Tỷ Lệ Khách Du Lịch Đến Thái Lan Từ Các Khu Vực Năm 2005

Sau đó đến khu vực Châu Âu, chiếm khoảng từ 22-29% thị phần. Năm 2004, có 2,64 triệu khách Châu Âu đến du lịch Thái Lan, chiếm 22,56%. Năm 2005, con số này là 2,7 triệu lượt chiếm 23,41% thị phần. 2 tháng đầu năm 2006, số khách châu Âu đến Thái Lan là 717.622, chiếm 29,30% thị phần, tăng 32,88% so với cùng kỳ năm ngoái [45].

Thứ 3 là khu vực Châu Mỹ, chiếm khoảng 5-6% thị phần. Năm 2003 nhìn chung lượng khách đến Thái Lan từ các khu vực đều giảm nhưng thị phần khách từ Châu Mỹ lại tăng hơn so với năm trứơc (Năm 2002 chỉ chiếm 5,81%, năm 2003 chiếm 9,85%). Năm 2004, số khách đến Thái Lan từ Châu Mỹ là 702.675, chiếm 5,99%. Năm 2005, con số này là 745.494, chiếm 6,44% thị phần, tăng 6,09% so với năm trước. 2 tháng đầu năm 2006, số khách Châu Mỹ đến du lịch Thái Lan là 148.742, chiếm 6,07% thị phần, tăng 9,01% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ 4 là Châu Đại Dương, chiếm từ 3-4% thị phần. Năm 2002, số khách du lịch đến Thái Lan từ châu lục này chiếm 3,93% thị phần, giảm 0,88% so với năm trước. Năm 2003 số khách từ Châu Đại Dương chiếm 3,45% thị phần, giảm 18,54% so với năm 2002. Như vậy trong 2 năm số khách đến Thái Lan từ Châu Đại Dương giảm liên tiếp. Năm 2004, số khách này chiếm 4,02% và tăng 35,55% so với năm trước. Năm 2005, chiếm 4,36%, tăng 7,0% so với năm 2004. Hai tháng đầu năm 2006, nhìn chung lượng khách đến Thái Lan từ khu vực này vẫn giữ ổn định, 91.953 người, chiếm 3,75% thị phần, tăng 25,32% so với cùng kỳ năm ngoái [27].

Tiếp theo là khu vực Nam Á, chiếm khoảng 3-4% thị phần. Số khách du lịch đến Thái Lan từ Nam Á năm 2004 chiếm 4% thị phần, năm 2005 chiếm 4,49% thị phần, tăng 10,67% so với năm ngoái. Năm 2005, trong khi số khách đến Thái Lan từ Đông Á giảm thì số khách đến từ khu vực này lại tăng.

Cuối cùng là khu vực Trung Đông và Châu Phi. Năm 2003 chiếm 3,88% thị phần, năm 2004 chiếm 4,0% thị phần, năm 2005 chiếm 4,49% thị phần. 2 tháng đầu năm 2006, số khách Trung Đông đến khu vực này là 56.926 người, chiếm 2,32% thị phần, nhưng số lượng vẫn tăng 84,54% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung lượng khách đến Thái Lan từ khu vực này ổn định và không ngừng tăng qua các năm. Châu Phi vẫn là khu vực có lượng khách đến Thái Lan ít nhất, với số lượng là

80.501 người năm 2000, chỉ chiếm 0,84% thị phần, năm 2002 chiếm 2,54% tăng 14,92% so với năm trước, năm 2003 số khách đến Thái Lan từ khu vực này chiếm

0,67%, giảm 24,96%, năm 2004 chiếm 0,71% tăng 23,23% so với năm trước. Năm 2005, thị phần khách du lịch đến Thái Lan từ khu vực này là 0,63%, giảm 11,92% so với năm 2004. 2 tháng đầu năm 2006, số khách đến từ khu vực này là 12.437 người, chiếm 0,51%, tăng 16,36% so với cùng kỳ năm ngoái [27]

Xét về cá nhân từng nước, trong thời kỳ 2000-2005, các nước đến Thái Lan nhiều nhất vẫn là các nước thuộc khu vực Đông Á, gồm: Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, HongKong. Sau đó là đến Anh, Mỹ, Đức, Ấn Độ, Pháp, Australia... Năm 2000 và năm 2001, đứng thứ nhất trong các nước có số khách du lịch đến Thái Lan là Nhật Bản, từ đó đến nay, Malaysia lại là nước giữ vị trí số 1. Trong top 10 nước có số khách du lịch đến Thái Lan nhiều nhất có sự thay đổi so với thời kỳ trước. Thời kỳ từ năm 1997-1999 không có sự xuất hiện của nước Hàn Quốc trong danh sách top 10, nhưng từ năm 2000 đến nay, số khách du lịch từ Hàn Quốc đến Thái Lan không ngừng tăng. Sở dĩ như vậy là do Thái Lan đã có nhiều chính sách xúc tiến quảng bá thương mại ở thị trường mục tiêu này. Năm 2000, Hàn Quốc đứng ở vị trí số 8 trong top 10 nước có số khách du lịch đến Thái Lan nhiều nhất với 448.207 lượt khách, chiếm 4,68% thị phần. Năm 2001, Hàn Quốc ở vị trí thứ 5 với 553.441 người, chiếm 5,46%. Từ năm 2002 đến nay, Hàn Quốc luôn ở vị trí thứ 3 sau Malaysia và Nhật Bản. Sau đây là tình hình cụ thể cơ cấu khách du lịch trong Top 10 nước có số khách du lịch nhiều nhất đến Thái lan vào năm 2005 và hai tháng đầu năm 2006 [43].

Năm 2005, nước có số lượng khách đi du lịch Thái Lan nhiều nhất là Malaysia, với 1,34 triệu lượt khách, chiếm 11,61% thị phần. Nhật Bản ở vị trí thứ 2 là 1,18 triệu lượt, chiếm 10,28% thị phần. Thứ 3 là Hàn Quốc với 0,82 lượt, chiếm 7,06%. Thứ 4 là Singapore,với 797.782 lượt , chiếm 6,90%.Trung Quốc ở vị trí thứ 5 với 762.388 khách du lịch, chiếm 6,59% thị phần. Sau đó là Anh với 685.077 khách, chiếm 5,92% thị phần. Đứng vị trí thứ 7 là Mỹ với 591.114 khách, chiếm 5,11% thị phần. Tiếp theo là Đức với 445.155 khách, chiếm 3,85% thị phần. Đứng vị trí thứ 9 là HongKong với 441.458 người đến du lịch Thái Lan chiếm 3,82%. Đứng vị trí thứ 10 là Australia với 423.825 khách đến du lịch Thái Lan chiếm 3,66% thị phần [45].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ khách du lịch đến Thái Lan từ các khu vực năm 2005



4.49

6.44


0.63

2 64 4 36 23 41 58 02 Đông Á Châu Âu Châu Mỹ Nam Á Châu Đại Dương Trung Đông Châu 1

2.64

4.36


23.41 58.02


Đông Á

Châu Âu

Châu Mỹ

Nam Á

Châu Đại Dương

Trung Đông

Châu Phi


Nguồn: Thống kê của tổng cục du lịch Thái Lan

Biểu đồ 3: Số lượng khách du lịch đến Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2006



1400000

1200000

1000000

800000

600000

400000

200000

0


1340478


717622


148742 91953 81432 56926


12437

Đông Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Đại

Dương

Nam Á Trung Đông

Châu Phi


(Nguồn: Thống kê của tổng cục du lịch Thái Lan)

Tổng số khách đến Thái Lan 2 tháng đầu năm 2006 là 2449.590 người, tăng 39,52% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó khu vực Đông Á chiếm 54,72% với 1,34 triệu lượt, Châu Âu chiếm 29,30% với 717.622 người, Châu Mỹ chiếm 6,07%

với 148.742 khách, Châu Đại Dương ở vị trí thứ 4 với 91.953 khách, chiếm 3,75% thị phần. Sau đó là Nam Á, chiếm 3,32% với 81.432 người, Trung Đông chỉ chiếm 2,32% với số khách đến Thái Lan là 56.926 người, cuối cùng vẫn là khu vực Châu Phi với 12.437 người, chiếm 0,51% [45]

Nhìn chung, tại thời điểm hiện tại, số khách du lịch đến Thái Lan có chiều hướng tăng và ngành du lịch Thái Lan có tiềm lực rất lớn để phát triển trong tương lai.

4. Những biện pháp phát triển du lịch Thái Lan

4.1. Những chính sách chung phát triển du lịch Thái Lan

Nhận biết được tầm quan trọng của ngành công nghiệp du lịch – Ngành công nghiệp mang đến sự thịnh vượng, chính phủ hoàng gia Thái Lan dưới sự lãnh đạo của thủ tướng Thanksin Shanawatra đã thiết lập nên chính sách nhằm phát triển du lịch như một kế sách nhằm thu hút ngoại hối vào đất nước đồng thời cải thiện nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là sau những cuộc khủng hoảng liên tiếp như ném bom tại Mỹ, Bali, nạn dịch Sar và sóng thần...

Những khoản mục chính của chính sách du lịch được soạn thảo bởi bộ quản lý du lịch và thể thao có nội dung như sau:

Duy trì phát triển và thúc đẩy du lịch, hạn chế sự tác động tiêu cực vào môi trường, thiên nhiên, xã hội và văn hoá. Do đó, cần phải giữ gìn nguồn lực quốc gia cho thế hệ sau này. Tăng cường mở rộng số lượng của ngành công nghiệp du lịch thông qua việc phát triển cũng như quản lý nguồn lực tiềm năng theo đúng cách nhờ đó tăng tính lợi ích.

Tiêu chuẩn hoá các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Sử dụng tính độc đáo của văn hoá Thái như là nét đặc biệt của quốc gia, bên cạnh đó tạo dựng hình ảnh đặc trưng cho mỗi vùng miền và hướng đến sự phát triển đều giữa các vùng. Giới thiệu sản phẩm dưới những góc độ khác nhau nhằm bắt trúng nhu cầu của khách du lịch, tiếp tục duy trì lượng khách đến Thái Lan thường xuyên (hiện nay có đến 50% khách du lịch đến Thái Lan nhiều lần)

Thúc đẩy các sự kiện thể thao quốc tế để phát triển hình thức du lịch thể thao, đồng thời chú trọng đến những hình thức khác, đặc biệt quan tâm đến hình thức du lịch kết hợp hội nghị MICE, hình thức du lịch kết hợp chữa bệnh, shopping…vì những hình

thức này sẽ thu hút khách đến Thái Lan nhiều ngày, tiêu với số lượng tiền lớn hơn khách du lịch bình thường. Phát triển phương thức quản lý chung cho công nghệ thông tin, quan hệ khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin

Từ nguyên tắc trên, chiến lược du lịch phải được biến đổi linh hoạt để trở thành lực lượng chính cho ngành công nghiệp du lịch với mục đích đạt được mục tiêu cao nhất do chính phủ đưa ra, đó là: Thái Lan sẽ trở thành thủ phủ du lịch của Châu Á trong thời gian ngắn nhất. Chiến lược phát triển du lịch được thiết lập như sau [47]:

Kế hoạch chiến lược 1: Mục đích chiến lược

Giới thiệu Thái Lan là một đất nước thanh bình lý tưởng dành cho thăm quan nghỉ ngơi và luôn đưa ra dịch vụ có chất lượng và hấp dẫn nhất, có hình ảnh khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực

Kế hoạch chiến lược 2: Ưu đãi thị trường

Đưa ra những chỉ dẫn cho sự phát triển hợp lý và tiêu chuẩn hoá các sản phẩm du lịch và dịch vụ, đặc biệt tại các khu vực tiềm năng bao gồm sự thu hút về văn hoá, lịch sử, tự nhiên, cũng như những hoạt động và sản phẩm nổi bật để có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhóm khách hàng mục tiêu. Phát triển du lịch thông qua việc bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan du lịch, phát triển trung tâm dịch vụ du lịch, vệ sinh, khu vực đỗ xe, nhà hàng và khu vực bán hàng quà tặng. Phát triển nguồn nhân lực cũng như tiêu chuẩn hoá dịch vụ như hướng dẫn du lịch, dịch vụ khách sạn, vận chuyển quà tặng... Sáng tạo và kết hợp các hoạt động du lịch để khuyến khích khách du lịch ở lại lâu hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Có 5 nhóm sản phẩm phát triển:

+) Bãi biển và đảo

+) Công viên và rừng

+) Lịch sử và văn hoá

+) Sản phẩm du lịch đặc biệt

+) Khu vui chơi nhân tạo

Kế hoạch chiến lược 3: Điều chỉnh quan điểm về ngành công nghiệp du lịch quốc gia và lực lượng tham gia thông qua 5 kế hoạch cụ thể như sau:

Kế hoạch 1: Mở rộng khu du lịch

Hợp tác với các quốc gia láng giềng nhưng trong trong đó Thái Lan vẫn là trung tâm du lịch chính.

Kế hoạch 2: Điều chỉnh những nhân tố chính:

+) Xác định khách du lịch mục tiêu mới trong khi đó vẫn giữ gìn số lượng tăng trưởng cả thị trường trong nước và quốc tế.

+) Tăng cường chiến dịch rao bán dịch vụ du lịch đa dạng.

+) Đẩy mạnh khả năng cạnh tranh thông qua mạng lưới Marketing IT

+) Tăng cường mục tiêu Marketing dưới mọi góc độ với hình thức marketing đại chúng.

Kế hoạch 3: Chiến lược tập trung hoá và quản lý, có nghĩa là những kế hoạch phát triển này phải được quán triệt từ bộ máy chính phủ đến các bộ phận tư nhân, các mắt xích trong quan hệ dịch vụ du lịch phải ăn khớp với nhau, hài hoà với nhau như dịch vụ nhà hàng, khách sạn…. nhờ đó tăng giải pháp cũng như cải thiện những khó khăn du lịch trong nước và tuân theo quan điểm chỉ đạo của chính phủ.

Kế hoạch 4: Phân định rõ trách nhiệm và vai trò, bộ quản lý du lịch và giải trí mới được thiết lập sẽ giải quyết vấn đề về phát triển các sản phẩm du lịch, mà trước đây thuộc về trách nhiệm bao quát toàn thể hoạt động marketing du lịch.

Kế hoạch 5: Tái cơ cấu và đưa hoạt động kinh doanh du lịch nằm trong chương trình nghị sự quốc gia, do các bộ ngành quản lý. Chính phủ cần một số nỗ lực nhằm đẩy ngành du lịch Thái Lan hoà nhập với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, để thực thi những chính sách của chính phủ cần có sự hợp tác cả khu vực tự nhân và nhà nước cũng như tất cả nhân dân

4.2. Những biện pháp cụ thể vượt qua suy thoái du lịch năm 2003 và năm 2005

4.2.1. Những biện pháp vượt qua nạn dịch SAR 2003 của ngành du lịch Thái Lan

Năm 2003 được coi là năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành du lịch Thái Lan. Lần đầu tiên trong vòng 12 năm, ngành công nghiệp không khói phải chứng kiến sự

sụt giảm thảm hại về số lượng khách du lịch và khoản lỗ khổng lồ 40 tỷ Baht. Nhờ những biện pháp bạo dạn của chính phủ và khu vực tư nhân, sự phục hồi của ngành công nghiệp du lịch Thái Lan là tất yếu. Dưới đây là một số biện pháp mà Thái Lan đã áp dụng để vượt qua cuộc suy thoái do đại dịch Sars gây ra:

Để vượt qua thời kỳ suy thoái, rất nhiều biện pháp được đưa ra như tăng cường quảng bá tại nước ngoài, giảm giá các dịch vụ liên quan đến du lịch như giảm giá vé máy bay, dịch vụ khách sạn và lữ hành...

Nổi bật hơn cả, thủ tướng Thaksin Shinawatra đã cam kết sẽ trao giải

100.000 USD cho bất kỳ khách du lịch quốc tế nào chứng minh được rằng mình bị nhiễm virut SARS tại Thái Lan. Thêm vào đó, thủ tướng đã quảng bá hình ảnh chính mình ăn thịt gà trên truyền hình để tạo cảm giác an toàn đối với khách quốc tế. Đây là động thái nhằm xây dựng lòng tin của khách du lịch và tạo hình ảnh đẹp về Thái Lan đối với thế giới.

Ngoài ra, bộ Thể Thao và Du Lịch cũng “đầu tư” 193 triệu Baht để quảng bá hình ảnh đất nước Thái Lan không còn nạn dịch SARS, đồng thời với chiến dịch “Nụ cười Thái và hơn thế nữa” đã thu hút thêm khách du lịch quốc tế đến nước này [37].

Cố gắng khôi phục thị trường ngoài nước, nhưng chính phủ Thái Lan cũng không quên thị trường nội điạ vốn mang lại 63 triệu tour du lịch và 320 tỷ Baht doanh thu. Chính phủ cũng trao vai trò chủ động hơn cho chính quyền địa phương trong việc phát triển và nâng cao chất lượng du lịch nội địa, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tổ chức những cuộc hội họp để đưa ra những biện pháp khắc phục và phát triển du lịch nhất là trong thời kỳ này.

Bên cạnh đó, những biện pháp “kích cầu” bạo dạn chưa từng có cũng được các doanh nghiệp tư nhân áp dụng như đưa ra mức giá 500 baht/ đêm tại một số khách sạn trong nước, hay giảm giá 30-80% của các đại lý du lịch và khách sạn. Hãng hàng không Thái (Thai Airways) và các hãng hàng không tư nhân thì giảm 25% giá vé. Ngay cả những khách sạn sang trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế như Grant Hyatt Erawan cũng đưa ra chương trình khuyến mãi đặc biệt hấp dẫn để thu hút các du khách trong và ngoài nước [37].

Với những biện pháp như trên, ngành du lịch Thái Lan đã vượt qua được sự sụt giảm về số lượng và doanh thu của khách du lịch một cách nhanh chóng, khiến cả thế giới phải sững sờ. Năm 2004, số lượng khách đến Thái Lan là 11,73 triệu khách, tăng 16,41% so với năm trước [27]. Đây là một kinh nghiệm quý báu vượt qua khó khăn của ngành du lịch đối với bất kỳ một quốc gia nào đặc biệt là đối với Việt Nam chúng ta.

4.2.2. Những biện pháp vượt qua nạn sóng thần năm 2005 của ngành du lịch Thái Lan

Nạn sóng thần khủng khiếp xảy ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2004 đã “xoà nhoà” đi những bức tranh du lịch đẹp tuyệt vời của một số nước khu vực Đông Nam Á, trong đó Thái Lan là một trong những nước phải gắng chịu hậu quả nhiều nhất. Tính đến tháng 2 năm 2004, ngành du lịch chịu hậu quả ghê gớm với số lượng khách giảm 14,77% so với cùng kỳ năm ngoái, những bãi biển đẹp tuyệt vời của Thái Lan bị tàn phá nặng nề. Nhưng cùng những biện pháp khắc phục tình trạng trên, tính đến cuối năm 2005, số khách du lịch vẫn duy trì ở mức 11,56 triệu khách, chỉ giảm 1,45% so với năm trước[37]. Đây quả là một sự nỗ lực rất lớn của ngành du lịch và chính phủ Thái Lan. Sau đây là những biện pháp của Thái Lan nhằm khắc phục hậu quả sóng thần:

Các biện pháp phục hồi và phát triển tài nguyên du lịch vùng sóng thần tàn phá:

Chính phủ Thái đã thành lập 9 tiểu ban chịu trách nhiệm tiếp tế và hỗ trợ cuộc sống cho những nạn nhân ở khu vực bị sóng thần tàn phá

Chính phủ Thái cũng phê chuẩn nhiều mức thuế khác nhau, giảm thuế để hỗ trợ những người kinh doanh du lịch. Ngân hàng trung ương Thái Lan đã đưa ra các khoản vay linh hoạt nhằm giúp đỡ những công ty bị tác động bởi sóng thần thông qua các ngân hàng thương mại. Chính phủ cũng thành lập quỹ Tsunami SME cũng như quỹ Tsunami Recovery nhằm hỗ trợ các nỗ lực tái thiết cho người dân và những đơn vị kinh doanh du lịch.

Tháng 1-2005, các quan chức cấp cao chính phủ thuộc các nước ở ấn Độ dương đã họp mặt tại Phuket để thông qua những kế hoạch nhằm thiết lập hệ thống cảnh báo sớm đối với những thảm họa sóng thần trong tương lai. Chiến dịch nhận

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí