Định Hướng Doanh Thu Du Lịch Và Cơ Cấu Chỉ Tiêu Của Khách Du Lịch

Châu Mỹ:

- Thị trường khách Mỹ: chú trọng việc khai thác các loại khách du lịch là cựu chiến binh, Việt Kiều, thanh niên với các sản phẩm du lịch là:

+ Du lịch sinh thái: vịnh Hạ Long- Vân Đồn- Hoành Bồ;

+ Du lịch tham quan vịnh;

+ Du lịch tàu biển có nhiều tiềm năng;

+ Du lịch lễ hội (chủ yếu đối với Việt kiều quốc tịch Mỹ).

- Thị trường Canada: Chủ yếu là những khách du lịch thuộc các tầng lớp thanh niên, trung niên với các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch tham quan là chủ yếu.

Châu Âu:

- Thị trường Pháp: Khách du lịch bao gồm nhiều thành phần khác nhau thuộc nhiều lứa tuổi từ thanh niên đến trung niên và những người nghỉ hưu. Các sản phẩm du lịch đáp ứng bao gồm:

+ Du lịch tham quan vịnh;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

+ Du lịch sinh thái: Hạ Long, Vân Đồn, Hoàng Bồ…

+ Du lịch nghỉ dưỡng;

Du lịch Quảng Ninh thực trạng và giải pháp - 12

+ Du lịch mạo hiểm;

+ Du lịch văn hóa, lịch sử…

+ Du lịch lễ hội chủ yếu đối với Việt kiều quốc tịch Pháp.

- Các thị trường khác là Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch: tương tự như thị trường Pháp. Riêng thị trường Anh cần khai thác khách du lịch tàu biển. Thị trường khách du lịch Đông Âu thiên về tham quan vịnh và nghỉ dưỡng.

Như vậy, chiến lược thị trường khách du lịch nói chung là tập trung vào loại khách thuộc các thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc. Trong đó những thị trường then chốt cần ưu tiên hàng đầu là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và ASEAN.

b) Khách du lịch nội địa.

Trên nhiều phương tiện thông tin, người dân cả nước đều biết ở Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng kỳ quan Vịnh Hạ Long vẫn có sức hấp dẫn nhất và là điều mong ước của nhiều người muốn đến tận nơi để chiêm ngưỡng, thưởng thức.

Với nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu du lịch của nhân dân ngày càng lớn.

Khách du lịch nội địa đến Quảng Ninh chủ yếu là khách Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Một bộ phận không nhỏ khách các tỉnh miền Nam và TP HCM khi đến du lịch Thủ đô đã đến Hạ Long theo tour du lịch TP HCM-Hà Nội- Hạ Long.

Phương tiện chủ yếu của khách du lịch đến Quảng Ninh là đi ô tô Hà Nội-Hạ Long theo quốc lộ 5, quốc lộ 1 và quốc lộ 18, một bộ phận đi ô tô, tàu hỏa Hà Nội- Hải Phòng và đi tàu thủy đến Hạ Long theo tour Hà Nội-Cát Bà-Hạ Long. Tuyến đường sắt Kép-Hạ Long được nâng cấp sẽ thu hút được nhiều khách du lịch nội địa ở các tỉnh Bắc Giang-Lạng Sơn-Cao Bằng…

Khách du lịch nội địa đến Quảng Ninh năm 2008 đạt 2,402,964 lượt khách. Trong thời gian tới cần đầu tư đồng bộ cho ngành du lịch để thu hút khách nội địa đến Quảng Ninh ngày càng nhiều hơn, lượng khách lưu trú cũng nhiều ngày hơn con số đó vào năm 2015 có khả năng đạt được là 4,5 triệu lượt khách.

Khách du lịch nội địa đến Quảng Ninh bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần khác nhau. Các đối tượng chính là:

- Khách nghỉ cuối tuần: chủ yếu là khách từ Hải Phòng, Quảng Ninh và khu vực lân cận.

- Khách tham quan, nghỉ dưỡng biển ở Hạ Long, Trà Cổ: từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

- Khách đi tour trọn gói Hà Nội- Hạ Long- Bái Tử Long- Trà Cổ- Móng Cái, chủ yếu là khách từ Hà Nội, các tỉnh phía Nam và TP HCM.

- Khách đi nghỉ tuần trăng mật: các cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội, các tỉnh phía Bắc.

- Thanh niên, học sinh ở địa phương, Hà Nội và phụ cận.

Cần chú trọng phát triển đồng bộ các sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch đến quanh năm nhất là vào mùa thu và mùa xuân, giảm bớt lượng khách có thu nhập thấp đến mùa hè, đảm bảo biểu đồ khách du lịch đồng đều quanh năm.

2.3.2. Định hướng doanh thu du lịch và cơ cấu chỉ tiêu của khách du lịch

a) Doanh thu từ du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: Doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm hàng hóa và các dịch

vụ bổ sung khác như bưu điện, y tế, bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí. Hiện nay ở Quảng Ninh mỗi ngày khách du lịch quốc tế chi tiêu 90 - 100 USD, du lịch nội địa chi tiêu khoảng 15 -20 USD. Những năm tới khi các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch cũng được tăng lên. Dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch và tổng doanh thu xã hội từ du lịch của Quảng Ninh trong từng thời gian phục vụ được dự tính như sau:

b) Cơ cấu doanh thu du lịch.

Quảng Ninh có lợi thế về thắng cảnh vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, du lịch biển- đảo, nên thời gian qua doanh thu từ lữ hành chiếm tỷ trọng lớn. Trong tương lai doanh thu từ lữ hành vẫn là thế mạnh, có ưu thế nổi trội, bởi khách đến Quảng Ninh ngoài lượng khách có lưu trú, thì khách đến trong ngày chủ yếu là khách du lịch lữ hành. Để khuyến khích khách du lịch thì tỷ trọng doanh thu từ khách sạn ngày càng giảm (giá phòng khách sạn được xếp hạng có thể tăng đối với khách có thu nhập cao, trong khi giá phòng khách sạn mini, nhà nghỉ không tăng để thu hút du lịch có thu nhập thấp, mà lượng khách có thu nhập thấp lại chiếm tỷ trọng lớn).

Tỷ trọng doanh thu từ ăn uống có thể duy trì ở mức 13,3% là phù hợp. Ngược lại nên tăng doanh thu từ dịch vụ khác như mua sắm, vui chơi giải trí, casino,…

2.3.3. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch

a) Căn cứ để xác định sản phẩm du lịch.

- Các ưu thế về cảnh quan vùng Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, các hang động, bãi biển, các đảo, các di tích lịch sử, văn hóa,…

- Các nhu cầu du lịch của khách.

Kinh tế càng phát triển, thu nhập và đời sống của người dân ngày càng cao và nhu cầu đi du lịch để tìm cái mới lạ ngày càng tăng.

Trong quá trình làm việc căng thẳng trong thời gian nghỉ mong muốn tìm đến nơi yên tĩnh có cảnh đẹp để nghỉ ngơi thư giãn.

Đời sống càng cao, giao thông đi lại thuận tiện, người dân có nhu cầu tìm lại cội nguồn.

- Khác với các sản phẩm hàng hóa khác giữa cung và cầu thường mâu thuẫn nhau. Trái lại đối với sản phẩm du lịch thì giữa cung và cầu có mối quan hệ với nhau, đòi hỏi các cấp quản lý du lịch phải nắm được nhu cầu, chọn đúng thời cơ để tạo ra các sản phẩm du lịch phù hợp đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch.

b) Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch Quảng Ninh.

Các sản phẩm du lịch đặc trưng.

- Du lịch gắn liền với cảnh quan thiên nhiên: nghỉ mát, tắm biển, vui chơi ở công viên, tham quan các hang động.

- Du lịch sinh thái: Tham quan các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên các mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản, các miệt vườn, vườn đồi, vườn rừng.

- Du lịch thể thao, mạo hiểm: Bơi thuyền, lướt ván, lặn biển, nhảy dù, các hoạt động thể thao trên biển, mô tô nước, leo núi.

- Du lịch văn hóa: Tham quan bảo tang, kiến trúc đô thị, di tích lịch sử, di tích văn hóa, lễ hội nghệ thuật múa hát.

- Du lịch tham quan khai thác mỏ than: Khách du lịch được đến tận hiện trường tham quan quy trình, công nghệ khai thác than và thăm Bảo tàng truyền thống ngành than.

- Du lịch quá cảnh, mua sắm ở Móng Cái và qua cửa khẩu sang thị trấn Đông Hưng (Trung Quốc).

Các sản phẩm du lịch hỗ trợ.

- Nghỉ cuối tuần.

- Hội nghị, hội thảo kết hợp du lịch.

- Nghiên cứu văn hóa, khoa học kết hợp du lịch.

- Các hội chợ thương mại kết hợp du lịch.

- Casino.

2.3.4. Định hướng phát triển nguồn lao động phục vụ du lịch

Định hướng đến năm 2015, ngành du lịch Quảng Ninh thu hút khoảng 23 ngàn lao động trực tiếp. Trong đó số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 40%, trình độ Trung cấp chiếm khoảng 25%. Ngoài lao động chuyên ngành du lịch

thì ngành du lịch còn tạo việc làm thu hút lao động xã hội vào làm dịch vụ du lịch năm 2015 khoảng 28 nghìn lao động, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập, nâng cao mức sống của dân cư, xóa đói giảm nghèo.‌

2.3.5. Định hướng phát triển cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch

Dự báo đến năm 2010 Quảng Ninh cần có 12,800 phòng khách sạn, đến năm 2015 cần có 18.300 phòng khách sạn. Hoàn thiện và xây dựng mới các khu vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch tại các trung tâm, các khu du lịch trọng điểm của tỉnh.

3. Những giải pháp nhằm phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh

3.1. Về phía nhà nước, chính quyền tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm qua, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác quản lí, song, việc tổ chức quản lí du lịch vẫn còn gặp không ít khó khăn do tình trạng lộn xộn của một thời bung ra người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đều có hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, xây cất khách sạn, nhà nghỉ tùy tiện, cảnh quan, vệ sinh môi trường du lịch ít được quan tâm, hoạt động kinh doanh du lịch không đuộc quản lí chặt chẽ. Công tác quản lí Nhà nước về du lịch không cần được quan tâm tập trung vào việc lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, huy động vốn, ban hành các chế độ quy định quản lí du lịch kịp thời, có hiệu quả, tôn tạo và giữ gìn tài nguyên, chính sách đầu tư, liên doanh, liên kết quốc tế và môi trường du lịch, an ninh quốc phòng, an toàn cho khách du lịch.

Để đổi mới tổ chức quản lí du lịch trong tình hình mới, nhất thiết bộ máy quản lí Nhà nước trong lĩnh vực du lịch cần phải tổ chức gọn, nhẹ, năng động có hiệu lực cao theo cơ cấu ngành dọc và theo lãnh thổ.

Bộ máy quản lí Nhà nước về du lịch phải thực hiện tốt chức năng làm tham mưu cho lãnh đạo các cấp hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển du lịch; phải là người phối hợp với các ngành các cấp triển khai các hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao, phải thường xuyên tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, giáo dục và nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của du lịch và trách nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh.

3.1.1. Tạo môi trường thuận lợi cho việc cạnh tranh, phát triển bền vững

hoạt động du lịch Quảng Ninh

Chính phủ Việt Nam cần phải thường xuyên kết hợp với Chính phủ các nước thống nhất tổ chức diễn đàn đầu tư du lịch hàng năm, nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, khai thác hiệu quả và bền vững tiềm năng du lịch. Tạo điều kiện cho nhau tham dự các sự kiện du lịch quốc tế gắn với các hoạt động văn hóa, thể thao ở mỗi nước; tổ chức các tour du lịch gắn với chương trình nghệ thuật và di sản văn hóa; nghiên cứu khả năng kết nối tour, phối hợp tổ chức chương trình du lịch đường bộ (caravan), mở đường bay trực tiếp giữa các di sản văn hóa. Tăng cường hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường hợp tác giữa khu vực nhà nước với khu vực tư nhân.

Cần tạo môi trường thuận lợi, nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho khách du lịch; tăng cường phối hợp tổ chức giao lưu giữa thanh niên, giữa các thành phố kết nghĩa và các di sản văn hóa, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị tăng cường hợp tác phát triển du lịch.

Cần phải đánh giá cao nỗ lực trong việc hình thành cơ chế hợp tác chung trong ngành du lịch của các Chính phủ. Cơ quan du lịch các nước cần thường xuyên trao đổi, thống nhất các chương trình và sớm đưa vào thực hiện. Việc triển khai liên kết hợp tác giữa các nước trong khu vực thành một điểm đến chung, hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, góp phần quan trọng vào việc tăng cường củng cố mối quan hệ hợp tác toàn diện, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước.

Nhà nước thực hiện chế độ bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực hiện mọi doanh nghiệp đều tiến hành hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Bình đẳng thể hiện ở chỗ: bình đẳng cơ hội, về điều kiện đầu tư, về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về khả năng cạnh tranh. Tránh tình trạng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quá được ưu đãi, chẳng hạn như chính sách vay vốn thủ tục đăng ký kinh doanh… còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện siết chặt theo một cơ chế chính sách không ổn định.

Thực hiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có vai trò lớn tong việc thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh và theo quy hoạch. Các hình thức ưu đãi có thể làm giảm lãi xuất vay vốn, miễn giảm thuế. Các doanh nghiệp cần có chính sách ưu đãi là:

Các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động kinh doanh còn thiếu vắng, song lại mang tính hấp dẫn và tạo ra được thế mạnh cạnh tranh cao cho ngành trên thị trường cạnh tranh hiện tại và tương lai.

Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu du lịch còn chưa phát triển, xa trung tâm, có ý nghĩa quan trọng chiến lược phát triển ngành, hiện tại hiệu quả mang lại thấp, khả năng thu hồi vốn lâu.

Các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ trong cạnh tranh quốc tế. Đối với các loại doanh nghiệp này đòi hỏi quy mô, và vốn lớn, do vậy nhà nước tạo điều kiện mua bán cổ phần để tạo vốn và chia sẻ rủi ro, tạo điều kiện trong quá trình liên doanh, liên kết, tham gia các hiệp hội…

Bên cạnh việc ưu tiên các dự án đầu tư vào khu vui chơi giải trí để giảm dần tính mùa vụ thì nhà nước cũng cần có chế độ ưu đãi về thuế cho các cơ sở các doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào mùa vụ. Bởi lẽ trong một năm hầu như các cơ sở đó chỉ kinh doanh hai đến ba tháng trong khi các cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền lương, điện nước,… vẫn phải duy trì quanh năm nên hiệu quả rất thấp.

3.1.2. Tập trung ưu tiên đầu tư vốn, công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng

Thời gian tới, Quảng Ninh nên đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư các dự án lớn phát triển những khu du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cung ứng nhiều dịch vụ du lịch cùng lúc. Tỉnh cũng nên thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đặc biệt là các điểm, khu du lịch trọng điểm, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách du lịch. Tập trung phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, công trình dịch vụ du lịch một cách đồng bộ, đa dạng các loại hình dịch vụ trong một số cơ sở lưu trú. Nên ưu tiên hướng các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú vào những khu vực phát triển đô thị hoặc những khu du lịch trong tương lai. Đồng thời, phát triển các nhà hàng ăn uống, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đặc biệt chú ý nâng cấp chất lượng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế. Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí nhằm đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm

du lịch, tạo ra sức hấp dẫn của du lịch. Tập trung đầu tư để hình thành các khu vui chơi giải trí ở thành phố Hạ Long và các địa phương khác, cải tạo nâng cấp công viên, vườn hoa hiện có; đẩy nhanh tiến độ thi công các khu du lịch trên toàn tỉnh. Tôn tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử văn hóa; tổ chức các lễ hội văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống văn hóa để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cần phải tập trung đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng toàn tỉnh, liên tỉnh nhất là các vùng phụ cận xây cất đường xá, giao thông đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt nhằm tạo thuận tiện cho sự di chuyển của các du khách đến du lịch tỉnh Quảng Ninh.

Các địa phương và các ngành liên kết, phối hợp với nhau khẩn trương lập các chương trình và kế hoạch phục vụ phát triển du lịch, cụ thể hóa và điều chỉnh các kế hoạch, dự án phục vụ thiết thưc cho việc phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch đã đề ra.

- Ngành giao thông công chính: Tập trung ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng, nhanh chóng nâng cấp hệ thống được 18 và đường 10, xây dựng các cầu lớn như cầu Tài Xá, cầu Bãi Cháy, các bến cảng trên đất liền và trên các đảo, nâng cấp phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch, đảm bảo cung cấp đủ điện, nước, thông tin liên lạc cho sinh hoạt và du lịch.

- Ngành công nghiệp và xây dựng: Ưu tiên thực hiện quy hoạch các khu du lịch, các điểm du lịch, các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí phục vụ du lịch .

- Ngành văn hóa: Tôn tạo các tài nguyên du lịch, phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật phục vụ du lịch .

- Ngành nông nghiệp: đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ du lịch, chú trọng các đặc sản của địa phương, rau xanh, hoa quả. Trồng rừng, bảo tồn và tôn tạo các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các hệ sinh thái đặc biệt.

- Ngành nội chính: đảm bảo các điều kiện thuận lợi nhất cho khách du lịch.

Đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối cho khách du lịch và các hoạt động du lịch .

- Ngành du lịch: tăng cường công tác quản lí Nhà nước về du lịch. Phối hợp chặt chẽ với các ngành để đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý và hướng dẫn viên du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng và có chất lượng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022