Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

-------***-------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH BANCASSURANCE VÀO 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH BANCASSURANCE VÀO THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tuyết Nhung

Lớp : Anh 2

Khoá 45

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hiền


Hà Nội, tháng 5 năm 2010


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BANCASSURANCE 11

I- TỔNG QUAN VỀ BANCASSURANCE 11

1. Nguồn gốc ra đời và phát triển Bancassurane 11

2. Khái niệm về Bancassurance 14

2.1. Định nghĩa 14

2.2. Đặc điểm và phạm vi áp dụng mô hình Bancassurance 15

2.2.1. Đặc điểm của Bancassurance 15

2.2.2. Phạm vi áp dụng 18

2.3. Vai trò của Bancassurance 19

2.3.1. Đối với ngân hàng 19

2.3.2. Đối với công ty bảo hiểm 21

2.3.3. Đối với khách hàng: 22

II- NỘI DUNG CỦA CÁC MÔ HÌNH BANCASSURANCE 23

1. Các kênh phân phối của Bancassurance 23

1.1. Các đại lý chuyên nghiệp (Career Agents) 24

1.2. Các đại lý được trả lương (Salaried Agents) 24

1.3. Các nhà tư vấn đặc biệt 25

1.4. Các nhân viên bán hàng tại ngân hàng 25

1.5. Thành lập/ mua lại các đại lý hoặc công ty môi giới 26

1.6. Bán hàng trực tiếp 26

1.7. Bán hàng qua Internet 26

1.8. Môi giới điện tử 27

2. Các mô hình Bancassurance 28

2.1. Các mô hình hoạt động của Bancassurance 28

2.1.1. Mô hình hợp tác phân phối 28

2.1.2. Mô hình chiến lược liên kết 29

2.1.3. Mô hình liên doanh 29

2.1.4. Mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính 30

2.2. Các mô hình phân phối của Bancassurance 31

2.2.1. Mô hình thống nhất (hay còn gọi là mô hình chung) 31

2.2.2. Mô hình chuyên nghiệp 32

2.2.3. Mô hình kế hoạch – tài chính 32

III-THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MÔ HÌNH BANCASSURANCE TRÊN THẾ GIỚI 33

3.1. Thị trường châu Âu 33

3.2. Thị trường tại châu Á 39

3.3. Thị trường bảo hiểm tại Mỹ và châu Mỹ Latinh 44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 48

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM . 48 1. Tình hình hoạt động của các ngân hàng 48

1. Tình hình hoạt động của các công ty bảo hiểm 50

3. Thực trạng liên mối liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm. 54

II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM 59

1. Khung pháp lý điều chỉnh 59

2. Các mô hình Bancassurance tại thị trường bảo hiểm Việt Nam 61

2.1. Mô hình hợp tác phân phối 61

2.2. Mô hình liên doanh 66

2.3. Mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính 69

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM 72

1. Những kết quả đạt được 72

2. Những hạn chế còn tồn tại 76

2.1. Về phía công ty bảo hiểm 76

2.2. Về phía ngân hàng 77

2.3. Về phía khách hàng 79

2.4. Khó khăn, thách thức khách quan khác 80

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM 82

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM 82

1. Xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ 82

1.1. Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn 83

1.2. Đa dạng hóa kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm 83

2. Xu hướng phát triển của ngành ngân hàng và kênh phân phối Bancassurance 83

2.1. Xu hướng phát triển của ngành ngân hàng 83

2.2. Xu hướng phát triển của mô hình Bancassurance tại Việt Nam 87

II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM 89

1. Nhóm giải pháp vĩ mô – giải pháp về luật pháp và chính sách của nhà nước 89

1.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý 89

1.2. Các đề xuất cụ thể đối với hoạt động quản lý mô hình dịch vụ Bancassurance 90

2. Những giải pháp vi mô 93

2.1. Các giải pháp về nhận thức 93

2.1.1. Nhận thức của ngân hàng và công ty bảo hiểm về Bancassurance . 93

2.1.2. Nhận thức của khách hàng về Bancassurance 95

2.2. Giải pháp về chính sách hoạt động đối với ngân hàng và các công ty bảo hiểm. 95

2.2.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho mô hình Bancassurance 95

2.2.2. Thiết lập mối liên kết hợp tác bảo hiểm – ngân hàng 96

2.2.3. Hoàn thiện các sản phẩm Bancassurance hiện hành 97

2.2.4. Làm tốt công tác marketing và duy trì chặt chẽ mối quan hệ với khách hàng 99

2.2.5. Chú trọng việc đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn 100

2.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm 101

2.2.7. Nâng cao tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm 102

KÊT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


B

: Bancassurance

BĐN

: Bồ Đào Nha

BHNT

: Bảo hiểm nhân thọ

BHPNT

: Bảo hiểm phi nhân thọ

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

n.a

: chưa có

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cổ phần

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TBN

: Tây Ban Nha

TNK

: Thổ Nhĩ Kỳ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của thị trường tài chính, tình hình kinh tế quốc tế chính trị ổn định cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng đã tạo điều kiện và nhu cầu mở rộng phạm vi cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính khác. Trong đó, ngân hàng và bảo hiểm là hai định chế tài chính quan trọng của nền kinh tế. Hoạt động của các công ty bảo hiểm có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình kinh doanh khác không chỉ ở việc chấp nhận rủi ro về phần mình từ các chủ thể kinh doanh khác mà còn ở khả năng đánh giá khách quan và quản lý chung. Trong khi đó, các ngân hàng trong quá trình hoạt động buộc phải chấp nhận khá nhiều rủi ro, đa phần mang tính chất kinh tế. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa ngân hàng và bảo hiểm là điều cần thiết, giúp cho các ngân hàng có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời giúp cho bảo hiểm đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm nhằm tìm kiếm nguồn khách hàng mới…

Hiện nay, sự hợp tác giữa lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm đang diễn ra với nhiều hoạt động khác nhau như đầu tư, tín dụng, phân phối sản phẩm bảo hiểm… Sự giao thoa giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm với ngân hàng được thể hiện rõ trên thế giới. Nhiều tập đoàn bảo hiểm có ngân hàng thương mại và ngược lại, nhiều ngân hàng thương mại thành lập công ty bảo hiểm. Đây là xu hướng thế hiện sự hỗ trợ nhau cùng kinh doanh và phát triển.

Bancassurance là khái niệm chỉ sự liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm. Khái niệm này hiện nay được rất nhiều bài báo nhắc đến như là một kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm hiệu quả bên cạnh phân phối truyền thống (qua đại lý) và kênh trực tiếp (bằng thư, email…). Tại thị trường bảo hiểm trên thế giới xu


hướng tỉ lệ doanh thu phí của kênh phân phối truyền thống đang giảm dần, thay thế vào đó là doanh thu phí từ Bancassurance. Mô hình Bancassurance ngày càng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về sản phẩm tài chính trọn gói.

Vậy mô hình Bancassurance hoạt động như thế nào? Mô hình Bancassurance có những đặc điểm gì? Xu hướng trên có diễn ra tại thị trường bảo hiểm Việt Nam hay không? Và các ngân hàng cùng các công ty bảo hiểm đã có những chiến lược gì để phát triển sản phẩm từ mô hình Bancassurance?...

Xuất phát từ những thắc mắc trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu

Bancassurance là một thuật ngữ tiếng Pháp dùng để chỉ việc bán chéo các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng cho cùng một cơ sở khách hàng. Hiện nay, khái niệm Bancassurance tại Việt Nam còn khá mới mẻ, còn có nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp chưa biết đến mô hình liên kết chéo này. Do vậy, “Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm tại Việt Nam” đang diễn ra theo xu hướng nào chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo mặc dù vấn đề này thu hút được sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu. Đã có một số bài báo, công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển mô hình Bancassurance ở Việt Nam như sau:

- PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2008), “Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm ở Việt Nam”, Tạp chí Phát Triển Kinh Tế số 213, tháng 7/2008.

- ThS. Huỳnh Thị Hương Thảo (2008), “Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí ngân hàng số

6/2008.

Ngày đăng: 30/06/2023