Tình hình song ngữ khmer-việt tại đồng bằng sông cửu long – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn - 1

ĐINH LƯ GIANG

TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG –

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS BÙI KHÁNH THẾ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

- Dân tộc Khmer đóng vai trò rất quan trọng về nhiều mặt ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.Việc nghiên cứu tiếng Khmer và song ngữ KV đóng góp nhất định cho sự phát triển của cộng đồng và sự ổn định văn hoá, xã hội và chính trị trong vùng.

- Vấn đề song ngữ thuộc lĩnh vực NNH Xã hội, cần được phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là giữa tiếng Việt với ngôn ngữ dân tộc thiểu số, là lĩnh vực thú vị và có tính ứng dụng trong nghề nghiệp của chúng tôi.

- Luận án này được phát triển từ luận văn cao học về đề tài song ngữ KV, vì vậy có thể tận dụng được một số kết quả nghiên cứu trước đó và khai thác được khía cạnh so sánh mô tả lịch đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 18 trang tài liệu này.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là mô tả các đặc điểm môi trường, đặc điểm cộng đồng, đặc điểm ngôn ngữ học, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình song ngữ KV hiện nay của đồng bào Khmer ĐBSCL.

Tình hình song ngữ khmer-việt tại đồng bằng sông cửu long – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn - 1

Nhiệm vụ nghiên cứu là hệ thống hoá và giới thiệu các lý thuyết liên quan đến nội dung luận án; giới thiệu về ĐBSCL và các địa bàn nghiên cứu; miêu tả và chỉ ra các đặc điểm của cộng đồng song ngữ KV; mô tả và phân tích các hệ quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ KV; và, tổng thuật, phân tích, đánh giá cũng như gợi ý những chính sách ngôn ngữ, chính sách giáo dục song ngữ và giáo dục ngôn ngữ cho người Khmer vùng song ngữ.

3. Tính cấp bách, cần thiết, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Hiện nay, tình hình song ngữ KV ở ĐBSCL tương đối đa dạng và phức tạp: một bộ phận người Khmer chưa thông thạo tiếng Việt và cả tiếng Khmer, tỷ lệ mù chữ Khmer còn cao, vì vậy cần phải có những nghiên cứu, mô tả và từ đó đưa ra những gợi ý về mặt chính sách.

Ý nghĩa khoa học của luận án là góp phần củng cố các lý thuyết về Ngôn ngữ học Tiếp xúc (NNHTX); gợi ý các hướng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu song ngữ trên cơ sở liên ngành giữa ngôn ngữ học, xã hội học và dân tộc học: giữa định lượng và định tính, giữa ngôn ngữ học điền dã và dân tộc học; làm nổi bật các giá trị khoa học qua việc nghiên cứu sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ có đặc thù đơn lập; cung cấp các tư liệu phục vụ cho các đề tài tương tự. Về ý nghĩa thực tiễn, luận

án cung cấp thêm sự hiểu biết về tình hình sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng Khmer ở ĐBSCL, cung cấp các kết quả khoa học cho việc hoạch định các chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, chính sách ngôn ngữ, cũng như cơ sở cho công tác quản lý giáo dục, quản lý chính quyền tại các địa phương ở góc độ song ngữ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tiếng Việt Nam Bộ và tiếng Khmer ở ĐBSCL. Đề tài nghiên cứu giới hạn trong việc nghiên cứu người Việt gốc Khmer và không nghiên cứu đối tượng song ngữ là người Việt. Về mặt thời gian, đề tài này được thực hiện trong 3 năm 2007 đến 2010 với các dữ liệu, vấn đề song ngữ trong thời gian 10 năm trở lại đây (2000 – 2010). Về mặt không gian địa lý, luận án chỉ nghiên cứu ở khu vực ĐBSCL, thuộc lãnh thổ Việt Nam, trong đó tập trung ở Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang.

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số được thống kê từ những năm 1990 cho đến 2002 qua cuốn “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ những năm 90” của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trung tâm KHXH & NV Quốc gia) với 58 công trình (sách, bài viết) về vấn đề chung và 235 công trình về các ngôn ngữ dân tộc khác nhau. Mảng đề tài tiếp xúc ngôn ngữ và song ngữ cũng được thể hiện qua thư mục nghiên cứu khá đầy đủ của Lý Tùng Hiếu (“Thư mục chọn lọc về tiếp xúc ngôn ngữ”, trong Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, tr. 289-305) với 169 tài liệu.

Việc nghiên cứu tiếng Khmer, ngoài những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đối với tiếng Khmer ở CPC được công bố ở tạp chí Mon-Khmer Studies, JSEALS và một số tạp chí quốc tế khác, ngoài các công trình nghiên cứu về dân tộc học và ngôn ngữ học về các đặc điểm của tiếng Khmer, còn có các bộ từ điển, sách giáo khoa tiếng Khmer của bộ phận trí thức Khmer. Việc nghiên cứu về tiếng Khmer Nam Bộ còn được một số các khoá sinh viên thuộc khoa Văn hóa học (Đại học Trà Vinh), khoa Ngữ văn và Báo chí (trước đây) và khoa Văn học và Ngôn ngữ (bây giờ) (ĐHKHXH và NV – ĐHQG TP Hồ Chí Minh), Trung tâm nghiên cứu giáo dục (ĐHSP TP HCM)… thực hiện.

Riêng việc nghiên cứu song ngữ KV còn ít, khá sơ lược trong các cuốn địa chí, trong phần mở đầu của các nghiên cứu xã hội học, nhân học, lịch sử về ĐBSCL và

về cộng đồng Khmer. Ngoài luận văn thạc sĩ của chúng tôi (2003), còn có một vài nghiên cứu của một số tác giả khác ở các góc độ từ chính sách ngôn ngữ, đến giáo dục song ngữ, đến các vấn đề cấu trúc ngôn ngữ.

Luận án được bắt đầu từ năm 2001 khi thu thập tài liệu cho luận văn thạc sĩ và đến nay, khoảng 12 đợt điền dã đã được thực hiện, mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần đến hơn 1 tháng, với khoảng 1,2 Gb dữ liệu âm thanh dạng .wav, khoảng 300 hình ảnh và tiếp xúc gần 60 CTV (ngoài số 300 đối tượng được phỏng vấn bằng bảng hỏi).

6. Cơ sở lý luận

Về mặt lý luận, luận án được nghiên cứu trên hai cơ sở lý thuyết, đó là Ngôn ngữ học tiếp xúc (Contact Linguistics), trước đây được gọi là Lý thuyết Tiếp xúc ngôn ngữ (Theory of Language Contact), và lý thuyết Ngôn ngữ học đối chiếu (Theory of Contrastive Linguistics).

7. Phương pháp nghiên cứu

Về mặt phương pháp, luận án có sự kết hợp giữa định lượng và định tính.

7.1 Hướng tiếp cận định lượng: dữ liệu được thu thập qua phương pháp thống kê xã hội học như là phương pháp chủ đạo, lấy cơ sở trên việc chọn mẫu phân tầng, sử dụng bảng hỏi tổng hợp và việc xử lý số liệu bằng phần mềm MS Excel.

Chọn mẫu: Mẫu được chọn theo từng phân tầng, với tỷ lệ lấy từ cơ cấu toàn ĐBSCL (trên cơ sở Niên giám thống kê năm 2007 của 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang). Ba phân tầng được sắp xếp theo thứ tự như sau:

- Phân tầng thứ nhất – giới tính, có hai biến độc lập là nam và nữ.

- Phân tầng thứ hai – nghề nghiệp. Ở phân tầng này có sự phân biệt nhỏ giữa nam – nữ bởi tính chất hoạt động nghề nghiệp khác nhau. Đối với nam, các biến được chọn là nông dân; người buôn bán; cán bộ địa phương; sư sãi, giáo viên; lái xe ôm, xe ba gác và người làm thuê làm mướn. Đối với nữ, đó là các biến nông dân; người buôn bán; cán bộ địa phương; giáo viên; làm thuê làm mướn; nội trợ.

- Phân tầng thứ ba – độ tuổi. Phân tầng này bao gồm 3 biến tố, thể hiện ở 3 nhóm: 1 – 30 tuổi; 31 – 60 tuổi, trên 60 tuổi.

Nghiên cứu đa trường hợp: 3 huyện được chọn nghiên cứu điển hình, đó là các huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) và huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), là các huyện đông đồng bào Khmer nhất ở ĐBSCL.

7.2 Hướng tiếp cận định tính: được sử dụng trong luận án để đi sâu vào chi tiết và kiểm chứng, mô tả thêm về kết quả định lượng.

Nghiên cứu tư liệu: được sử dụng trong việc tham khảo các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn trước đó về tiếng Việt, tiếng Khmer cũng như song ngữ nói chung.

Nghiên cứu hồi cố (lịch sử lời kể): được sử dụng ở các cuộc phỏng vấn sâu nhằm tìm lại những thông tin trong quá khứ..

6.3Các phần mềm xử lý thông tin: Phần mềm xử lý ngữ âm Praat: PRAAT và Speech Tools; phần mềm thống kê MS. Excel, phần mềm bản đồ MapInfo.

8. Bố cục luận án

Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận án được cấu trúc thành 4 chương. Chương 1: Bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL. Chương 2: Một số đặc điểm của cộng đồng song ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL. Chương 3: Một số hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL. Chương 4: Một số vấn đề chính sách và giáo dục song ngữ KV ở ĐBSCL. Luận án còn có 188 tài liệu tham khảo và 15 phụ lục.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL

1.1 Ngôn ngữ học tiếp xúc

1.1.1 Các định nghĩa và khái niệm

NNHTX hay Lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ khởi phát từ cuối thế kỷ XIX với “Sự pha trộn ngôn ngữ” của H. Schuchardt (1842-1927). Sau đó, các tác giả Boudouin de Courtenay (1845-1929) với “Bàn về tính chất pha trộn của tất cả các ngôn ngữ” (1900), “Bàn về khái niệm pha trộn ngôn ngữ” (1926 và 1958), rồi L.V. Scerba (1880-1940) với “Thổ ngữ Đông Lugits” (1915) đã phát triển lý thuyết này. Tuy nhiên, sự mở đầu đích thực của nó là cuốn “Language in contact: Findings and Problems” (1953) của U. Weinreich. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng NNHTX được hiểu chung nhất là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều ngôn ngữ cận kề về mặt địa lý hay về mặt xã hội.

1.1.2 Các lĩnh vực nghiên cứu của NNHTX

NNHTX nghiên cứu 3 địa hạt chính là nghiên cứu môi trường, nghiên cứu biến đổi và nghiên cứu hoạch định.

1.1.3 Các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ

Hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau có thể có các hệ quả là sự phát triển quy tụ giữa các ngôn ngữ trong một liên minh ngôn ngữ, giao thoa ngôn ngữ nghĩa như là sự biến đổi của các ngôn ngữ, và song ngữ như là tình hình hay trạng thái diễn ra trong một cộng đồng hay trong mỗi cá nhân.

1.2 Bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ KV ở ĐBSCL

1.2.1 ĐBSCL và cộng đồng dân tộc Khmer

1.2.1.1 Lịch sử hình thành vùng ĐBSCL

ĐBSCL, hay còn gọi là khu vực Tây Nam Bộ là một khu vực bao gồm 12 tỉnh và một thành phố với diện tích gần 40,000 km2 (11% diện tích cả nước). Lịch sử phát triển được đánh dấu bằng cư dân thuộc văn hoá Đồng Nai (2500 đến 4000 năm trước), qua vương quốc Phù Nam, vương quốc bị chia cắt thành Lục Chân lạp và Thủy Chân lạp. Từ thế kỷ 8 đến 13, Thủy Chân lạp là khu vực hoang sơ, rồi đón nhận các nhóm cư dân Khmer và Việt đến một cách rời rạc. Từ thế kỷ 17, cư dân

Hoa và Việt định cư ồ ạt và đến thế kỷ 18, cùng với Nguyễn Hữu Cảnh, nhà Nguyễn kiểm soát toàn bộ khu vực ĐBSCL hiện nay.

1.2.1.2 Lịch sử tiếp xúc ngôn ngữ KV ở ĐBSCL

Lịch sử tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer cũng theo tiến trình lịch sử trên, bao gồm các thời kỳ yếu (cho đến thập kỷ 1620), thời kỳ tự phát (đến 1698), thời kỳ mạnh mẽ (đến cuối thập kỷ 1950), thời kỳ mạnh mẽ, có định hướng và toàn diện (cho đến nay).

1.2.1.3 Vài nét về người Khmer ở ĐBSCL

Người Khmer ở Việt Nam có số dân khoảng 1,2 triệu, tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang và Kiên Giang. Họ sống thành các phum, sóc, lấy Phật giáo Nam tông làm tín ngưỡng. Văn hoá lễ hội của người Khmer gồm có các dạng Phật giáo, Bà la môn giáo hay tín ngưỡng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và có chỉ số phát triển thấp.

1.2.2 Các trường hợp nghiên cứu điển hình

Luận án chọn 3 xã có những tương đồng về nhiều mặt là các xã Tập Sơn (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh), xã Vĩnh Châu (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) và

xã Cô Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) là những xã đông người Khmer nhất để nghiên cứu điển hình. Các xã được mô tả trong luận án một cách tỉ mỉ ở các mục

1.2.2.1 đến 1.2.2.3 với các thông tin về vị trí địa l , dân số và dân tộc, tổ chức hành chính, cơ sở tôn giáo, hoạt động kinh tế và nghề nghiệp.

1.2.3 Tiếng Việt, tiếng Khmer và sự phát triển quy tụ của các ngôn ngữ Đông Nam Á

1.2.3.1Tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, thuộc vào loại hình ngôn ngữ đơn lập, đơn tiết tính, không biến hình, bao gồm các lớp từ thuần Việt, gốc Hán, gốc Ấn-Âu. Tiếng Việt có 6 thanh điệu. Ở góc độ ngữ pháp, tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tích tính (analytic), không có hình thái; có trật tự các thành tố trong câu là SVO và trong danh ngữ là trung tâm trước, bổ ngữ sau. Tiếng Việt có hệ thống danh từ chỉ loại, có hệ thống chuỗi động từ; là một ngôn ngữ thiên đề thuyết hơn là chủ vị; có hệ thống từ tình thái; có các loại câu đơn, câu ghép và câu đặc biệt v.v…Về mặt phương ngữ, có ba phương ngữ chính là Bắc Bộ (cho đến Thanh Hoá), Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân), Nam Bộ (từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh và khu vực miền Tây).

1.2.3.2 Tiếng Khmer

Tiếng Khmer là ngôn ngữ đơn lập, nhưng không đơn tiết tính mà cận âm tiết, được phát triển từ hệ thống ký tự Pallava của miền Nam Ấn độ. Tiếng Khmer là ngôn ngữ không có thanh điệu. Với 30 nguyên âm đơn và đôi và với 33 phụ âm thuộc hai giọng o và ô, tiếng Khmer là ngôn ngữ có nhiều âm vị nhất. Từ vựng gồm lớp từ cơ bản gốc Nam Á, từ gốc Pali, Sanskrit, gốc Pháp, Việt và Thái. Tiếng Khmer được cho rằng có 4 phương ngữ chính: Battambang (ở khu vực phía Bắc); Phnôm Pênh, Surin (phía đông bắc Thái Lan) và Nam Bộ (vùng ĐBSCL, Việt Nam). Một đặc điểm quan trọng là tính chất song thể ngữ ở khu vực ĐBSCL.

Qua việc mô tả hai ngôn ngữ trên, có thể thấy những điểm tương đồng và khác biệt như đã đề cập trong luận án.

1.2.3.4 Sự phát triển hội tụ của các ngôn ngữ Mon-Khmer và của hai ngôn ngữ KV Hai ngôn ngữ này, trong tiếp xúc có khuynh hướng phát triển hội tụ, trong đó

chủ yếu là theo hướng tiếng Khmer phát triển xích lại tiếng Việt. Đều chịu sự tác động của quá trình đơn tiết hoá, tuy nhiên, mức độ và sự “phản ứng” của các ngôn

ngữ này đối với xu hướng đơn tiết hoá là khác nhau: Tiếng Việt hình thành thanh điệu, còn tiếng Khmer nhân đôi hệ thống nguyên âm. Sự phát triển hội tụ ở góc độ từ vựng là vay mượn lẫn nhau và góc độ ngữ pháp là sự mô phỏng một số cấu trúc danh ngữ.

1.3 Xác định cảnh huống tiếng Khmer ở ĐBSCL

1.3.1 Tiêu chí phân loại

Xác định cảnh huống ngôn ngữ dân tộc nói chung được đặt cơ sở trên 3 tiêu chí là tính duy nhất, tính tiếp giáp địa lý tính kết dính của John White.

1.3.2 Các loại hình cảnh huống ngôn ngữ

Sau khi bỏ đi những tiêu chí loại trừ lẫn nhau, các cảnh huống ngôn ngữ bao gồm 10 nhóm:

Nhóm 1: THIỂU SỐ DUY NHẤT (duy nhất + kết dính) [+DN] [+KD]

Nhóm 2: THIỂU SỐ DUY NHẤT RỜI RẠC (duy nhất + không kết dính) [+DN] [- KD]

Nhóm 3: THIỂU SỐ TIẾP GIÁP (không duy nhất + tiếp giáp + kết dính) [-DN] [+TG] [+KD]

Nhóm 4: THIỂU SỐ RỜI RẠC (không duy nhất + tiếp giáp + không kết dính) [- DN] [+TG] [-KD]

Nhóm 5: THIỂU SỐ ĐỊA PHƯƠNG (không duy nhất + không tiếp giáp + kết dính) [-DN] [-TG] [+KD]

Nhóm 6: THIỂU SỐ ĐA QUỐC GIA (không duy nhất + không tiếp giáp + không kết dính) [-DN] [-TG] [-KD]

Nhóm 7: THIỂU SỐ ĐẶC THÙ ĐỊA PHƯƠNG (thiểu số địa phương + tiếp giáp + kết dính) [+ĐP] [+TG] [+KD]

Nhóm 8: THIỂU SỐ ĐỊA PHƯƠNG PHÂN CÁCH (thiểu số địa phương + tiếp giáp + không kết dính) [+ĐP] [+TG] [-KD]

Nhóm 9: THIỂU SỐ ĐỊA PHƯƠNG KẾT DÍNH [+ĐP] [-TG] [+KD]

Nhóm 10: THIỂU SỐ ĐỊA PHƯƠNG RỜI RẠC (thiểu số địa phương + không tiếp giáp + không kết dính) [+ĐP] [-TG] [-KD]

1.3.3 Loại hình của cảnh huống tiếng Khmer

Từ 10 nhóm trên, chúng tôi xác định tiếng Khmer thuộc nhóm 7 ([+ĐP] [+TG] [+KD]) với những đặc điểm như:

[+ĐP]: Tiếng Khmer là ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam, Thái Lan và Mỹ, nhưng lại ngôn ngữ đa số ở CPC.

[+TG]: Cộng đồng người Việt Nam gốc Khmer sống cận kề với CPC.

[+KD]: Mức độ kết dính giữa các cộng đồng Khmer tại ĐBSCL là tương đối chặt chẽ.

1.4 Tiểu kết chương

Từ những kết quả nghiên cứu ở chương 1 trên, có thể thấy song ngữ Khmer- Việt thể hiện những đặc điểm:

- Song ngữ KV là song ngữ bình đẳng.

- Song ngữ KV là song ngữ bền vững.

- Song ngữ KV là song ngữ chiều sâu.

- Song ngữ KV là song ngữ có song thể ngữ.

Chương 2: Một số đặc điểm của cộng đồng song ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL

2.1 Các môi trường song ngữ ở ĐBSCL

2.1.1 Môi trường song ngữ về mặt địa lý

Môi trường tiếp xúc ở CPC: Sự cận kề địa lý giữa Việt Nam và CPC cũng như sự cộng cư đan xen giữa người Khmer Nam Bộ và người Việt (và cả người Hoa) đã tạo điều kiện cho các ngôn ngữ tiếp xúc với nhau ở CPC. Hiện nay, số lượng người Việt ở CPC lên đến 130 000 người, tập trung ở Phnôm Pênh, 5 tỉnh quanh khu vực biển Hồ, 5 tỉnh ở phía nam và tây nam, vùng đông nam, chủ yếu là tỉnh Prey Veng.

Môi trường tiếp xúc ở ĐBSCL: Môi trường này được nhận thấy ở 3 góc độ: tỷ lệ đồng bào Khmer ở các địa phương, mức độ cộng cư đan xen, đặc điểm hoạt động kinh tế.

2.1.2 Môi trường song ngữ về mặt xã hội

Sự tiếp xúc ngôn ngữ KV diễn ra ở nhiều môi trường kinh tế xã hội như:

2.1.2.1 Môi trường gia đình, cộng đồng hàng xóm

2.1.2.2 Môi trường giáo dục

2.1.2.3 Môi trường hoạt động nghề nghiệp

2.1.2.4 Môi trường giao tiếp chính quyền

2.1.2.5 Môi trường văn hoá lễ hội

2.1.2.6 Môi trường thông tin truyền thông đại chúng

2.1.2.7 Môi trường văn bản tài liệu

Có thể thấy các môi trường tiếp xúc ngôn ngữ KV rất đa dạng và toàn diện. Đây là sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ của hai dân tộc cùng là chủ nhân của một vùng đất, và là sự tiếp xúc tình cảm, tự nguyện và bình đẳng.

2.2 Phân loại người Khmer về mặt song ngữ

2.2.1 Phương pháp và tiêu chí phân loại

2.2.1.1 Lựa chọn phương án nghiên cứu và lập bảng hỏi

Do quy mô cá nhân, phương pháp được chọn ở đây là phỏng vấn dựa trên bảng hỏi, với các hướng: (1) kết hợp điều tra năng lực và việc sử dụng ngôn ngữ;

(2) xác định mục tiêu điều tra là phân bố (distributive); (3) xây dựng theo hướng kiểm tra theo quy chiếu chuẩn mực. Từ đó bảng hỏi nhằm vào 4 mục đích chính: (1) cảm nhận của bản thân đối tượng về trình độ song ngữ; (2) tình hình sử dụng song ngữ; (3) đánh giá trình độ các ngôn ngữ qua 4 kỹ năng và (4) đánh giá mức độ chênh lệch giữa các ngôn ngữ.

2.2.1.2 Các tiêu chí phân loại và các bước tiến hành:

- Tiêu chí thứ nhất - Sự chênh lệch giữa các ngôn ngữ

- Tiêu chí thứ hai - Trình độ của ngôn ngữ

- Tiêu chí thứ ba - Sự chênh lệch giữa các nhóm kỹ năng

Việc phân loại tiến hành trên 300 mẫu được thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Lập bảng câu hỏi dựa trên các mục đích và tiêu chí đã nêu trên

Bước 2: Điều tra thí điểm

Bước 3: Điều chỉnh bảng hỏi

Bước 4: Chọn mẫu theo phương pháp phân tầng Bước 5: Chọn và tập huấn phỏng vấn viên

Bước 6: Triển khai cho phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn theo bảng hỏi Bước 7: Nhập dữ liệu trên máy tính

Bước 8: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê

Bước 9: Phân chia các kiểu loại người song ngữ dựa trên kết quả nghiên cứu.

Bước 10: Kết hợp một số kiểu loại người song ngữ thành các nhóm người song ngữ Bước 11: Chọn ngẫu nhiên một số trường hợp trong mỗi nhóm để phỏng vấn sâu

2.2.2 Kết quả phân loại

2.2.2.1 Các kiểu loại người Khmer về mặt song ngữ

Kết quả phân loại bao gồm các kiểu loại người Khmer về mặt song ngữ như

sau:

Loại 1 (KV1B): SONG NGỮ CÂN BẰNG CAO: Trình độ tiếng KV đều ngang nhau và ở mức độ cao. Không có sự chênh lệch đáng kể giữa các kỹ năng trong hai ngôn ngữ.

Loại 2 (KV1O): SONG NGỮ CÂN BẰNG KHẨU NGỮ: Trình độ tiếng KV đều rất tốt ở kỹ năng nghe nói nhưng đọc viết kém ở cả hai ngôn ngữ.

Loại 3 (KV2O): SONG NGỮ CÂN BẰNG KHẨU NGỮ BỘ PHẬN: Trình độ

tiếng Việt và tiếng Khmer đều khá ở kỹ năng nghe nói nhưng không hay kém đọc viết ở cả hai ngôn ngữ.

Loại 4 (KV2B): SONG NGỮ CÂN BẰNG BỘ PHẬN: Trình độ tiếng Việt và tiếng Khmer đều ngang nhau và đều ở mức trung bình ở cả 4 kỹ năng.

Loại 5 (KV3O): KHIẾM NGỮ: Trình độ tiếng Việt và tiếng Khmer đều kém như nhau ở cả 4 kỹ năng.

Loại 6 (K1B) CẬN ĐƠN NGỮ KHMER: Các kỹ năng tiếng Khmer đều tốt, nhưng hầu như không biết tiếng Việt.

Loại 7 (K1O) CẬN ĐƠN NGỮ KHMER KHẨU NGỮ: Nghe và nói tiếng Khmer tốt, nhưng không đọc viết tiếng Khmer được, hầu như không biết tiếng Việt.

Loại 8 (K1B + V2O): SONG NGỮ LỆCH, KHMER TRỘI: Các kỹ năng tiếng Khmer đều tốt, nghe nói tiếng Việt đều ở mức cơ bản và không đọc viết được tiếng Việt.

Loại 9 (K1O + V2O) SONG NGỮ LỆCH, KHMER KHẨU NGỮ TRỘI: Tương tự

như kiểu loại 8, tuy nhiên không đọc viết được chữ Khmer.

Loại 10 (V1B + K2O) SONG NGỮ LỆCH, VIỆT TRỘI: Đây là loại người Khmer sử dụng tốt các kỹ năng tiếng Việt hơn so với tiếng Khmer, nhưng chỉ nghe nói mà không đọc viết được tiếng Khmer.

Loại 11 (V1O + K2O) SONG NGỮ LỆCH, VIỆT KHẨU NGỮ TRỘI: Đây là

những người Khmer nghe nói tiếng Việt tốt hơn tiếng Khmer, nhưng không đọc viết được cả hai thứ tiếng.

2.2.2.2 Các nhóm người Khmer về mặt song ngữ

Từ 11 kiểu loại, các nhóm người Khmer được xác định như sau: Nhóm 1: Nhóm song ngữ cân bằng cao gồm loại 1 và 2;

Nhóm 2: Nhóm song ngữ cân bằng bộ phận gồm loại 3, 4 và 5; Nhóm 3: Nhóm cận đơn ngữ Khmer gồm loại 6 và 7;

Nhóm 4: Nhóm song ngữ lệch Khmer trội gồm loại 8 và 9; Nhóm 5: Nhóm song ngữ lệch Việt trội gồm loại 10 và 11.

Bảng 2.1 trong luận án đã tổng hợp các kiểu loại cũng như nhóm người Khmer với số lượng của từng nhóm, kiểu loại.

2.2.2.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu định lượng

Tỷ lệ của các nhóm và kiểu loại trên chỉ có tính chất tham khảo , vì số lượng 300 mẫu là nhỏ so với toàn bộ dân cư Khmer . Tuy nhiên, có thể thấy đặc điểm đáng lưu ý là tính chất khẩu ngữ trong song ngữ của người Khmer.

2.2.3 Khuynh hướng phát triển của các nhóm người Khmer song ngữ: bao gồm 2 khuynh hướng là mở rộng và thu hẹp. Các nhóm cân bằng cao, lệch Việt trội, lệch Khmer trội được mở rộng, còn nhóm cận đơn ngữ được thu hẹp. Riêng nhóm song ngữ cân bằng bộ phận không có sự biến đổi do có sự bù trừ trong hai khuynh hướng ở nội bộ nhóm.

2.2.4 Người Khmer song ngữ nhìn từ một số tham tố xã hội

2.2.4.1 Tuổi tác: Khuynh hướng rõ ràng là người trẻ, sinh sau 1975, có khả năng song ngữ nói chung và khả năng tiếng và chữ Khmer tốt hơn các thế hệ trước, nhất là những người trên 60 tuổi. Nghiên cứu hồi cố cũng cho thấy một số lý do như người Khmer sinh sau 1975 thường bắt đầu nói tiếng Việt khi bắt đầu đi học, còn nhiều người lớn tuổi đã từng sống ở khu vực mà trước 1975 tập trung chủ yếu là người Khmer.

2.2.4.2 Giới tính: Tỷ lệ nam trội hơn so với nữ ở nhóm song ngữ cân bằng cao (13/4) cho thấy nói chung là nữ ít có cơ hội học chữ. Tình hình này tiến triển khá hơn từ sau 1975 khi trẻ em (cả nam lẫn nữ) đều được đi học và được học chữ Khmer. Ngược lại, tỷ lệ Song ngữ lệch, Việt trội nghiêng về nữ (12/3) cũng như song ngữ lệch Khmer trội (98/70) cho thấy rằng khả năng song ngữ khẩu ngữ của nữ giới Khmer cao hơn so với nam giới, do phụ nữ có nhiều cơ hội hơn khi thường xuyên đi chợ hay có hoạt động kinh doanh ở chợ, buôn bán ở các cửa hiệu, tiệm ăn v.v…

2.2.4.3 Nghề nghiệp: Nhóm tri thức (giáo viên, sư sãi) có khả năng tiếng và chữ Khmer cao hơn các nghề nghiệp khác, còn nhóm nông dân chủ yếu chỉ có khả năng ngôn ngữ khẩu ngữ.

2.3 Phân loại vùng địa lý về mặt song ngữ

2.3.1 Các tiêu chí và phương pháp phân loại

Việc phân vùng song ngữ dựa trên 3 tiêu chí: sự phân bố vị trí 300 mẫu; đặc điểm hệ thống giao thông, mật độ dân số, mức cộng cư; và, các đặc điểm vùng kinh tế.

2.3.2 Kết quả phân vùng và một số đặc điểm vùng song ngữ KV Kết quả phân vùng cho thấy các vùng song ngữ như sau:

- Vùng đơn ngữ Việt

- Vùng cần đơn ngữ Việt

- Vùng song ngữ yếu

- Vùng song ngữ mạnh

- Vùng song ngữ hỗn hợp

2.4 Vị thế và việc sử dụng các ngôn ngữ trong cộng đồng song ngữ

2.4.1 Khái niệm vị thế ngôn ngữ và các lĩnh vực giao tiếp: Vị thế ngôn ngữ là vị trí của một ngôn ngữ trong tương quan với một ngôn ngữ khác. 05 lĩnh vực giao tiếp cơ bản được Fishman xác định là là gia đình, bạn bè, tôn giáo, giáo dục và công việc khi nghiên cứu về phân bố chức năng.

2.4.2 Sự phân công chức năng tiếng Việt và tiếng Khmer: Trên cơ sở hai câu hỏi về đối tượng và tình huống lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp, chúng tôi xác định sự phân công chức năng như sau: tiếng Việt và tiếng Khmer có sự phân công như sau: Tiếng Việt nổi trội ở lĩnh vực giáo dục và giao tiếp nghề nghiệp, còn tiếng Khmer có vị thế cao hơn ở các lĩnh vực gia đình, bạn bè, tôn giáo.

2.5 Tiểu kết chương

Kết quả nghiên cứu chương thứ 2 cho thấy sự củng cố cũng như bổ sung các đặc điểm cho song ngữ KV:

Song ngữ Việt Khmer là song ngữ phát triển tự nhiên Song ngữ KV là song ngữ phức hợp

Chương 3: Một số hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Khmer-Việt ở ĐBSCL

3.1 Các cơ sở lý thuyết và phân biệt

3.1.1 Khái niệm “mã”

“Mã” (code) là một khái niệm trong thông tin, mà ngôn ngữ học sử dụng nhằm chỉ một hệ thống tín hiệu để chuyển tải thông tin. Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ học của song ngữ bao gồm các hiện tượng về mã ngôn ngữ như vay mượn, chọn mã, hoà mã, chuyển mã, chuyển di, giao thoa. Hai hệ thống mã được xác định ở đây là hai ngôn ngữ KV trong tiếp xúc, trong đó đối với tiếng Khmer, đó chính là 2 biến thể cao (khẩu ngữ) và thấp (ngôn ngữ viết) và tiếng Việt ở đây thuộc phương ngữ Nam Bộ.

3.1.2 Một số hiện tượng về mã qua tiếp xúc ngôn ngữ

3.1.2.1 Chọn mã và hoà mã

- Chọn mã: Khái niệm chọn mã nhằm để chỉ việc lựa chọn một mã ở thời điểm bắt đầu một tương tác hội thoại. Chúng tôi gọi đó là sự chọn mã ban đầu (initial code- choice).

- Hoà mã: Hiện tượng hoà mã dùng để chỉ việc hai mã ngôn ngữ được hoà trộn vào với nhau trong giao tiếp. Cách hiểu về hoà mã có thể khác nhau tuỳ vào tác giả, tuy nhiên, có thể tóm lược rằng hoà mã là việc một mã ngôn ngữ đang được sử dụng thì trong đó một số yếu tố của một mã ngôn ngữ khác được sử dụng hoà trộn vào.

3.1.2.2 Chuyển mã

Trong quá trình giao tiếp, người song ngữ sẽ chuyển từ một mã ngôn ngữ này sang một mã ngôn ngữ khác, và có thể thao tác này sẽ được lặp lại nhiều lần, tạo nên sự luân phiên ngôn ngữ. Luân phiên ngôn ngữ như thế được gọi là chuyển mã (code-switching). Chuyển mã, có thể được chia thành hai loại là chuyển mã tình huống (situational code-switching) và chuyển mã ẩn dụ (metaphorical code- switching) và chia làm 4 kiểu: ngoài câu (inter-sentencial), trong câu (intra- sentencial), chuyển đoạn (tag switching) và nội bộ từ (intra-word).

3.1.2.3 Các lý thuyết nghiên cứu chọn mã và luân phiên mã

Khi phân tích cơ chế chọn và luân phiên mã, các nhà nghiên cứu không thể không kể đến hai lý thuyết nổi bật của Myers-Scotton về Mô hình đánh dấu (Markedness Model) và của Howard Giles về Sự tiện lợi trong giao tiếp (Communication Accommodation).

3.1.3 Một số hiện tượng về biến đổi ngôn ngữ qua tiếp xúc

3.1.3.1 Vay mượn và sao phỏng

Từ điển The Encyclopedia of Language and Linguistics (Asher R.E., [130], tr.383) định nghĩa: “Một „yếu tố vay mượn‟ là một hình thái lan toả từ một biến thể ngôn ngữ (nguồn) sang một biến thể khác (đích).” Như vậy khái niệm vay mượn theo từ điển này bao trùm hai hiện tượng mà chúng ta thường thấy là vay mượn từ vựng và sao phỏng.

3.1.3.2 Chuyển di và giao thoa

Chuyển di là quá trình ảnh hưởng hay sử dụng các hình thái của một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác. Về giao thoa, từ điển The Encyclopedia of Language and Linguistics của R.E. Asher ([130], cuốn 1, tr. 353) cho rằng “giao thoa bao gồm các yếu tố của một ngôn ngữ can thiệp vào một phát ngôn mà về đại thể phát ngôn đó thuộc một ngôn ngữ khác”.

3.1.4 Một số phân biệt giữa các khái niệm

Một số cặp khái niệm đã được phân biệt trong luận án bao gồm hoà mã và chuyển mã, hoà mã và vay mượn, giao thoa và chuyển di. Những phân biệt này đặt cơ sở trên các đặc điểm như bình diện ngôn ngữ/lời nói, bản chất, đơn vị ngôn ngữ liên quan, tính chất tích cực/tiêu cực.

3.2 Chọn mã và luân phiên mã ở song ngữ KV

3.2.1 Hoà mã, vay mượn và sao phỏng trong tiếng Khmer

3.2.1.1 Hiện tượng hoà mã

Chúng tôi tiến hành khảo sát hàng loạt tình huống hoà mã ở nhiều khu vực khác nhau và các đặc điểm của hoà mã như sau:

- Về mặt đơn vị hoà gồm từ, ngữ đoạn.

- Về hình thức, các từ này thường mất dấu thanh, nhưng mang các đặc tính ngữ âm học còn lại của phương ngữ Việt Nam Bộ.

- Về môi trường, chỉ thấy diễn ra chủ yếu ở giao tiếp khẩu ngữ

- Về thành phần hoà mã, gồm 3 nhóm: những từ ngữ hay khái niệm không có trong tiếng Khmer ở ĐBSCL; từ ngữ có trong tiếng Khmer ở ĐBSCL nhưng không có trong vốn từ của người nói; từ ngữ hay khái niệm có ở vốn từ của người nói.

3.2.1.3 Động cơ và nguyên nhân của hiện tượng hoà mã

Có rất nhiều động cơ, tuy nhiên, các động cơ nội tâm rất khó xác định hay kiểm chứng. Ở đây, những động cơ rõ rệt nhất bào gồm:

- Hoà mã do thiếu công cụ diễn đạt

- Hoà mã do thói quen ngôn ngữ hàng ngày

- Hoà mã để giữ nguyên tắc đảm bảo thông tin

- Hoà mã vì tiện lợi và tiết kiệm trong giao tiếp 3.2.1.4Từ hoà mã đến vay mượn và sao phỏng

Nhóm từ hoà mã không có trong tiếng Khmer có thể trở thành vay mượn, và trên một số báo Khmer đã được văn tự hoá. Ngoài ra, hiện tượng sao phỏng cấu trúc và khái niệm cũng diễn ra phong phú. Hiện tượng này có thể được nhìn nhận ở cả hai góc độ tích cực và tiêu cực.

3.2.2 Chuyển mã

Cũng như hoà mã, chuyển mã diễn ra thường xuyên trong giao tiếp ở cộng đồng song ngữ KV ở ĐBSCL, và luôn song hành, đan xen với hoà mã. Chuyển mã là hiện tượng phổ biến ở các cộng đồng song ngữ, và đã được khảo sát ở hàng loạt tình huống được ghi nhận từ 2003. Một số phân tích về động cơ chuyển mã cho thấy các giải thích sau:

(1) Mở rộng, thu hẹp, thay đổi người đối thoại

(2) Sử dụng ngôn ngữ mà người nói có thói quen sử dụng ở một lĩnh vực giao tiếp phù hợp hơn

(3) Sử dụng ngôn ngữ dễ dàng hơn khi diễn đạt

(4) Giữ nguyên nội dung thông tin

(5) Gợi ý về tính chất nội nhóm, ngoại nhóm giữa các nhóm xã hội (hay nhóm dân tộc).

(6) Thay đổi chủ đề hội thoại

(7) Thay đổi thái độ giao tiếp

(8) Thay đổi vai trong hội thoại

(9) Chuyển mã trong quá trình đang đàm phán một ngôn ngữ giao tiếp

3.3 Giao thoa Khmer-Việt

Ở người Việt, sự giao thoa chủ yếu có tính chất tình thái và siêu ngôn ngữ, được sử dụng có tính chất địa phương và cá nhân, ảnh hưởng chủ yếu là ở bình diện ngữ âm. Ở người Khmer, nghiên cứu ngữ âm, cụ thể là nghiên cứu phụ âm đầu, tư liệu cho thấy sự xuất hiện của một số biến đổi giao thoa ở tổ hợp phụ âm /tr/ hay việc hình thành âm vực thấp ở một số âm tiết. Ở chiều giao thoa Khmer sang Việt,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022