Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch

nhiều dự án vừa và nhỏ đang trong quá trình xem xét cấp phép đầu tư. Các dự án hoàn thành đưa vào hoạt động sẽ hình thành nên nhiều khu, điểm du lịch với những sản phẩm đặc trưng hấp dẫn du khách sẽ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến Hoà Bình.

Nội dung đầu tư vào cho ngành du lịch của tỉnh có thể được cụ thể ở các hoạt động như sau:

Một là, tuyên truyền quảng bá về du lịch thông qua các sản phẩm băng hình, đĩa VCD như “ Đến với Hoà Bình”. Bên cạnh đó còn xây dựng biển quảng cáo tấm lớn “Việt Nam- điểm đến của thiên niên kỉ mới”, “ Hoà Bình chào đón muôn phương” giới thiệu trên đài truyền hình Việt nam, đài tiếng nói Việt nam và một số báo chí khác; xây dựng các biển chỉ dẫn đến các điểm du lịch và chi phí để tu bổ biển. Hơn nữa còn rót kinh phí vào việc tổ chức và tham gia các hội chợ chuyên đề quảng bá tiềm năng du lịch.

Hai là đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư kinh phí hỗ trợ cho các lễ hội: lễ hội Cồng Chiêng, lễ hội Chùa Tiên( Lạc Thuỷ), Đền Bờ, Chá Chiêng ( Dân tộc Thái). Ngoài ra còn cấp kinh phí cho việc tham gia liên hoan văn hoá- du lịch; xây dựng đội văn nghệ dân tộc tại một số bản làng; bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ du lịch; xây dựng các tour du lịch, các sản phẩm du lịch đặc thù địa phương; xây dựng các đề án khu du lịch sinh thái; và xây dựng, bảo tồn, phát triển các bản làng du lịch văn hoá và làng nghề truyền thống.

Ba là, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch. Kinh phí đầu tư được sử dụng để phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh; xây dụng cơ chế chính sách, biện pháp phát triển du lịch Hoà bình, đẩy mạnh phối hợp liên ngành, xã hội hoá du lịch; và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch

Bốn là, các hoạt động khác như: đầu tư xây dựng đường giao thông tới các cụm, khu du lịch; lập quy hoạch chi tiết các cụm du lịch.

2.4. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực Hoà Bình bao gồm các trình độ từ lao động phổ thông, trung sơ cấp đến trình độ Đại học và trên Đại học. Trong đó số lượng lao động có trình độ Đại học còn rất thấp và lại có xu hướng giảm trong 2-3 năm gần đây. Lao động trung sơ cấp vẫn chiếm số lượng là chủ yếu.

Bảng 12:Hiện trạng lao động ngành du lịch Hoà Bình

Đơn vị: Người




Chỉ tiêu

Chia các theo năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006


Tổng số lao động

427

427

427

549

650

830

830


Phân theo trình độ đào tạo









Trình độ trên đại học, đại học:

6

6

73

73


Trình độ cao đẳng, trung cấp:

149

149

149

149

301

25

25


Trình độ trung cấp:






290

290

4

Trình độ sơ cấp:






127

127

5

Trình độ khác (qua đào tạo tại

chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ng hạn):

218

218

218

330

362

315

315

II

Phân theo loại lao động








1

Đội ngũ quản lý của CQ QLNN

31

31

29

3

2

Lao động quản lý doanh nghiệp

gián tiếp khác

43

43

43

51

51

9

3

Lao động nghiệp vụ (LĐ trực tiếp)

372

372

364

469

665

740

740


- Lễ tân

5

58

78

93

93


- Phục vụ buồng

52

52

52

62

8

88

88


- Phục vụ bàn, bar

4

58

73

78

78


- Nhân viên nấu ăn

38

38

38

5

77

77


- Hướng dẫn viên

11

11

13

14

18

2


- Nhân viên lữ hành

9

9

9

9

9

9

9


- Nhân viên khác

174

174

166

224

346

392

392

II

Phân theo ngành nghề kinh doanh








1

Khách sạn, nhà hàng

297

297

300

389

570

660

660

2

Lữ hành, vận chuyển du lịch

2

2

3

Dịch vụ khác

55

55

44

6

75

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây - 8

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2015 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình.

Với lợi thế khai thác các sản phẩm du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nhiều khu, điểm du lịch được hình thành, bên cạnh đó cơ sở lưu trú, các dịch vụ bổ sung khác được đầu tư và phát triển. Đồng thời tạo nhiều việc làm, lao động tăng nhanh.

Theo như báo cáo tình hình phát triển du lịch và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2005 của Sở Thương mại – Du lịch Hoà Bình năm 2006 thì số lao động hiện có đến năm 2006 là 830 người, tăng 194,37% so với năm 2000 (427 người), trong đó:

Số lao động gián tiếp 90 người = 10,84% tăng 163,6% so với năm 2000 Số lao động trực tiếp 740 người = 89,15%, tăng 198,92% so với 2000; Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì: năm 2000 có 427 lao động,

đến cuối năm 2006 có 830 lao động, trong đó trên đại học có 3 người; đại học

có 70 người = 8,43 %; cao đẳng có 25 người = 3,0 %; trung cấp 290 người = 34,93 %; sơ cấp 127 người = 15,3 %; lao động phổ thông 315 người = 37,95 %.

Lao động có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng trong ngành chiếm tỷ lệ thấp = 11,8%, trong đó học chuyên ngành du lịch có 9 người = 1,08% còn lại là chuyên ngành khác. Số lao động này chủ yếu đảm nhiệm các công việc quản lý và điều hành kinh doanh du lịch trong các đơn vị.

Lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 34,93%, trong đó 60% học chuyên ngành du lịch và 40% chuyên ngành khác. Lao động học chuyên ngành du lịch chủ yếu là nữ. Trong các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần lực lượng lao động này được sử dụng đúng với ngành nghề chuyên môn được đào tạo, phát huy được năng lực, sở trường. Nhưng phần lớn do đào tạo trong thời kỳ bao cấp, tuổi cao nên sự năng động và hoạt động kinh doanh còn những hạn chế. Số lao động có trình độ trung cấp còn lại làm việc trong các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác phần lớn còn trẻ, mới ra trường chưa phát huy được kiến thức đã học, phải kiêm nhiệm nhiều việc.

Lao động học ngành khác như các ngành kinh tế, lao động, xã hội, kỹ thuật…phù hợp với kinh doanh du lịch thì được sử dụng, phát huy được nghiệp vụ chuyên môn, tham gia vào các nghiệp vụ quản lý hoặc trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh du lịch.

Lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 15,3%, phần lớn được sử dụng vào nghiệp vụ phục vụ, giúp việc cho các dịch vụ của đơn vị kinh doanh.

Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao 37,95%, chủ yếu làm việc ở các khâu vệ sinh, bảo vệ, khuân vác hành lý, chăm sóc khuôn viên cây xanh…

2.5. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch

2.5.1. Đơn vị kinh doanh lưu trú

Nhìn chung các đơn vị kinh doanh lưu trú trên điạ bàn tỉnh Hoà Bình hoạt động kinh doanh còn chưa hiệu quả, công suất sử dụng phòng mới chỉ đạt ở khoảng 30%. Nguyên nhân của thực trạng này là do các đơn vị kinh doanh lưu trú tại Hoà Bình còn yếu kém về chất lượng dịch vụ cung cấp; giá cả dịch vụ còn chưa được cạnh tranh, phù hợp với thị trường dịch vụ du lịch của cả nước; quan hệ với các công ty lữ hành vẫn chưa được gắn kết, thắt chặt.

Có thể thấy chất lượng dịch vụ của đơn vị kinh doanh lưu trú yếu kém là do hạ tầng du lịch hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịch. Tại các địa điểm, khu du lịch ở Hoà Bình nhiều nhà sàn, nhà nghỉ, khách sạn đã được xây dựng mới theo xu hướng phát triển của ngành du lịch tỉnh. Tuy nhiên, những cơ sở lưu trú này tăng về số lượng cơ sở nhưng số lượng buồng, phòng, giường phục vụ khách du lịch lại không tăng tương xứng. Những nhà nghỉ, khách sạn được cải tạo, xây mới đa số có quy mô nhỏ, chưa thực sự thoả mãn được khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Hơn nữa, tại các cơ sở lưu trú này vẫn còn tồn tại một bất cập đó là các dịch vụ giải trí, dịch vụ bổ sung

vẫn chưa được chú ý, quan tâm thích đáng. Khách du lịch đến đây đặc biệt là khách du lịch dài ngày phàn nàn rất nhiều về việc họ không biết làm gì để thư giãn, giải trí khi về nghỉ ngơi tại các nhà nghỉ, khách sạn này cả.

Gía cả dịch vụ du lịch tại cơ sở lưu trú còn chưa cạnh tranh, chưa hợp lý. Giá thuê buồng tại nhà sàn, nhà nghỉ, khách sạn so với mặt bằng giá thuê tại các điểm, khu du lịch khác trên cả nước không đắt nhưng giá cả các hàng hoá, dịch vụ tại những địa điểm này lại rất đắt đỏ, gây bất bình cho khách du lịch. Đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến đây thực sự thắc mắc và khó chịu khi họ phải mua hàng hoá, dịch vụ đắt hơn hẳn so với các khách du lịch nội địa.

Ngoài ra, một nhân tố khác dẫn đến hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh lưu trú kém hiệu quả là do thiếu tính gắn kết chặt chẽ giữa đơn vị kinh doanh lưu trú và các công ty lữ hành. Khách của các công ty lữ hành là nguồn khách thường xuyên và dồi dào cho các đơn vị kinh doanh lưu trú nếu như các đơn vị này biết tận dụng, khai thác triệt để các mối quan hệ với các công ty lữ hành đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

2.5.2. Cơ sở kinh doanh lữ hành

Cũng giống như đơn vị kinh doanh lưu trú hoạt động tại địa phương, cơ sở kinh doanh lữ hành tại Hoà Bình hoạt động cũng còn chưa hiệu quả. Sự thiếu hiệu quả này được thể hiện ở nhiều mặt:

Thứ nhất, tính đến thời điểm hiện tại thì các phương tiện vận chuyển của Hoà Bình còn non yếu, đa số là vận chuyển bằng ô tô, thuyền, đò… còn tại nơi tham quan vui chơi thì vẫn chưa có thiết bị hiện đại phục vụ khách như cáp treo để đi qua địa hình rừng núi.

Hai là, khách tham quan du lịch đến Hoà Bình hiện phàn nàn rất nhiều về sản phẩm du lịch tại đây còn chưa được phong phú. Các tuor du lịch vẫn còn trùng lặp. Hơn nữa, các doanh nghiệp thường mới chỉ quảng bá thương

hiệu, sản phẩm du lịch của mình thông qua các hội chợ Thương mại- Du lịch, các lễ hội văn hoá du lịch mà chưa xúc tiến được các hình thức quảng bá khác.

Ba là, quan hệ giữa đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành vẫn thường chỉ là quan hệ một chiều. Tức là khi cơ sở kinh doanh lữ hành có nhu cầu tức thời, ngắn hạn thì tìm đến các công ty lữ hành hoặc ngược lại chứ chưa xây dựng được mối quan hệ củng cố lâu dài giữa hai bên.‌

3. Đánh giá

3.1. Kết quả đạt được

* Đối với nền kinh tế, ngành du lịch đã có tác động đáng kể trong việc tăng GDP của tỉnh Hoà Bình, được thể hiện bằng bảng số liệu dưới đây:

Bảng 13: Thu nhập từ Du lịch

Đơn vị : triệu đồng



Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

1. Thu nhập từ du lịch

Doanh thu XH

13.000

19.500

15.340

23.000

18.500

30.000

22.800

35.000

23.500

40.000

2. Tổng thu nhập của

phương

1.970.907

2.173.358

2.401.322

2.873.419

3.132.026

3. Tỷ trọng %

- Dịch vụ:

trong đó: Du lịch


34,59

0,66


33,17

0,71


32,16

0,77


34,19

0,79


34,6

0,75

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tê- Xã hội và Quốc phòng- An ninh năm 2005.

Ta thấy doanh thu từ du lịch còn chưa cao. Khách du lịch đến Hoà Bình chủ yếu là khách tham quan, chi tiêu thấp, sử dụng dịch vụ không nhiều. Doanh thu khiêm tốn chỉ chiếm 0,75% trong tổng thu nhập địa phương. Hơn nữa, như đã nghiên cứu ở phần trước, khách du lịch đến với Hoà Bình chiếm 8-11% là khách quốc tế. Vì vậy thu nhập ngoại tệ từ khách quốc tế đã có phần nào tác dụng cải thiện cán cân thương mại quốc tế của tỉnh Hoà Bình nói riêng và của đất nước chung.

Việc phát triển ngành du lịch Hoà Bình trong những năm qua còn góp phần kéo theo sự phát triển của các ngành khác như ngành kinh doanh lữ hành, dịch vụ khách sạn, vận chuyển hành khách… tại địa phương.

Bạn bè, khách du lịch từ địa phương khác, quốc gia khác khi đến tham quan du lịch tại tỉnh Hoà Bình đã giúp quảng bá về hình ảnh con người Hoà Bình, sản vật của Hoà Bình như: rượu cần, cơm lam, nước khoáng Kim Bôi…. Điều này khiến cho ngành nông nghiệp trồng trọt sản xuất và ngành công nghiệp tiêu dùng của Hoà Bình từng bước được cải thiện trong những năm gần đây.

Một kết quả đạt được không nhỏ đối với nền kinh tế Hoà Bình đó là sự phát triển không ngừng của cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Nhờ sự phát triển của ngành du lịch mà các hạ tầng kĩ thuật như mạng lưới điện, giao thông, y tế, thông tin liên lạc, viễn thông… của tỉnh Hoà Bình cũng đang dần được hoàn thiện và ngày một nâng cao.

* Đóng góp cho Xã hội từ du lịch

Ngành du lịch trong những năm qua đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở tại các địa phương nơi kinh doanh dịch vụ du lịch. Người dân tại địa phương trước đây phụ thuộc nhiều vào nghề nông, nay nhờ có sự phát triển của các điểm, khu du lịch, hộ gia đình kinh doanh cung cấp các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, bán hàng hoá lưu niệm…cho khách du lịch, giải quyết việc làm cho nhiều thành viên trong gia đình.

Việc tuyên truyền quảng cáo cho du lịch tỉnh phát triển đồng thời có hiệu quả trong việc quảng cáo về địa phương trên các lĩnh vực khác như phát triển thương mại, dịch vụ. Đã có nhiều người đến với Hoà Bình không chỉ để tham quan du lịch mà có nhiều người đến với mục đích mua các hàng hoá, sản phẩm mà họ được biết tới, được người khác quảng cáo cho.

Hơn nữa, việc kinh doanh du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn Hoà Bình đã có tác dụng tích cực trong việc đánh thức các ngành nghề truyền

thống của các dân tộc như nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Thái ở Mai Châu, làm rượu cần của dân tộc Mường…

Việc phát triển dịch vụ du lịch cũng góp phần tăng tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, các vùng miền khác nhau. Các dân tộc anh em, các quốc gia khác trên thế giới muốn tìm hiểu về Hoà Bình sẽ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về văn hoá, phong tục tập quán của Hòa Bình qua các sách báo, tranh ảnh hoặc qua các chương trình hội chợ triển lãm quảng bá cho du lịch của tỉnh được diễn ra hàng năm, và vào các dịp lễ hội.

3.2. Những tồn tại

Những vấn đề còn tồn tại chính là những khó khăn, thiếu sót mà hiện tại ngành du lịch Hòa Bình vẫn chưa thể khắc phục được.

Một là, nguồn vốn chủ yếu được huy động từ chương trình Hành động Quốc gia về du lịch và từ ngân sách địa phương. Còn nguồn vốn được huy động từ bản thân doanh nghiệp hay huy động từ các nguồn khác như từ các tổ chức phi chính phủ thì vẫn chỉ chiếm số lượng ít ỏi, không đáng kể.

Hai là, tiềm năng du lịch của tỉnh Hoà Bình là rất lớn nhưng chất lượng của việc khai thác các nguồn tài nguyên, tiềm năng du lịch này lại không cao. Ngành du lịch Hoà Bình vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt trong tương quan so sánh với sản phẩm du lịch của các địa phương khác.

Ba là, các dự án về du lịch còn nhỏ, triển khai chậm. Tính đến nay mới chỉ có các dự án nhỏ, lẻ tẻ có thể kể đến như: dự án hạ tầng khu du lịch hồ sông Đà, cụm du lịch danh thắng Phú Lão-Đồng Tâm- huyện Lạc Thuỷ, những dự án nhỏ phát triển du lịch các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Thuỷ, Kim Bôi….

Bốn là, thị trường du lịch còn nhỏ bé. Cơ cấu khách tham quan cả nội địa và quốc tế qua các năm không có sự thay đổi, chuyển biến nhiều. Thậm chí còn có giai đoạn không giữ vững ổn định được sự phát triển đó. Thị trường du lịch của tỉnh Hoà Bình so với thị trường du lịch của các địa phương

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí