Thực Trạng Và Số Liệu Dự Báo Về Nguồn Nhân Lực Du Lịch

đến với Đà Lạt – Lâm Đồng ngày một tăng. Hơn nữa, kinh tế xã hội phát triển, thu nhập của người dân ngày một cao nên chi tiêu trong quá trình đi du lịch của du khách cũng tăng lên, kéo theo doanh thu xã hội từ du lịch tăng lên qua các năm.


2.1.4. Lao động trong ngành Du lịch

Tính đến năm 2005, tổng số lao động trong ngành Du lịch của thành phố Đà Lạt khoảng gần 4.500 lao động, trong đó khối khách sạn, nhà hàng chiếm khoảng 65%, khối lữ hành chiếm 4,2 %, còn lại là lao động trong lĩnh vực dịch vụ khác. Thực tế cho thấy rằng trong những năm qua số lượng lao động trong ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng không ngừng tăng lên.

Theo báo cáo của Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng thì số lao động do Sở trực tiếp quản lý năm 2000 là 2.665 lao động. Từ năm 2002 trở đi có sự tăng trưởng đột biến về lực lượng lao động. Nguyên nhân chủ yếu của sự đột biến đó là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Nếu như trong những năm trước đây, lao động trong ngành du lịch chủ yếu thuộc các doanh nghiệp nhà nước thì đến nay đã có thêm lao động trong các liên doanh và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Theo số liệu trong Niên giám Thống kê 2004 thì lao động ngành du lịch thuộc các doanh nghiệp nhà nước chiếm 35,7%, trong các cơ sở liên doanh chiếm 10,9% và lao động thuộc các doanh nghiệp tư nhân chiếm 53,4%. Như vậy là có sự thay đổi một cách đáng kể thành phần lao động trong ngành du lịch, trong đó lao động trong khối doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số.

Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về số lượng lao động trong ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng trong những năm qua, nhưng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch còn non yếu, tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp so

với yêu cầu phát triển của ngành, đặc biệt là trong các doanh nghiệp tư nhân. Do hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở Đà Lạt – Lâm Đồng có qui mô nhỏ, hoạt động mang tính chất gia đình nên lực lượng lao động trong các doanh nghiệp khách sạn chủ yếu là những người thân trong gia đình, dòng họ và phần lớn là chưa được đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn về du lịch, ngoại ngữ. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn chỉ mới tập trung cho số lao động quản lý và nhân viên tiếp tân. Nhân viên buồng phòng và một số dịch vụ khác chưa qua đào tạo và thường xuyên không ổn định do chế độ thuê mướn ngắn hạn nên qui trình phục vụ thiếu hẳn tính chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ kém.

Lao động trong các khách sạn nhà nước có tuổi đời bình quân cao nhất trong Ngành, có thâm niên công tác lâu năm, trình độ tay nghề tương đối do tích luỹ được kinh nghiệm nên chất lượng phục vụ trong các khách sạn này nhìn chung thoã mãn được yêu cầu của khách. Tuy nhiên, hạn chế của lao động trong kinh doanh quốc doanh là tỷ lệ biết ngoại ngữ thấp. Vì vậy, việc trang bị kiến thức, nghiệp vụ, ngoại ngữ, qui trình quản lý theo công nghệ tiên tiến, hiện đại là một nhu cầu bức xúc hiện nay nhằm từng bước nâng cao chất lượng phục vụ trong khối doanh nghiệp khách sạn này.

Riêng có lao động trong các khách sạn liên doanh nước ngoài là hầu hết được đào tạo về nghiệp vụ du lịch và ngoại ngữ một cách bài bản nên chất lượng lao động khá hơn cả.

Lao động trong khối lữ hành bước đầu đáp ứng được nhu cầu về số lượng, song cũng còn yếu về nghiệp vụ và ngoại ngữ, đặc biệt là những ngoại ngữ hiếm, Đà Lạt rất khó tìm.

Nhìn chung lực lượng lao động ngành du lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng ngày một tăng, nhưng về chất lượng chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển của ngành. Trong khi Đà Lạt đang xây dựng những khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu du lịch tổng hợp của quốc gia, khu du lịch chuyên đề, thì vấn đề chất

lượng lao động phải được quan tâm hàng đầu bởi chính con người quyết định chất lượng sản phẩm dịch vụ, du lịch, và cũng chính con người mời gọi và giữ chân du khách ở lại lâu hơn và quay lại với du lịch Đà Lạt trong những lần sau nữa.

Bảng 5: Thực trạng và số liệu dự báo về nguồn nhân lực du lịch

Đà Lạt – Lâm Đồng

Đơn vị : người


T T


Chỉ tiêu

Báo cáo và dự báo theo năm

2001

2002

2003

2004

2005

2010

2015

1

Tổng số lao động

2.800

3.000

3.400

4.500

4.700

10.000

25.500

Phân theo trình độ đào tạo

2

Trình độ trên đại học

02

02

02

03

03

30

100

3

Trình độ đại học, cao đẳng

506

600

708

820

865

2.500

7.500

4

Trình độ trung cấp

421

535

684

750

795

3.700

10.000

5

Trình độ sơ cấp

455

610

782

850

980

2.000

5.000

6

Trình độ khác (qua đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn)

1.416

1.253

1.224

2.080

2.057

1.770

2.900

Phân theo lao động

7

Đội ngũ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

25

30

41

85

182

250

300

8

Lao động quản lý tại các doanh nghiệp (cấp trưởng, phó phòng trở lên)

300

350

421

485

529

1.000

2.000


9

Lao động nghiệp vụ

2.475

2.620

2.938

3.930

3.989

8.750

23.200

1- Lễ tân

750

800

930

1.060

1.100

1.500

3.000

2- Phục vụ buồng

1.030

1.100

1.160

1.300

1.360

2.000

6.000

3-Phục vụ bàn, bar

280

300

385

400

410

1.000

3.300

4- Nhân viên nấu ăn

30

35

40

60

78

400

850

5- Hướng dẫn viên

Đã được cấp thẻ

04

06

07

08

10

80

200

Chưa được cấp thẻ

15

20

25

30

30

30

100

6- Nhân viên lữ hành

20

30

45

70

100

300

600

7- Nhân viên khác

346

329

381

1002

901

3.440

9.150

Phân theo ngành nghề kinh doanh

10

Khách sạn nhà hàng

2.000

2.100

2.400

3.000

3.100

6.000

18.000

11

Lữ hành, vận chuyển du lịch

75

90

140

190

200

500

1.300

12

Dịch vụ khác

700

810

819

1.225

1.218

2.250

5.900

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 7


Nguồn: Sở Du lịch – Thương mại Lâm Đồng

2.1.5. Hoạt động quản lý du lịch ở Đà Lạt

Trước những năm 1990, Đà Lạt - Lâm Đồng chỉ có một công ty Du lịch vừa làm nhiệm vụ kinh doanh, vừa làm nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước về du lịch. Đến năm 1991, Sở Thương mại – Du lịch ra đời và để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, năm 1993, Sở Du lịch Lâm Đồng được thành lập và những năm gần đây đổi thành Sở Du lịch – Thương mại. Việc thành lập một cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh Lâm Đồng quản lý nhà nước về du lịch là thuận lợi cơ bản tạo điều kiện để củng cố công tác tổ chức quản lý các hoạt động du lịch ở Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, với những nhiệm vụ chính:

- Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của thành phố và định hướng của ngành xây dựng qui hoạch, kế hoạch và các đề án, dự án về phát triển du lịch trên địa bàn bao gồm kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để trình UBND Tỉnh và Tổng cục Du lịch.

- Tuyên truyền quảng bá và xúc tiến thị trường du lịch trong và ngoài nước; tạo dựng môi trường pháp lý để du lịch phát triển.

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thông qua công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh việc thực hiện chấp hành chính sách, luật pháp của nhà nước và các qui định của tỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.


Trong những năm gần đây hoạt động quản lý du lịch ở Đà Lạt đã đạt những bước tiến nhất định từng bước đưa ngành Du lịch của thành phố phát triển sánh cùng với cả nước và khu vực. Đặc biệt, với việc tổ chức các sự kiện lớn để quảng bá cho hình ảnh du lịch Đà Lạt đã tạo nên một diện mạo mới cho thành phố hoa: có sự tăng nhanh về nguồn khách, sự tìm kiếm thị trường về cơ hội đầu tư từ nhiều nguồn và nhiều hình thức sở hữu khác nhau vào cơ

sở vật chất cho ngành du lịch của thành phố. Sự ra đời và xuất hiện nhiều tổ chức kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, dịch vụ du lịch… với qui mô, trình độ và quyền sở hữu khác nhau đã giải quyết được một phần rất quan trọng về nhu cầu phát triển du lịch tại địa phương.

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc sắp xếp các doanh nghiệp du lịch theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, Sở Du lịch – Thương mại đã tham gia cùng các ngành chức năng nghiên cứu khảo sát đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tiến hành xây dựng đề án báo cáo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh. Việc thẩm định, phân hạng cho nhiều cơ sở lưu trú thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã triển khai và làm thường xuyên.

Tuy nhiên, thực tế những năm qua cũng cho thấy công tác tổ chức, quản lý du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng còn bộc lộ một số nhược điểm và còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu để hoàn thiện. Công tác quản lý nhà nước nhiều nơi còn bị buông lỏng, thiếu sự quản lý thống nhất, đồng bộ và còn có sự chồng chéo giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ, giữa các ngành, các cấp quản lý các cảnh quan, hồ, thác, quản lý vận chuyển khách du lịch và quản lý các cơ sở lưu trú. Nhiều vấn đề còn lẫn lộn, chưa phân định rõ giữa quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh. Việc cải tiến các thủ tục hành chính còn chậm, nhiều cửa, nhiều cấp gây phiền hà cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhất là trong việc thành lập các doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ và vận chuyển khách du lịch. Cơ chế quản lý chậm được cải tiến và chưa tạo được môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay lãi xuất vay ngắn hạn, trung hạn, kể cả dài hạn của ngân hàng còn cao, chưa thật ưu đãi hoặc khuyến khích nhân dân, các nhà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển du lịch nói chung, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các

trung tâm vui chơi giải trí, nâng cấp và đổi mới thiết bị, công nghệ du lịch… Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch thuộc sở hữu nhà nước do Trung ương, tỉnh, các ngành, đoàn thể quản lý có tăng nhưng chưa đồng bộ, thường chỉ tập trung vào những việc như: nâng cấp và xây dựng thêm các cơ sở lưu trú; giải quyết những khó khăn và trì trệ trong khai thác kinh doanh. Vì thế, thường dẫn đến tình trạng đầu tư tự phát, tản mạn không theo qui hoạch, gây lãng phí và không tạo ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng, hấp dẫn khách du lịch.

Về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trật tự an toàn và vệ sinh môi trường ở các khu điểm du lịch, việc mua bán các loại hàng hoá dịch vụ đã được chấn chỉnh, bước đầu đi vào hoạt động nề nếp, có trật tự và văn minh, lịch sự hơn. Thực hiện Qui chế 182/2004/QĐ-UB, ngành du lịch đã phối hợp với ngành Văn hoá tổ chức quản lý, sắp xếp và chấn chỉnh các hoạt động dịch vụ nhiếp ảnh lưu động ở các khu điểm đã có nề nếp, đảm bảo chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý mới chỉ được quan tâm thực hiện trong phạm vi khuôn viên khu, điểm du lịch. Ở những khu vực công cộng, ngoài hàng rào còn lộn xộn, hiện tượng mua bán, tranh giành, đeo bám khách, níu kéo khách của những người bán hàng rong xảy ra còn phổ biến, vừa gây bất bình, bực bội cho khách du lịch, vừa ảnh hưởng đến văn minh, lịch sự và mỹ quan ở khu du lịch. Phần lớn các đơn vị chưa có qui hoạch để sắp xếp, bố trí việc mua bán hàng rong theo hướng tập trung, có tổ chức và quản lý chặt chẽ. Tình trạng ăn xin, bán vé số, đánh giày còn nhiều và chưa tuyên truyền hướng dẫn và tổ chức quản lý nên hoạt động tự phát, lộn xộn và gây không ít phiền hà cho khách. Hầu hết ở các khu, điểm đã có bãi đậu xe nhưng chưa đảm bảo về qui mô, yêu cầu để phục vụ nhu cầu tham quan của khách nên xảy ra tình trạng vào mùa du lịch, dịp cao điểm đã quá tải, không đủ chỗ đậu, các phương

tiện giao thông đậu, đỗ xe lấn chiếm lòng đường, ảnh hưởng đến việc lưu thông.‌


2.2. Thực trạng hoạt động marketing du lịch của Đà Lạt

2.2.1. Định hướng phát triển du lịch và chiến lược marketing giai đoạn 2000 – 2005

2.2.1.1. Định hướng phát triển du lịch giai đoạn 2000 – 2005

Định hướng phát triển du lịch giai đoạn này không tách rời định hướng phát triển du lịch thời kỳ 1996 – 2010 của cả nước nói chung và của Đà Lạt – Lâm Đồng nói riêng: phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở phát triển hài hoà giữa các vùng, ngành kinh tế và các lĩnh vực văn hoá – xã hội; bảo đảm quốc phòng an ninh, đồng thời kết hợp giữa tính hiện đại và tính đặc thù của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng. Phấn đấu đến năm 2010, xây dựng Đà Lạt xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng lớn của cả nước, đưa ngành du lịch, dịch vụ thật sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2005 của ngành du lịch là:

Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch từ 14 – 15% để đến năm 2005 thu hút từ

1.2 – 1.4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế tăng bình quân hàng năm từ 35 – 50% để đến năm 2005 được 200.000 đến 250.000 lượt khách quốc tế.

Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án lớn đã được qui hoạch và phê duyệt, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, phát triển các sản phẩm mới. Phấn đấu 2005 đưa thời gian lưu trú bình quân đạt hơn 2,5 ngày; tăng tỉ trọng GDP của ngành du lịch gấp 2 lần so với năm 2000.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí