DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Vị trí lấy mẫu 33
Hình 3.1: Hoa gió từ tháng 1 đến tháng 6 tại trạm khí tượng Thất Khê - Lạng Sơn 42
Hình 3.2: Hoa gió từ tháng 7 đến tháng 12 tại trạm khí tượng Thất Khê - Lạng Sơn 43
Hình 4.1: Vị trí khu vực mỏ 51
Hình 4.2: Hiện trạng khai thác đá tại mỏ 59
Hình 4.3: Sơ đồ công nghệ chế biến đá làm VLXD 61
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 1
- Tình Hình Khai Thác, Chế Biến Đá Vôi Lvlxd Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Tình Hình Khai Thác, Chế Biến Đá Vôi Tại Tỉnh Lạng Sơn.
- Các Nguồn Tác Động Môi Trường Của Hoạt Động Khai Thác Và Chế Biến Đá Vôi Trong Giai Đoạn Vận Hành Tại Mỏ Đá Vôi Tà Lài
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống tưới nước dập bụi tại trạm nghiền 62
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS 65
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD 66
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 66
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH 68
Hình 4.9: Biều đồ thể hiện hàm lượng BOD569
Hình 4.10: Biều đồ thể hiện hàm lượng TDS 69
Hình 4.11: Biều đồ thể hiện hàm lượng Colifrom 70
Hình 4.12: Vị trí lấy mẫu không khí 71
Hình 4.13: Biều đồ thể hiện hàm lượng Bụi 75
Hình 4.14: Biều đồ thể hiện hàm lượng NOx76
Hình 4.15: Biều đồ thể hiện hàm lượng SO277
Hình 4.16: Biều đồ thể hiện hàm lượng CO 77
Hình 4.17: Biểu đồ thể hiện độ ồn 78
Hình 4.18: Hệ thống phun nước tại trạm đập – Giảm thiểu ô nhiễm bụi 84
Hình 4.19: Xe chở nước tưới đường – Giảm thiểu ô nhiễm bụi 84
Hình 3.20: Trồng cây xanh khu vực quanh mỏ 88
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Nằm ở cửa ngò nối Trung Quốc với các nước ASEAN, là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (hành lang kinh tế được đánh giá là có tiềm năng phát triển nhất), tỉnh Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội 150km, cách thành phố Nam Ninh 180 km với hệ thống đường giao thông thuận lợi, địa hình các tuyến đường tương đối bằng phẳng không chỉ thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa xuất - nhập khẩu.
Về hạ tầng đô thị, bên cạnh việc đồng bộ hóa, hiện đại hóa hệ thống trung tâm thương mại, du lịch và kinh tế cửa khẩu, nâng cấp hoàn thiện hệ thống đường giao thông, xây dựng mới và đưa vào sử dụng các khu công nghiệp và các vùng kinh tế, các đô thị và các khu dân cư nông thôn. Đáng kể đến là dự kiến thành phố Lạng Sơn sẽ mở rộng phát triển lên đô thị loại II đến năm 2020, thị trấn Đồng Đăng đã được công nhận là đô thị loại IV; Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2020 mức bình quân sàn nhà trên đầu người là 25 m2/người (Theo Chương trình phát triển nhà tăng 5 m2/người so với năm 2015), tỷ lệ dân số thành thị tăng lên 38-40%. Một số dự án lớn sẽ được đầu tư xây dựng như công trình đường cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn; Thủy lợi Bản Lải; Các khu công nghiệp Hồng Phong, Đồng Bành; các cụm công nghiệp; các dự án trong khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn. Đây là cơ hội lớn cho hoạt động khai thác khoáng sản đá vôi làm VLXD Lạng Sơn phát triển để cung ứng kịp thời cho nhu cầu VLXD địa phương.
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016, trên địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn chỉ có mỏ đá vôi Tà
Lài được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác với sản phẩm chính là đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, hằng năm mỏ đã cung cấp một khối lượng lớn đá vôi cho các xã, huyện và thành phố Lạng Sơn. Hoạt động khai thác, chế biến đá vôi tại mỏ đá vôi Tà Lài của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và Kinh doanh tổng hợp - VVMI đã tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương, đóng góp xây dựng hạ tầng kỹ thuật: đường sá, cầu cống,... công trình công cộng: trường học, nhà trẻ... và đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí.... Bên cạnh những lợi ích nêu trên, thì hoạt động khai thác đá vôi cũng tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội: mất an ninh trật tự xã hội, gia tăng lưu lượng các phương tiện giao thông, sức khỏe của người dân,... chất lượng môi trường, hệ sinh thái tại khu vực và xung quanh khu vực khai thác, chế biến đá vôi. Xuất phát từ một số vấn đề thực tiễn trên và để phát triển bền vững ngành khai khoáng gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan trên địa bàn xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi Tà Lài, xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Áp dụng và bổ sung và phát huy các kiến thức đã học vào thực tiễn;
- Nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường;
- Bổ sung tư liệu, kinh nghiệm, kỹ năng thực hành cho việc học tập và nghiên cứu.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nắm được ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi tới môi trường nước, không khí để từ đó giúp cho các đơn vị tổ chức khai thác, chế biến
đá vôi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường. Tạo cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn;
Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức việc bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
3. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu: giới thiệu khái quát về tình hình khai thác và chế biến đá vôi làm VLXDTT trên thế giới và tại Việt Nam; các tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi làm VLXDTT đến môi trường; các rủi ro, sự cố có khả năng xảy ra trong quá trình khai thác và chế biến.
Chương 2: Mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu: xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu. Trên cơ sở đó xây dựng nội dung nghiên cứu và lựa chọn các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu.
Chương 3: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu:
khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: tập trung vào tìm hiểu hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản tại mỏ đá Tà Lài; các công trình, biện pháp đã và đang được Chủ đầu tư áp dụng trong kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và ứng phó với các rủi ro, sự cố. Đánh giá ảnh hưởng do hoạt động khai thác và chế biến đến môi trường không khí, môi trường nước, sức khỏe cộng động và KTXH. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng từ hoạt động khai thác và chế biến đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt những kết quả nghiên cứu chính của luận văn và các kiến nghị để giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động khai thác và chế biến.
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [16].
1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến đến con người và sinh vật” [16].
1.1.1.3. Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải; các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” [16].
1.1.1.4. Khái niệm tài nguyên khoáng sản
Theo khoản 1 điều 2 Luật khoáng sản 2010: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ” [17].
Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
- Theo dạng tồn tại: Rắn (nhôm, sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, …), khí (khí đốt, Acgon, Heli), lỏng (thủy ngân, dầu, nước khoáng, nước ngầm, ….);
- Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất);
- Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy).
Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản.“Mỏ là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các loại khoáng sản do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên”.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
a) Tổng quan quy định pháp luật về quản lý môi trường liên quan đến khai thác, chế biến khoáng sản
- Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 công ước quốc tế về lĩnh vực tài nguyên môi trường, trong đó nước ta đã tham gia 20 công ước như “Công ước về bảo vệ tầng ôzôn” năm 1985; “Tuyên bố Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển” năm 1992; “Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC)” năm 1992; “Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)” năm 2001...
- Trong phạm vi quốc gia, vấn đề quản lý môi trường liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản được đề cập trong nhiều bộ luật, trong đó Luật BVMT số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 23/06/2014 và Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 17/11/2010 là hai văn bản quan trọng nhất. Sau đó hàng loạt các nghị định, thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật BVMT và khai thác khoáng sản đã được ban hành kèm theo một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Bên cạnh đó còn nhiều khía cạnh BVMT được đề cập trong các văn bản khác như: Luật đất đai, Luật tài nguyên nước, Luật phát triển và bảo vệ rừng…Ngoài ra các địa phương tùy
thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương mình cũng có rất nhiều văn bản quy định trong lĩnh vực môi trường và khai thác khoáng sản.
- Hệ thống pháp luật về tài nguyên khoáng sản đã xác lập các yêu cầu về BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản. Bên cạnh những cơ chế quản lý nhằm đảm bảo sự kiểm soát của Nhà nước đối với nguồn tài nguyên khoáng sản và giám sát đối với quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, pháp luật về khoáng sản nói riêng và pháp luật về môi trường nói chung đều có riêng những quy định về vấn đề BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản. Các biện pháp BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản được quy định như sau:
+ Quy định về ĐTM trong hoạt động khai thác khoáng sản: Điều 18 Luật BVMT 2014 và Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định chủ dự án khai thác khoáng sản phải có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện lập báo cáo ĐTM. Trong quá trình thực hiện ĐTM, chủ dự án phải tiến hành tham vấn UBND cấp xã nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng. Chủ dự án phải trình thẩm định báo cáo ĐTM trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyển cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cấp có thẩm quyến cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
+ Quy định về sử dụng công nghệ phù hợp, thiết bị thân thiện với môi trường trong khai thác khoáng sản: Theo Điều 30 Luật Khoáng sản 2010, tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường. Cũng theo Điều 38 Luật BVMT 2014, việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi
trường, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Quy định về áp dụng các biện pháp BVMT khi tiến hành thăm dò, khai thác và chế biến khoảng sản:Theo Điều 38 Luật BVMT 2014, Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường như sau: thu gom và xử lý nước thải, CTR theo quy định của pháp luật; có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh; phải có kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường cho toàn bộ quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Quy định về cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoảng sản: Theo Điều 106 Luật BVMT 2014 và Điều 30 Luật Khoáng sản 2010, Dự án khai thác mỏ, khoáng sản phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi hoạt động và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;