Nhân Tố Con Người - Một Tiềm Năng Lớn Trong Hoạt Động Du Lịch Ở Đà Lạt

duy trì, nhất là những mặt hàng mũ, nón, vớ… Sản phẩm len của Đà Lạt không chỉ cung cấp riêng cho người dân địa phương, mà còn xuất khẩu sang Nhật, Đài Loan. Áo len còn là một món quà tặng được ưa chuộng của nhiều du khách khi đến thăm Đà Lạt, bởi sự đa dạng phong phú về màu sắc, kiểu dáng, sự tinh tế trong từng cánh hoa đính trên thân áo.

Nghề thêu tranh: tranh thêu là một “đặc sản” cao cấp và là quà biếu sang trọng. Hiện nay, Đà Lạt có hai cơ sở sản xuất tranh nổi tiếng là XQ và Hữu Hạnh. Tranh thêu Hữu Hạnh có màu sắc dịu dàng đầm ấm, đường nét nhẹ nhàng, thanh nhã, độc đáo nhất là tranh thêu chân dung. Tranh thêu XQ sắc sảo, sống động mang đậm tính dân tộc. Đề tài tranh XQ khá đa dạng nhưng tập trung chủ yếu vào những đề tài truyền thống như phong cảnh, thiếu nữ, hoa lá trong thiên nhiên. Điều đặc biệt của tranh thêu XQ là các cơ sở thêu đều được bài trí rất độc đáo tạo không gian cho người nghệ nhân sáng tạo và cũng là để giới thiệu với du khách về một nghề thủ công truyền thống của Việt Nam. Đây cũng là những điểm đến tham quan lý tưởng của khách du lịch.

Nghề làm mứt: nhờ phong thổ và khí hậu đặc biệt nên Đà Lạt có nhiều trái cây đặc sản như dâu tây, mận, hồng, đào… Vào những mùa hái quả rộ, ngoài bán tươi, các gia đình trồng quả còn làm mứt. Đầu tiên chỉ có vài lò mứt rải rác nhưng hiện nay hình thành nên hẳn một “phố lò mứt” trên đường Phù Đổng Thiên Vương mà có người còn gọi là “con đường đặc sản”.


Tài nguyên du lịch nhân văn của Đà Lạt tuy không nhiều như ở một số địa phương khác như Hà Nôi, Huế, thành phố Hồ Chí Minh nhưng có nét độc đáo riêng và có sức thu hút lớn. Trong hệ thống di tích các công trình kiến trúc nghệ thuật, thì hệ thống các biệt thự với những kiến trúc cảnh quan đẹp,

đa dạng là hết sức nổi trội và đặc biệt vừa có giá trị tham quan nghiên cứu vừa là cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch.


1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

1.2.3.1. Mạng lưới giao thông vận tải

Tính đến nay mạng lưới giao thông vận tải ở Đà Lạt và tới Đà Lạt tương đối tốt. Quốc lộ 20 nối Đà Lạt – Lâm Đồng với các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, nhà nước đã đầu tư nâng cấp quốc lộ này tương đối hoàn chỉnh nên đã rút ngắn được thời gian di chuyển cho du khách. Quốc lộ 27 đi Đắc Lắc (gần 200km) và nối liền với các tỉnh Gia Lai, Kom Tum. Tuyến đường này hiện đang được nâng cấp để tạo điều kiện cho việc lưu thông được dễ dàng hơn và đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh tế và hoạt động du lịch giữa các tỉnh Tây nguyên. Quốc lộ 28 nối Đà Lạt – Lâm Đồng với Phan Rang và Phan Thiết. Hiện nay đường đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng, khi hoàn thành sẽ mở ra cơ hội cho việc nối tour du lịch biển ở Phan Thiết – Bình Thuận với du lịch núi ở Đà Lạt - Lâm Đồng. Ngoài ra một tuyến đường tỉnh lộ DT723 nối Đà Lạt - Nha Trang cũng đang được thi công. Tuyến đường này hoàn thành sẽ mở ra hướng kết nối trực tiếp với Nha Trang và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Các tuyến đường nội thị Đà Lạt được đầu tư lớn trong thời gian vừa qua nên hầu hết các tuyến đường đều đã được nâng cấp, đặc biệt là các tuyến đường vào các điểm, khu du lịch, các danh lam thắng cảnh. Các phương tiện vận chuyển liên tục được đầu tư, đổi mới, phục vụ kịp thời yêu cầu của khách. Ngoài hệ thống đường bộ, đường hàng không có 2 sân bay: sân bay

Liên Khương (huyện Đức Trọng) và sân bay Cam Ly (thành phố Đà Lạt). Hiện nay, chỉ có sân bay Liên Khương đang được sử dụng để chuyên chở

Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 5

hành khách và hàng hoá theo tuyến Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt

– Hà Nội. Chính phủ và Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang đầu tư nâng cấp và mở rộng để có thể nối các tuyến bay trực tiếp với quốc tế và nội địa nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói chung và sự phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt nói riêng.

Trước đây, Đà Lạt có tuyến đường sắt răng cưa nối liền với Tháp Chàm dài 74km. Qua nhiều năm không sử dụng, tuyến đường sắt này đã bị hư hỏng. Mới đây đoạn đường sắt Đà Lạt - Trại Mát dài 7km đã được phục hồi và đưa vào sử dụng, đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại tham quan trên tuyến du lịch ngoạn mục này. Trong những năm tới tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm sẽ được khôi phục để mở ra một tuyến đường mới phục vụ cho nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, góp phần tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách.

Việc đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đã góp phần cho việc phát triển du lịch, tăng khả năng giao lưu giữa Đà Lạt với các trung tâm du lịch miền Trung, miền Nam và miền Bắc, chuẩn bị các tiền đề cho việc mở rộng các chuyến bay quốc tế giữa Đà Lạt với các nước trong khu vực.


1.2.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước

Nước sinh hoạt cung cấp cho thành phố Đà Lạt được nhà máy nước Suối Vàng đảm bảo với công suất khoảng 25.000m3/ngày. Trong mấy năm vừa qua, với sự tài trợ rất lớn của Chính phủ Đan Mạch cộng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, hệ thống cung cấp nước ở Đà Lạt được nâng cấp một cách đồng bộ từ khâu khai thác, xử lý và cung ứng nên có thể nói nước cho sinh hoạt và sản xuất ở Đà Lạt đã được đảm bảo về số lượng và chất lượng, trong đó có ngành du lịch.

Hệ thống cung cấp điện ở thành phố Đà Lạt hiện đang được Công ty Điện lực II, Điện lực Lâm Đồng tiến hành lắp đặt đường điện ngầm tại thành

phố với công nghệ hiện đại nhằm ổn định việc cung cấp điện và tạo mỹ quan cho thành phố du lịch.


1.2.3.3. Mạng lưới thông tin liên lạc

Mạng lưới bưu chính viễn thông của Đà Lạt cũng được đầu tư phát triển mạnh. Toàn thành phố và cả tỉnh Lâm Đồng đã được phủ sóng điện thoại di động. Các dịch vụ fax, telex, phát chuyển nhanh thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, điều này rất có ý nghĩa đối với ngành du lịch.


1.2.4. Nhân tố con người - một tiềm năng lớn trong hoạt động du lịch ở Đà Lạt

Khi đề cập đến người Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học cho rằng: Thật ra không có con người Đà Lạt đơn thuần mà đó là sự hội tụ tinh hoa của con người từ mọi miền đất nước, là tổng hoà khí chất của không chỉ các dân tộc bản xứ và cả ba miền Bắc, Trung, Nam mà còn có cả Trung Hoa và Tây Âu. Ngược dòng lịch sử và nhận diện người Đà Lạt hôm nay chúng ta có thể bắt gặp điều đó. Trong bản thân họ luôn có sự trộn lẫn vẻ tế nhị, thanh lịch của người miền Bắc, nét trầm mặc, suy tư, cần cù lao động của người miền Trung, vẻ thật thà đôn hậu trọng lễ nghĩa của người miền Nam, cũng như cách giao tiếp khéo léo của người Hoa và lối ăn bận lịch sự của Tây Âu. Dẫu rằng mỗi tộc người có phong tục, ngôn ngữ, tập quán và tự chọn cho mình một địa bàn cư trú khác nhau, nhưng những gì còn tồn tại đến ngày nay đã góp phần khẳng định người Đà Lạt có một tính cách rất riêng, khó nhầm lẫn với người ở địa phương nào khác.

Tự nhiên, môi trường cảnh quan cũng là một yếu tố hình thành nên phong cách đặc trưng của người Đà Lạt. Đà Lạt - một xứ sở thơ mộng, một vùng khí hậu trong lành, bốn mùa mát lạnh đem đến cho người Đà Lạt một

cách phục sức đàng hoàng trang nhã. Y phục kín đáo là một nhu cầu của người Đà Lạt và họ không hề bỏ quên yếu tố đó khi tìm kiếm vẻ đẹp của mình. Vẻ kín đáo đó làm cho người Đà Lạt có một nét trầm tư, thanh lịch.

Khí hậu mát mẻ còn ảnh hưởng đến thể chất con người, nhất là phụ nữ và trẻ em luôn có một làn da trắng hồng, khoẻ mạnh và vẻ mặt bao giờ cũng thanh thản chứ không quá căng thẳng như những thành phố dân cư đông đúc khác. Cái đẹp của người thiếu nữ Đà Lạt là cái đẹp khoẻ mạnh, tinh khiết, không son phấn màu mè, nét đẹp trầm trầm, kín đáo, e thẹn nhưng rất tự tin4.

Đà Lạt là một vùng không gian xanh: đồi thông, bãi cỏ, da trời, màu nước…tất cả một màu xanh. Màu xanh mang đến cho con người sức sống, niềm tin yêu, hy vọng. Màu xanh làm cho con người có cảm giác yên lành, bình thản.

Nói về phong cách cư dân thành phố hiện nay, không thể bỏ qua sự đóng góp của một nhóm dân có thời đã hiện diện ở Đà Lạt với vị trí đặc biệt: người Pháp. Người Pháp xuất hiện ở thành phố Đà Lạt là những con người văn minh, lịch sự, khác với những lính viễn chinh trong các cuộc càn quét hay những ông chủ thực dân trong các đồn điền, hầm mỏ.

Khi những người Việt được học tập và làm việc trong các công sở hoặc tiếp xúc với nhiều người Pháp thì họ bắt đầu học hỏi được kinh nghiệm, nâng cao được kiến thức, làm quen dần với tác phong sinh hoạt, cách làm việc, xã giao của của người Pháp. Từ đó, nếp sống ấy in sâu vào tiềm thức của đa số người dân Đà Lạt. Mặt khác Đà Lạt là một thành phố du lịch, du khách trong và ngoài nước thường xuyên đến thăm nên có khá nhiều cư dân sống bằng nghề kinh doanh và làm dịch vụ phục vụ du khách nên hầu như đức tính mến khách được hình thành một cách tất yếu.


4Trương Trổ , “ Đà Lạt - Thành phố cao nguyên”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

Đó là chưa nói đến trong quá trình giao thoa, hội nhập giữa các luồng dân cư, những bản sắc riêng biệt của cư dân từng vùng đã dần dần được chọn lọc, đào thải và tổng hoà để hun đúc nên một mẫu người Đà Lạt với bản sắc riêng, không giống bất cứ cư dân ở một vùng nào, dù họ có gốc Hà Nội, Hà Đông, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Bình Định… hay người Hoa. Đó là truyền thống văn hoá đặc trưng tiêu biểu của con người Đà Lạt : phong cách hiền hoà, thanh lịch, mến khách đã tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi tiếp xúc với người dân Đà Lạt.


Kết luận chương 1

Những lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tạo nên một tiềm năng du lịch rất lớn cho thành phố trẻ Đà Lạt. Hơn thế nữa, quá trình hình thành và phát triển, Đà Lạt luôn được định hình là một thành phố với chức năng dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng. Nhân tố con người cũng là một ưu thế cho ngành Du lịch Đà Lạt. Phong cách thanh lịch, hiền hoà mến khách và làm dịch vụ từ khá lâu nên để lại những ấn tượng tốt trong phục vụ du lịch. Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng xã hội hiện tại liên quan đến hoạt động du lịch chưa đảm bảo cho việc đón tiếp và phục vụ khách. Để du lịch Đà Lạt có thể phát huy hết tiềm năng vốn có của mình và trở thành một điểm đến hấp dẫn với mọi người, một chiến lược marketing đúng hướng rất quan trọng thể hiện trong các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến, quảng bá. Đồng thời cũng cần sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan trong việc chuẩn bị các điều kiện đón tiếp và phục vụ du khách.


Chương 2.‌‌

HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT


2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch Đà Lạt

2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

2.1.1.1. Các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống

Đối với hệ thống các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống du lịch đã có sự chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn gần 50 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 1.500 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao. Bên cạnh đó còn rất nhiều nhà nghỉ với chất lượng tương đối phục vụ đối tượng khách có mức chi tiêu trung bình. Khách sạn 5 sao Sofitel Plaza Palace với 40 phòng; khách sạn Novotel 4 sao với tổng số phòng là 144, là khách sạn có số phòng lớn nhất ở Đà Lạt. Một số khách sạn lớn khác như khách sạn Golf III, khách sạn Hải Sơn, khách sạn Thanh Bình… tọa lạc ngay trung tâm thương mại Đà Lạt. Khách sạn Empress, khách sạn Vietsopetro, và đặc biệt khu resort Hoàng Anh – Đà Lạt là những khách sạn cao cấp xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đang chờ xếp hạng. Hai khách sạn 4 sao nữa đang được xây dựng là khách sạn Sài Gòn – Đà Lạt và khách sạn REX . Phần lớn khách sạn có qui mô nhỏ là các khách sạn tư nhân. Nhiều khách sạn có nhà hàng, vũ trường và các dịch vụ bổ sung khá phong phú. Trong mấy năm qua, nhiều khách sạn cũng đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng như khách sạn Cẩm Đô, khách sạn Thanh Thế, nhà nghỉ Công đoàn Đà Lạt v.v… Hầu hết các khách sạn lớn có lợi thế về vị trí, diện tích, vốn và kinh nghiệm quản lý. Nhiều khách sạn đã kết hợp giữa kinh

doanh lưu trú với hoạt động lữ hành, vận chuyển. Trong những năm qua, lượng khách tăng mạnh nên các khách sạn quan tâm đến việc đổi mới trang thiết bị, đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ cho đội ngũ lao động nên quy trình phục vụ và cung cấp các dịch vụ bổ sung tương đối có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Về phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, hiện nay ngành du lịch của thành phố chỉ quản lý các nhà hàng trực thuộc khách sạn. Đa số các khách sạn đều có nhà hàng. Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố còn có khoảng trên 50 nhà hàng hoạt động theo hình thức vừa phục vụ du lịch vừa phục vụ dân sinh (nhu cầu ăn uống, tiệc tùng, cưới hỏi của dân địa phương).


2.1.1.2. Cơ sở vui chơi giải trí, tham quan du lịch

Toàn tỉnh hiện có 95 khu, điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá, hồ thác; riêng địa bàn Đà Lạt ngành du lịch đã đầu tư đưa vào khai thác kinh doanh phục vụ du lịch 56 khu, điểm, trong đó có 16 khu, điểm là hồ thác; gần 10 di tích lịch sử; 3 điểm sinh thái rừng, còn lại là khu tham quan và vui chơi giải trí5. Nhìn chung các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ cho nhu cầu

của nhân dân địa phương nói chung và của du khách còn đơn điệu. Khách du lịch đến Đà Lạt ngoài việc được hưởng khí hậu mát mẻ, trong lành và tham quan một số thắng cảnh thì chưa có nhiều hình thức giải trí để kéo dài thời gian lưu trú của khách, kích thích chi tiêu của du khách. Từ đây cho thấy, việc tăng tốc đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tổng hợp mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế tại Lâm Đồng mà trọng điểm là Đà Lạt là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Làm được điều này sẽ góp phần đáng kể trong việc thu hút khách và lưu giữ chân khách của du lịch Đà Lạt trong tương lai.


5 Theo thống kê của Sở Du lịch - Thương mại tỉnh Lâm Đồng

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí