Phát Triển Du Lịch Trong Liên Kết Vùng Ở Thành Phố Đà Nẵng


có chất lượng cho thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương vùng ĐBSCL tại các cơ sở ở thành phố hoặc các cơ sở đặt tại các tỉnh ĐBSCL.

Tóm lại, nhìn chung, trong định hướng chiến lược phát triển du lịch, thành phố Hồ Chí Minh luôn xác định rõ việc phát triển này phải gắn liền với hợp tác, liên kết. Với việc đảm bảo đúng mục đích, nguyên tắc và nội dung của liên kết đã mang lại cho thành phố Hồ Chí Minh nhiều hiệu quả thiết thực về kinh tế và chính trị. [49]

Tuy nhiên, công tác hợp tác, liên kết trên vẫn bộc lộ nhiều yếu kém như lĩnh vực quy hoạch, đầu tư du lịch c n diễn ra chậm; công tác xúc tiến du lịch gặp khó khăn do bị chi phối bởi nguồn ngân sách hạn chế…[49]

Đứng trước thực tế đó, nhằm đảm bảo công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương đi đúng trọng tâm, trọng điểm, đạt kết quả tốt, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian theo chủ trương của UBND; ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục tập trung vào một số công tác trọng tâm sau:

- Nội dung ký kết hoặc tái ký kết hợp tác phát triển du lịch với ngành Du lịch các địa phương cần được thường xuyên theo dõi, rà soát;

- Tiếp tục hỗ trợ các địa phương về công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao năng lực quản lý;

- Tiếp tục phát huy vai tr làm cầu nối giữa các doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương ĐBSCL; tạo cơ hội và môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo để các doanh nghiệp du lịch nhận thức rõ sự cần thiết của liên kết;

- Phối hợp khai thác tiềm năng du lịch của mỗi địa phương; tạo ra những sản phẩm du lịch mới, đưa vào các tuyến du lịch để phục vụ du khách;

- Hỗ trợ cho ngành Du lịch các tỉnh, thành trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. [49]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 273 trang tài liệu này.

2.2.2.3. Phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là Cố đô Huế (Huế), Phố cổ Hội An (Quảng Nam); Khu đền, tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam) và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Thành phố Đà Nẵng còn là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của khu vực Tây


Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar cũng như các nước vùng Đông Bắc Á. Với tất cả những điều kiện đó, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn có cơ sở để phát triển nhanh và bền vững.

Đối với lĩnh vực du lịch, Đà Nẵng là địa danh sở hữu đa dạng các cảnh đẹp với biển cả, đồng bằng, trung du và núi rừng. Bên cạnh đó là những giá trị văn hóa đặc sắc được tạo dựng lên từ truyền thống và hiện đại.

Trong sự phát triển gắn với vị trí địa lý như vậy, ngành Du lịch Đà Nẵng đã định hướng hoạt động của ngành mình gắn với các địa phương lân cận. Trước hết là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam [80]. C n theo trục dọc Bắc - Nam, tạo mối liên kết nội vùng (vùng du lịch Nam Trung Bộ) cũng như mối liên hệ (liên kết liên vùng) với hai tam giác phát triển ở miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và miền nam (thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Vũng Tàu). Trục ngang vươn ra thị trường quốc tế bằng đường bộ, nối các quốc gia Đông Nam Á, Đông Bắc Á với biển Đông, kết hợp khai thác tài nguyên biển đa dạng và tài nguyên khác. [83]

Cụ thể hơn, kết quả của sự liên kết du lịch của Đà Nẵng được minh chứng trong sự liên kết với Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, tạo nên thương hiệu du lịch điển hình cho miền Trung. Ba địa phương đã cùng nhau xác định thị trường trọng điểm, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đề ra chính sách quản lý, phát triển sản phẩm; quảng bá và xúc tiến du lịch (Ba địa phương - một điểm đến, Chương trình giới thiệu du lịch ba địa phương ở Nhật Bản hay các hội chợ du lịch…), hỗ trợ lẫn nhau về nguồn nhân lực du lịch. Việc hợp tác này đem đến nhiều hiệu quả cho ngành Du lịch của cả ba địa phương như giúp giảm chi phí, tạo sản phẩm có tính liên vùng, thu hút thêm nhiều du khách, tạo công ăn việc làm và ngân sách cho địa phương…Trên cơ sở đó, để phát huy đồng thời khắc phục một số hạn chế trong liên kết du lịch, ba địa phương đã đề ra những giải pháp chung như:

- Kế hoạch liên kết phát triển du lịch ba địa phương luôn luôn được chú trọng, xây dựng và cải tiến;

- Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch của ba địa phương được tiếp tục thực hiện, cụ thể như phát hành chung: Tập gấp, đĩa phim, cẩm nang du lịch. Xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu du lịch ba địa phương; tổ chức đón các đoàn quốc tế


(Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Nga...) đến tham quan, khảo sát và viết bài về du lịch ba địa phương; đón và hỗ trợ các đoàn làm phim đến thực hiện phim giới thiệu du lịch ba địa phương...;

- Về chính sách quản lý và phát triển du lịch: Đẩy mạnh vai tr của Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch ba địa phương. Tiến hành xây dựng bộ thông tin chung về du lịch vùng;

- Về phát triển sản phẩm du lịch: Khuyến khích xây dựng các tour du lịch theo ba chủ đề là Con đường di sản, Trung tâm du lịch thiên đường biển, Con đường sinh thái gắn với du lịch có trách nhiệm và bền vững…;

- Về phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức các khóa đào tạo tiếng Nhật, Trung, Hàn tại ba địa phương; tổ chức hội thảo xúc tiến hợp tác quốc tế trong đào tạo du lịch tại miền Trung…[42]

2.2.2.4. Phát triển du lịch trong liên kết vùng ở thành phố Cần Thơ

Trên bản đồ Việt Nam, Cần Thơ được biết đến là trung tâm của vùng ĐBSCL. Ngày nay, Cần Thơ đã trở thành đô thị loại 1, thành phố cấp Trung ương. Cần Thơ có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế du lịch. Địa danh Cần Thơ chứa đựng nhiều nét đặc sắc của một vùng văn hóa sông nước Nam Bộ; kết hợp với những sắc thái văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt, Khmer, Hoa…Nét kiến trúc đô thị độc đáo được tạo nên bởi mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Cùng với đó, những địa danh nổi tiếng như bến Ninh Kiều, vườn c Bằng Lăng…đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách du lịch khắp nơi trên thế giới và ở Việt Nam.

Với vị trí địa lí trung tâm như vậy, trong chiến lược phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ đã và đang tiến hành những nội dung và hình thức liên kết du lịch (nội vùng và liên vùng) như sau:

- Thiết lập mối quan hệ với ngành Du lịch của các địa phương trong khu vực và thành phố Hồ Chí Minh cũng như với Campuchia;

- Hình thành nên những tuyến du lịch [77]: Tuyến du lịch liên tỉnh (thành phố Hồ Chí Minh - Vĩnh Long - Cần Thơ - Cà Mau…); tuyến du lịch quốc gia theo quốc lộ 1A; tuyến du lịch đường sông (thành phố Hồ Chí Minh - Sóc Trăng - Cần


Thơ - An Giang, kéo dài tới Phnôm Pênh, Siêm Riệp, Pắc Sế, Viên Chăn, Luông Phrabăng...).

Bên cạnh đó, trong tương lai, với sân bay Trà Nóc, Cần Thơ c n có thể hình thành các tuyến du lịch đường hàng không tới các trung tâm, các điểm đến du lịch trong nước và quốc tế. [77]

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác của cả nước, việc liên kết làm du lịch ở Cần Thơ cũng vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc; đ i hỏi phải có cách nhìn và sự đầu tư đúng đắn mới mong nhận lại được những kết quả xứng đáng hơn dành cho một trung tâm của vùng sông nước rộng lớn ĐBSCL.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch trong liên kết vùng đối với thành phố Hải Phòng

Thông qua việc phân tích một số cơ sở thực tiễn của sự phát triển du lịch trong liên kết vùng du lịch ở Việt Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Ph ng như sau:

- Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, phát triển du lịch gắn với liên kết vùng được đánh giá là một hướng đi tất yếu, được thể hiện trong quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam và các địa phương như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ…Đây đều là những tỉnh thành lớn trên cả nước. Việc những địa phương này xác định gắn kết du lịch với liên kết vùng sẽ tạo động lực, hướng đi cho các địa phương khác, trong đó có Hải Ph ng.

- Các địa phương kể trên có hoạt động du lịch gắn với liên kết vùng và đã thu được hiệu quả nhất định. Sự liên kết đó diễn ra trên các mặt: Hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, hình thành nên tuyến du lịch…Qua đây, Hải Ph ng sẽ học tập được kinh nghiệm để triển khai liên kết vùng du lịch theo những nội dung phù hợp và quan trọng.


- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch cũng như liên kết vùng du lịch, các địa phương này gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Ngành Du lịch Hải Ph ng sẽ có thêm những bài học quý giá để triển khai tốt hơn hoạt động du lịch trong liên kết với vùng ĐBSH.

Tiểu kết chương 2

1. Chương 2 đã đề cập và làm rõ những nội dung: Tổng quan trên cơ sở phân tích, đánh giá có chọn lọc cơ sở lý luận về phát triển du lịch như các khái niệm liên quan, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch…Trong đó, dựa trên một số nguồn tài liệu, kết hợp với sự nghiên cứu của tác giả và ý kiến của chuyên gia, tác giả đã đưa ra được các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch (theo ngành và theo lãnh thổ).

Đề tài đã cung cấp được cơ sở lý luận về phát triển du lịch trong liên kết vùng - một vấn đề tuy không quá mới mẻ nhưng lại được rất ít tài liệu ở Việt Nam đề cập đến.

Đồng thời, tác giả đã chỉ ra được cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch gắn với liên kết vùng tại Việt Nam cũng như một số bài học phát triển du lịch trong liên kết vùng của các địa phương lớn (các cực tăng trưởng của vùng) như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ với chính vùng đó và các vùng du lịch khác.

2. Như vậy, thông qua nội dung chương 2, lý luận và thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch trong liên kết vùng được trình bày một cách rõ nét, làm nền tảng vững chắc cho những nghiên cứu ở các chương sau và có thể ứng dụng vào điều kiện thực tế của thành phố Hải Ph ng trong liên kết vùng ĐBSH.


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC‌


3.1. Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắ c

3.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

Vùng du lịch ĐBSH có tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 21.063,1 km2 với

số dân là 20.236.700 người (năm 2012) [64]. Phía Bắc giáp Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang; phía Tây giáp Phú Thọ, H a Bình; phía Đông và Đông Bắc giáp với Trung Quốc và biển Đông; phía Nam giáp với Thanh Hóa.

ĐBSH được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình, hình thành nên một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước. Đây được xem là cái nôi sinh trưởng và phát triển của cư dân Việt. Hiện nay, đây cũng là vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh thứ hai của cả nước, sau Đông Nam Bộ.

Vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Hải Ph ng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định. Trong đó, Hải Ph ng - một trung tâm lớn của vùng, là một trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại 1 cấp quốc gia.

3.1.2. Hoạt động du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

- Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vùng ĐBSH sở hữu hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng với biển, đảo; hang, động; sông, hồ, suối nước khoáng…

* Tài nguyên du lịch biển: Vùng ĐBSH có các bãi biển đẹp như Trà Cổ, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Vân Đồn, Bãi Cháy (Quảng Ninh); Cát C 1, 2, 3, Đồ Sơn (Hải Ph ng)…Hệ thống đảo ven bờ có giá trị lớn đối với hoạt động du lịch như Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng (Quảng Ninh); Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Ph ng). Tài nguyên biển c n cung cấp các đặc sản như bào ngư, tôm hùm, mực,…phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách. Tài nguyên này là cơ sở để hình thành và phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao, ẩm thực…[64]

58 Tài nguyên du lịch hang động Có khả năng khai thác phục vụ mục đích du 1

58


* Tài nguyên du lịch hang động: Có khả năng khai thác phục vụ mục đích du lịch tham quan, nghiên cứu như Hương Tích (Hà Nội), Tràng An - Tam Cốc - Bích Động - Địch Lộng (Ninh Bình); Thiên Cung - Sửng Sốt - Bồ Nâu (Quảng Ninh)…[64]

* Tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước khoáng: Hồ Đại Lải, Đầm Vạc (Vĩnh Phúc); Đồng Mô, Quan Sơn, Suối Hai, Hồ Tây (Hà Nội); Tam Chúc (Hà Nam); suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình) và các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Các tài nguyên này được khai thác phục vụ mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, chữa bệnh…[64]

* Tài nguyên du lịch thuộc các rừng đặc dụng: Vùng ĐBSH chứa đựng nhiều khu vực có hệ sinh thái độc đáo như khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy (Nam Định), Vân Long (Ninh Bình); hai khu dự trữ sinh quyển thế giới là đảo Cát Bà (Hải Ph ng) và vùng ĐBSH (gồm vùng ven biển cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình và Nghĩa Hưng, Nam Định; vùng ven biển cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định và Tiền Hải, Thái Bình và vùng ven biển cửa Thái Bình thuộc huyện Thái Thụy, Thái Bình); các Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Ph ng), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Xuân Thủy (Nam Định) [64].

+ Tài nguyên du lịch văn hóa

Vùng ĐBSH là cái nôi của của nền văn minh sông Hồng nên tập trung nhiều tài nguyên du lịch văn hóa nổi bật. Có thể kể đến một số tài nguyên tiêu biểu như:

* Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ: Toàn vùng có

2.232 di tích cấp quốc gia, trong đó, Hà Nội có tới hơn 1.000 di tích [64]. Ngoài ra, có thể kể đến các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của vùng như cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình); đền Đô, chùa Phật Tích…(Bắc Ninh); đền Trần, tháp Phổ Minh (Nam Định); đền thờ các vua Trần, chùa Keo (Thái Bình); Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương)…

* Lễ hội: Lễ hội truyền thống của người Việt ở ĐBSH được đánh giá là tiêu biểu nhất cho lễ hội truyền thống của Việt Nam. Trước hết, lễ hội này là hội mùa, lễ hội nông nghiệp của người nông dân. Lễ hội của người Việt ở ĐBSH c n là hội

Xem tất cả 273 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí