Cơ Cấu Khách Du Lịch Tỉnh Hoà Bình Trong Giai Đoạn 2000-2007 Trong 8 Năm Từ Năm 2000 Đến Năm 2007, Cơ Cấu Khách Du Lịch Đến


2000

3910

7590

11500

2001

4420

8580

13000

2002

5215.6

10124.4

15340

2003

_

_

18500

2004

_

_

22000

2005

_

_

27161

2006

6058.278

33066.772

39125.050

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây - 6

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh du lịch giai đoạn 2000-2006 gửi Tổng cục Du lịch của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình.

Nhìn vào bảng số liệu có thể nhận xét rằng doanh thu từ du lịch của tỉnh Hoà Bình còn tương đối thấp. Tuy nhiên, vẫn thấy có sự khả quan trong phát triển ngành du lịch của tỉnh đó là doanh thu thấp nhưng vẫn phát triển ổn định qua các năm từ năm 2000 đến năm 2006. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ du lịch Hoà Bình vẫn đang không ngừng phát triển trong những năm qua.

1.4. Hiện trạng doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Hoà Bình nhìn chung còn ít. Các doanh nghiệp này hoạt động dưới các hình thức là: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã và các cá nhân ( hộ kinh doanh). Tuy nhiên đa phần là các doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân ( hộ kinh doanh) do quy mô vốn kinh doanh còn thấp.

Bảng 5: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch



2001

2002

2003

2004

2005

Ghi chú

Số doanh

nghiệp,chi nhánh

7

9

13

45

70

Có chức năng kinh doanh Các loại hình du lịch

Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp du lịch năm 2005 của Sở Thương mại- Du lịch.

Số lượng doanh nghiệp, chi nhánh đăng ký kinh doanh du lịch tăng nhanh, tính đến năm 2005 có trên 70 đơn vị kinh doanh các loại hình du lịch, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu, chưa có các sản phẩm đặc thù của đơn vị mình, kinh doanh còn thụ động, nhỏ lẻ. Một số đơn vị đăng ký kinh doanh chưa hoạt động.

Nói chung kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh còn lẻ tẻ, chưa có sự chuyên nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm du lịch và cung cấp các dịch vụ đi kèm. Đa số các dịch vụ được cung cấp hiện nay cho khách du lịch đa phần do các hộ gia đình lân cận các địa điểm du lịch cung cấp, chính vì vậy mà chất lượng dịch vụ không cao. Họ thường hướng tới thu nhập trước mắt mà chưa chú ý đến việc duy trì thu nhập này dài lâu nên chất lượng dịch vụ yếu kém là điều tất yếu.

1.5. Hiện trạng vốn đầu tư

Vốn đầu tư huy động cho hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Hoà Bình được lấy từ bốn nguồn chủ yếu:

Nguồn quan trọng nhất là hỗ trợ từ chương trình hành động quốc gia. Đây là chương trình hành động mang tính toàn quốc do Chính phủ ban hành với mục tiêu là để thúc đẩy phát triển du lịch Việt Nam, phấn đấu từ năm 2010 Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Chính vì mục tiêu trên mà Chính phủ đã trích từ ngân sách một lượng vốn đáng kể để góp phần hỗ trợ cho các địa phương phát triển du lịch.

Ngoài ra, nguồn vốn cho kinh doanh du lịch cũng được huy động từ ba nguồn quan trọng khác đó là từ ngân sách địa phương, từ đóng góp của bản thân doanh nghiệp kinh doanh, và từ các nguồn khác.

Phần đóng góp của các doanh nghiệp và huy động từ các nguồn khác là không đáng kể.

Bảng 6:Nguồn vốn huy động


Đơn vị: triệu đồng


Năm

Hỗ trợ từ

CTHĐQG

Ngân sách

địa phương

Đóng góp

của DN

Huy động

khác

Tổng cộng

2000 & 2001

190

161

15

0

366

2002

100

45

0

0

145

2003

140

88

15

0

243

2004

100

26

0

20

146

2005

43200

3500

0

0

46700

2006(KH)

17580

7630

60

0

25270

2007(KH)

720

540

80

0

1340

2008(KH)

660

450

100

0

1210

Nguồn: Tổng hợp kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch gửi kèm báo cáo tổng kết thực hiện chương trình HĐQG về du lịch 2000-2005 của Sở Thương mại- Du lịch

gửi Tổng cục Du lịch.

Năm 2005 là năm có tổng nguồn vốn huy động lớn nhất, đặc biệt lớn gấp nhiều lần các năm trước đó, với tổng nguồn vốn huy động là 46700 triệu đồng. Nguồn vốn được huy động từ hai nguồn là chương trình HĐQG và từ ngân sách địa phương. Trong đó vốn huy động từ chương trình HĐQG đã chiếm 92,5% tổng nguồn vốn huy động được. Có thể nói đây là năm kết thúc chương trình HĐQG về du lịch giai đoạn 2000-2005 nên được Nhà nước hỗ trợ gần như toàn bộ nguồn kinh phí cho các hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh trên mọi mặt.

1.6. Hiện trạng nguồn nhân lực

Tình trạng nguồn nhân lực của tỉnh Hoà Bình cũng là tình trạng chung của nguồn nhân lực du lịch tại các địa phương khác trong cả nước. Nguồn nhân lực nhìn chung còn bộc lộ yếu kém về nhiều mặt từ số lượng đến chất lượng lao động. Đặc biệt tình trạng này còn bức xúc hơn cả trên địa bàn tỉnh Hoà Bình nói riêng.

Bảng 7: Lực lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh

Đơn vị: người



2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1. Số lượng

- Gián tiếp

- Trực tiếp

427

55

372

427

55

372

427

63

364

549

80

469

750

85

665

830

90

740

830

90

740

2. Trình độ

- Trên ĐH, ĐH

- Cao đẳng, trung sơ cấp

- Khác


60

149

275


60

149

218


60

149

218


70

149

330


87

301

362


73

342

315


73

342

315

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển du lịch và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2015 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình năm 2006.

Bảng số liệu ở trên cho thấy nguồn nhân lực cho ngành du lịch vẫn còn yếu và hạn chế cả về số lượng và chất lượng

Số lượng lao động nhỏ bé, tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự có mức tăng đột phá, đáng kể và chưa tương tương xứng với quy mô, số lượng các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Chất lượng lao động cũng cần phải bàn tới, với lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn về du lịch rất thấp. Chủ yếu là ở trình độ cao đẳng, trung sơ cấp; trình độ khác cũng chiếm số lượng tương đối đông đảo. Trong khi đó để phát triển du lịch thì thực sự cần những người có chuyên môn, được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành.

Như vậy hiện trạng về nguồn nhân lực tại địa phương là một vấn đề đáng quan tâm đối với các cấp quản lý.

1.7. Hiện trạng cơ sở lưu trú tại tỉnh

Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh trong các năm từ 2000 đến 2007. Trong vòng 8 năm, số lượng cơ sở lưu trú đã tăng gấp hơn 17 lần, số phòng

tăng gấp 6 lần. Điều này cho thấy việc kinh doanh cơ sở lưu trú đang có sự phát triển nhất định góp phần thúc đẩy ngành du lịch Hoà Bình nói chung phát triển theo.

Bảng 8: Cơ sở lưu trú tỉnh Hoà Bình


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Số lượng cơ sở

lưu trú

8

8

25

25

79

84

133

137

Số phòng

274

274

401

401

743

862

1251

1659

Số giường

639

639

874

874

1437

1691

2326

_

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tình hình quản lý cơ sở lưu trú du lịch các năm từ 2000-2007 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình.

Trong những năm qua các loại hình cơ sở lưu trú du lịch có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, tạo được sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch trong cơ sở lưu trú, từng bước khẳng định được vị trí và chất lượng của mình trong hệ thống kinh doanh các dịch vụ du lịch.

Các loại hình trong cơ sở lưu trú du lịch tương đối đa dạng: ngoài các khách sạn, nhà nghỉ mang kiến trúc hiện đại là nhà sàn khép kín (Công ty du lịch Hoà Bình), nhà nghỉ nhà sàn kinh doanh du lịch cộng đồng tại các bản dân tộc, tại các khu, điểm du lịch sinh thái…Các cơ sở lưu trú đặc thù này đã thu hút nhiều khách quốc tế đặc biệt là khách Châu Âu, như: Pháp, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển… góp phần đáng kể trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được phân bố đều ở các khu vực trong tỉnh như: thành phố Hoà Bình, huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Tân Lạc, chủ yếu là các khách sạn, nhà nghỉ với kiến trúc hiện đại nhiều tầng; các nhà nghỉ nhà sàn dân tộc phù hợp kinh doanh du lịch cộng đồng tại các huyện Mai

Châu, Cao Phong; các cơ sở lưu trú kiến trúc đan xen hiện đại và dân tộc trong các khu, điểm du lịch ở huyện Lương Sơn, Kim Bôi…

2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch


2.1. Cơ cấu khách du lịch

Cơ cấu khách du lịch đến Việt Nam gồm có khách trong nước và khách quốc tế. Như phần tổng quan về du lịch của tỉnh đã nói trước đó, khách du lịch đến Hoà Bình trong những năm qua đã có mức tăng đáng kể và ổn định. Tốc độ tăng trung bình trên 10%, đặc biệt 2-3 năm gần đây tốc độ gia tăng số lượt khách du lịch tăng mạnh với năm 2006 là 43%, và năm 2007 là 25%.

Sự gia tăng này áp dụng cho cả khách quốc tế và khách nội địa, tuy nhiên tỷ lệ phằn trăm giữa khách trong nước và khách nước ngoài lại không có sự thay đổi đáng kể. Tỉ trọng của khách quốc tế và khách nội địa trong cơ cấu lượt khách đến Hoà Bình được thể hiện dưới bảng số liệu sau:


Bảng 9:Cơ cấu khách du lịch 2000-2007


Đơn vị: phần trăm (%)


Năm

Quốc tế (%)

Nội địa (%)

2000

10.89

89.11

2001

11.89

88.11

2002

11.86

88.14

2003

10.44

89.56

2004

8.75

91.25

2005

9.41

90.59

2006

9.05

90.95

2007

8.73

91.27

Nguồn: Tác giả tổng hợp xây dựng từ bảng số liệu số 3( Số lượt khách đến Hoà Bình giai đoạn 2000-2007)

Từ bảng số liệu, ta xây dựng biểu đồ mô tả cơ cấu khách quốc tế và nội địa từ năm 2000 đến năm 2007 như sau:


CƠ CấU KHáCH DU LịCH


100

80

60

%

40

20

0


Quốc tế


Nội địa

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Năm


Biểu đồ 1:Cơ cấu khách du lịch tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 2000-2007 Trong 8 năm từ năm 2000 đến năm 2007, cơ cấu khách du lịch đến

Hoà Bình gần như không có sự thay đổi. Lượng khách nội địa lúc nào cũng

gấp khoảng 6-7 lần khách quốc tế.

Như đã trình bày ở phần tổng quan về hiện trạng doanh thu của tỉnh, doanh thu của tỉnh là chưa xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh và không tương ứng với số lượng khách đến với Hoà Bình. Nguyên nhân có thể suy ra ở đây có lẽ là do sự bất cân đối giữa tỉ trọng khách quốc tế và khách nội địa. Mức sống của người dân trong nước còn thấp nên hiển nhiên chi tiêu cho du lịch là không nhiều. Doanh thu có được từ ngành du lịch của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung đa phần là từ chi tiêu của khách quốc tê. Vì vậy mà điều cần thiết để tăng thu cho ngành du lịch là phải tích cực thu hút khách nước ngoài tiêu dùng sản phẩm du lịch.

Ngoài ra, ta cần xét đến tốc độ tăng số lượt khách quốc tế đến với Hoà Bình qua các năm. Liệu tốc độ này có ổn định và bền vững hay không?

Ta có bảng số lượng khách quốc đến Việt Nam và Hòa Bình từ 2000-2005:

Bảng 10: So sánh lượng khách


Đơn vị: lượt khách



Năm

Số lượng khách Quốc tế

Tốc độ tăng giảm (%)

ViệtNam

Hoà Bình

Việt Nam

Hoà Bình

2000

2140100

22660

_

_

2001

2330050

27528

8.88

21.49

2002

2627988

30000

12.79

8.98

2003

2428735

26000

-7.58

-13.33

2004

2927878

24064

20.55

-7.45

2005

3470000

28853

18.52

19.90

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tổng kết tình hình du lịch Việt Nam năm 2005 của Tổng cục Du lịch và Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ du lịch năm 2005 gửi Tổng cục Du lịch của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình.

So sánh tốc độ tăng số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và Hoà Bình trong bảng số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch. Khách quốc tế đến Việt nam tăng đều ( trừ năm 2003 được xem như năm thất thu chung của ngành du lịch không chỉ đối với Việt nam mà cón đối với các quốc gia khác vì đại dịch SARS), Tuy nhiên chỉ sau 2003 thì số lượng khách quốc tế đến Việt nam lại tăng trở lại nhưng Hoà Bình dường như vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu qủa mà SARS để lại, thể hiện ở số lượng khách quốc tế thu hút về tỉnh năm 2004 vẫn giảm( giảm 7,4%) trong khi khách quốc tế nói chung đã trở lại Việt nam( tăng 20,5% năm 2004).

Như vậy phát triển du lịch của tỉnh vẫn còn chậm bắt kịp so với sự phát triển nói chung của đất nước. Theo tìm hiểu thì khách quốc tế đến địa phương đa số là khách du lịch từ Châu Âu. Số liệu được cho dưới bảng sau:

Bảng 11: Cơ cấu khách quốc tế

Đơn vị: phần trăm (%)


Thị trường

2000

2001

2002

2003

2004

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí