Các Giải Pháp Riêng Đối Với Từng Loại Hình Kinh Doanh

thường vận dụng năm chữ “P” đứng đầu trong quảng cáo sản phẩm du lịch của mình, đó là: Promotion ( xúc tiến việc quảng cáo), Price ( giá cả phải chăng), Place ( địa danh chính xác), Prestige ( uy tín sản phẩm), Package ( bao bì lịch sự). Tuy nhiên việc vận dụng của chúng ta còn nhiều thiếu sót đã làm phiền lòng khách du lịch đến tham quan, giải trí.

Như vậy muốn thành công trong kinh doanh du lịch phải tiến đến chuyên môn hóa hoàn toàn. Điều tất yếu cần biết để thành công đó là phải hiểu biết đầy đủ, nắm rõ các nhu cầu của thị trường, cơ sở hạ tầng, các tiện nghi và các dịch vụ phải tiến kịp. Nhìn chung những doanh nghiệp nào quan tâm đến đầu tư cho hạ tâng du lịch, các tiện nghi du lịch, giáo dục và đào tạo con người, cũng như các chiến dịch tiếp thị mở rộng thì sẽ thành công hơn các doanh nghiệp khác trong việc thu hút và hấp dẫn khách du lịch.

Các giải pháp vi mô được đề cập ở dưới đây là những giải pháp áp dụng ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm hai bộ phận: đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành. Hai bộ phận này chịu sự điều chỉnh quản lý trực tiếp của các cơ chế chính sách quản lý của nhà nước về du lịch và trực tiếp hoạt động kinh doanh du lịch nhằm sinh lời.

2.1. Các giải pháp vi mô chung

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch tự chủ hoạt động sẽ góp phần làm hoàn thiện hơn các cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp sẽ phản hồi lại thông tin lên cấp quản lý nhà nước. Trên cơ sở thông tin phản hồi đó mà Nhà nước, Chính phủ sẽ sâu sát được với từng đơn vị kinh doanh, nắm rõ những chính sách pháp luật nào là tiến bộ, rõ ràng, thông thoáng, có tác dụng tích cực đối với việc phát triển dịch vụ du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch và những cơ chế chính sách nào đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với xu thế mới,

cơ hội mới; tìm ra những điểm bất cập còn tồn tại để từ đó ban hành những chính sách, pháp luật mới tiến bộ hơn, phù hợp hơn.

Giải pháp nói chung đối với các đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành là đều phải chấp hành nghiêm túc cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch và phản hồi lại với cấp quản lý Nhà nước để có được sự điều chỉnh hợp lý.

Ngoài ra, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì cả các đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành cũng cần cải thiện những yếu tố chung như: chất lượng phục vụ du lịch, giá cả sản phẩm du lịch, uy tín của doanh nghiệp du lịch, và hoạt động marketing của những doanh nghiệp kinh doanh du lịch này. Tất cả những yếu tố này đã được đề cập tại chương 1- cơ sở lý luận của đề tài. Đây là những nhân tố mà doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên nắm bắt và hiểu rõ để có thể thu hút khách du lịch đến với doanh nghiệp mình.

* Chất lượng dịch vụ là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Muốn nâng cao được chất lượng dịch vụ thì cần phải nâng cao chất lượng bốn nhân tố sau:

- Chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật. Các doanh nghiệp kinh doanh cần đảm bảo các trang thiết bị kĩ thuật của mình luôn hoạt động một cách nhịp nhàng, hợp lý. Doanh nghiệp không nên tiếc rẻ mua về những thiết bị lỗi thời để phục vụ khách du lịch. Những thiết bị này sẽ chẳng những không giúp được doanh nghiệp tạo ra sự hài lòng đối với khách mà còn làm giảm hiệu quả, năng suất làm việc của lao động doanh nghiệp, chính vì vậy sẽ dẫn tới sự ác cảm, không vừa lòng với cung cách, chất lượng phục vụ của khách du lịch. Do đó, những trang thiết bị vật chất kĩ thuật cần được doanh nghiệp quan tâm, trú trọng, cần đảm bảo được tính đồng bộ, hiện đại phù hợp với loại hình kinh doanh du lịch của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Chất lượng của đội ngũ nhân viên: thái độ phục vụ, trình độ, kĩ năng làm việc, giao tiếp với khách là nhân tố có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng góp phần tạo nên bộ mặt của doanh nghiệp trước mắt khách hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này. Doanh nghiệp nên xây dựng những chương trình hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn mà doanh nghiệp còn thiếu, cần bổ sung. Những thành phần bổ sung này nên là những người đã được đào tạo qua trường lớp, khoá học về du lịch. Có như vậy họ mới hiểu được tâm lý khách du lịch để cung cấp cho khách chất lượng phục vụ tốt nhất. Đối với những người đang họat động tại doanh nghiệp, doanh nghiệp cần không ngừng đẩy mạnh hoạt động đào tạo của mình, tự mở ra các lớp học nghiệp vụ du lịch hoặc cử họ đi học với học phí do doanh nghiệp trả hoặc trợ cấp. Nhìn chung, với từng loại hình kinh doanh du lịch là đơn vị kinh doanh lưu trú hay cơ sở kinh doanh lữ hành sẽ có những phương pháp riêng của mình để cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Văn minh phục vụ. Thoạt tưởng nhân tố này có vẻ như là một phần nhỏ của nhân tố chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, hai nhân tố này lại không hề giống nhau. Chất lượng phục vụ là xuất phát tự bản thân người phục vụ, còn văn minh phục vụ được xem như văn hoá của doanh nghiệp. Đây là vấn đề được nói đến rất nhiều dạo gần đây. Văn minh phục vụ là biểu hiện bên ngoài của văn hoá doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có một văn hoá tốt, lành mạnh thì tất nhiên doanh nghiệp đó cũng sẽ có văn minh phục vụ. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tạo ra văn hoá riêng cho doanh nghiệp mình, có thể xuất phát từ chính môi trường thân thiện, hoà đồng, cởi mở của những nhân viên phục vụ với nhau. Sống và làm việc trong một môi trường như thế này sẽ khuyến khích nhân viên hoàn thiện mình, từ đó nhân viên sẽ dễ dành thân thiện, hoà đồng, cởi mở với khách. Doanh nghiệp nên hạn chế một môi trường

Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây - 11

cạnh tranh quá gay gắt giữa các nhân viên. Điều này có thể dẫn đến sự hiềm khích, đố kị giữa các nhân viên làm mất đi tính chất lành mạnh của môi trường làm việc, làm giảm sự thoải mái, hài lòng của khách.

- Tính đa dạng và phong phú của sản phẩm du lịch. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần rất lưu ý tới nhân tố này. Khách du lịch đến với doanh nghiệp rất phong phú với mọi thành phần, lứa tuổi, sở thích khác nhau. Thậm chí đối với khách quốc tế còn có sự khác nhau, sự phong phú về sắc tộc, văn hoá. Vì thế mà doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cũng như cơ sở kinh doanh lữ hành cần tiến hành nghiên cứu cẩn thận những đối tượng khách hàng khác nhau này để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

* Gía cả các sản phẩm dịch vụ du lịch

Các doanh nghiệp nên xếp gía cả trong mối quan hệ biện chứng với chất lượng cung cấp của dịch vụ du lịch. Doanh nghiệp không nên tự đặt ra mức giá cả mà không đặt trong mối tương quan với chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp. Mức giá này phải được nghiên cứu kĩ lưỡng và xét đến các nhân tố liên quan như: chất lượng dịch vụ, tính độc đáo đặc thù của sản phẩm du lịch, mức giá trên thị trường…Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần có phòng chuyên trách marketing, nghiên cứu thị trường rồi từ thị trường và tâm lý của khách hàng mà xây dựng, triển khai một chính sách giá hợp lý, linh hoạt.

* Uy tín doanh nghiệp. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì uy tín của doanh nghiệp rất quan trọng, góp phần lôi kéo được khách hàng về với mình. Doanh nghiệp muốn gây dựng được uy tín trong lòng khách hàng thì doanh nghiệp trước hết cần phải tạo được niềm tin của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh của mình, với sản phẩm du lịch mà mình cung cấp. Vậy những doanh nghiệp mới thành lập thì làm thế nào để xây dựng được

chỗ đứng của mình trong mắt khách hàng? Muốn làm được điều này thì các doanh nghiệp này cần có những sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả. Thu hút khách đến được với doanh nghiệp mình để tiêu thụ sản phẩm của mình rồi vẫn chưa đủ mà cần chứng minh cho họ thấy doanh nghiệp đang cung cấp cho họ đúng những gì họ tìm hiểu chứ không phải là “ treo đầu dê bán thịt chó” như quảng cáo. Và tất nhiên sự thật còn hơn thế, khách không những được tiêu dùng đúng sản phẩm dịch vụ du lịch mà còn được tiêu dùng những dịch vụ bổ sung có chất lượng khác nữa. Từ những hoạt động như thế chắc chắn doanh nghiệp sẽ tạo ra được nhóm khách hàng trung thành, và thông qua lượng khách hàng này dịch vụ du lịch của doanh nghiệp sẽ ngày càng được quảng bá rộng rãi và thu hút những lượt khách hàng mới, đầy tiềm năng.

Tuy nhiên mỗi bộ phận riêng rẽ này đều có giải pháp riêng để tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình.

2.2. Các giải pháp riêng đối với từng loại hình kinh doanh


2.2.1. Đối với đơn vị kinh doanh lưu trú

Đơn vị kinh doanh lưu trú cần thực sự quan tâm đến hạ tầng du lịch tại địa điểm cung cấp sản phẩm du lịch. Đây cũng là bộ mặt của doanh nghiệp bởi lẽ khách du lịch lần đầu tiên tiêu dùng sản phẩm du lịch ở đây sẽ để ý xem nơi này liệu có đảm bảo được yếu tố vệ sinh hay không; tiếp theo họ sẽ quan tâm đến việc liệu sự tiện nghi và thẩm mỹ có được đáp ứng hay không? Vì vậy, doanh nghiệp cần không không ngừng nâng cao tính thẩm mỹ, tiện nghi đồng thời phải đảm bảo vệ sinh an toàn tại các cơ sở lưu trú của mình. Đơn vị kinh doanh lưu trú cần đầu tư thêm vốn để xây dựng mới những cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt để phục vụ khách hàng ngày một khó tính hiện nay.

Khách du lịch đến địa phương với mục đích hàng đầu là tiêu dùng sản phẩm du lịch, đó là cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, giải trí được cung cấp. Nói chung dịch vụ cung cấp các doanh nghiệp cung ứng là còn thấp về chất lượng và chưa thoả mãn được nhu cầu của khách. Những dịch vụ doanh ngiệp cần quan tâm cải thiện như dịch vụ ăn uống tại chỗ, dịch vụ buồng phòng, giặt là, các dịch vụ bổ sung như giải trí, bar…Việc nâng cao chất lượng dịch vụ này sẽ không những tạo ra cảm giác thoải mái, níu chân khách du lịch mà còn khiến họ có ấn tượng tốt để giới thiệu cho bạn bè, gia đình họ.

Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh lưu trú cần giữ liên hệ thường xuyên với công ty lữ hành và bộ phận nghiên cứu thị trường. Gĩư liên hệ thường xuyên sẽ củng cố được số lượng khách hàng ổn định. Đa số khách du lịch thông qua các công ty lữ hành đều có tham vấn những nơi này về chỗ ăn ở trong quá trình du lịch. Hai bên, công ty lữ hành và cơ sở lưu trú kết hợp với nhau sẽ khiến cả hai bên đều có lợi và giữ được uy tín của mình. Nguồn khách hàng không phải lúc nào cũng có được từ các công ty lữ hành, do vậy các cơ sở lưu trú cũng phải tự mình tíên hành nghiên cứu thị trường để chủ động tìm ra khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng dịch vụ của mình.

Khách du lịch đến Hoà Bình phần lớn là khách nội địa, mức sống còn chưa cao nên họ luôn muốn tìm đến những cơ sở lưu trú với giá cả phải chăng. Trước thách thức đó, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cần nghiên cứu, cân nhắc kĩ lưỡng để đưa ra chính sách giá sao cho phù hợp nhất, cạnh tranh nhất để thu hút được đông đảo khách du lịch đến với mình, không chỉ đến một lần mà có thể đến nhiều lần như những khách hàng trung thành, chỉ tin tưởng vào uy tín, chất lượng của doanh nghiệp.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nên tăng cường, đẩy mạnh quảng cáo về chất lượng của cơ sở lưu trú của doanh nghiệp và các dịch vụ chất lượng cao cấp mà họ cung cấp cho khách hàng khi tới đây.

Với sự mở cửa của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cần thiết đến cạnh tranh công bằng, để các bên cùng có lợi. Vì thế mà hơn hết các cơ sở lưu trú nên liên kết lại với nhau để hình thành các hiệp hội khách sạn. Các hiệp hội này sẽ đững ra duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú tại địa phương.

2.2.2. Đối với cơ sở kinh doanh lữ hành

Với cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch thì chất lượng là nhân tố hàng đầu quyết định đến sự lựa chọn tiêu dùng của khách du lịch. Chất lượng sản phẩm dịch vụ cần được nâng cao, cải thiện không ngừng. Khách hàng ngày một khó tính hơn, họ bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ thì đổi lại họ phải nhận được cái gì đó, đó là sự hiểu biết về nơi tham quan du lịch, sự thoải mái, thân thiện từ thái độ phục vụ. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì cần nâng cao chất lượng của dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, vui chơi, giải trí. Hoà Bình là tỉnh có hơn 100ha rừng do Nhà nước giao để quản lý, vì thế mà du lịch sinh thái đang là loại hình du lịch tiềm năng, hứa hẹn mang lại doanh thu lớn cho du lịch của địa phương nói chung; vậy mà khách du lịch đến đây đa phần chỉ đi bộ, lội suối chứ chưa được sử dụng cáp treo như tại các địa phương khác. Các cơ sở kinh doanh lữ hành cần chú ý đến điểm này để khai thác được thị hiếu của khách du lịch.

Khách tham quan đến Hoà Bình thường phàn nàn rất nhiều về sản phẩm du lịch tại đây vẫn chưa được phong phú. Như đã đề cập ở phần các hoạt động kinh doanh tại tỉnh Hoà Bình thì các cơ sở kinh doanh lữ hành mới chỉ xây dựng được 20 tour du lịch, nhiều tour còn trùng lặp, chưa đa dạng để có thể hấp dẫn được nhiều khách đến du lịch, tham quan. Do đó, các cơ sở kinh doanh lữ hành cần bỏ ra chi phí để tiến hành nghiên cứu nhu cầu khách du lịch để lập ra những tour mới có chất lượng hơn, hấp dẫn hơn.

Muốn tăng lượng khách du lịch đến với mình, thì các cơ sở kinh doanh lữ hành cần tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Có rất nhiều hình thức quảng bá mà doanh nghiệp có thể áp dụng cho loại hình du lịch của mình. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa loại hình du lịch và dịch vụ giải trí của mình lên mạng để phổ biến cho cộng đồng. Vì thế mà giải pháp đề ra cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là thiết lập các website quảng bá cho sản phẩm du lịch của mình, đưa ra những thông tin hữu ích như các tuor du lịch, thời gian, bảng giá, khách sạn hay nhà nghỉ, các loại hình giải trí khác…cho những người quan tâm. Đặc biệt với sự phát triển của thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể xây dựng các công cụ, tiện ích giúp khách hàng có thể đặt trước tiền để đặt tuor, đặt khách sạn qua mạng. Kênh quảng bá truyền thống của cơ sở kinh doanh lữ hành là thông qua tham gia hội chợ vẫn cần được tiếp tục duy trì và phát huy tính hiệu quả của nó. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các đại lý du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ cho công tác xúc tiến, quảng bá cho du lịch.

Thêm vào đó doanh nghiệp cần phải coi trọng việc tuyển dụng đầu vào và thực hiện thường xuyên công tác đào tạo và đào tạo lại. Định kì nên kiểm tra trình độ, để từ đó có sự phân biệt quyền lợi giữa những người có chuyên môn, trình độ, có thành tích trong công việc. Giải pháp này có tác động tích cực trong việc thúc đẩy người lao động trong lĩnh vực du lịch quan tâm chú ý không ngừng đến việc nâng cao tầm hiểu biết, kiến thức, chuyên môn của bản thân, hơn nữa còn giúp doanh nghiệp vố trí lại lao động tại các vị trí của Doanh nghiệp Nhà nước, từng bước hoàn thiện được các yêu cầu đối với nguồn nhân lực đó là: không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tương xứng với từng vị trí làm việc, có sức khoẻ, có tinh thần yêu nghề và gắn bó với Doanh nghiệp. Trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp cần quan tâm tới đời sống vật chất của người

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí