Những Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Sự Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Đà Lạt

tuyên truyền quảng bá khoảng 60 triệu USD, Singapore là 80 triệu USD. Trong khi đó ở Việt Nam, kinh phí dành cho hoạt động này hàng năm chỉ khoảng 100.000 USD. Theo Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch và một số nhà khoa học, nhiều du khách cảm thấy Việt Nam còn quá xa lạ với họ, Đà Lạt thì càng không biết đến. Điều này chứng tỏ cơ quan quản lý ngành chưa có những nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động marketing, quảng cáo, thông tin du lịch, nên trong một thời gian khá dài đã coi hoạt động này thuộc lĩnh vực của các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng công tác tiếp thị tìm hiểu thị trường, mở rộng thị phần hầu như bỏ ngỏ. Phần quảng cáo, thông tin thu hút khách quốc tế có làm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Các số liệu về nhu cầu mong muốn của khách không được điều tra thu thập một cách có hệ thống để từ đó phân tích, xác định cho được thị trường nào là chủ yếu cần phải tập trung khai thác.

Trong khi đó, việc triển khai các hoạt động tuyên truyền quảng cáo của các doanh nghiệp du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyền lợi kinh tế mà các doanh nghiệp thu được từ hoạt động này, phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường khách tiềm năng, các chiến lược mở rộng kinh doanh, chiến lược khuếch trương sản phẩm, tạo dựng hình ảnh… Trong thực tế, nguồn kinh phí các doanh nghiệp dành cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn quá nhỏ trong khi đó lại không có định hướng chiến lược sản phẩm quốc gia và thị trường khách rõ ràng nên nội dung và thông tin quảng cáo mà các đơn vị tiến hành nhiều khi vừa trùng lặp vừa thiếu thông tin hoặc thông tin còn đơn điệu. Một số đơn vị kinh doanh du lịch vì mục đích lợi nhuận nên trong các sản phẩm quảng cáo đã cung cấp những thông tin thiếu tính chân thực khiến khách du lịch không hài lòng về chất lượng phục vụ cũng như sự hấp dẫn của các tour du lịch.

Thấy được những hạn chế, mặt yếu kém cũng như nguyên nhân của các vấn đề trên một phần nào giúp cho hoạt động marketing du lịch ở Đà Lạt tìm ra được một hướng đi trong tương lai. Có như vậy, chúng ta mới có thể tin tưởng Đà Lạt trong thời gian không xa sẽ vươn mình phát triển xứng đáng với tên gọi “thành phố mộng mơ”.


Kết luận chương 2

Tình hình phát triển du lịch Đà Lạt và hiện trạng hoạt động marketing du lịch cho thấy du lịch Đà Lạt chưa phát huy được những lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và cả nhân tố con người. Nguyên nhân có từ cả khách quan và chủ quan, nhưng dễ nhận thấy rằng hoạt động marketing đóng vai trò đáng kể trong việc hấp dẫn du khách, đẩy mạnh các hoạt động du lịch thêm sôi động, nhưng Đà Lạt chưa làm tốt điều này. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận sự cố gắng trong những năm gần đây của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng trong việc khuếch trương, quảng bá hình ảnh du lịch Đà Lạt đến với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là qua các sự kiện tổ chức Lễ hội hoa, Festival hoa.


Chương 3.‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH

CHO ĐÀ LẠT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Thực trạng và một số giải pháp marketing du lịch cho thành phố Đà Lạt - 10

3.1. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt

3.1.1. Những cơ hội

Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của địa phương và hội nhập kinh tế quốc tế, Đà Lạt có rất nhiều cơ hội. Những cơ hội này được tạo nên từ chính những thế mạnh của Đà Lạt, đó là những giá trị khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Đà Lạt – Lâm Đồng hết sức đa dạng và phong phú, được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, lớp phủ động thực vật rừng nên đã tạo ra các cảnh quan đặc sắc với những hồ thác, rừng thông ngoạn mục. Sự phân bố các tài nguyên tự nhiên có giá trị du lịch tương đối tập trung ở khu vực Đà Lạt và phụ cận. Đây là một thuận lợi đối với việc khai thác và bảo vệ những tài nguyên vô giá này để phục vụ sự phát triển du lịch của Đà Lạt. Mặt khác nằm rải rác ở các khu vực khác có những thắng cảnh mỗi nơi một sắc thái tạo cho Đà Lạt có thể phát triển nhiều tuyến điểm tham quan bổ sung cho sự đa dạng hoá các hoạt động du lịch từ cụm du lịch trung tâm.

Đặc biệt, ở vào độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển đã tạo cho Đà Lạt một lợi thế đặc biệt về mặt khí hậu. Mặc dù thuộc về một xứ nhiệt đới

nhưng Đà Lạt lại có khí hậu quanh năm mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 160 đến 240.

Chính từ những yếu tố này mà khi cao nguyên Lang Bian được khai phá, Đà Lạt đã được chọn làm nơi phát triển thành một đô thị với chức năng nghỉ dưỡng.

Tài nguyên nhân văn của Đà Lạt đã được giới thiệu trong chương 1, ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến một nguồn tài nguyên vô giá, rất độc đáo, rất Đà Lạt là hệ thống các biệt thự với nhiều cảnh quan kiến trúc đẹp và hấp dẫn. Tuổi còn trẻ nhưng Đà Lạt - một “Pari thu nhỏ” - là một thành phố mang đậm chất Châu Âu không những của Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á, một thành phố với hàng ngàn ngôi biệt thự được xây với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau của nước Pháp. Nét kiến trúc ấy rất nên thơ, lộng lẫy mà kín đáo ẩn mình trong cây lá hoặc rực rỡ bởi được phủ lên cả một rừng hoa. Kiến trúc Pháp dày đặc chính là nét đặc trưng, là di sản kiến trúc đồ sộ, quí báu trong lòng thành phố cao nguyên này. Đây là một dạng tài nguyên đặc thù mà du lịch Đà Lạt cần bảo vệ, tôn tạo, phát triển và khai thác có hiệu quả hơn như một hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp và như một loại tài nguyên nhân văn đặc biệt.

Nói như GS. TS. KTS. Hoàng Đạo Kính – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam “…với tất cả những gì hiện hữu ở Đà Lạt, chúng ta có thể ung dung, vững tin, vững vàng với đầy đủ căn cứ để liệt vào hàng đô thị di sản”, bởi Đà Lạt là một đô thị trọn vẹn kể từ khi được thành lập. Đô thị đầu tiên có qui hoạch từ đầu và được định đoạt bởi chức năng của một đô thị nghỉ dưỡng, nghỉ mát.

Với những lợi thế khác biệt về tiềm năng du lịch, Đà Lạt có thể phát triển nhiều loại sản phẩm đặc thù như du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch sinh thái - văn hoá… Trong qui hoạch tổng thể

phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1996 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5 năm 1995 đã xác định Đà Lạt là một cực du lịch đặc biệt quan trọng trong tam giác trọng điểm du lịch phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang và cũng là một cực hình thành trung tâm du lịch vùng Nam Trung Bộ là Đà Lạt – Nha Trang – Ninh Chữ. Tất cả những yếu tố trên đã và sẽ làm cho Đà Lạt – Lâm Đồng trở thành một địa danh nổi tiếng của cả nước và quốc tế.

Hiện có rất nhiều dự án đầu tư ở Đà Lạt trong lĩnh vực du lịch, hai dự án lớn nhất đó là Khu nghỉ dưỡng cao cấp Đankia - Suối Vàng và Khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Trong những năm tới khi các dự án này đi vào hoạt động chắc chắn rằng du lịch Đà Lạt sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển sánh ngang tầm khu vực và quốc tế.


3.1.2. Những thách thức

Những tiềm năng, thế mạnh đã đem lại cho du lịch Đà Lạt nhiều cơ hội phát triển trong xu thế hiện nay, thì ngoài những thách thức khách quan, những yếu kém của ngành nói riêng và của thành phố nói chung cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển du lịch của Đà Lạt.

Hạ tầng cơ sở ở thành phố Đà Lạt đã được đầu tư nâng cấp, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch như: đường cao tốc, sân bay, giao thông nội thành và đường dẫn đến các khu, điểm du lịch, tạo điều kiện thu hút khách du lịch và nhà đầu tư. Nhưng về cơ bản, một số hạ tầng phục vụ cho du lịch còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là mùa cao điểm: thiếu các bãi đậu xe công cộng ở trung tâm thành phố, ở các khu, điểm du lịch. Phần lớn các cơ sở lưu trú không có chỗ đậu xe, gặp khó khăn trong việc đỗ và đón khách. Việc đầu tư còn chưa được đồng bộ và phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành: thi công

đường và nâng cấp nền đường không thực hiện cùng lúc, tình trạng đào lề đường để nâng cấp thi công điện nước mà không trả lại nguyên trạng còn phổ biến gây ảnh hưởng đến giao thông và cảnh quan đô thị. Với xu thế khách du lịch đến Đà Lạt ngày càng tăng, đồng thời với sự phát triển đô thị và gia tăng dân số, thành phố sẽ phải đối mặt với hiện tượng quá tải, ách tắc giao thông đô thị.

Môi trường du lịch xuống cấp ở mức báo động. Nguyên nhân do dân số ngày càng gia tăng, hoạt động du lịch ngày càng phát triển, quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh… đã làm cho môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội xuống cấp, trong khi trình độ và khả năng quản lý đô thị yếu kém, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển chung.

Cơ chế chính sách thu hút đầu tư đã được ban hành nhưng chưa rõ ràng, cụ thể, tính khả thi không cao, khó triển khai trong thực tế. Thủ tục hành chính tuy được cải thiện, nhưng vẫn còn gây phiền hà cho nhà đầu tư.

Nguồn nhân lực nhìn chung còn thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng, mới chỉ có 30% lực lượng lao động trong ngành được bồi dưỡng nghiệp vụ; lực lượng lao động phục vụ ở các lĩnh vực khách sạn – nhà hàng phần đông chưa qua đào tạo; lực lượng thuyết minh viên ở các khu, điểm du lịch chưa có (hiện nay các đối tượng cò khách, xe ôm, thợ chụp hình vừa hành nghề vừa kiêm luôn công tác thuyết minh, cho nên không đảm bảo chất lượng và nội dung); đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh còn thiếu trình độ, kinh nghiệm quản lý. Việc đầu tư đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động hiện có là rất cần thiết, nhưng còn khó khăn về kinh phí và nhận thức của doanh nghiệp chưa đúng; trong khi đó, các chính sách về thu hút nhân tài, lực lượng lao động có trình độ, tay nghề, ngoại ngữ từ các trường đào tạo chuyên nghiệp về phục vụ cho địa phương

chưa có tính khả thi cao. Vấn đề chuẩn bị các nguồn nhân lực có trình độ ở các loại hình du lịch cao cấp cho các dự án đầu tư là rất cần thiết và cấp bách.

Phần lớn các doanh nghiệp du lịch chưa thật sự năng động, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt những vấn đề mới trong cơ chế thị trường để phát triển kinh doanh; trong khi đó còn có những tư tưởng thụ động, trông chờ khách đến mới đón tiếp. Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ và tham gia vào các chương trình hành động chung của ngành, để tạo sức mạnh tổng hợp phát triển du lịch.

Nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân về phát triển du lịch tuy có được nâng lên một bước, nhưng chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng và những yêu cầu của phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương để từ đó có các chủ trương, giải pháp quyết liệt và huy động các nguồn lực phát triển du lịch. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp với ngành du lịch chưa chặt chẽ, chưa kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh du lịch. Các ngành chưa thật sự vào cuộc để tạo điều kiện cho du lịch phát triển.‌

Đây là những thách thức rất lớn đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, cùng vào cuộc để phát triển du lịch.


3.2. Định hướng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt giai đoạn 2006 – 2010

3.2.1. Quan điểm phát triển

Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Du lịch trong phát triển xã hội hiện nay, đặc biệt là một địa phương có tiềm năng du lịch đa dạng và có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch, Đà Lạt – Lâm Đồng đã đưa ra những quan điểm phát triển du lịch cho mình:

- Phù hợp với chiến lược, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước: Phát triển du lịch là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Giáo dục toàn dân hiểu biết về ngành kinh tế du lịch: Ngành du lịch là ngành kinh tế mới phát triển, đòi hỏi giáo dục toàn dân có hiểu biết về ngành kinh tế du lịch, góp phần tích cực vào sự phát triển và đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, mở rộng giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc

- Phát huy mọi nguồn lực, mọi ngành cùng hợp tác để phát triển phát du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa, song song với việc mở rộng, gia tăng nguồn khách quốc tế: Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phải huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế, mọi ngành trực tiếp và liên quan dựa trên nền tảng bình đẳng trước pháp luật và sự thống nhất quản lý của Nhà nước, để phát triển du lịch một cách bền vững.

- Phát triển du lịch gắn liền với việc mở rộng giao lưu, hợp tác: Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các vùng, ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân nước ngoài, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường sức khoẻ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.


3.2.2. Định hướng phát triển

Cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, ngành du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng đã, đang và sẽ phát triển tương đối nhanh. Trong chiến lược phát triển

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí