Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 21


mà nghìn trò cười khóc. Làm đau ba mặt kia trong còi ẩn hình" (Tháp Bay-on bốn mặt).

Quan niệm về con người không hoàn bị vừa được nhà văn trực tiếp phát biểu vừa được thể hiện sinh động trong tác phẩm. Chất tiểu thuyết, tư duy tiểu thuyết là sự tổng hợp thể loại. Do vậy, chất kí ở sự tự thú, chất tiểu thuyết ở sự giễu nhại vừa là phản đề đối với con người đơn phiến, con người hoàn bị trong văn học truyền thống vừa là cách để các tác giả lập ngôn cho hình tượng con người mới. Nguyễn Minh Châu vẫn là người tinh anh đi đầu. Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu cũng là mẫu mực cho sự thay đổi tọa độ soi ngắm con người của văn xuôi. Con người trong sáng tác trước đây của Nguyễn Minh Châu như những viên ngọc không tì vết, là những con người như đã được "tắm rửa sạch sẽ", Nguyệt đẹp từ từng sợi tóc đến cái gót chân, con người như được "bao bọc trong một bầu không khí vô trùng" thì giờ đây, Nguyễn Minh Châu cảnh tỉnh lối nhìn một chiều bằng liên tục các cuộc "đối chứng". Đối chứng qua Bức tranh. Với sự đan xen chất kí, chất tự truyện và những dòng độc thoại nội tâm, Nguyễn Minh Châu lần đầu tiên dò sâu để tra vấn cái tôi bên trong con người, tìm đến "con người bên trong con người", phát hiện “cái mặt” thật đầy dằn vặt, nhức nhối đằng sau chiếc mặt nạ bên ngoài của con người xã hội. Nguyễn Minh Châu không nói hộ mà để nhân vật tự thú: “Có lẽ thật thế, trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ”. Đối chứng qua Mùa trái cóc ở miền Nam. Nhân vật tôi ngẫm suy về con người của hôm qua và hôm nay: “Ừ nhỉ, lâu nay mình sống với người, với thần thánh, thì bây giờ hãy sống với quỷ, quỷ già đời, hãy ngồi cùng mâm với quỷ, hãy chạm chén với quỷ, quỷ già đời quỷ mới tập sự”,... Lời nhân vật tôi trở nên đầy tính chất phản biện nhưng cũng cay đắng, chua chát làm sao: “Cái sự thật nghiệt ngã lắng đọng mãi mãi trong trí nhớ những thằng lính đang ngồi với tôi đây, nhưng nay mai mỗi đứa một ngã, còn lịch sử viết thành văn bao giờ cũng sạch sẽ” (Mùa trái cóc ở miền Nam, tr.498). Từ ý thức đổi mới cách nhìn về con người đau đáu và thường trực như thế, hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ Bức tranh đến tác phẩm cuối cùng – Phiên chợ Giát là hành trình đi đến khám


phá con người lưỡng phân, đa diện, có thể cay đắng, nghiệt ngã nhưng rất thực: Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, “tôi” trong Một lần đối chứng, Lực trong Cỏ lau, Khúng trong Phiên chợ Giát,...

Nguyễn Khải bắt đầu những trăn trở mới: “Phải đến cái tuổi nào đó mới hiểu rằng con người vốn đa sự và phiền nhiễu, nên cách phục vụ nó không nên và cũng không thể rút gọn trong cái đơn giản được” [233]. Con người trong sáng tác của Nguyễn Khải không còn lành lặn, không còn “sạch sẽ” tuyệt đối như trước kia mà “đầy những vết dập xóa trên thân thể, trong tâm hồn”. Với Thời gian của người, thời gian của "còi nhân gian bé tí", Nguyễn Khải để nhân vật phát biểu về vòng quay bất tận của thiện ác ở đời: "Bên cạnh Chúa có quỷ, bên cạnh phật có Ma. Ma quỷ cũng dự phần bất tử để làm mặt đối lập, để thế giới này tiếp tục vận động và tồn tại. Cái thiện chưa thể tiêu diệt hoàn toàn và vĩnh viễn cái ác. Nó chỉ luôn luôn hơn cái ác có nửa vòng bánh xe thôi. Thế giới vẫn tồn tại và phát triển, con người mỗi ngày một tự do hơn là nhờ nửa vòng bánh xe lấn lên đó". Cách nhìn có vẻ lạnh lùng nhưng nó cảnh tỉnh những ảo tưởng thơ ngây về con người hôm nay, bằng cách đó tác giả tiệm cận gần với con người, gần với đời sống thường nhật hơn. Nhiều người than rằng thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh nhiều bóng tối và rất ngột ngạt bởi: Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối, Đi tìm nhân vật,… Tạ Duy Anh đi tìm nhân vật nhưng làm gì có thánh nhân siêu phàm giữa cuộc đời đầy tục lụy này, ông đã đi qua bao khuôn mặt, gặp gỡ bao số phận nhưng làm gì có nhân vật trung tâm, làm gì có con người lí tưởng tuyệt đối. Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh được nhân vật mô tả về một ông bạn như sau: "Có một tí thánh thần, một tí súc vật, một tí quỷ, một tí sâu bọ…mỗi thứ một tí". Nhân vật tôi ngạc nhiên về một con người như thế nhưng ngạc nhiên hơn vì một sự phát hiện, như một phút đốn ngộ của đạo Phật: "Quả là tôi có tất cả những "tí" mà anh ta vừa liệt kê. Tôi cảm thấy tôi vừa là tôi, vừa là "cái gã nào đó giống tôi cái gáy" mà anh ta đang kể" [7, tr.242]. Với lời tự thú trực tiếp này, con người lưỡng phân, đa diện không phải có ở anh, ở bạn mà có cả ở tôi, con người bất phân ở ngay trong tôi. Đi tìm nhân vật, Tạ duy Anh đọc được Nhật kí của một người có tên Chu Quý. Với chất thành thực, với cái


nhìn độc thoại tận sâu bên trong tâm hồn mình, Tạ Duy Anh thấy được sự tranh tối tranh sáng, cái giao tranh còn mỏng manh, phức tạp hơn cả "nửa vòng bánh xe lấn lên" của Nguyễn Khải. Nhân vật được mô tả với khuôn mặt đầy bẩm năng trong ý thức kiến tạo tự nhiên của tạo hóa, khuôn mặt "hơi lệch sang một bên như là do khi ra đời hắn bị một bên là quỷ sứ, một bên là các thiên thần giằng nhau chí chết nhằm kéo hắn về phe mình… Từ đó "Hắn vĩnh viễn mang dấu ấn của cả hai thế lực". Đi tìm nhân vật, nhưng khi gặp được nhân vật cần tìm, Tạ Duy Anh lại bị sốc: "Tôi cố đánh lừa rằng nó là một dạng khác của quỷ Satan. Nhưng nếu nó có tính quỷ thì nó vẫn không phải là quỷ. Nó đích thị là nhân vật, là dấu ấn của thời đại mà tôi không được chuẩn bị một chút gì để hiểu nó. Điều đó còn thê thảm, nặng nề hơn cả cái chết" [7, tr.276]. Những cú sốc văn học như vậy làm cho con người trong văn học không còn xa lạ với người đọc cũng có nghĩa là không còn lạc lòng trước cuộc sống. Chất kí của truyện đã vẻ lên những khuôn mặt có thể không đẹp nhưng rất thật, những con người tươi rói mà ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu ở ngoài đời.

Nhật Chiêu như dấn thân sâu hơn để khai phá hình tượng con người này. Với quan niệm "Nghệ thuật là ảo thực tương duyên", sự đan xen nhiều yếu tố thể loại trong truyện ngắn Nhật Chiêu cũng góp phần tạo dựng nên sự đan xen, trộn lẫn những khuôn mặt khác nhau của cuộc sống. Ở phương diện này, Mưa mặt nạ như một ẩn dụ lớn chuyển tải hàm ngôn của tác giả về hình tượng con người. Sau cơn mưa mặt nạ, Làng của Man có vô số khuôn mặt được tạo nên bởi vô số mặt nạ: mặt nạ anh hùng, mặt nạ yêu ma, mặt nạ giai nhân, mặt nạ ác bá, mặt nạ đạo tặc, mặt nạ của hồ mị, mặt nạ của hoa yêu, mặt nạ trinh tiết, mặt nạ ái ân; mặt nạ cười, mặt nạ khóc,… Trong những mặt nạ đa sắc nhưng thuần nhất đó có cả "những mặt nạ nửa này nửa nọ". Gương mặt cô gái người yêu Man là gương mặt lưỡng diện như thế: là người hay là Hồ, là thánh thiện hay quỷ sứ, là thiên thần hay ác quỷ, là rụt rè hay bạo liệt, là trinh tiết hay hoa yêu,… Câu trả lời của người kể chuyện là: KHÔNG BIẾT. Không biết vì cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, cuộc đời vẫn cứ tạo sinh, con người vẫn ở trong vòng quay chưa chấm dứt ấy. Biểu tượng mặt nạ vừa có ý nghĩa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

ẩn dụ vừa như một sự giễu nhại về con người khoác bộ cánh xã hội trong văn học giai đoạn trước.

Một học giả phương Tây lại từng phát biểu sâu sắc rằng: Khi con người hiểu hết Chúa thì Chúa trở nên mất thiêng. Chúa cao cả, thiêng liêng vì Chúa ở bên cao, bên trên con người. Chất tiểu thuyết với tính chất giễu nhại đã "phi huyễn hoặc hóa" con người, để con người không còn như thánh hoặc á thánh mà được nhìn nhận trong sự gần gũi hóa, thân mật hóa, suồng sã hóa,... Không còn được thần thánh hóa, con người bước ra giữa trần tục với cái yêu ghét, tị nạnh, với cái quần cọc và đôi bàn tay luôn dấp dính mồ hôi. Ngay từ những năm 80, Hữu Mai đã cho thấy một nhu cầu bức bách của văn học: “Cần chấm dứt những lời ca ngợi dễ dãi đã làm người đọc chán ngấy. Chúng ta phải ngừng hạ thấp những người anh hùng có thực của chúng ta bằng cách biến họ thành những nhận vật siêu phàm”. Không nên biến con người thành những siêu nhân, văn xuôi lắng nghe được thông điệp đó. Nhiều cây bút văn xuôi dùng tác phẩm của mình để phản biện sự thần thánh hóa, thức tỉnh cách nhìn phong thánh một chiều. Với những đòi hỏi thánh nhân, với sự đi tìm cái tuyệt đối, Quỳ mãi đi trong cơn mộng du trên một chuyến tàu tốc hành đầy ảo tưởng. Trung đội trưởng trung đội K hiện lên trong cái nhìn cận cảnh của tiểu thuyết: một trung đội trưởng đẹp trai, tài hoa, anh dũng, nhiều chiến công nhưng với đôi bàn tay luôn dấp dính mồ hôi. Người đó cũng nuôi gà, cũng tăng gia sản xuất, cũng yêu người này, cũng nói xấu người kia, cũng hí hững mừng rỡ khi được thăng cấp,... Tạ Duy Anh mãi miết Đi tìm nhân vật nhưng cuối cùng đành trở về tay không. Trở về trắng tay nhưng ít ra ông cũng đã phản tỉnh cho nhân vật tôi một cách nhìn, cách nhìn về sự đa chiều, đa sắc của con người hôm nay. Làm gì có con người hoàn hảo tuyệt đối, làm gì có con người đặc tuyển để làm hình mẫu trung tâm cho mọi con người.

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 21

Hình tượng con người đa phiến, không thể biết trước, không thể lường trước ấy chính là con người của tư duy tiểu thuyết. Từ điển thuật ngữ văn học phân biệt rò điều này. Nếu nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là những nhân vật hành động thì nhân vật tiểu thuyết là "nhân vật nếm trải": "Tiểu thuyết


miêu tả nhân vật như con người đang biến đổi trong hoàn cảnh, con người đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo" [96]. Văn xuôi giai đoạn này với sự đổi mới tư duy thể loại đã xây dựng nên những con người cùng thời, cùng nếm trải, cùng biến chuyển trong sự chuyển động khôn cùng của cuộc sống. Đúng là những con người không tương hợp với số phận và vị trí của nó. Bên cạnh những tác giả, tác phẩm trên, chúng ta bắt gặp bất cứ nơi đâu những con người như thế: Tự, Xuyến trong Đám cưới không có giấy giá thú, Quy trong Chim én bay, Lý trong Mùa lá rụng trong vườn, Tần trong Lời nguyền thuở ấy, Hạnh trong Ngò lỗ thủng, Thắm trong Người đàn bà trên đảo, cô con dâu trong Tướng về hưu, Thoa trong Ngược dòng nước lũ, Diệu trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, ông Kiền trong Không có vua, Vạn trong Bến không chồng,…

Nếu với "chủ nghĩa đề tài", với "chủ nghĩa hiện thực phải đạo", tháp Bay-on chỉ được nhìn ở mặt trước, mặt cao cả thì với sự đan xen thể loại trong văn xuôi đổi mới, trường thẫm mĩ được mở ra với đầy đủ các phạm trù: bên cạnh cái cao cả có cái thấp hèn, bên cạnh rồng phượng có rắn rết, bên cạnh Chúa có quỷ, bên cạnh người có ma, bên cạnh cái thực có cái ảo, bên cạnh cái bi có cái hài, bên cạnh cái nghiêm túc có cái giễu nhại; đặc biệt, con người giữa cuộc đời trần tục cũng có nghĩa là con người của sự đan xen, con người của sự hoà trộn, chồng chéo những phạm trù đó, "mỗi thứ một tí". Đó là chiều thứ nhất trong sự mở rộng quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi giai đoạn này.

3.2.2.3. Sự thay đổi tư duy thể loại đã đặt con người dưới tọa độ của không, thời gian đời thường, sự thay đổi tư duy thể loại cũng tạo nên con người không hoàn bị với những "vấn đề tự nó", và: sự thay đổi tư duy thể loại cũng đem lại sự quan tâm đến con người cá nhân. Con người cá nhân ở đây được hiểu trong sự đối lập với con người xã hội, con người cộng đồng. Con người cá nhân là con người riêng tư, con người một mình; không phải là con người với bộ quần áo xã hội đầy khách sáo mà là con người thầm lặng sau cánh cửa, con người trong sự đối diện với chính mình. Với con người cộng đồng của sử thi, cái tôi cá nhân lùi về phía sau, những nỗi niềm sâu kín riêng tư trở thành miền đất hoang hóa, thì bây giờ, như một sự bù


trừ, tất cả được xới lên đầy nhức nhối, xót xa. Văn xuôi trở về với con người cá nhân, nhưng “ở trên một trình độ mới với một điểm xuất phát mới cao hơn, chất lượng hơn” [276, tr.491]. Tư duy nghệ thuật dường như đi giáp một đường trôn ốc trên con đường nhận thức thể hiện con người. Nếu văn học trước 1945 cực đoan về con người cá nhân, văn học 30 năm chiến tranh thiên về con người cộng đồng thì văn học sau 1986 phần nào đã giải quyết được bài toán khó trong quan niệm nghệ thuật về con người. Có một mối quan hệ biện chứng sâu sắc giữa con người và hiện thực cuộc sống. Nhìn văn học ở phương diện lịch sử sinh thành, Nguyễn Văn Long coi tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh của ý thức cá nhân như hệ quả của tư duy dân chủ trong văn học đổi mới. Nhìn ở phương diện tương tác thể loại, con đường để đi vào chiều sâu của con người này là ở sự tổng hợp thể loại của tư duy tiểu thuyết. Tư duy tiểu thuyết mở đường cho văn xuôi đến với con người đời tư, tư duy tiểu thuyết cũng là khởi nguồn cho văn xuôi dò vào những tầng sâu của cái tôi bản thể.

Con người cá nhân trước hết là con người trong hành trình đi tìm bản thể, hành trình tìm lại chính mình. Trong thơ, Hoàng Hưng gọi là "Người đi tìm mặt", trong văn xuôi, Nguyễn Khải "Đi tìm cái tôi đã mất". Con người dù ở thời nào cũng đều có nhu cầu khẳng định "nhân vị" độc lập của mình. Con người trong thời hiện đại, nói như Tạ Duy Anh, khi "lãng quên là căn bệnh của văn minh", khi con người cứ bị "chìm đi dưới bề mặt cuộc sống ồn ào" thì con người càng có nhu cầu tìm về bản thể. Xu hướng ấy trở nên khắc khoải trong sáng tác nhiều tác giả: Nguyễn Khải, Phạm Thị Hoài, Vò Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nhật Chiêu, Vũ Đình Giang, Nguyễn Vĩnh Nguyên,… Xu hướng mô tả thế giới đồ vật lấn át con người trong thế giới Phạm Thị Hoài, Vũ Đình Giang trở thành những thử nghiệm đầy ưu tư về vị trí của con người trong cuộc sống công nghiệp. Trong Giàn thiêu, Vò Thị Hảo để nhân vật đầu thai qua bao nhiêu kiếp mà như chưa từng được sống đầy đủ cho một kiếp người. Nhật Chiêu băn khoăn vì mặt nạ là người hay người là mặt nạ. Với cô gái "Tuy mặt nạ của em rất đẹp, nhưng em có còn là em nữa không". Nhân vật của Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp luôn thao thức với tiếng thở dài "sao tôi cứ lạc loài". Tạ Duy Anh đi tìm nhân vật nhưng kì thực là đi tìm chính


mình, đi tìm gương mặt của chính mình. Nguyễn Vĩnh Nguyên suy tư trong Mùa ánh sáng: hình ảnh con người "còng cả một vũng mây trắng xóa" đi về thế giới bên kia như một suy ngẫm về nhân vị, về sự hiện sinh mong manh của kiếp người, vì sự hiện hữu đó không ngoài cái tên mà chỉ là cái tên thì trùng nhau vô vàn. Hôm nay anh thổi kèn đám tang để đưa người nhưng ngày mai có thể sẽ tự thổi kèn để đưa anh. Trong Hai truyện nhỏ không biết gắn vào đâu lại là sự nhầm lẫn đáng sợ, nhầm lẫn giữa mơ và thực, nhân vật tôi không biết đang tồn tại thực hay chỉ là mơ.

Yếu tố kì ảo đã trợ thủ đắc lực cho văn xuôi trong việc thể hiện hình tượng con người này. Motip hóa kiếp như sự thức nhận đau đớn về kiếp người. Nguyễn Vĩnh Nguyên, Hoàng Ngọc Thư, Nhật Chiêu, Phan Đức Nam, Nguyễn Minh Châu, Hà Khánh Linh, Ngô Tự Lập,… đều tìm đến phương tiện chuyển tải đắt giá này. Đổi mặt của Nguyễn Vĩnh Nguyên là sự hóa thân người/chó, chó/người; Chuyến bộ hành của Ngô Tự Lập là sự hóa thân người/mèo; Những con rối của Hoàng Ngọc Thư lại là người hóa rối, rối hóa người để cuối cùng con người tan biến trong sự hỗn độn, mờ mịt đến nỗi không còn phân biệt được đâu là rối, đâu là người; Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu là sự hóa thân người/bò và những suy tư sâu thẳm về thân phận con người, thân phận người nông dân,…

Như một sự bù đắp, khi con người cá nhân và ý thức về bản thể trở về cũng có nghĩa là những phần chìm, những góc khuất, những vùng mờ,…mà trước kia cố kìm nén, cố ghìm xuống nay sống dậy nhức nhối. Cuộc sống đời thường đòi hỏi văn học phải trả lại cho con người những kích thước vốn có của nó. Với góc nhìn của tiểu thuyết - coi con người như một "vũ trụ riêng tư" sâu kín và đầy bí ẩn, văn xuôi đã nhìn vào tận những tầng sâu của con người cá nhân. Cách nhìn ấy đã khai mở những chiều kích mới trong còi sâu xa của thế giới tâm hồn con người cá nhân. Trần Thị Mai Nhân gọi đó là "tiếng khởi loạn của còi thầm kín bấy lâu chôn chặt, giấu kĩ" [261]. Đó dĩ nhiên là những khoảng lặng, là những nốt trầm đằng sau những thanh âm sôi động, đằng sau những lớp vỏ bọc của con người xã hội ở ngoài kia. Với con người riêng tư, văn xuôi vỡ ra cho chúng ta một điều: trong một con người có quá nhiều những con người. Nhưng đó mới chính là thế giới thăm thẳm


của con người cá nhân mà văn xuôi phải nỗ lực thăm dò. Con người riêng tư là con người cô đơn, con người riêng tư là con người với những dòng tự thú sám hối, con người riêng tư là con người với những khát khao tính dục, con người riêng tư là con người với còi tâm linh thiêng liêng thầm kín của mình,…

Nếu chất sử thi chỉ phản ánh con người xã hội thì sự tổng hợp của tư duy tiểu thuyết đã góp phần khai phá những vùng đất mới này. Thế giới riêng tư là thế giới của con người cô đơn, con người số ít, con người một mình đối thoại với chính mình. Nhưng ở đây không phải là con người cô đơn trong sự thu mình, thúc thủ trong thế giới cá nhân trơ trọi, tuyệt đối, quay lưng với đời sống xã hội như đã thấy ở văn học lãng mạn trước 1945. Đó là một chiều cực đoan. Con người cô đơn với văn học 1945 – 1975 là một chủ đề cấm kị, đó lại là một chiều cực đoan khác. Con người cô đơn trong văn xuôi hôm nay mang tính chất khác hẳn bởi một nhận thức mới trong tư duy: cô đơn luôn là hệ quả của một ý thức muốn hòa nhập với cuộc sống xã hội, hòa nhập với các quan hệ cộng đồng. Do vậy, dưới ngòi bút Nguyễn Khải, con người cô đơn có khi lại được bộc lộ nhờ sự kết hợp giữa chất thơ và chất tùy bút. Con người cô đơn là con người với những tâm tình lặng lẽ bên trong. Đó là những giọt nắng đẹp nhưng lại luôn lẻ loi, nhạt nhòa giữa cuộc đời phồn hoa đầy hối hả của xã hội hiện đại.

Con người cá nhân là con người tự nhìn lại chính mình, nhìn vào sâu thẳm của lòng mình. Con người tự thú sám hối, con người tự mở phiên tòa lương tâm để một mình đối thoại, một mình tự dằn vặt trong cơn bão tố nội tâm vì vậy cũng là một tầng của con người cá nhân này. Nhân vật của Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Tạ Duy Anh đều tự soi tỏ mình như thế. Con người tự thú đặc biệt nhiều ray rứt ở Nguyễn Minh Châu. Quỳ sám hối với những đòi hỏi thánh nhân, Lực bơ vơ thất thểu giữa đời thường với “một đêm là một chuyện tự thú”,… Nhiều cây bút thể hiện cái tôi với dòng ý thức bên trong này, có lẽ chính điều đó đã làm nên "một nền văn học đang tự vấn": Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, lão Khổ trong Bước qua lời nguyền, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Tự, Xuyến trong Đám cưới không có giấy giá thú, Quy trong Chim

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022