biến đổi ( biến cố), có ý nghĩa thẩm mĩ, xảy ra trong thế giới nghệ thuật”[52, tr.47].
Thời gian nghệ thuật trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai là một hình tượng sống động, gắn liền với việc diễn tả tâm trạng của chủ thể trữ tình, thể hiện các cung bậc tình cảm, biểu đạt các trạng thái tâm hồn của con người. Đó là thời gian hiện tại diễn xướng và thời gian hiện thực.
3.2.1.1. Thời gian hiện tại diễn xướng
Trong thơ ca dân gian không chỉ có việc sáng tạo, sáng tác văn bản tác phẩm mà còn có cả khâu diễn xướng tác phẩm. Người diễn xướng ở đây giữ một vai trò quan trọng. Do sự vắng mặt của tác giả với tư cách là người đầu tiên sáng tạo nên văn bản lời ca. Ở đây, không có khoảng cách giữa thời gian của tác giả với thời gian của người đọc, người thưởng thức. Hay nói cách khác“ Thời gian của tác giả và thời gian của người đọc (người thưởng thức) hoà lẫn với thời gian của người diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại”[22, tr.290].
Thơ ca dân gian người Dao Tuyển ở Lào Cai là tác phẩm dân gian được diễn xướng lại. Thời gian hiện tại ở đây được thể hiện khá đậm nét qua sự xuất hiện của các trạng từ chỉ thời gian như: bây giờ, giờ này, lúc này, hôm nay, chiều nay, đêm nay…
Trong dân ca lễ cưới, đoàn nhà trai và đoàn nhà gái khi hát đối đáp thường sử dụng những từ ngữ chỉ thời gian hiện tại. “ Khảo sát các bài hát lễ cưới người Dao Tuyển ở xã Long Phúc, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có tới 15 câu sử dụng từ nay, 12 từ giờ, bây giờ:
-Vạn sự không nói nay mở cửa
Dẫn các ông trình chuyện âm dương.
-Lâu rồi bữa nay vui gặp mặt Lời ngọc vàng cảm tạ linh phi.
-Vạn tuế ngồi đây chờ cô đi
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Yêu Gắn Liền Với Hôn Nhân Và Sự Thuỷ Chung
- Tình Yêu Gắn Liền Với Lao Động Sản Xuất, Xây Dựng Gia Đình Hạnh Phúc Ấm No, Bản Làng Giàu Đẹp
- Đặc Điểm Thi Pháp Thơ Ca Dân Gian Của Người Dao Tuyển Ở Lào Cai
- Một Số Biện Pháp Tu Từ Nghệ Thuật Được Thể Hiện Trong Thơ Ca Dân Gian Người Dao Tuyển
- Hình Thức Diễn Xướng Thơ Ca Dân Gian
- Diễn Xướng Thơ Ca Trong Đám Cưới
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Hoàn nhiệm tuần du nay hồi sứ.
-Bái vị tối qua việc cưới xong
Chiều nay không quên lên chào lại” [Dẫn theo 50,tr 123].
Trong các cuộc hát qua làng, hát hội đầu xuân, hát xin cốm, các từ chỉ thời gian hiện tại cũng thường trở đi trở lại trong câu hát. “ Riêng một cuộc hát qua làng ngầy mồng 4 tết năm Canh Thân ( 1980) có 11 câu sử dụng từ bây giờ, 15 từ giờ, 13 câu sử dụng từ nay. Chỉ một bài hát dân ca : Nam nữ tảo vãn ca của người Dao Tuyển ở Làng Mi, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã có 6 lần nhắc lại đêm nay, 3 lần hôm nay và 4 lần dùng từ nay” [ Dẫn theo 51, tr.60].
Những con số trên mặc dù chưa bao quát được toàn bộ cách sử dụng thời gian hiện tại trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển, nhưng đã thể hiện được ý thức xem thời gian như là một yếu tố trong cấu trúc nội tại của những câu hát, lời bài hát của tác giả dân gian người Dao Tuyển.
Trong hát hội đầu xuân ở trong làng lời hát của các cô gái hiện lên với tấm lòng rộng mở, chân tình:
Cửa làng rộng mở, hương bay cao
Gõ cửa! Đôi lời cùng cất cao ngây ngất Đón gió tình xuân đêm nay vui [51, tr.48].
Sự xuất hiện của trạng từ chỉ thời gian đêm nay đã góp phần bộc lộ trực tiếp tình cảm, tâm tình của cô gái trong thời điểm hiện tại khi hát, đó là vào ban đêm. Tuỳ theo hoàn cảnh diễn xướng, tuỳ theo thời gian cụ thể khi trình diễn các bài hát mà người diễn xướng có thể sử dụng những từ chỉ thời gian hiện tại thích hợp. Người hát có thể thay đổi đêm nay bằng hôm nay, lúc này bằng bây giờ…chẳng hạn như:
Hôm nay rơi xuống đất khoái lạc
Chìm trong phủ đó thật hoang mang [51, tr.178].
Khúc hát trên có thể hát rằng:
Đêm nay rơi xuống đất khoái lạc
Chìm trong phủ đó thật hoang mang.
Như vậy, thời gian trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Thời gian ấy có thể được người diễn xướng thay đổi như một công thức trong các lời ca “ Cốt sao đảm bảo thể hiện cảm xúc trữ tình trong câu ( bài) hát, tạo sự cảm thông gần gũi giữa những người đang tham gia cuộc hát hiện tại”[39, tr.133]. Thời gian ấy mang tính ước lệ. Tính ước lệ về mặt thời gian trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển được thể hiện qua việc biểu thị thời gian như một đại lượng thiếu tính chính xác, có khá nhiều câu hát chỉ ước chừng thời gian bằng những trạng từ như: khi nào, lúc nào, bao lâu, ngày trước, từ lâu, thời xưa…
Lòng anh vui vẻ suốt đêm dài
Thời xưa yêu tình đến bây giờ [51, tr.224].
Nắm tay, bắt chân nhìn mặt cười
Đôi ta bắt tay lúc nào gặp [ 51, tr.230].
Kiểu thời gian ước chừng như vậy gắn liền với tâm trạng của con người, đáp ứng nhu cầu biểu thị cảm xúc của chủ thể trữ tình. Kiểu thời gian ấy luôn phù hợp với cách nói của con người miền núi:
Một đêm kéo tơ chẳng được lâu Không được bao lâu nghe gà gáy Mặt trời chói sáng ở Đông kinh
Mặt trời làm tan hội hát này [51, tr.196].
Hay:
Mặt trời đã ló ở đằng Đông Trăm chim hót ca trên đỉnh núi
Nông phu trăm họ bước ra đường
Tạm thời xa cách, tạm thời xa [51, tr.217].
Các hình ảnh: gà gáy, Mặt trời chói sáng ở Đông kinh, Mặt trời đã ló ở đằng Đông, Trăm chim hót ca… báo hiệu trời đã sáng, đồng nghĩa với việc cuộc hát phải tạm dừng, trai gái phải tạm thời chia tay Tạm thời xa cách, tạm thời xa. Đây là cách nói quen thuộc của người thiểu số ở miền núi với tư duy quen diễn đạt những cái trừu tượng bằng những hình ảnh cụ thể, chân thưc.
Thời gian góp phần thể hiện các trạng thái tình cảm, các cung bậc tình yêu của con người, đặc biệt là ước nguyện tình yêu vững bền thuỷ chung:
Uyên ương cùng tung cầu thật vui Nhã nhặn vừa lòng chẳng muốn rời Hai bên tình hợp hoà một ý
Ước định ngàn năm chẳng lừa nhau [51, tr.187].
Hay:
Hôm nay gặp gỡ ở cùng hội
Hai bên cùng nguyền chẳng phân li [51, tr.194].
Nhớ mong uyên ương duyên trước mặt Hai bên tấm lòng chẳng đổi thay
Ngày sau gặp gỡ vẫn tình này [51, tr.208].
Ý niệm về thời gian được thể hiện một cách độc đáo, lời hát là nỗi niềm mong đợi, là ước nguyện, là lời thề thuỷ chung sắt son: chẳng phân li, vẫn tình này, chẳng lừa nhau. Thời gian có khi được tính bằng những đại lượng rất cụ thể như một giờ, ba năm, chín năm…Đây là nỗi lòng mong mỏi được gặp mặt người yêu của cô gái:
Gặp anh một giờ như hoa nở
Dẫu chết trong rừng cũng không buồn [51, tr.238].
Thời gian một giờ ấy như muốn tô đậm thêm tình yêu mà cô gái giành cho chàng trai: em chỉ cần gặp anh một giờ thôi dẫu có chết em cũng mãn nguyện lắm rồi. Hay trong khúc hát giao duyên trai gái vẫn thường nhắc lại hình ảnh:
Trời hạn ba năm hoa khô rụng
Nông dân cày cấy chẳng được mùa Chợt nghe sấm rền mưa gió đến
Chín năm ao tù thấy nước trôi [51, tr.177].
Việc sử dụng những con số chỉ thời gian một giờ, ba năm, chín năm xét cho cùng cũng chỉ mang tính ước lệ tượng trưng, bởi vì “ thời gian hiện tại diễn xướng là nét giá trị phổ quát của dân ca (…) và thời gian nghệ thuật trong văn học dân gian trước hết là chịu sự qui định bởi yêu cầu diễn xướng của thể loại” [11, tr.56].
Trong khung cảnh môi trường ca hát, thời gian hát là thời gian hiện tại. Nhiều lời hát tuy không có từ chỉ thời gian nhưng được diễn xướng trong một khung cảnh cụ thể hiện tại thì lời các bài ca đó cũng mang tính chất hiện tại:
Trước điện tiền hai bên khai ý
Cùng trình việc tốt định thành duyên [51, tr.63].
Tuy nhiên, trong thơ ca Lễ cưới người Dao Tuyển còn xuất hiện cả các trạng từ chỉ thời gian gần với hiện tại như hôm qua, tối qua, sáng qua…
-Bái vị tối qua việc cưới xong
-Sáng qua cổng ai uy nghiêm thật
-Nghĩ tới hôm qua lòng nhớ mãi [51, tr.62].
Những trạng từ chỉ thời gian gần với hiện tại có tần số xuất hiện không nhiều. Song điểm khác biệt của Thơ ca lễ cưới người Dao Tuyển là hát đối đáp giữa nhà trai với nhà gái để kiểm tra kiến thức cổ tích huyền thoại. Do đó thời gian nghệ thuật trong lễ cưới còn là thời gian quá khứ – thời gian quá khứ mang đậm dấu ấn phiếm định. Thời gian quá khứ đan xen với thời gian hiện tại. Từ hiện tại nhớ về các điển tích, sự tích lịch sử hoặc huyền thoại của quá khứ. Người hát dân ca phải kể các sự tích truyện cổ nên thời gian quá khứ mang đậm dấu ấn phiếm định với các từ xưa, cổ xưa, ngày xưa, khi xưa, trước kia, xưa kia “ Trong dân ca lễ cưới người Dao Tuyển ở Bản Sáo, huyện Bảo
Yên, tỉnh Lao Cai có tới 25 câu có từ xưa. Dân ca lễ cưới ở làng Mi – Xuân Quang – Bảo Thắng có 28 câu có từ xưa:
- Ngày xưa Định Đàn bày tre gỗ Gia Nhai, Thái Phủ họp ong vàng.
-Từ xưa Lỗ Ban làm ra quay.
-Cổ xưa Biền Dồn tạo trai gái.”[Dẫn theo 50, tr. 126].
Giống như thơ ca dân gian của một số dân tộc anh em khác như H.Mông, Giáy…hầu hết các từ chỉ thời gian trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển thường mở đầu câu hát. Chẳng hạn như:
-Hôm nay rơi xuống đất khoái lạc
Chìm trong phủ đó thật hoang mang [51, tr.178].
-Đêm nay các nàng chỉ phí sức
Hội sau xin trả gấp mười lần [51, tr.179].
-Bây giờ âm dương bày trước mắt
Kể câu chuyện nhỏ nam nữ hát [51, tr.164].
-Bây giờ hoa hồng đừng kiệt tâm Trăm tuổi không tươi rơi xuống đất
Ruộng đất không cày đợi ngày nào [51, tr.167].
Tuy nhiên, ở một số trường hợp các trạng từ chỉ thời gian xuất hiện khá linh hoạt, tuỳ theo cấu trúc của lời ca:
-Nếu có sấm kêu thì vui vẻ
Nhộn nhịp phóng liền hát đêm nay [51, tr.164].
-Nếu được trai gái hát hôm nay
Như cá với nước sướng muôn đời [51, tr.165].
-Gõ cửa! Đôi lời cùng cất cao ngây ngất Đón gió tình xuân đêm nay vui [51, tr.162].
3.2.1.2. Thời gian hiện thực
Bên cạnh dòng thời gian hiện tại diễn xướng mang tính chất bao trùm, trong thơ ca dân gian người Dao Tuyển còn xuất hiện cả dòng thời gian hiện thực. Với những công thức miêu tả thời gian đối lập giữa quá khứ với hiện tại không những giúp cho việc diễn tả tâm trạng đạt hiệu quả cao mà còn tạo ra cảm giác về sự đổi thay, vận động của thời gian. Tác giả dân gian Dao Tuyển thường sử dụng các cặp từ: Hồi xưa - hôm nay, đêm nay- hội sau, ban ngày - đêm về, đời trước- ngày nay, xưa kia- bây giờ, khi đi- khi về…Chẳng hạn như:
-Khi đến mặt xanh như lá trúc
Khi về đỏ mặt sắc hoa đào [51, tr.139].
-Ban ngày rong ruổi theo xuân đi
Đêm về hồn đơn chẳng nơi yên [51, tr.184].
-Đêm nay các nàng chỉ phí sức
Hội sau xin trả gấp mười lần [51, tr.179].
-Hồi xưa có tiếng sư một vị
Hôm nay tại sao không mở miệng [51, tr.167].
-Đời trước tơ vàng bốn xứ vui
Ngày nay đào lý cành đối cành [51, tr.203].
Có khi cùng một lời ca, các cặp từ trên được dùng lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh sự đổi thay của hiện thực:
Khi đến được nói chuyện rôm rả Khi về lặng lẽ không nghe tiếng Khi đến cùng ngồi một hàng ghế Khi về ai nấy về núi ai
Khi đến đầu ngựa gần xát xát
Khi về đuôi ngựa quét chàng đan [51, tr.142].
Trong sự vận động của thời gian, tâm trạng của con người cũng luôn có sự thay đổi. Hay nói khác đi, trong cảm giác về sự đổi thay của thời gian có
sự đổi thay về tâm trạng, cảnh ngộ của con người. Những công thức miêu tả thời gian đối lập theo các cặp từ vừa tạo nên sự vận động thay đổi của thời gian, vừa nhấn mạnh độ dài, vừa nêu lên đặc điểm của khoảng thời gian ấy có ý nghĩa đối với con người, giúp cho việc cảm nhận cuộc sống trở nên sâu sắc hơn. Đây là tâm trạng như dứt lòng của chàng trai khi sắp phải chia tay cô gái trong đêm hát qua làng:
Một đêm kéo tơ chẳng được lâu Không được bao lâu nghe gà gáy Mặt trời chói sáng ở Đông kinh Mặt trời làm tan hội hát này
Lời qua ý lại câu câu đẹp
Câu đến câu đi như dứt lòng [51, tr.196].
Còn đây là tâm trạng của chàng trai trong hội hát xin cốm:
Suốt đêm gọi tơ nghe chưa đủ Mặt trời đã ló ở đằng Đông Trăm chim hót ca trên đỉnh núi
Nông phu trăm họ bước ra đường
Tạm thời xa cách, tạm thời xa [51, tr.217].
Thời gian trôi chảy dường như nhanh hơn chu kì vốn có của nó. Các hình ảnh gà gáy, mặt trời chói sáng ở Đông kinh, mặt trời đã ló ở đằng Đông báo hiệu một ngày mới đã đến, cuộc hát tạm dừng, nam nữ phải tạm thời chia tay trong khi tâm tình đang thiết tha nồng cháy: Suốt đêm gọi tơ nghe chưa đủ
; Một đêm kéo tơ chẳng được lâu.Thời gian ở đây dường như trôi nhanh hơn. Vì thế, trong các cuộc hát giao duyên ta thường thấy trai gái hát hết mình, vui hết mình. Phải chăng họ sợ thời gian ngắn ngủi bên nhau trôi đi một cách uổng phí. Tâm lí ấy khiến cho thời gian như chất đầy tâm trạng:
Đêm nay kéo sợi có dài không Trồng cây hoa nở chưa kết trái