Căn cứ pháp lý | Chi tiết | |
được kết hợp lại để hình thành Khu BTTN Bidoup-Núi Bà | ||
22/10/1993 | Quyết định số 1496/QĐ- UBTC của UBND tỉnh Lâm Đồng | Trách nhiệm quản lý của khu BTTN Bidoup-Núi Bà được chuyển sang cho BQL rừng đặc dụng |
1995 | Kế hoạch đầu tư của Bidoup-Núi Bà do Phân Viện điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ và Chi cục lâm nghiệp Lâm Đồng xây dựng đã đề xuất thành lập một khu BTTN với diện tích 71.062 ha, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 50.503 ha, và phân khu phục hồi sinh thái 20,559 ha. Sau đó kế hoạch đầu tư này đã được UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Lâm nghiệp (cũ) phê duyệt. | |
26/12/2002 | Quyết định số 183/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng | BQL rừng đặc dụng được tái cấu trúc thành BQL khu BTTN. Tổng diện tích của khu BTTN là 64.366 ha, thuộc sự quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng. |
19/11/2004 | Quyết định số 1240/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ | Chuyển khu BTTN Bidoup - Núi bà thành VQG Bidoup - Núi Bà trong hệ thống rừng đặc dụng, tổng diện tích của VQG là 64.800 ha |
19/02/2008 | Quyết định 450/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng | Chuyển 8.266 ha rừng đặc dụng của VQG thành rừng phòng hộ |
30/10/2009 | Quyết định 1738/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ | Phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh phân phu chức năng VQG, trong đó tổng diện tích VQG là 63.938 ha với 56.436 ha là đặc dụng, 7.502 ha là rừng phòng rừng hộ |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Kế Hoạch Quản Lý Của Các Khu Bảo Tồn Ở Việt Nam Trong Thời Gian Qua
- Phân Tích Ưu Nhược Điểm Của Các Chương Trình/dự Án Đã Được Xây Dựng Tại Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, Tỉnh Lâm Đồng
- Đề Xuất Dự Thảo Kế Hoạch Quản Lý Đa Dạng Sinh Học Của Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, Tỉnh Lâm Đồng
- Diện Tích Và Kinh Phí Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng Năm 2012
- Các Mục Tiêu Và Hoạt Động Chính Của Kế Hoạch Quản Lý Đa Dạng Sinh Học Của Khu Bảo Tồn
- Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà - 10
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Căn cứ pháp lý | Chi tiết | |
xung yếu | ||
7/1/2010 | Quyết định 19/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng | Thu hồi 1025 ha đất lâm nghiệp do BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim quản lý và giao cho Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà để sử dụng làm khu trung tâm hành chính dịch vụ và quản lý bảo vệ rừng. |
Nguồn: VQG Bidoup – Núi Bà 2010
3.6.2.5 Tô ̉ chức, nhân sự, chức năng nhiệm vu ̣ của Ban quản lý
a. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý
Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giámđốc. Các phòng ban chức năng bao gồm:
+ Phòng Tổ chức hành chính;
+ Phòng Tài vụ;
+ Phòng Kỹ thuật và Nghiên cứu khoa học;
+ Phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế, và
+ Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.
01 đơn vị trực thuộc:
+ Hạt Kiểm Lâm Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng ;
b. Nhân lực hiện có của Ban quản lý
Cho đến nay, tổng số cán bộ công chức Vườn Quốc gia là 100 người, gồm 88 cán bộ, công nhân viên trong biên chế và 22 hợp đồng, trong đó:
Trên đại học: 5;
Đại học các chuyên ngành có liên quan: 38;
Trung học chuyên nghiệp: 44;
Khác: 13.
c. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Ban quản lý
Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý, hiếm gắn kết với các Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một vùng rừng tự thiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây nguyên và vùng Nam Trung bộ.
Góp phần phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồ chứa nước ở hạ lưu nhằm phục vụ các hoạt đọng kinh tế xã hội của Tỉnh Lâm Đồng, vùng Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải cực Nam Trung bộ.
Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội nguồn của thành phố Đà Lat, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của Tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên.
3.6.3. Tình hình kinh tế xã hội của địa phương
3.6.3.1 Dân số
Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Lạc Dương là: Xã Lát, Đưng Knớ, Đạ Sar, Đạ Chais và Đạ Nhim và một phần nhỏ xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ các xã đều nằm ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, có diện tích lớn và dân cư thưa thớt. Tổng diện tích của 5 xã là 127.363ha, tổng số hộ là 2.840 hộ với 14.242 nhân khẩu.Mật độ dân số bình quân là 11,2 người/km2. Trong đó, có những xã có mật độ dân số rất thấp như Đa Chais (3,9 người/km2), xã Lát (6,0 người/km2).
Hầu hết dân cư đều nằm ngoài vùng lòi của Vườn quốc gia (93,06%). Tuy nhiên vẫn còn một số ít đang sống trong vùng lòi. Số dân cư đang sống trong vùng lòi là 193 hộ với 942 nhân khẩu (chiếm 6,94%). Số hộ này tập trung tại 2 thôn là: thôn Klong Klanh (147 hộ với 677 nhân khẩu) và thôn Đưngksi (46 hộ với 265 nhân khẩu) của xã Đạ Chais. Ngoài ra, tại xã Đa Sar và xã Đa Nhim (khu vực Đưng Ja Giêng) vẫn còn có 27 hộ gia đình tuy không định cư cố định nhưng vẫn còn có các hoạt động canh tác nông nghiệp với diện tích khoảng 20ha.
3.6.3.2 Thành phần dân tộc
Trên địa bàn quản lý của Vườn Quốc gia thì dân tộc K’Ho (gồm bộ tộc người Cill chủ yếu sống ở các xã: Đạ Chais, Đa Nhim, Đa Sar, Đưng K’nớ và bộ tộc người Lạch chủ yếu ở xã Lát) là dân tộc bản địa lớn nhất với 2.424 hộ, chiếm 87,23%, còn lại là 976 hộ dân tộc Kinh chiếm 12,77%.
Hiện nay, đang có 193 hộ tại thôn Klong Klanh và Đưng K’Si thuộc xã Đạ Chais sống trong vùng lòi của Vườnquốc gia với 942 khẩu. Những hộ này định cư từ lâu đời, trước khi Vườn quốc gia được thành lập. Ngoài ra, có khoảng 27 hộ ở xã Đạ Nhim tuy không sống cố định nhưng vẫn đang có các hoạt đông canh tác nông nghiệp trong vùng lòi Vườn Quốc gia. Được sự chấp thuận của UBND tỉnh Lâm Đồng, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà cùng UBND huyện Lạc Dương đã xây dựng một kế hoạch tái định cư cho các hộ này. Tuy nhiên, do kinh phí thực hiện quá lớn, không có nguồn đầu tư nên kế hoạch này không thể triển khai được trong vòng 5 năm tới. Các hoạt động phân định ranh giới và cắm cột mốc có sự tham gia được ưu tiên ở khu vực này nhằm giảm thiểu tác động tài nguyên bên trong Vườn quốc gia.
3.6.3.3 Dân trí
Hiện nay, tại 5 xã có tổng cộng 3.756 học sinh–sinh viên, chiếm 26,37% tổng dân số. Trong đó, cấp 1 là 1.882 học sinh chiếm 13,21% tổng dân số; cấp 2 là
1.236 học sinh chiếm 8,68% tổng dân số, cấp 3 là 480 học sinh chiếm 3,37% tổng dân số và số sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là 158 chiếm 1,11% tổng dân số.
3.6.3.4 Lao động
Nguồn lao động là khá lớn (có 8.900 lao động chiếm 62,49% dân số đang trong tuổi lao động), trong đó, nam là 4.313 người và nữ là 4.587 người), số người ngoài độ tuổi lao động là 5.342 người chiếm 37,51%. Tuy nhiên hầu hết lao động đều là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề, công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, tham gia tổ giao khoán bảo vệ rừng, làm thuê theo thời vụ.
3.6.3.5 Giới
Phụ nữ chiếm 48,67 % tổng dân số của 5 xã. Phụ nữ người K’Ho thường sinh rất nhiều con và làm chủ gia đình (theo chế độ mẫu hệ). Họ có quyền kiểm soát các nguồn lực của gia đình như đất đai, vật nuôi, tiền bạc. Họ tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế bao gồm cả các công việc nặng nhọc cần nhiều cơ bắp như làm rẫy, lấy củi và họ cũng là người chăm lo con cái, chăm lo bữa cơm trong gia đình. Trong gia đình, họ thường đóng vai trò là chủ hộ, nhưng trên thực tế việc quyết định sử dụng mua bán tài sản trong gia đình lại do người đàn ông quyết định. Ngoài ra, do trình độ dân trí thấp hơn, khả năng nói tiếng phổ thông kém, ít khi được đi chợ huyện, chợ tỉnh nên phụ nữ K’ho thường ngại tiếp xúc với người ngoài. Do đó, họ hầu như họ không tham gia các chương trình tập huấn, khuyến nông, khuyến lâm để nắm bắt thông tin về sản xuất, thị trường, cuộc sống chính trị xã hội.
3.6.3.6 Sinh kế
Nguồn thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu là từ nông nghiệp (chiếm khoảng 87% tổng thu nhập). Trong đó cà phê và bắp là 02 nguồn thu nhập chính. Song hầu hết các hộ có diện tích đất nông nghiệp rất ít, nhập lượng cho nông nghiệp thấp (phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, quy trình công nghệ…) kỹ thuật canh tác yếu, nguồn giống không đảm bảo nên năng suất cây trồng rất thấp, cộng với chi phí sản xuất cao nên tiền lãi hàng năm rất thấp, thậm chí còn bị lỗ.
Ngoài nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp nguồn thu từ nhận khoán bảo vệ rừng cũng là nguồn thu quan trọng của các hộ. Đối với các hộ được chi trả dich vụ
môi trường với mức 290.000 đồng/ha/năm hàng quý có thể được nhận tới 3 triệu đồng, thậm chí còn cao hơn. Đối với các vùng không được chi trả dịch vụ môi trường thì ngoài tiền giao khoán bảo vệ rừng theo chính sách còn được hỗ trợ thêm
100.000 đồng/ha theo chương trình 30 ha.
Bảng 3.5: Số hộ nghèo và tỷ lệ %
Tổng số hộ | Hộ nghèo | Tỷ lệ (%) | Thu nhập bình quân của hộ nghèo | |
Đa Nhim | 619 | 196 | 31,66 | 125.744 |
Xã Lát | 876 | 194 | 22,15 | 104.830 |
Đưng Knớ | 313 | 141 | 45,05 | 100.837 |
Đạ Chais | 279 | 115 | 41,22 | 153.432 |
Đạ Sar | 753 | 190 | 25,23 | 112.658 |
(Nguồn: BC phương án thành lập Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, 2010)
3.6.3.7 Sự phụ thuộc vào rừng
Với gần 30% số hộ gia đình có thu nhập dưới 200.000 đồng/tháng, trong năm thường thiếu ăn 1-2 tháng, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (83,4%), gia đình thường đông con, trình độ dân trí rất thấp nên cuộc sống của hầu hết các hộ trong vùng là phụ thuộc vào rừng.
Các loại sản phẩm mà người dân có từ rừng là: Gỗ, củi, nấm, hạt dẻ, dớn, lan, măng, rau rừng và đốt than.và một số loài động vật làm thực phẩm và bán lấy tiền.
Bảng 3.6: Các loại lâm sản chính, mục đích, thời gian thu hái và mức độ quan trọng
Mục đích | Thời gian | Mức độ quan trọng | |
Gỗ | Làm nhà, bán lấy tiền | Lúc làm nhà, lúc rảnh rỗi | 2 |
Củi | Để đun nấu | Quanh năm | 1 |
Lan, dớn | Trồng và bán | Quanh năm | 4 |
Mục đích | Thời gian | Mức độ quan trọng | |
Măng, rau rừng, nấm | Để ăn | Quanh năm | 3 |
Đốt than | Để dùng và bán | Chủ yếu mùa khô | 9 |
Săn bắt thú | Để ăn và bán | Quanh năm đối với người chuyên | 8 |
Cây thuốc | Để chữa bệnh | Lúc đau ốm | 6 |
Đánh bắt cá suối, ếch, rắn…. | Để ăn và bán | Lúc rảnh rỗi | 5 |
(Nguồn: BC phương án thành lập Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, 2010)
3.6.3.8 Cơ sơ ̉ hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của khu vực đang được quan tâm đầu tư, đây là một trong những thuận lợi cho việc phát triển của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng theo hướng thu hútđầu tư phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay đang có các tuyến đường mới được xây dựng vào Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng như tuyến đường 723 nối liền hai trung tâm du lịch là Nha Trang và Đà Lạt; tuyến đường 722 (Đường Đông Trường Sơn) nối liền các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung. Các xã xung quanh Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng đã cóđiện lưới quốc gia và trong tương lai gần hệ thống nước sạch cũng sẽđược đưa về các vùng sát Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng theo chương trình nước sạch nông thôn của Chính phủ. Ngoài ra, chỉ nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km về phía Bắc, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng cũng có một thuận lợi lớn trong việc sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng và lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Lạt cho các hoạt động du lịch sinh thái.
3.6.4. Giá trị của khu bảo tồn
3.6.4.1 Các giá trị về tài nguyên đa dạng sinh học
Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng với diện tích quản lý trên
70.000 ha, trong đó diện tích có rừng chiếm 91%, được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của quốc gia, với nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng như: rừng kín thường xanh mưa ẩm núi trung bình, rừng hỗn giao cây lá rộng – lá kim ẩm á nhiệt đới, rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp và rừng hỗn giao cây lá rộng và tre nứa.
- Về hệ sinh thái: Là sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và vùng núi thấp của nam Việt Nam;
- Về loài:
+ Thực vật: Sở hữu mức độ đa dạng và đặc hữu cao về thực vật: Ít nhất 1.561 loài thực vật có mạch, thuộc 5 ngành, 161 họ và 681 chi; Số loài thực vật cần quan tâm bảo tồn gồm 74 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính Phủ v/v Quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp (Nghị định 32) và Sách đỏ IUCN 2009, thuộc 29 họ thực vật; 96 loài đặc hữu, gồm 29 loài được đặt tên theo vùng địa lý:
09 loài được đặt tên theo Đà Lạt (dalattensis)
14 loài được đặt tên theo Langbiang (langbianensis)
06 loài đặt tên theo Bidoup (bidupensis)
Vườn quốc gia sở hữu nguồn gien về Lan lớn nhất Việt Nam (258 loài), nhiều của chúng là các loài đặc hữu với cao nguyên Đà Lạt.
+ Động vật: Hệ động vật của VQG cũng rất đa dạng và đặc hữu cao, gồm 10 bộ, 24 họ, 75 loài. Điều nổi lên đối với khu hệ thú VQG Bidoup-Núi Bàlà các loài thú lớn móng guốc hiện diện tương đối đầy đủ: Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Voi (Elephas maximus). Các loài linh trưởng cũng khá phong phú (07 loài).