quan chức Pháp. Hiện nay Đồi Cù được xây dựng thành sân golf 18 lỗ, liên doanh giữa công ty du lịch Lâm Đồng và công ty Danao (Hồng Kông).
Thung lũng Tình Yêu: được biết đến từ thời Pháp với cái tên Vallee D’amuor. Nơi đây thiên nhiên thơ mộng, phong cảnh hữu tình là chốn hẹn hò của rất nhiều bạn trẻ. Toàn quyền Đông Dương Varennen và các cặp tình nhân người Pháp thường đến đây ngắm cảnh, tâm tình vào ngày cuối tuần. Chính vì vậy mà người Pháp đã đặt cho thắng cảnh này cái tên: Vallee D’amuor2. Năm 1953 được Việt hoá thành tên gọi Thung lũng Tình Yêu.
Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng tại thung lũng tạo nên một hồ chứa nước dùng cho sản xuất nông nghiệp khu vực Đa Thiện nên hồ mang tên là hồ Đa Thiện. Từ trên đồi cao nhìn xuống, Thung lũng Tình Yêu và hồ Đa Thiện đẹp tựa như một bức tranh. Phía xa, đỉnh Lang Bian ẩn hiện trong sương, mặt hồ phẳng lặng như gương, soi bóng hàng thông uốn lượn quanh hồ. Xung quanh Thung lũng Tình Yêu cũng có nhiều đồi thông đẹp thoai thoải, từ trên đồi có thể phóng tầm mắt ra xa các đồi xung quanh, một quang cảnh trời mây non nước hữu tình và đầy thơ mộng.
Vườn hoa thành phố: xưa đã từng được nhắc đến với tên gọi vườn hoa Bích Câu, từ năm 1986 được nâng cấp lên thành công viên hoa thành phố Đà Lạt. Vườn hoa hiện đang là nơi trưng bày “bộ sưu tập” về hoa lớn nhất và đầy đủ nhất của Đà Lạt. Thông thường ở các nơi khác hoa nở theo mùa: mùa thu hoa cúc, mùa xuân hoa đào, hoa lan,… nhưng thật kỳ diệu, phần lớn các loài hoa ở Đà Lạt nở quanh năm vì khí hậu vừa ôn đới vừa á nhiệt đới. Trăm hoa đua sắc. Chỉ hoa hồng thôi đã kiêu sa rực rỡ đủ màu : trắng, vàng, hồng bạch, thiên thanh, xác pháo…bên cạnh cẩm chướng, cẩm tú cầu, tuy-lip, cúc Nhật, đỗ quyên, trà mi muôn màu. Giống Begonia Rex được đưa từ Ý về lá
2 Trương Phúc Ân – “Bí mật thành phố hoa Đà Lạt”, NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh
đẹp và đổi màu: trời mưa lá tím, nắng đẹp lá thắm, trên lá có lớp tuyết mịn như nhung.
Nói đến hoa Đà Lạt không thể không nói đến họ nhà lan. Một khu vườn phong lan, địa lan đẹp nhất thành phố, từ hoàng phi hạc, hồng điệp, lan ngũ hồ sang trọng như gấm dệt, bạch lan trắng muốt, tinh khiết đến những giống lan quí hiếm của Châu Âu, châu Mỹ cũng được tụ hội về đây. Tất cả tạo nên cho Đà Lạt một bộ mặt hết sức xinh tươi rực rỡ.
Thác Prenn: thác Prenn nằm ở cửa ngõ thành phố Đà Lạt. Đây là một trong những con thác đẹp và nổi tiếng của thành phố cao nguyên này. Thác cao khoảng 8m, hai bên um tùm cây cối từ dưới trông lên chỉ nhìn thấy có một dòng thác trắng như từ trên trời đổ xuống, nên nhiều người đã gọi tên là thác Thiên Sa (những giọt châu sa từ trên trời rơi xuống).
Xưa kia đây là vùng giao tranh giữa người Chăm và dân tộc bản địa K’ho (ba dân tộc Lạt, Cil, Srê). Tên Prenn theo tiếng Chăm là “vùng xâm chiếm”3, còn các dân tộc bản địa lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”. Từ năm 1998 đến nay, Prenn được đầu tư mạnh thành một quần thể du lịch nên đang là điểm thu hút rất nhiều du khách.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 1
- Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 2
- Tiềm Năng Và Nguồn Lực Phát Triển Du Lịch Ở Thành Phố Đà Lạt
- Nhân Tố Con Người - Một Tiềm Năng Lớn Trong Hoạt Động Du Lịch Ở Đà Lạt
- Thị Trường Khách Du Lịch Của Đà Lạt - Lâm Đồng Trong Thời Gian Qua
- Thực Trạng Và Số Liệu Dự Báo Về Nguồn Nhân Lực Du Lịch
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Núi Lang Bian: hay còn gọi là núi Bà cao 2167m nơi định cư của các bản làng dân tộc K’ho còn lưu giữ khá nhiều nét văn hoá truyền thống bản địa.
Tên núi Lang Bian gắn liền với một truyền thuyết kể về chàng Lang và nàng Bian yêu nhau nhưng không lấy được nhau vì sự hận thù giữa hai bộ tộc Lat và Srê. Hai người chết đi hoá giải được sự thù oán đó và dân làng chôn cất trên ngọn núi cao và đẹp nhất cao nguyên này. Từ đó núi có tên là Lang Bian. Từ trên đỉnh núi nhìn về phía Tây là những dòng suối vàng, suối bạc với hồ Đankia, về phía Nam là thành phố Đà Lạt thấp thoáng những biệt thự,
3 Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Diệp trong “Đà Lạt trăm năm” – Trương Phúc Ân, Nguyễn Diệp. Công ty văn hoá Tổng hợp Lâm Đồng, 1993
tháp chuông ẩn hiện trong ngàn thông. Cũng từ trên đỉnh núi này có thể nhìn thấy cả biển Ninh Chữ tận Phan Rang (Ninh Thuận) huyền ảo, mơ màng.
Ngoài những thắng cảnh du lịch nổi tiếng tiêu biểu cho sự đa dạng của địa hình Đà Lạt, còn rất nhiều thắng cảnh khác đã đi vào văn thơ hoặc các bài hát như hồ Than Thở, đồi Mộng Mơ, thác Cam Ly, thác Đatanla, hồ Tuyền Lâm, vườn hoa Minh Tâm…Nếu so với các thành phố du lịch khác trong cả nước thì thành phố hoa Đà Lạt có rất nhiều thắng cảnh tự nhiên – đây là một tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch của Đà Lạt.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đà Lạt hết sức đa dạng và phong phú, được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, lớp phủ thực vật, động vật rừng nên đã tạo ra các cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ, thác, suối và rừng thông ngoạn mục. Trong hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên ở Đà Lạt, nét đặc thù hết sức giá trị là khí hậu mát mẻ và cảnh quan tự nhiên ở Đà Lạt thích hợp cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.2.1. Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá ở Đà Lạt
Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Đây là nguồn lực để phát triển mở rộng hoạt động du lịch. Các công trình kiến trúc, di sản văn hoá và di tích lịch sử, văn hoá gắn liền với môi trường xung quanh… bảo đảm sự sinh động của quá khứ nhào nặn nên chúng và bảo đảm cho khung cảnh cuộc sống, sự đa dạng của xã hội.
Nói đến Đà Lạt, thành phố giữa rừng thông, với khí hậu ôn hoà và cảnh quan do thiên nhiên ưu đãi ban tặng, không thể không nhắc đến những công
trình kiến trúc bởi những công trình kiến trúc này đã và đang góp phần không nhỏ tạo nên vẻ đẹp rất riêng của xứ sở sương mù.
Đà Lạt là một đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở qui hoạch chủ động nhằm mục đích biến nơi đây thành nơi nghỉ dưỡng cho kiều dân và người Âu, trung tâm hành chính và đồn binh. Cũng chính vì thế, những công trình kiến trúc đầu tiên có mặt ở Đà Lạt cũng do các kỹ sư người Pháp thiết kế và chủ yếu dành riêng cho chính họ. Đến nay dù trải qua hơn 110 năm hình thành và phát triển nhưng kiến trúc Pháp vẫn đang là hình ảnh chủ đạo của thành phố Đà Lạt.
Đầu tiên có thể kể đến là quĩ kiến trúc nhà ở với sự góp mặt của gần 2000 ngôi biệt thự, biệt dinh kiểu Pháp. Tuy được mô phỏng theo phong cách từ các vùng, miền khác nhau của nước Pháp với những vật liệu truyền thống như gạch, đá, gỗ, nhớt từ cây giã ra, nhưng những kiến trúc sư Pháp đã tạo ra nhiều công trình duyên dáng và tinh tế thực sự hấp dẫn không chỉ riêng người dân địa phương mà còn cả đối với du khách trong và ngoài nước. Ngoài giá trị thẩm mỹ của bản thân các công trình, ấn tượng lớn nhất mà những kiến trúc này mang lại chính là nghệ thuật tổ chức cảnh quan. Những nét uốn lượn của lề đường, những mảnh vát của sườn đất, những lùm cây, thảm cỏ cùng với những rêu phong, một chút bong lở đây đó trên mặt nhà…Tất cả những điều ấy ta chỉ có thể tìm thấy ở Đà Lạt, nơi đô thị vườn hiếm có của Viêt Nam.
Những công trình kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn thực sự là những thực thể của một đô thị nghỉ dưỡng du lịch mang một vẻ đẹp hài hoà, lịch lãm và có tình. Đó có thể là công trình kiến trúc tiêu biểu như nhà ga xe lửa, như trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Ga Đà Lạt được xây dựng xong vào năm 1938, đã trở thành tuyến đường sắt độc đáo có bộ phận chuyên dụng móc răng cưa nối liền Đà Lạt với mọi miền đất nước qua ga Tháp Chàm. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo của thành phố Đà Lạt
nói riêng và của Việt Nam nói chung mà trước đây nó đã từng được đánh giá là một trong những nhà ga đẹp nhất tại Đông Dương. Mặt đứng nhà ga tượng trưng cho mùa hè, tổng thể kiến trúc mang dáng dấp của dãy núi Lang Bian hùng vĩ, chiếc đồng hồ trên đỉnh núi ở mặt tiền ga tượng trưng cho thời gian
A. Yersin chinh phục cao nguyên Lâm Viên.
Sẽ là thiếu sót nếu trong số những công trình kiến trúc tiêu biểu của Đà Lạt không kể đến trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (tiền thân là trường Grand Lysée Yersin). Đây là một ngôi trường có kiến trúc độc đáo hiếm thấy không chỉ ở nước ta, được xây dựng vào những năm 30 thế kỷ XX. Trường được khánh thành vào năm 1935 dưới sự chỉ đạo của nhà bác học Yersin nên được lấy tên là Grand Lysée Yersin. Đây là một trong những trường trung học công lập nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ. Sau năm 1975, là cơ sở của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Trường có kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn Châu Âu, nhưng đồng thời kết hợp được nhiều chi tiết kiến trúc bản địa để tạo thành một công trình kiến trúc hoà hợp giữa Đông Tây. Tuy vẫn có ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cổ điển nhưng kiến trúc của ngôi trường đã cách tân bằng cách tạo ra những đường cong mềm mại ôm lấy khoảng sân rộng bên trong, tháp cong, mái đứng, vành hành lang cong. Đặc biệt tháp chuông lợp đá phiến màu đen vươn cao giữa những rạng thông xanh đã làm nên nét chấm phá mạnh mẽ đầy ấn tượng. Từ ngôi nhà làm văn phòng, các phòng học, phòng thí nghiệm…đều kết thành một dạng kiến trúc rất Thụy Sĩ quê hương của Yersin. Ở Việt Nam chỉ duy nhất có công trình này được Hội kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1000 công trình xây dựng độc đáo toàn cầu thế kỷ XX.
Làm nên đặc trưng của Đà Lạt còn phải kể đến các công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng. Đà Lạt là nơi cộng cư của nhiều nhóm cư dân, nhiều miền quê vì thế cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hoá khác nhau nên số
lượng các chùa chiền, nhà thờ khá nhiều và kiến trúc cũng khá đa dạng. Một số công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu như Thiền viện Trúc Lâm, chùa Linh Sơn, chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu), nhà thờ Con Gà, nhà thờ Domaine de Maria, nhà thờ Cam Ly...
1.2.2.2. Lễ hội văn hoá dân gian truyền thống
Ở thời đại nào, dân tộc nào, vào bất cứ mùa nào cũng có những ngày lễ hội. Lễ hội đã tạo nên “tấm thảm muôn màu”, ở đó mọi sự đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, truyền thống và phóng khoáng.
Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp để con người hành hương về với cội rễ, bản thể của mình. Trong kho báu di sản của quá khứ để lại cho hôm nay, các lễ hội dân tộc là một trong những thứ quí giá nhất. Và vì thế lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sử văn hoá. Với thành phố trẻ Đà Lạt, lễ hội truyền thống chủ yếu là của người dân tộc thiếu số bản địa. Đó là một số lễ hội riêng của dân tộc Lạch, Cil, Srê bản địa và một số lễ hội chung của các dân tộc cư trú ở Trường Sơn – Tây Nguyên. Lễ hội lớn nhất phải nói đến đó là Lễ hội ăn trâu, hay còn gọi lễ hội đâm trâu. Hàng năm, cứ sau mùa rẫy bà con dân tộc ở các buôn làng lại tổ chức lễ hội lớn nhất trong năm để tế thần, nhằm tạ ơn các thần đã cho buôn làng, bộ tộc trong suốt một năm an lành, làm ăn được mùa. Trong lễ hội này, điều quan trọng nhất không thể thiếu được là cây Nêu - thể hiện khát vọng tìm kiếm cuộc sống ấm no hạnh phúc. Lễ hội thường được tổ chức ngoài trời. Nơi hành lễ là một trảng cỏ bằng phẳng, người ta cột con trâu vào cây Nêu, bên cạnh là những ché rượu cần được xếp thành hàng do những dòng họ dâng lên
cúng thần linh. Sau khi cúng Yàng xong, dàn cồng chiêng vang lên, dân làng nhảy múa xung quanh con trâu. Trong tiếng cồng chiêng trầm hùng, những thanh niên mạnh mẽ, vạm vỡ nhất trong buôn với cây lao sắc nhọn sẽ thay nhau đâm vào con trâu cho đến khi con vật chết. Máu trâu được bôi vào trán mọi người để cầu phúc. Thịt trâu được xẻ ra nướng và ăn tại chỗ. Bên bếp lửa và ché rượu cần, già làng kể cho con cháu nghe sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, giảng giải thơ, trường ca về nòi giống và quê hương.
Lễ cúng cơm mới cũng là một trong những lễ hội truyền thống của dân làng ở đây. Ngày lễ gần như trùng với ngày Tết Nguyên đán của người Việt. Họ làm lễ tạ ơn Yàng đã cho họ mùa màng bội thu, cầu mưa thuận gió hoà cho những mùa sau, và ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá rẫy. Lễ cúng lúa mới, cơm mới cũng là để cho con cháu biết quí hạt thóc hạt gạo. Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác là những nghi thức nông nghiệp của đồng bào vùng cao như lễ cúng thần Suối, lễ cúng thần Bơ Mung… phù hộ cho mùa màng tốt tươi, dân làng bình an.
Với mục đích phát triển du lịch, Lễ hội Hoa đã được tổ chức nhằm tạo đà cho Festival Hoa Đà Lạt tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2005, sau đó định kỳ tổ chức 2 năm một lần. Đây sẽ là một sinh hoạt văn hoá của mọi người dân thành phố Đà Lạt nói riêng, của cả tỉnh Lâm Đồng (và cả du khách) nói chung. Nói cách khác, festival hoa sẽ là một sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng cao, và là một hoạt động văn hoá cần sự tham gia của mọi người dân, nên trong tương lai, hy vọng đây chính là một loại hình văn hoá truyền thống, một lễ hội văn hoá mang nét đặc trưng riêng của Đà Lạt.
1.2.2.3. Các nghề truyền thống
Nghề thủ công truyền thống cũng là một yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch. Hiện nay loại hình du lịch làng nghề được tổ chức ở nhiều địa phương
nơi có nhiều làng nghề thủ công truyền thống như: làng làm gốm Bát Tràng – Gia Lâm, Hà Nội; làng dệt lụa Vạn Phúc – Hà Đông, Hà Tây; làng nghề gốm Phù Lãng - Quế Võ, Bắc Ninh; làng tranh Đông Hồ - Bắc Ninh…
Đà Lạt cũng có một số nghề truyền thống, tiêu biểu nhất và cũng tạo nên một bộ mặt rất riêng, rất đẹp cho Đà Lạt đó là nghề trồng hoa. Đặc trưng của khí hậu Đà Lạt cũng đã tạo nên một nghề truyền thống khác, đó là nghề đan len. Ngoài ra còn có nghề thêu tranh và nghề làm mứt.
Nghề trồng hoa: từ lâu Đà Lạt đã được mệnh danh là “thành phố hoa”. Đi đến bất cứ nơi nào trong thành phố sương mù này cũng gặp hoa và hoa, từ bờ tường rào, những lối mòn nhỏ, cho đến những khoảng sân, xa hơn nữa là những ruộng hoa được trồng trong nhà kính. Hoa được trồng để làm đẹp cho môi trường xung quanh, làm đẹp cho cuộc sống và để xuất đi các thành phố lớn và xuất khẩu ra nước ngoài.
Dựa vào ưu thế khí hậu ôn hoà của vùng cao nguyên nằm ở độ cao 1500m, người dân nơi đây đã biết tận dụng phát triển nhiều giống hoa trong nước và nhập từ nước ngoài. Qui mô trồng hoa lớn nhất là công ty Đà Lạt Hasfarm với diện tích trồng khoảng 20ha nhà kính và còn được tiếp tục mở rộng. Ngoài hoa, rau Đà Lạt cũng nổi tiếng từ lâu, được trồng quanh năm và thu hoạch liên tục.
Nghề đan len: khí hậu Đà Lạt lạnh gần như quanh năm, buổi sáng thường có sương mù, vì thế chiếc áo len trở nên gắn bó rất thân thiết đối với người dân nơi này. Áo len gần như là một nét đặc trưng của người Đà Lạt. Ngay cả khi tiết trời ấm áp, người Đà Lạt vẫn không rời bỏ chiếc áo len.
Nghề đan len ở Đà Lạt không biết có từ khi nào. Theo một số tài liệu thì ban đầu chỉ là một vài gia đình đan bán. Sau nhu cầu về áo len tăng cao khuyến khích sự thành lập các cơ sở hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Tuy nhiên việc đan len bằng tay vẫn còn được