thực hiện chỉ đạo "không để GV yếu kém dạy lớp", thực hiện yêu cầu đổi mới quản lý GD trong đó đòi hỏi sự đổi mới cách Đgiá chất lượng dạy và chất lượng học trên quan điểm quản lý về hiệu quả và chất lượng chứ không đơn thuần là quản lý con người.
Qui mô phát triển hệ thống trường BC là tất yếu, sự phát triển đó đòi hỏi một sự nghiên cứu nghiêm túc nhằm xác lập và hoàn thiện qui chế quản lý của loại hình trường này theo nội dung đã ghi trong chiến lược phát triển GD.
Nhất thiết phải quán triệt tư tưởng trong đội ngũ những nhà quản lý về yêu cầu sử dụng kết quả Đgiá trong hoạt động quản lý - không như thế, việc Đgiá trở nên tốn kém vô ích bởi Đgiá tự thân là phương tiện chứ không là mục đích.
Phương án hoàn thiện việc Đgiá thực hiện nhiệm vụ người GV đã trình bày cố gắng thể hiện nhiều nhất những yếu tố có khả năng định lượng, có tính khả thi và tất nhiên có thể điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện trong điều kiện của từng trường một cách thích hợp.
PHẨN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trong công tác quản lý của Hiệu trưởng, quản lý hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm và một trong các yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng của hoạt động này là chất lượng của người dạy, đặc biệt đối với loại hình trường bán công - nơi chưa có điều kiện cao về chất lượng người học. Với suy nghĩ đó, công tác đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên mang ý nghĩa quan trọng bởi nó là phương tiên giúp nhà quản lý tuyển chọn những giáo viên vừa có năng lực giảng dạy - giáo dục hiệu quả cao vừa có khả năng thích ứng tốt với đối tượng học sinh của loại hình trường.
Qua tìm hiểu, xây dựng nội dung đề tài - chúng tôi rút ra được một số kết luận như
sau về hoạt động đánh giá giáo viên:
o Về mặt cơ sở lý luận về công tác đánh giá : đã có tương đối đầy đủ những nghiên cứu liên quan về mặt lý thuyết, nội dung về lý thuyết định chuẩn đánh giá có khả năng làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá. Tuy nhiên, riêng trong lãnh vực đánh giá con người việc định lượng khó mang tính chính xác tuyệt đối do sự đan xen giữa các yếu tố hữu hình và vô hình; giữa cái cụ thể đã thực hiện bên ngoài và cái ẩn chứa về thái độ bên trong,
o Về quan điểm trong đánh giá: sự cần thiết phải thực hiện việc đánh giá chính xác và nghiêm túc trong hoạt động là điều được khẳng đinh song do các tiêu chuẩn đánh giá còn nhiều định tính cộng thêm thái độ dễ dãi việc đánh giá chưa đạt yêu cầu mong muốn. Quan điểm xử lý hậu đánh giá bên cạnh việc động viên, giúp đỡ GV, HTrưởng còn phải quan tâm sử dụng kết quả đánh giá trong công tác sử dụng, bố trí nhân sự một cách hữu ích.
o Về các tiêu chuẩn đánh giá hiện hành: vừa thiếu, vừa không đồng bộ và tính định lượng chưa cao: đánh giá thanh tra hoạt dộng sư phạm giáo viên trung học nghiêng về mật định tính, khó áp dụng; đánh giá giờ dạy của giáo viên tuy đã
được định lượng khá nhiều nhưng trong áp dụng vẫn còn tranh luận về sự phân bổ điểm và thang xếp loại; Bộ GD-ĐT vẫn chưa ban hành qui chế đánh giá giáo viên bậc trung học (!)
o Về việc áp dụng tiêu chuẩn đánh giá thi đua của Sở GD-ĐT: do chưa có tiêu chuẩn đánh giá giáo viên, các trường THPT đồng nhất sử dụng tiêu chuẩn đánh giá thi đua như là tiêu chuẩn đánh giá giáo viên; tiêu chuẩn thi đua của Sở tuy có định lượng nhưng chỉ nêu tiêu chí chung và ở mỗi nơi, tuy tình hình vận dụng một cách thích hợp bằng cách qui định những chế tài (điểm trừ) cần thiêt của đơn vị mình. Điều đáng tâm đắc là tiêu chuẩn này đã xem trọng yêu cầu về hiệu quả công việc - điều tối cần thiết của các trường nhất là trường bán công trong việc giải quyết vấn đề chất lượng.
o Về thái độ của cán bộ - giáo viên trong hoạt động đánh giá: Dẫu rằng ai cũng hiểu rằng đánh giá cần phải nghiêm túc song thực tế do nhiều nguyên nhân tình trạng dễ dãi, không mạnh dạn khi đánh giá xác định mức độ các yếu tố định tính là phổ biến.
Từ những kết luận đã nêu, căn cứ vào những tiêu chuẩn đánh giá hiện hành và từ những đặc thù của loại hình trương bán công, chúng tôi mạnh dạn phân tích những vấn đề cần được quan tâm xem xét đồng thời đề xuất những ý kiến nhằm vận dụng những tiêu chuẩn pháp qui một cách thích hợp với tinh thần định lượng hoa ở mức cao nhất có thể được . Do chưa có điều kiện thực nghiệm rộng rãi và trình độ có hạn, chắc chắn những đề xuất đã trình bày cần được hiệu chỉnh thêm để hoàn thiện.
2. Kiến nghị.
Để hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ người giáo viên nhằm nâng cao hiệu lực và chất lượng của công tác quản lý, thực hiện yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoa; với tư cách là người trực tiếp quản lý nhà trường, sau khi nghiên cứu đề tài xin được nêu một số kiến nghị như sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Sớm nghiên cứu và ban hành qui chế đánh giá giáo viên bậc trung học nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui của ngành, tạo nền tảng pháp lý cho việc thực hiện đánh giá và sử dụng kết quả sau đánh giá.
Nến có sự nhất quán về phương thức đánh giá giáo viên của vụ trung học phổ thông với phương thức của thanh tra Bộ để tạo sự thuận lợi cho việc quản lý và tổ chức thực hiện.
Trên góc độ quan điểm nếu chỉ xem đánh giá - xếp loại chuyên môn nghiệp vụ nhằm mục đích quản lý và động viên giúp đỡ giáo viên phấn đấu thì chưa đủ, phải nghiên cứu và nêu thêm mục đích bố trí nhân sự.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh.
Trong khi Bộ chưa có qui chế đánh giá giáo viên sở Giáo dục - đào tạo cần sớm có qui định tạm về chuẩn đánh giá với tính định lượng cao nhằm tạo sự đồng bộ trong việc đánh giá giáo viên giữa các trường.
Xin được liến kết thử nghiệm cách đánh giá đã nêu trong đề tài với một số trường bán công nhằm khẳng định tính khả thi, bổ sung và điều chỉnh những khiếm khuyết đồng thời phát triển thành chuẩn đánh giá giáo viên.
Cần có qui định cho phép Hiệu trưởng sử dụng kết quả đánh giá cho việc sắp xếp giáo viên (kể cả chuyển công tác, cho thôi việc) để tránh xu hướng suy nghĩ bên quyền lực áp bức người bị quản lý.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ẩn: công tác thi đua khen thưởng trong quá trình quản lý giáo dục, Báo Giáo Dục Sáng Tạo, TP. Hồ Chí Minh - 11/1997.
2. Báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học "Công tác đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ Giáo viên", Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP Hồ Chí Minh - 2001.
3. CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2001 (Tập V, trang 274- 277).
4. Nguyễn Việt Cường: Tổ chức khoa học lao động quản lý của Hiệu trưởng trường bán công, luận văn tốt nghiệp cử nhân, Học viện Chính trị quốc gia TP HCM.
5. Vũ Văn Dụ: Xu thế mới về đánh giá Giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng Giáo viên, Tạp chí Giáo viên và Nhà trường số 32 & 33, Hà Nội - 2000.
6. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội- 1995.
7. Nguyễn Văn Đáng, Vũ Xuân Thương: Văn hóa và nguyên lý quản trị, Nxb Thống kê, Hà Nội - 1996 (trang 222, 223, 224).
8. Điều lệ Trường Trung học - Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 2000 (trang 13, 21, 22).
9. Phạm Minh Hạc: Một số vấn đề về Giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo Dục, Hà Nội - 1986.
10. Nguyễn Trung Hàm: Chỉ đạo và quản lý Dạy và học trong nhà trường, Trường Cán bộ Quản lý TW2, TP Hồ Chí Minh -1997.
11. Harold Koonti, Cyril 0'Donnell, Heinz Weihrich: Những vấn đề cốt lõi trong quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 1999 (trang 377, 414 - 420, 556 - 561).
12. Hà Sĩ Hồ: Những bài giảng về quản lý trường học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội - 1985 (trang 49).
13. Nguyễn Thanh Hội: Quản trị nhân sự, Nxb Thống Kê, Hà Nội - 2000 (trang 172
- 175).
14. Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng: Quản trị học, Nxb Thống Kê, Hà Nội - 1999 (trang 321, 322).
15. Võ Thành Khối, Nguyễn Xuân Tảo: Tâm lý học lãnh đạo, Học viện Chính trị quốc gia - Phân viện TPHCM, TP Hồ Chí Minh - 1998 (trang 174- 187).
16. Trần Trung Kiên: Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường phổ thông trung học thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Huế - 2000.
17. Nguyễn Văn Lê: Quản lý trường học, tập V: Xây dựng kế hoạch năm học -công tác kiểm tra của người HTrưởng, Nxb Giáo Dục -1998 (trang 24, 25).
18. Luật Giáo dục - Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 11/1998/QH10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1999 (trang 44).
19. Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Hải Khoát: Cơ sở tâm lý học cua công tác quản lý trường học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội - 1981 (trang 131 - 135).
20. Nghiên cứu việc bán công hóa trường công tại thành phố Hồ Chí Minh, Công trình nghiên cứu khoa học cấp thành phố, TP Hồ Chí Minh - 1996.
21. Lê Đức Ngọc: vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập trong Giáo dục Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội - 2001 (trang 28, 29).
22. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc: Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông, Chương trình KHCN XX-07, Hà Nội 1997 (trang 12, 13, 33, 34).
23. Bùi Ngọc Oánh: Tâm lý học trong xã hội và quản lý, Nxb Thống Kê 1995 (trang 245 - 249).
24. Võ Quang Phúc: Nghiên cứu khoa học giáo dục, ĐH sư phạm HàNội, 1995.