Thực Trạng Stress, Lo Âu Và Trầm Cảm Của Sinh Viên Trường Đại Học Y Dược – Đhqghn Năm Học 2021 - 2022

(OR=0,6; 95%CI:0,42 – 0,88). Nhìn chung, việc có nhóm bạn thân là tiền đề cho các mối quan hệ bạn bè, là nơi chia sẻ để giải tỏa áp lực trong cuộc sống. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Vũ Dũng năm 2015 và nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền lần lượt trên sinh viên y khoa và sinh viên khoa xã hội [42], [53]. Điều này cho thấy, tình trạng stress ở sinh viên có liên quan đến việc có hay không có bạn bè để chia sẻ.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ bị stress trong nhóm sinh viên gặp khó khăn trong việc thích nghi với xóm trọ hoặc nhà người quen cao gấp 1,3 lần so với nhóm sinh viên không gặp khó khăn trong việc thích nghi với xóm trọ/nhà người quen, với p<0,05, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=1,3; 95%CI:1,004 – 1,8).

4.3. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù đã cố gắng nhưng nghiên cứu của em cũng không tránh khỏi một số hạn chế:

Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng thang đo DASS – 21 nhằm xác định tỷ lệ sinh viên có các biểu hiện của trầm cảm, lo âu và stress. Giống như các trắc nghiệm tâm lý khác, kết quả thu được từ thang đo không có ý nghĩa chẩn đoán xác định trầm cảm, lo âu, stress mà chỉ đóng vai trò sàng lọc ban đầu các đối tượng có dấu hiệu biểu hiện của trầm cảm, lo âu và stress. Để chẩn đoán chính xác các vấn đề sức khỏe tinh thần, cần có sự thăm khám lâm sàng của các bác sĩ chuyên khoa, tìm hiểu về tiền sử bệnh kết hợp với các thang đo phù hợp.

Thứ hai, mặc dù nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên như các yếu tố cá nhân, học tập, gia đình và xã hội, song do thiết kế sử dụng trong nghiên cứu là cắt ngang nên không thể chứng minh mối quan hệ nhân quả. Các nghiên cứu trong tương lai nếu có điều kiện về nguồn lực nên tiến hành nghiên cứu thuần tập để theo dõi các đối tượng trong suốt giai đoạn học tập, giúp đưa ra những thông tin chính xác giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên Đại học Y dược

– ĐHQGHN.

Thứ ba, bên cạnh những hạn chế trên, nghiên cứu còn có thể gặp phải một số sai số. Sức khỏe tâm thần của sinh viên được xem như là một vấn đề nhạy cảm, đối tượng thường có thể e ngại và cố tình trả lời không đúng sự thật hoặc đối tượng có thể thực hiện điền khảo sát chưa thực sự tập trung. Việc thu thập thông tin trong lớp dễ dàng xảy ra trường hợp sinh viên trao đổi, sao chép kết quả của nhau. Để hạn chế sai số này, em đã cố gắng làm rõ mục đích của nghiên cứu, nhấn mạnh tính khuyết danh và bảo mật thông tin cho đối tượng nghiên cứu cũng như lợi ích mà nghiên cứu mang lại.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm học 2021 - 2022

Trong nghiên cứu ở sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN, tỷ lệ lo âu là chiếm cao nhất (59,5%), tiếp theo là trầm cảm (53,4%) và stress (48%).

Trong đó, nữ giới có tỷ lệ có dấu hiệu trầm cảm, lo âu và stress lần lượt là 51,7%, 55,2% và 59,3%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của nam giới lần lượt là 48,3%, 44,8% và 40,7%.

Đối với trầm cảm, tỷ lệ có dấu hiệu cao nhất là sinh viên năm hai (58,6%), thấp nhất là sinh viên năm nhất (44,8%). Đối với lo âu, tỷ lệ có dấu hiệu cao nhất là sinh viên năm sáu với 71,4%, thấp nhất là sinh viên năm ba với 55,5%. Với stress, tỷ lệ có dấu hiệu cao nhất là sinh viên năm ba (52,9%), thấp nhất là sinh viên năm năm với 42,1%.

2. Các yếu tố liên quan đến thực trạng trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên Trường Đại học Y Dược – ĐHQGHN năm 2021 - 2022

Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên bao gồm: giới tính nam (OR=1,5), từng bị lo âu, trầm cảm (OR=1,8), không hài lòng với ngoại hình (OR=1,55), phải thi lại (OR=1,9), xung đột với thành viên trong gia đình (OR=1,7), khó tìm bạn mới (OR=2), không có bạn thân (OR=1,57), không có nhóm bạn thân (OR=1,68).

Các yếu tố liên quan đến lo âu ở sinh viên bao gồm: xung đột với thành viên trong gia đình (OR=1,36), khó tìm bạn mới (OR=1,73), khó thích nghi với xóm trọ/nhà người quen (OR=1,46)

Các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên bao gồm: nơi sinh ở nông thôn (OR=1,34), từng bị rối loạn lo âu, trầm cảm (OR=1,74), phải thi lại (OR=1,56), xung đột với thành viên trong gia đình (OR=1,46), khó tìm bạn mới (OR=1,52), không có nhóm bạn thân (OR=1,64), khó thích nghi với xóm trọ/nhà người quen (OR=1,3)

KIẾN NGHỊ‌

Từ kết quả và bàn luận của nghiên cứu, em đưa ra một số khuyến nghị như sau:

1. Đối với người làm nghiên cứu:

- Bộ công cụ mà em sử dụng trong nghiên cứu này nên được tiếp tục sử dụng để đo lường tình trạng và mức độ của các dấu hiệu trầm cảm, lo âu, stress trong quần thể lớn và không phù hợp thực hiện các đo lường lâm sàng.

2. Đối với sinh viên:

- Cần tìm hiểu, tham gia các hoạt động xã hội để phát triển kỹ năng mềm, rèn luyện sự tự tin, khả năng giải quyết các khó khăn trong cuộc sống. Điều này cần được lưu ý đặc biệt đối với các sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới và không có nhóm bạn thân vì tham gia các hoạt động xã hội sẽ tạo điều kiện, cơ hội cho các bạn được giao lưu, kết bạn với nhiều người hơn.

- Sinh viên cần tìm hiểu những phương pháp lập kế hoạch học tập, ôn thi hợp lý, tránh tình trạng phải thi lại nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thời gian khác.

- Cần hạn chế những xung đột trong gia đình, trang bị những kĩ năng nhận biết và kiểm soát cảm xúc của bản thân.

- Trong nhóm các sinh viên có nguy cơ bị trầm cảm, lo âu, stress, đa số ở mức nhẹ và vừa. Những bạn sinh viên ở mức nhẹ cần có những biện pháp thay đổi lối sống cải thiện sức khỏe tâm thần. Những bạn sinh viên ở mức vừa trở lên cần đến cơ sở y tế khám để có những chẩn đoán lâm sàng chính xác, từ đó đưa ra được những phương pháp điều trị cụ thể.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

World Health Organization, "The World health report 2001: Mental Health: New understanding, new hope," 2002.

2.

World Health Organization, "Key facts of depression," 2016.

3.

World Health Organization, "Investing in treatment for depression and anxiety leads to fourfold return," [Online]. Available: http://www.who.int/news-room/detail/13-04-2016-investing-in-

treatment-for-depression-and-anxiety-leads-to-fourfold-return. [Accessed 12/5/2022].

4.

World Health Organization, "Mental health action plan 2013 - 2020".

5.

Gorman J.M., "Comorbid depression and anxiety spectrum disorders.,"

Depress Anxiety, pp. 160-168, 1996.

6.

World Health Organization, "Depression and other common mental disorders: Global Health Estimates," 2017.

7.

Hội tâm lý học xã hội Việt Nam, “Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên,” 2014. [Trực tuyến]. Available: http://hoitamlyhoc.vn/News/60/193/mot-so-dac-diem-tam-ly-co-ban-cua- sinh-vien.aspx. [Đã truy cập 12/5/2022].

8.

Shamsuddin and Khadijiah, et al. , "Correlates of depression, anxiety and stress among Malaysian university students," Asian Journal of Psychiatry, pp. 318-323, 2013.

9.

Lê Minh Thuận, "Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh," Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.

10.

Tran Q.A, "Factors associated with mental health of medical students in Vietnam: A national study," 2015.

11.

Iqbal S., Gupta S. and Venkatarao. E., "Stress, anxiety & depression among medical undergraduate students & their socio-demographic correlates.," Indian J Med Res, pp. 354-357, 2015.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y dược – ĐHQGHN năm học 2021-2022 - 11

Basudan S., Binanzan N. and Alhassan A., "Depression, anxiety and stress in dental students.," Int J Med Educ, pp. 179-186, 2017.

13.

Cheung T., Wong S.Y. and Wong K.Y., et al, "Depression, Anxiety and Symptoms of Stress among Baccalaureate Nursing Students in Hong Kong: A Cross-Sectional Study.," International Journal of Environmental Research and Public Health, 2016.

14.

Quyen DD, "Depression and stress among the first year medical students in University of medicine and pharmacy Hochiminh city, Viet Nam," College of Public health Sciences, Chulalongkorn University., 2007.

15.

Nguyễn Thị Huyền Anh, "Khảo sát tỷ lệ trầm cảm của sinh viên Y4, Y5, Y6 hệ bác sĩ đa khoa Trường đại học y hà nội năm học 2014-2015 và một số yếu tố liên quan," Khóa luận tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội., 2017.

16.

Trần Kim Trang, "Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên Y khoa," Tạp chí nghiên cứu Y học, pp. 356-362, 2012.

17.

Nguyễn Thành Trung, "Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trong sinh viên cử nhân trường Đại học Y tế công cộng năm 2017

- Khảo sát bằng bộ công cụ DASS 21," Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng, 2017.

18.

Tổ chức Y tế Thế giới, "Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi-Mô tả lâm sàng và các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán," 1992.

19.

Burtom Robert, The Anatomy of Melancholy, London, UK, 1621.

20.

Kessler R.C., Mcgonagle K.A. and Zhao. S., et al, "Lifetime and 12 month prevalence of DSM-III-R psychiatric disorders in the United States. Results from the National Comorbidity Survey.," Arch Gen Psychiatry, pp. 8-19, 1994.

21.

Võ Văn Bản, Thực hành điều trị tâm lý, Hà Nội: Đại học Y Hà Nội, 2002.

22.

Vũ Thị Hậu and Chân Phương, Stress, các biện pháp giảm stress và thư giãn, Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội, 2005.

12.

D., Sarokhani; A., Delpisheh; Y., Veisani; M.T., Sarokhani; R.E., Manesh; K., Sarokhani, "Prevalence of Depression among University Students: A Systematic Review and Meta-Analysis Study," Depress. Res. Treat, 2013.

24.

R. Bruffaerts, P. Mortier, G. Kiekens, R. Auerbach, P. Cuijpers, K. Demyttenaere, J. Green, M. Nock and R. Kessler, "Mental health problems in college freshmen: Prevalence and academic functioning," J. Affect. Disord, 2018.

25.

K. Shamsuddin, F. Fadzil, W. Ismail, S. Shah, K. Omar, N. Muhammad,

A. Jaffar, A. Ismail and R. Mahadevan, "Correlates of depression, anxiety and stress among Malaysian university students," Asian J. Psychiatry, 2013.

26.

Wahed, W. Y. Abdel, H. and S. Khamis, "Prevalence and associated factors of stress, anxiety and depression among medical Fayoum University students," 2016. [Online]. Available: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2090506816000063. [Accessed 14/5/2022].

27.

Chen Lu, "Depression among Chinese University Students: Prevalence and Socio-Demographic Correlates," PLoS ONE, 2013.

28.

Nguyễn Hữu Thụ, "Nguyên nhân stress của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội," Tạp chí Tâm lý học, 2009.

29.

Abdulghani and Hamza M., "Stress and Its Effects on Medical Students: A Cross-sectional Study at a College of Medicine in Saudi Arabia," Journal of health, population and nutrition, pp. 516-522, 2011.

30.

Yusoff, Mohamad Saiful Bahri, Abdul Rahim and Yaacob, "Prevalence and Sources of Stress among Universiti Sains Malaysia Medical Students," The Malaysian journal of medical sciences, pp. 30-37, 2010.

31.

Bayram, Nuran and Bilgen, Nazan, "The prevelance and socio – demographic correlations of depression, anxiety and stress among a group of university students," Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology, pp. 667-672, 2008.

32.

Kumar, Ganesh S., Jain, Animesh, Hegde and Supriza, "Prevalence of depression and its associated factors using associated factors using Beck

23.

Depression Inventory among students of a medical college in Karnataka,"

Indian journal of Psychiary.

33.

Alvi and Tabassum, "Depression, Anxiety and Their Associated Factors Among medical students," Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan, pp. 122-126, 2010.

34.

Moutinho I.L.D., Maddalena N. de C.P, Roland R.K. and et al, "Depression, stress and anxiety in medical students: A cross-sectional comparison between students from different semesters.," Rev Assoc Med Bras (1992), pp. 21-28, 2017.

35.

Park K.H, Kim D., Kim S.K. and et al, "The relationship between empathy, stress and social support among medical students," Int J Med Educ, pp. 103-108, 2015.

36.

Đoàn Vương Diễm Khánh, "Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế.," Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, p. 66, 2016.

37.

Eisenberg, D. and et al, "Prevalence and Correlates of Depression, Anxiety, and Suicidality Among University Students," American Journal of Orthopsychiatry, pp. 534-542, 2007.

38.

Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, "Tình trạng stress của sinh viên Y tế công cộng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan năm 2010," Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, pp. 87-92, 2010.

39.

"Anxiety and Depression Assocaition of American (2014), Exercise for Stress and Anxiety," 2014. [Online]. Available: https://adaa.org/living- with-anxiety/managing-anxiety/exercise-stress-and-anxiety. [Accessed 14/5/2022].

40.

B. D. Kirkcaldy, Shephard, R. J. and Siefen, R. G., "The relationship between physical activity and self-image and problem behaviour among adolescents," Social Psychiatry and Psychiatric Epidemiology, p. 544– 550, 2002.

41.

Taliaferro, L. A. and et al, "Associations Between Physical Activity and Reduced Rates of Hopelessness, Depression, and Suicidal Behavior Among College Students," Journal of American College Health, pp. 427-

436, 2010.


Vũ Dũng, "Thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 và 3 trường Đại học Thăng Long năm 2015 và một số yếu tố liên quan.," Kỷ yếu công trình khoa học Trường Đại học Thăng Long., pp. 177-189, 2015.

43.

Trần Quỳnh Anh, "Dấu hiệu trầm cảm ở sinh viên hệ Y học dự phòng trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan," Tạp chí Nghiên cứu Y học, pp. 9-16, 2016.

44.

Smith C.K., Peterson D.F., Degenhardt B.F. and et al, "Depression, anxiety, and perceived hassles among entering medical students," Psychology Health & Medicine, pp. 31-39, 2007.

45.

Shannon E. Ross, "Source of stress among college student," College student journal, p. 312, 2008.

46.

Yusoff and Mohamad Saiful Bahri, "Prevalencea and associated factors of stress, anxiety and depression among prospective medical students," Asia Journal of psychiatry, pp. 128-133, 2013.

47.

Nguyễn Hữu Minh Trí và Nguyễn Tấn Đạt, "Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2013," Tạp chí Y học dự phòng, p. 75, 2017.

48.

Phạm Thị Diệu Ngọc, "Thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh," 2014.

49.

Lê Minh Thuận, "Sức khỏe tâm lý của sinh viên: Nghiên cứu cắt ngang,"

Tạp chí Y học thực hành, pp. 72-75, 2011.

50.

MCarter, Michele and et al, "Parental bonding and anxiety: Differences between African American and European American college students," Journal of Anxiety Disorders, pp. 555-569, 2001.

51.

Phạm Thị Huyền Trang, "Thực trạng stress trong sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội," Khóa luận tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội, 2013.

52.

Adelman, Howard, Taylor and Linda, "Students and Anxiety Problems*, University of California, Los Angeles," 2015. [Online]. Available: http://smhp.psych.ucla.edu/pdfdocs/anxiety.pdf. [Accessed 13/5/2022].

53.

Nguyễn Thị Huyền, "Thực trạng hiện tượng stress trong đời sống của sinh viên trường ĐH KHXH & NV – DHQG HCM," Luận văn thạc sĩ Tâm lý

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 28/09/2024