Kinh Doanh Khách Sạn Phụ Thuộc Vào Tài Nguyên Du Lịch Tại Các Điểm Du Lịch

chọn đúng đắn nhất, chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm của kinh doanh khách sạn.


1.1.4.1 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch

Khách hàng của khách sạn chủ yếu là khách du lịch, do đó tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến ngành kinh doanh này. Vì khách hàng muốn tham quan, nghỉ ngơi và khám phá các địa điểm du lịch nên sử dụng các dịch vụ lưu trú. Và qui mô của các khách sạn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của các tài nguyên du lịch này.


1.1.4.2 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn

Kinh doanh khách sạn cần có một diện tích phù hợp, do đó chi phí cao về giải phóng mặt bằng và do đặc thù về tính sang trọng của ngành này, nên đòi hỏi cao về cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn, và cơ sở vật chất càng được nâng cao cùng với sự tăng lên của thứ hạng sao.

1.1.4.3 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn

Đặc điểm của sản phẩm khách sạn là mang tính dịch vụ, được tạo ra với sự tham gia của khách hàng, diễn ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa nhân viên và khách, do đó sản phẩm này chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên trong khách sạn, và thời gian phục vụ là 24/24 nên cần số lượng lao động tương đối lớn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

1.1.4.4 Kinh doanh khách sạn mang tính qui luật

Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số nhân tố, mà chúng lại hoạt động theo một số qui luật như: quy luật tự nhiên, qui luật kinh tế - xã hội, qui luật tâm lý của con người v.v…

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Bông Sen Sài Gòn - 3

Chẳng hạn, sự phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên, với những biến động lặp đi lặp lại của thời tiết khí hậu trong năm, luôn tạo ra những thay đổi theo những qui luật nhất định trong giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên đối với khách du lịch, từ đó gây ra sự biến động theo mùa trong kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là khách sạn nghỉ dưỡng ở các điểm du lịch

nghỉ biển hoặc nghỉ núi. (Ts. Nguyễn Văn Mạnh và ThS. Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giới Thiệu Tổng Quan Về Kinh Doanh Khách Sạn, Quản Trị Kinh Doanh Khách Sạn, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, 26)


1.1.5 Ý nghĩa của kinh doanh khách sạn


1.1.5.1 Ý nghĩa kinh tế

Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành. Kinh doanh khách sạn cũng tác động đến sự phát triển của ngành du lịch và đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung của một quốc gia.

Thông qua kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn, một phần trong quĩ tiêu dùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóa của các doanh nghiệp khách sạn tại điểm du lịch.

Ngoài ra, kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân.

Các khách sạn là bạn hàng lớn của nhiều ngành khác trong nền kinh tế, vì hàng ngày các khách sạn tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm của nhiều ngành như: ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, ngành nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngành ngân hàng, đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ v.v…Vì vậy, khi phát triển ngành kinh doanh khách sạn cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích các ngành khác phát triển theo.(Ts. Nguyễn Văn Mạnh và ThS. Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giới Thiệu Tổng Quan Về Kinh Doanh Khách Sạn, Quản Trị Kinh Doanh Khách Sạn, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội, 27-28)

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải có số lượng lao động tương đối lớn, do đó phát triển ngành kinh doanh này tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.


1.1.5.2 Ý nghĩa xã hội

Thông qua việc nghỉ ngơi của con người trong thời gian đi du lịch, kinh doanh khách sạn giúp người lao động giữ gìn và phục hồi sức sản xuất.

Hoạt động du lịch giúp người dân trong nước hiểu biết thêm về phong tục tập quán, thêm yêu thiên nhiên nước nhà, đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới.

Kinh doanh khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho việc gặp gỡ giao lưu giữa mọi người, mọi quốc gia, tạo không khí hòa bình hợp tác quốc tế.

1.2 Nội dung cơ bản về cạnh tranh


1.2.1 Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh của các nhà kinh tế khác nhau nhưng theo theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980).

Qua tìm hiểu và nhận thức về cạnh tranh tôi đưa ra: cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp để nâng cao doanh số bán của mình trên thị trường bằng những công cụ nhất định.

Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là "Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.


1.2.2 Vai trò của cạnh tranh


1.2.2.1 Đối với nền kinh tế

Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh thì thường trì trệ và kém phát triển.

Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển cải tiến sản phẩm để giành lợi thế cạnh tranh về phía mình, đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển các công tác nghiên cứu thị trường, đưa ra sản phẩm có chất lượng cao, tiện lợi, phù hợp với người tiêu dùng hơn.

Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật như tung tin đồn làm hại đối thủ, hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.

Sự khác biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh là một bên dùng thủ đoạn để tiêu diệt đối thủ, một bên là dùng các công cụ cạnh tranh như cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, sử dụng các chiến lược hậu mãi… để thu hút khách, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.


1.2.2.2 Đối với ngành nhà hàng - khách sạn

Cũng như đối với doanh nghiệp, cạnh tranh cũng là động lực giúp khách sạn có những biện pháp thích hợp để không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cấp sơ sở vật chất, đặc biệt là không ngừng nâng cao tay nghề của cán bộ, công nhân viên để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Cạnh tranh cũng giúp những nhà hàng không ngừng nghiên cứu thị trường, cải tiến thực đơn, luôn tạo sự mới lạ để thu hút khách hàng.

1.2.3 Một số công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp

Cạnh tranh là điều rất cần thiết đối với doanh nghiệp nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi, xin giới thiệu những công cụ cạnh tranh và phương pháp sử dụng để đạt hiệu quả cao:

a. Cạnh tranh sản phẩm:

Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trờng. Chất lượng sản phẩm càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả năng trong thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, mức sống của người dân ngày càng đựơc nâng cao, tức là khách hàng có khả năng thanh toán tăng, do đó, khách hàng ít nhạy cảm về giá hơn nên sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xu hướng nhường vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng.

Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vũng và không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm, vì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống của doanh nghiệp.

b. Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm:

Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hoá đó trên thị trường.

Khách sạn cần tìm ra những chính sách giá phù hợp nhằm thu hút khách hàng. Ngày nay mức sống người dân càng được nâng cao nên giá cả không còn là công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp, nhưng nếu kết hợp cạnh tranh bằng giá với những công cụ cạnh tranh thích hợp khác sẽ thu hút được khách hàng hơn.

c. Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm

Trong cơ chế thị trường hiện nay, sản xuất tốt chưa đủ để doanh nghiệp tồn tại, mà phải biết cách đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng thông qua những kênh phân phối khác nhau. Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

Doanh nghiệp

Người tiêu dùng

Ta có cấu trúc kênh phân phối:



Bán lẻ

Đại lý


Bán lẻ

Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng, doanh nghiệp có thể tiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng,hội thảo....

Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến sự sống của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:

- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp.

- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường (thương hiệu, chữ tín của doanh nghiệp)

- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.

d. Cạnh tranh bằng các công cụ khác

Ngoài các công cụ trên, doanh nghiệp còn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng những dịch vụ sau bán hàng, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình ngay cả khi việc giao dịch mua bán đã kết thúc.

Dịch vụ sau bán hàng gồm:

+ Đảm bảo thu lại sản phẩm không đúng với thỏa thuận ban đầu và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổi lại sản phẩm khác cho khách.

+ Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định.

+ Cung cấp các dịch vụ bảo trì cho những sản phẩm có tuổi thọ dài

- Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Phương thức thanh toán rườm rà, nhiều công đoạn hay chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Cạnh tranh về thời cơ thị trường: Doanh nghiệp nào dự báo trước thời cơ thị trường và nắm những thời cơ đó sẽ có thêm điều kiện để chiến thắng trong cạnh tranh. Thời cơ thị trường thường xuất hiện do các yếu tố sau:

+ Sự thay đổi của môi trường công nghệ.

+ Sự thay đổi về yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên.

+ Các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp.

- Thương lượng trong cạnh tranh. Đó là việc thoả thuận giữa các chủ doanh nghiệp để chia sẻ thị trường một cách ôn hoà.

- Các phương pháp né tránh: Đó là cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằng việc tìm một thị trường khác (một thị trường chiếm thị phần nhỏ mà các đối thủ khác bỏ quên hay không quan tâm)

1.3 Năng lực cạnh tranh trong ngành khách sạn


1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh (NLCT) đã được sử dụng rộng rãi, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí về khái niệm NLCT giữa các học giả, các nhà chuyên môn cũng như các doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói một cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó.

NLCT của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. ( http://saga.vn/view.aspx?id=12382,năm 2008)


1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

NLCT là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trên thị trường, sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:

- Yếu tố 1: Trình độ quản lý của doanh nghiệp

- Yếu tố 2: Nguồn lực của doanh nghiệp: nguồn nhân lực, nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ.

- Yếu tố thứ 3 cấu thành NLCT của doanh nghiệp là năng lực cạnh tranh của sản phẩm. NLCT của sản phẩm là khả năng sản phầm đó bán được nhiều và nhanh chóng trên thị trường, nó ảnh hưởng bởi những yếu tố: chất lượng, giá cả, thời gian cung cấp, dịch vụ đi kèm và danh tiếng sản phẩm.

- Yếu tố thứ 4 là khả năng liên kết, kết hợp với doanh nghiệp khác và hợp tác kinh tế quốc tế.

- Yếu tố 5 là năng suất sản xuất kinh doanh.

- Yếu tố cuối cùng là uy tín thương hiệu.


1.3.3 Thực trạng cạnh tranh trong ngành khách sạn- nhà hàng

Ngày nay khách sạn - nhà hàng mọc lên rất nhiều, do đó giữa những nhà hàng- khách sạn đang cạnh tranh gay gắt với nhau để giành thị phần và cạnh tranh giữa khách sạn với resort, giữa nhà hàng và những quán ăn nhỏ.

Ngoài ra, các loại hình lưu trú khác như khách sạn nghỉ dưỡng, biệt thự cho thuê, căn hộ du lịch, nhà nghỉ, bungalow, resort, phòng trọ cũng phát triển mạnh mẽ tại các điểm du lịch trọng điểm.

Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 67 làng du lịch (Làng Du lịch tự phong - Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch) với 4.656 buồng, chiếm 0,79% tổng số CSLTDL và 2,73% tổng số phòng trong cả nước, tập trung chủ yếu tại các địa phương, địa điểm có tài nguyên du lịch hấp dẫn về mặt sinh thái, môi trường.

Biệt thự du lịch: Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có khoảng 64 biệt thự du lịch với 1.080 buồng, chiếm 0,75% tổng số CSLTDL và 0,63% tổng số phòng trong cả nước, tập trung tại một số địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng và Hải Phòng.

Căn hộ du lịch: có 59 căn hộ du lịch với 566 phòng, chiếm 0,69% tổng số CSLTDL và 0,33% tổng số phòng trong cả nước. Quy mô của căn hộ du lịch rất đa dạng từ vài phòng đến hàng trăm phòng. Các căn hộ du lịch trước đây chỉ cho thuê dài hạn nhưng hiện nay do nhu cầu lưu trú của khách tăng cao nên các loại CSLTDL này phục vụ cả đối tượng khách lưu trú ngắn ngày gồm khách du lịch, khách thương gia và người nước ngoài có nhu cầu lưu trú dài hạn tại Việt Nam.

Nhà nghỉ du lịch: có 3.350 CSLTDL với 56.345 phòng, chiếm 39,41% tổng số CSLTDL và 33,05% tổng số phòng trong cả nước. Xét về số lượng, nhà nghỉ là loại CSLTDL có số lượng lớn thứ hai sau khách sạn nhưng hầu hết đều có quy mô nhỏ, phân bố rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước, chất lượng yếu, không có khả năng hoặc khả năng rất yếu để phục vụ khách du lịch.

Bãi cắm trại du lịch: có 48 CSLTDL được xem là bãi cắm trại với 567 phòng lưu trú xen kẽ trong bãi cắm trại, chiếm 0,56% tổng số CSLTDL và 0,33% tổng số phòng. Bãi cắm trại là loại CSLTDL còn mới, khách có khả năng chi trả không cao, do đó chất lượng bãi cắm trại vẫn còn hạn chế và chưa phổ biến ở Việt Nam.

Cơ sở lưu trú du lịch khác: có 642 CSLTDL với 9.456 phòng, chiếm 7,44% tổng số CSLTDL và 5,55% số phòng trong cả nước. (Ths. Hà Thanh Hải, 8/2010 http://thcn.duytan.edu.vn/news/Details.aspx?newsID=301&lang=VN)

Từ những thông tin trên cho ta thấy: ngành lưu trú ngày càng phát triển mạnh mẽ về số lượng và đa dạng về mặt chủng loại, do đó sự cạnh tranh giữa các CSLTDL là rất gay gắt.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí