có ngành du lịch phát triển như Hạ Long, Sapa, Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng….chỉ là một số phần trăm rất nhỏ.
Năm là, số lượng, chất lượng còn yếu, tỉ lệ lao động có trình độ, có chuyên môn rất thấp. Đa phần lao động trong ngành du lịch tỉnh Hoà Bình là lao động phổ thông, chưa được đào tạo bài bản, chưa có bằng cấp chuyên môn.
Sáu là, công tác quản lý về du lịch còn hạn chế. Quản lý còn chưa hiệu quả, ngay cán bộ quản lý du lịch còn nhiều yếu kém thiếu sót, nghiệp vụ còn non nớt.
Bảy là, phối hợp quản lý giữa các ngành vẫn chưa chặt chẽ. Tuy có sự hướng dẫn của cơ chế phối hợp số 262/LS-TMDL-VHTT giữa Sở Thương mại-Du lịch và Sở Văn hoá Thông tin nhưng các ngành này vẫn còn chưa phối hợp được nhịp nhàng ăn khớp với nhau.
Tám là, tỉnh vẫn chưa dành nguồn kinh phí để bảo vệ, tôn tạo giữ gìn tài nguyên tự nhiên, giá trị nhân văn, môi trường sinh thái. Ngành du lịch xuất phát điểm thấp, đầu tư, khai thác còn chưa cân đối, tương xứng với tiềm năng; chưa đầu tư được nhiều cho công tác bảo tồn, tôn tạo các tuyến điểm du lịch, gĩư gìn bản sắc văn hoá dân tộc để cho du lịch văn hoá, sinh thái phát triển
* *
Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành du lịch tỉnh Hoà Bình đã cho thấy sự sai lệch trong việc áp dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn kinh doanh. Ba yếu tố quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch là: chủ thể kinh doanh, đối tượng kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, và các nhân tố tác động đến việc hấp dẫn thu hút khách du lịch: tiềm năng tài nguyên tự nhiên; sự ổn định kinh tế. chính trị, an ninh; chính sách của địa phương; cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch; cộng đồng dân cư địa phương và nhân tố thuộc doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa được áp dụng linh hoạt đúng đắn vào thực tế hoạt động kinh doanh tại tỉnh Hoà Binh. Vì vậy, những kết quả đạt được còn nhỏ
bé và còn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh Hoà Bình, trong khi đó những tồn tại và thách thức lại quá lớn lao. Thực trạng này cần các nhà quản lý Hoà Bình có cái nhìn nghiêm túc hơn, thẳng thắn hơn trong việc phát triển ngành du lịch Hoà Bình theo định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Khách Du Lịch Tỉnh Hoà Bình Trong Giai Đoạn 2000-2007 Trong 8 Năm Từ Năm 2000 Đến Năm 2007, Cơ Cấu Khách Du Lịch Đến
- Cơ Cấu Khách Quốc Tế Tỉnh Hoà Bình Giai Đoạn 2000-2004 Khách Quốc Tế Đến Hoà Bình Chiếm Một Lượng Đáng Kể Là Khách Châu
- Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch
- Về Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch
- Các Giải Pháp Riêng Đối Với Từng Loại Hình Kinh Doanh
- Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây - 12
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
chương 3
giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh
Nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Hoà Bình ở Chương 2 đã cho thấy những bất cập, hạn chế trong việc vận dụng đúng đắn lý luận vào thực tiễn. Các nguyên nhân đã được tác giả cố gắng lý giải, vậy phải làm gì và làm như thế nào để khắc phục thực trạng đó: Trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận này, tác giả đề cập tới hai giải pháp nhằm tháo gỡ những khúc mắc và khó khăn trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Hoà Bình. Trong đó bao gồm giải pháp vĩ mô thuộc cơ quan quản lý nhà nước và giải pháp vi mô của doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
I/ Định hướng phát triển của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch tỉnh Hoà Bình
1. Những thách thức
Trong giai đoạn từ năm 2000 đổ về trước, thách thức đặt ra đối với tỉnh Hoà Bình nói riêng và của các địa phương khác nói chung là phải làm sao thu hút được càng nhiều khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế tới địa phương mình; kêu gọi được các nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vốn kinh doanh để phát triển ngành du lịch; phải xây dựng được cơ sở hạ tầng du lịch
đồng bộ, hiện đại; khai thác tài nguyên tự nhiên phải hợp lý… Trong tiến trình phát triển của mình, tỉnh Hoà Bình đã vượt qua được không ít những thách thức đó; tuy vậy, vận hội mới, thời cơ mới lại đặt Hoà Bình trước những thách thức mới không dễ dàng có thể vượt qua:
Một là, ngành du lịch Hoà Bình phát triển cần chú trọng đến việc bảo tồn, gìn giữ các tài nguyên tự nhiên. Tài nguyên tự nhiên là yếu tố vô cùng quan trọng để hấp dẫn và thu hút khách. Vì vậy, khai thác được nhân tố này một cách hiệu quả đã là thắng lợi lớn trong nỗ lực thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, khai thác tài nguyên tự nhiên nên ở mức hiệu quả, tức là khai thác nhưng vẫn song song bảo tồn, phục hồi tài nguyên, để nguồn tài nguyên tự nhiên này tồn tại lâu dài, mãi mãi cho thế hệ sau.
Hai là, phát triển du lịch nhưng vẫn phải tôn trọng những giá trị văn hoá của địa phương. Thách thức này là không nhỏ khi tỉnh phải tiến hành đồng thời hai mục tiêu: thu hút tối đa khách du lịch tham quan và duy trì, củng cố các giá trị văn hoá truyền thống, những nét đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc về ẩm thực, âm nhạc, dân vũ, những phong tục, lễ hội truyền thống… Địa phương cần giữ vững quan điểm của mình, không vì nguồn lợi trước mắt mà làm mất đi bản sắc dân tộc khi cho phép, dung hoà những văn hoá lai tạp với các nền văn hoá khác.
Ba là, thách thức cho các cấp quản lý địa phương phải luôn luôn theo sát thực tế để đề ra những đường lối, chính sách phù hợp với tình hình mới. Đồng thời cũng cần tự cải cách phong cách làm việc của mình sao cho dễ dàng, thuận tiện cho các doanh nghiệp kinh doanh và cho khách du lịch đến địa phương mình.
Bốn là, thách thức trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu khách du lịch và làm cơ sở, nền tảng để phát triển ngành kinh doanh dịch vụ du lịch một cách bền vững.
Thách thức đặt ra ngày một lớn hơn khi đất nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc trở thành thành viên của tổ chức WTO. Đây là thử thách khó khăn mà ngành du lịch phải đương đầu và phải bằng nỗ lực hết mình để vượt qua. Áp lực cạnh tranh ấy không chỉ là giữa quốc gia Việt Nam với các quốc gia khác mà còn là áp lực cạnh tranh của ngành du lịch Hoà Bình với ngành du lịch của các địa phương khác trên cả nước.
Tất cả những thách thức trên đã và đang đặt tỉnh Hoà Bình vào những khó khăn nhất định. Đó là những tồn tại, vướng mắc khiến cho kết quả hoạt động kinh doanh của ngành dịch vụ du lịch Hoà Bình vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Chính vì vậy mà lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đã đề ra định hướng cụ thể cho phát triển ngành kinh doanh dịch vụ du lịch trong giai đoạn tới.
2. Định hướng cụ thể của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2007-2010 và đến năm 2015
a) Quan điểm: Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hoá, môi trường sinh thái; phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế; gắn việc phát triển du lịch với tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc và đặc thù văn hoá địa phương, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
b) Mục tiêu chung: Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn dân, xây dựng và phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều lao động, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình du lịch,
các khu, điểm du lịch chất lượng cao. Trước mắt tập trung xây dựng khu du lịch hồ Sông Đà Hoà Bình thành khu du lịch cấp quốc gia.
c) Mục tiêu :
1. Giai đoạn năm 2007 - 2010:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân hàng năm đạt 20%/năm; tổng doanh thu du lịch đến năm 2010 đạt 300 tỷ đồng.
- Thu hút số khách đến tham quan du lịch tăng 25%/năm (đến năm 2010 đạt 1,1 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 84 nghìn lượt người).
- Số buồng (phòng) của các cơ sở lưu trú đến năm 2010 đạt 3.500 buồng; trong đó có 30% số buồng đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên.
2. Định hướng đến năm 2015:
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18%/năm; tổng doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt 700 tỷ đồng.
- Số khách đến thăm quan du lịch tăng 16%/năm (đến năm 2015 đạt 2,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 150.000 lượt người)
- Số buồng (phòng) của các cơ sở lưu trú đến năm 2015 đạt 5000 buồng; trong đó có 30% số buồng đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên.
d) Nhiệm vụ cụ thể:
1. Hoàn thành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hoà Bình giai đoạn 2001 - 2010 và quy hoạch phát triển du lịch các huyện, các khu du lịch trên địa bàn.
2. Phát triển thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế; lựa chọn loại hình du lịch chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hoá như: Du lịch lễ hội, văn hoá, khảo cứu văn hoá truyền thống, đặc thù của địa phương; du lịch thể thao, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh; du lịch thông qua hội nghị hội thảo, sự kiện...
Hình thành Tua, tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn, chất lượng cao; các điểm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao; tổ chức tốt việc sản xuất, giới thiệu, dịch vụ hàng lưu niệm.
3. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, trong đó chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn viên du lịch.
4. Xây dựng, quảng bá thương hiệu du lịch Hoà Bình, duy trì đảm bảo chất lượng các sản phẩm du lịch đã có, đồng thời chú trọng xây dựng, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc của Hoà Bình.
II/ Các Giải pháp
1. Giải pháp vĩ mô
1.1. Về triển khai chủ trương chính sách pháp luật
Pháp luật của Việt Nam nói chung và luật Du lịch Việt Nam nói riêng còn chưa đồng bộ, thiếu minh bạch, rõ ràng. Muốn cải thiện được cơ chế quản lý nhà nước thì luật, chính sách, cơ chế phải được thay đổi, cập nhật để phù hợp với tình hình mới, cơ hội mới.
Các chính sách pháp luật về ngành du lịch mới chỉ dừng lại ở nội dung đảm bảo an ninh, an toàn mà chưa tăng chất lượng của hoạt động dịch vụ.
Vì vậy mà một giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ đó là cần hoàn thiện luật điều chỉnh du lịch; hoàn thiện các chính sách bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch; hoàn thiện cơ chế, thủ tục và một số khâu quan trọng liên quan đến thủ tục của khách du lịch như cấp Visa, hộ chiếu, hải quan…Hiện nay Việt Nam mới chỉ tiến hành miễn VISA cho tám nước ở Châu á và bốn nước Bắc Âu, đó là: Nhật bản, Thái lan, Malayxia, Singapore, Indonexia, Philippine, Lào, Trung quốc, Thuỵ Điển, Nauy, Phần
lan, Đan mạch. Như vậy các nước được miễn VISA còn quá ít. Nhìn chung khách du lịch hiện nay, đặc biệt là khách du lịch quốc tế thường chỉ muốn đến tham quan, du lịch tại những nước mà việc đi lại đến đó dễ dàng, thủ tục không phức tạp. Khách du lịch đến Việt nam thủ tục đã chậm lại còn phức tạp khiến khách quốc tế không hài lòng, hơn thế nữa thuế đánh vào hàng hoá mang ra nước ngoài cũng không phải là nhỏ. Vì thế mà Chính phủ, Nhà nước nên ban hành chính sách mới nhằm khắc phục tình trạng trên.
Thường xuyên tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn chủ trương chính sách của Đảng, phát luật của Nhà nước về lĩnh vực du lịch đến các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Việc hiểu biết về pháp luật của Nhân dân Việt nam nói chung và người dân Hoà bình nói chung còn rất hạn chế. Người dân đôi khi ngại tìm hiểu nên họ thường tảng lờ chủ trương chính sách của Nhà nước; khi có sai phạm xảy ra thì lại xuề xoà nói rằng mình không biết hoặc có nghe đến nhưng không nắm rõ. Do vậy,thực tế đã đặt ra cho Nhà nước một việc làm cấp bách hiện nay là cần phải hoàn thiện ngay các chính sách bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, và thông qua những cán bộ quản lý về du lịch để tuyên truyền phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách này của Nhà nước đến người dân địa phương, giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái tại quê hương mình.
Ngoài ra cần hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đã và mới đi vào hoạt động kinh doanh du lịch cần phải kinh doanh theo đúng pháp luật. Nghiêm túc thực hiện luật du lịch và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch.
1.2. Về quản lý hành chính
Theo xu hướng chung của cả nước, tỉnh cần tăng cường hoạt động cải cách hành chính, giảm tải bộ máy quản lý cồng kềnh mà lại không hiệu quả. Cần tăng cường nâng cao hơn nữa hiệu quả của cơ chế “một cửa” hiện nay
đang áp dụng. Cơ chế này đang dần dần chứng minh được hiệu quả tích cực không chỉ đối với bộ máy quản lý nhà nước mà còn có tác dụng rất tích cực đối với người dân. Đặc biệt vai trò quan trọng của nó đối với các nhà đầu tư. Cơ chế đã góp phần làm giảm các thủ tục, công đoạn mà trước đây các nhà đầu tư phải tiến hành để được cấp phép; từ đó mà góp phần làm rút ngắn thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cũng chính vì vậy mà tiến độ của dự án được cải thiện đáng kể. Như đã phân tích trước ở phần những điểm còn tồn tại thì tốc độ triển khai chậm của các dự án là điểm đáng quan tâm đối với các nhà quản lý. Nhờ có cơ chế một cửa này ta có thể hy vọng tồn tại trên sẽ được khắc phục. Vì thế việc cần làm đối với cấp quản lý Nhà nước là cần duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu qủa cơ chế “một cửa” hiện nay.
Bên cạnh đó, các văn bản được Chính phủ, nhà nước ban hành cần triển khai nhanh, và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cơ quan.
Chủ động và phối hợp với các ngành:
- Sửa đổi, bổ sung chính sách kêu gọi đầu tư vào tỉnh trong lĩnh vực du lịch.
- Thể chế hoá các văn bản Nhà nước phù hợp với địa phương tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch.
- Củng cố, kiện toàn cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch từ Sở đến huyện.
Cụ thể cần đẩy mạnh quy chế chế phối hợp số 262/LS-TMDL-VHTT giữa Sở Thương mại - Du lịch và Sở Văn hoá - Thông tin về việc quản lý, tu bổ, khai thác, sử dụng di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh vào hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được ký kết ngày 22 tháng 7 năm 2002. Quy chế này cần phải thực hiện được các việc sau: