Về Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch

- Giữ gìn được kiến trúc nhà ở. Các nhà xây dựng mới khang trang hơn, đẹp hơn, hấp dẫn đón khách du lịch.

- Trang phục truyền thống của các dân tộc sử dụng đón tiếp khách, sử dụng trongngày lễ, sự kiện chính trị ở địa phương, quốc gia.

- Quan hệ ứng xử, văn minh du lịch trong cộng đồng dân cư được nâng cao và coi trọng mang đậm nét văn hoá, gắn bó chặt chẽ với nhau trong đời sống và hoạt động kinh doanh du lịch.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong các bản làng du lịch được nâng cao không ngừng. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật du lịch được đầu tư và củng cố, hoạt động du lịch đi vào nề nếp.

- Công tác bảo tồn và phát huy, phát triển văn hoá các dân tộc được quan tâm; việc điều tra sưu tầm, nghiên cứu phổ biến các giá trị văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc kịp thời. Việc bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc được giữ gìn tôn vinh, dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc được khơi dậy.

- Hoạt động văn hoá ở các bản, làng du lịch với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đã thúc đẩy du lịch phát triển, nếp sống văn minh, môi trường du lịch được nâng cao, an ninh trật tự được giữ vững.

- Thực hiện việc đầu tư lồng ghép các chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, góp phần ổn định đời sống nhân dân; đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước được chấp hành, an ninh trật tự và trật tự an toàn xẫ hội được giữ vững và ổn định.

- Hai ngành phối hợp xây dựng kịch bản và tổ chức thành công các lễ hội dân gian truyền thống ở địa phương quy mô lớn, hoành tráng; phối hợp tổ chức thành công Hội chợ Thương mại Du lịch; Triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ; Triển lãm - Hội chợ Thương mại quốc tế Expo.

- Phối hợp xây dựng quy chế quản lý văn hoá vật thể và phi vật thể, di sản văn hoá của tỉnh Hoà Bình.

- Triển khai tới các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Nghị định 87/CP, Chỉ thị 09/CT, Chỉ thị 07/CT của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực kinh doanh văn hoá phẩm, vệ sinh môi trường các tuyến, điểm, khu du lịch. Đồng thời tổ chức kiểm tra uốn nắn kịp thời những sai phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Phối hợp tham gia các liên hoan văn hoá văn nghệ dân gian các tỉnh phía Bắc, ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước…

- Từng bước đã đầu tư vào các khu tuyến điểm du lịch, tổ chức tốt các chương trình du lịch văn hoá, các chương trình văn nghệ ở các bản làng du lịch đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách du lịch.

Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây - 10

1.3. Về công tác quy hoạch phát triển du lịch

Xây dựng quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch hồ Hoà Bình thành điểm du lịch quốc gia; quy hoạch phát triển du lịch huyện Mai Châu, Lạc Thuỷ đến năm 2010, và các cụm du lịch, các vùng phụ cận và dự báo đến năm 2020. Công tác quy hoạch kế hoạch này cần được tiến hành nhanh chóng, cụ thể, chi tiết. Cần thiết thì tỉnh nên có hẳn một bộ phận riêng chuyên trách về công tác quy hoạch kế hoạch để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách riêng về ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu, cụm du lịch. Tính cho tới nay thì các dự án đầu tư vào Hoà bình còn chưa nhiều, đa số là những dự án với quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít. Chỉ có duy nhất một dự án đầu tư của Hàn Quốc có vốn đầu tư là 20 triệu Đôla vào xây dựng sân gôn Phượng Hoàng. Có thể nói Hoà bình là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng về du lịch, tuy nhiên lại chưa biết cách thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước một cách có hiệu quả. Hoà bình cần học hỏi kinh nghiệm thu hút đầu tư của các tỉnh khác để có được nhiều dự án đầu tư được triển khai

hơn. Nếu cần thiết Hòa bình nên sẵn sàng “ trải thảm đỏ” để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh. Cần tăng cường ban hành các quy chế, chính sách mơí tiến bộ hơn, phù hợp hơn để làm vừa lòng các nhà đầu tư.

Ngoài ra cần chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư du lịch trên cơ sở quy hoạch đã có. Đối với những nhà đầu tư trong nước nhìn chung đã nắm rõ phần nào về pháp luật Việt nam nói chung và những quy chê, chính sách riêng tại tỉnh nhưng với những nhà đầu tư nước ngoài thì vẫn còn khá nhiều bỡ ngỡ. Bởi vì pháp luật tại Việt nam nhiều khi khác xa so với pháp luật nước khác. Đôi khi luật pháp trong nước vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, và còn rất nhiều khe hở, thiếu sót. Vì vậy cần hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo đúng pháp luật Việt nam nhằm triển khai các dự án đầu tư du lịch trên cơ sở quy hoạch đã có một cách có hiệu quả.

1.4. Về đầu tư hạ tầng du lịch

Đa dạng hóa các ngành dịch vụ phục vụ phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hợp tác đầu tư phát triển các loại hình du lịch, ưu tiên phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái phát triển các làng nghề truyền thống nằm trong các điểm du lịch: Bản Lác ( Mai Châu), Giang Mỗ ( Cao Phong)…

Đầu tư hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cụm du lịch trọng điểm và các vùng phụ cận.

Hoàn thành các dự án đầu tư hạ tầng du lịch trên địa bàn thị xã Hoà Bình vùng hồ Hoà Bình. Triển khai các dự án đầu tư hạ tầng du lịch tại huyện Kim Bôi, Lương Sơn. Đặc biệt chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch Hồ Hoà Bình .

Đầu tư phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trường và tôn tạo các tài nguyên du lịch, đẩy mạnh giáo dục toàn dân về môi trường và giữ gìn tài nguyên du lịch tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.

Cần lưu ý đầu tư vào cơ sở hạ tầng phải đúng nơi đúng chỗ và cần có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Tránh đầu tư ồ ạt, không tính toán trước dẫn đến tình trạng nơi cần được đầu tư trước thì mãi mới tới lượt mình, còn nơi chưa cần đầu tư ngay thì lại được ưu tiên. Có những nơi đầu tư rất dàn trải, chưa có kế hoạch, dự án triển khai đã được đầu tư nâng cấp điện đường trường trạm; còn những nơi đã được quy hoạch đang tiến hành triển khai thì cơ sở hạ tầng vẫn chưa được đáp ứng tới nơi. Đây là bất cập của không chỉ tỉnh Hoà bình mà còn là vấn đề chung của nhiều địa phương khác.

1.5. Về hoạt động lữ hành

Đào tạo và đào tạo lại số lao động mới và hiện có trên cơ sở phối hợp với các Trường nghiệp vụ du lịch để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp) cho cán bộ công nhân viên trong các đơn vị kinh doanh du lịch, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ du lịch cho các hộ kinh doanh tại các bản làng du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

- Phối hợp với các trường, ngành của địa phương tổ chức lớp đào tạo quản lý các khu, điểm du lịch cho cán bộ quản lý các khu điểm du lịch; các cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp.

- Phối hợp với các ngành Văn hoá thông tin, trường văn hoá nghệ thuật Tây Bắc… tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về dư địa chí Hoà Bình cho các hướng dẫn viên.

Cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển các loại hình dịch vụ đang được ưa thích đó là du lịch sinh thái.Tiếp tục thực hiện chương trình hành động số 341 CTr/TU của Tỉnh uỷ Hoà Bình về phát triển du lịch sinh thái gắn với bản sắc văn hoá dân tộc.

Với thế mạnh là du lịch văn hoá và sinh thái. Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các khu du lịch tại các cụm du lịch trọng điểm của tỉnh như: khu du lịch làng văn hoá các dân tộc Hoà Bình, khu du lịch sinh thái hồ Mòng, khu tổ

hợp sân gôn, hang Chổ xã Cao Răm (Lương Sơn), khu du lịch sinh thái Thác bạc long cung (Kim Bôi), khu du lịch hồ Đồng Tâm (Lạc Thuỷ)…Đầu tư xây dựng thêm các bản du lịch: bản Luỹ (Tân Lạc), Thung Rếch (Kim Bôi), bản Thấu (Yên Thuỷ); nâng cấp hệ thống vệ sinh trong làng bản, đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn cho khách. Đặc biệt về văn hoá như trang phục, văn nghệ, phong tục tập quán… giới thiệu với du khách.

1.6. Về công tác quản lý cơ sở lưu trú

So với các tỉnh và thành phố trong nước tỉnh Hoà Bình chưa có khách sạn cao cấp, tính đến nay mới có 1 khách sạn dự kiến hạng 5 sao, 1 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 2 khách sạn 1sao, 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn, 2 khách sạn chưa xếp hạng, 75 nhà nghỉ và 40 căn hộ nhà nghỉ là nhà sàn.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lưu trú trên toàn tỉnh, thường xuyên có công văn đôn đốc nhắc nhở, chấn chỉnh kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật đặc biệt là các dịch vụ nhạy cảm. Hướng dẫn các cơ sở lưu trú thực hiện việc kinh doanh, đề nghị xếp loại cơ sở lưu trú và tiến hành tổ chức thẩm định, xếp hạng theo đúng quy định, thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo đúng định kỳ.

Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá công khai, ổn định giá, không phân biệt giá đối với khách nước ngoài. Làm tốt công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, chống lụt bão, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch

Cần đề nghị Tổng cục Du lịch tiến hành một số việc như sau:

- Hoàn chỉnh hệ thống tiêu chí xếp hạng các loại hình cơ sở lưu trú du lịch đặc biệt là các loại hình nghỉ tại nhà dân (homestay) mang đặc thù bản sắc văn hoá dân tộc địa phương.

- Quy định cơ chế phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.

- Cấp hỗ trợ kinh phí cho Hoà Bình mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ công nhân viên trong các cơ sở lưu trú và hộ dân kinh doanh tại các bản làng du lịch.

- Hàng năm tổ chức hội thi lễ tân, buồng trong toàn ngành để các nhân viên có dịp thể hiện tay nghề, học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ.

Ngoài ra cần có sự phối hợp giữa các ngành khác nhau về công tác quản lý cơ sở lưu trú tại tỉnh:

* Với Công an tỉnh

Ký kết Quy chế phối hợp về công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Quy chế được triển khai đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong kinh doanh lưu trú du lịch, như: khai báo tạm trú, tạm vắng; phòng, chống cháy, nổ; kinh doanh các dịch vụ có điều kiện theo quy định của ngành Công an...

* Với Sở Văn hoá thông tin

Ký kết Quy chế phối hợp về quản lý, khai thác di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Hoà Bình.

Quy chế được triển khai đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm chỉnh các quy đinh về kinh doanh karraoke, vũ trường, trò chơi điện tử và các hình thức vui chơi khác; kinh doanh các dịch vụ văn hoá trong cơ sở lưu trú du lịch.

* Với các ngành liên quan khác

Phối hợp với Sở Lao động thương binh xã hội yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch chấp hành tốt các yêu cầu về tuyển chọn và sử

dụng lao động trong kinh doanh lưu trú và một số dịch vụ trong cơ sở lưu trú, vệ sinh an toàn lao động...

Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những sai phạm trong kinh doanh massage, ăn uống; vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng trong cơ sở lưu trú.

1.7. Về hoạt động xúc tiến

Tiếp tục thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về du lịch, tập trung vào chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch; tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh của tỉnh, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư kinh doanh du lịch trên địa bàn cho các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, khách du lịch biết trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, của Trung ương và trên các trang Website của ngành; tổ choc các lễ hội truyền thống, in tờ rơi, bản đồ du lịch và tổ chứa tham gia các cuộc liên hoan du lịch trong nước và quốc tế.

Xuất bản những ấn phẩm tuyên truyền giới thiệu Du lịch Hoà Bình để khách đến ngày thêm đông hơn, sử dụng các dịch vụ, mở rộng thị trường, mặt khác kêu gọi đầu tư khai thác tốt tiềm năng du lịch…góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị tổ chức các lễ hội: lễ hội Cồng chiêng dân tộc Mường, chá chiêng dân tộc Thái, lễ hội Đền Bờ… Xây dựng biển quảng cáo tấm lớn; hỗ trợ xây dựng các tiết mục văn

nghệ cho đội văn nghệ dân tộc tại các bản du lịch; bản đồ du lịch Hoà Bình,

sách ảnh, đĩa VCD, giới thiệu du lịch Hoà Bình trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.

- Khảo sát xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, xây dựng các tour du lịch mới hấp dẫn du khách trong nước quốc tế.

- Tham gia các lễ hội, liên hoan văn hoá du lịch trong nước; tham gia hội chợ du lịch quốc tế, các chương trình giới thiệu du lịch Hoà Bình tại các hội nghị, hội thảo về du lịch.

1.8. Về công tác thanh tra, kiểm tra

Tích cực nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật du lịch, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ thanh tra du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức, chủ động tổ chức và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

Hàng năm xây dựng chương trình thanh tra theo sự chỉ đạo hướng dẫn của Thanh tra Tổng cục Du lịch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật đối với các cơ sở lưu trú, chấn chỉnh các sai phạm, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách pháp luật, quy định của nhà nước; phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh phòng chống tệ nạn xã hội trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra phải làm việc thật công minh, đúng chức trách nhiệm vụ được giao, không bao che cho những khuyết điểm, hành vi xấu của cán bộ làm công tác quản lý các cấp.

Công tác thanh tra, kiểm tra cần sát sao hơn trong các lĩnh vực nhạy cảm như về đầu tư cơ sở hạ tầng để tránh tham ô, tham nhũng làm thất thoát tài sản của Nhà nước của những cán bộ quản lý thoái hóa biến chât. Cán bộ thanh tra, kiểm tra cần nhanh chóng báo cáo lại cấp trên những sai phạm đó để kịp thời uốn nắn hoặc có những chế tài, hình phạt xử lý thích hợp.

2. Giải pháp vi mô

Trong kinh doanh du lịch, muốn thu hút và hấp dẫn du khách thật nhiều, thực hiện trọn vẹn phương châm “khách hàng là thượng đế” người ta

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí