Cơ Cấu Khách Quốc Tế Tỉnh Hoà Bình Giai Đoạn 2000-2004 Khách Quốc Tế Đến Hoà Bình Chiếm Một Lượng Đáng Kể Là Khách Châu


Châu Á

3

3

3.7

10

15

Châu Âu

93

94.7

91.8

82

75

Châu Mĩ

2.5

1.6

3

4

4

Khác

1.5

0.7

1.5

4

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây - 7

Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ Thương mại- Du lịch năm 2004 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình.



100

80

% 60

40

20

0

Cơ cấu khách quốc tế


2000 2001 2002 2003 2004

Năm


châu á châu Âu châu Mĩ

khác


Biểu đồ 2: Cơ cấu khách quốc tế tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2000-2004 Khách quốc tế đến Hoà bình chiếm một lượng đáng kể là khách Châu

Âu. Tuy nhiên, tỉ trọng này là không bền vững. Nhìn vào biểu đồ ta có thể

thấy được tỉ trọng này đang giảm dần qua các năm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mà nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất có lẽ là do sự thiếu hấp dẫn của sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ, giải trí để có thể níu chân khách quốc tế. Thực trạng này không phải chỉ là của riêng tỉnh Hoà bình, mà là thực trạng chung mà nhiều địa phương cùng vướng mắc. Theo thông tin từ cục thống kê, 85% du khách quốc tế không muốn quay lại Việt Nam lần thứ 2. Trong khi đó tỉ lệ này là 50% đối với nước có du lịch rất phát triển, lại là hàng xóm của nước chúng ta- Thái Lan.

2.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành du lịch

2.2.1/ Cơ sở lưu trú

Như đã phân tích ở Chương II/ mục II/1.7 thì cơ sở lưu trú tại tỉnh Hoà Bình có sự phát triển ổn định tương đối từ năm 2000 trở lại đây.

Bảng 12: Tình hình cơ sở lưu trú Hoà Bình tính đến 2007


Cơ sở

lưu trú

Khách sạn

Nhà nghỉ

I/ Tổng số cơ

sở lưu trú

3 sao

2 sao

1 sao

Đủ tiêu chuẩn

Chưa xếp hạng

Đủ tiêu chuẩn

Chưa xếp

hạng

1

7

3

3

3

47

31

II/Tổng số buồng ngủ

61 buồng

131

giường 6 nhà sàn

234

buồng 451

giường

54 buồng

94 giường

57

buồng 113

giường

200 buồng 350giường

533

buồng 931

giường

450

buồng 800

giường

III/ Gía

buồng bình quân

790

Nghìn

/ngày/đêm

200-250

Nghìn

/ngày/đêm

140-200

Nghìn

/ngày/đêm/

_

_

80-100

Nghìn

/ngày/đêm

IV/Công suất sử

dụn phòng


40%


60%

Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý cơ sở lưu trú du lịch năm 2007 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình ( tháng 12/2007)

Khách sạn ở Hoà Bình chủ yếu được xây dựng ở trung tâm tỉnh lỵ, thị trấn, có vị trí thuận tiện, không gian thoáng, đẹp dễ dàng đón khách. Phần lớn mới được xây dựng nên có kiến trúc đẹp, đạt tiêu chuẩn. Khách sạn có từ 20 đến 50 buồng, trang thiết bị khá hiện đại có khả năng đón được từ 50 đến 150 khách/01 khách sạn. Dịch vụ trong khách sạn chất lượng khá tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường, các dịch vụ bổ sung như: quầy bar, nhà hàng, hội trường phục vụ hội nghị hội thảo, bể bơi, massage, xông hơi, tắm xoáy; các sân chơi thể thao cầu lông, bóng bàn, sân tennis…Mặc dù khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 3 sao, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị có chất lượng tốt, được duy trì đáp ứng đúng tiêu chuẩn và mang bản sắc văn hoá dân tộc của địa phương. Trong năm 2007 khách sạn sân gôn Phượng Hoàng đưa vào hoạt động và dự

kiến đạt tiêu chuẩn 5 sao, với tổng mức đầu tư trên 30 triệu USD. Tuy nhiên cũng cần thừa nhận thực tế là khách sạn ở Hoà Bình số lượng có tăng nhưng vẫn còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Đây là loại khách khó tính và yêu cầu cao. Vì vậy mà cần hiện đại hoá trong thiết bị vật chất hơn nữa để có thể đáp ứng, thoả mãn được nhu cầu của khách.

Nhà nghỉ chủ yếu do tư nhân đầu tư, phát triển nhanh từ năm 2000 trở lại đây. Được tập trung ở thành phố Hoà Bình; các thị trấn, thị tứ hoặc ở khu, điểm du lịch sinh thái, bên cạnh những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, đền chùa nơi nhiều khách du lịch. Nhà nghỉ có kiến trúc đẹp, diện tích phòng, tiền sảnh và các trang thiết bị nội thất chất lượng tốt, tiện nghi khác khá đầy đủ. Nhà nghỉ ở Hoà Bình nói chung có quy mô nhỏ từ 9 phòng đến 22 phòng. Mỗi nhà nghỉ có khả năng đó từ 30 đến 50 khách. Nhà nghỉ loại này thường chuyên doanh buồng, phần lớn không có nhà hàng, không có nhiều dịch vụ bổ sung khác.

Nhà nghỉ là nhà sàn kinh doanh du lịch cộng đồng: chủ yếu ở các vùng, địa phương có đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc. Dân tộc: Thái, Dao, Mông, Mường ở các huyện Mai Châu, Cao Phong và các khu, điểm du lịch ở Kim Bôi, Lương Sơn. Nhà nghỉ nhà sàn thực sự lôi cuốn khách du lịch quốc tế, trang bị tiện nghi phục vụ mang bản sắc văn hoá dân tộc. Khách du lịch đến được bố trí ăn, nghỉ tại nhà sàn và tham gia các chương trình du lịch sinh thái, văn hoá, văn nghệ dân gian ở điểm du lịch.

Những năm gần đây ngoài khách quốc tế, khách du lịch nội địa tham gia loại hình du lịch này tăng nhanh, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Có thể thấy loại hình này hiện nay đang được ưa chuộng, đặc biệt đối với loại hình du lịch sinh thái. Song những nhà sàn ở đây cần nâng cao hơn nữa vấn đề vệ sinh và bổ sung thêm các dịch vụ, giải trí khác cho khách du lịch đến đây.

Trong giai đoạn 2000-2007 số lượng cơ sở lưu trú có tăng nhưng không nhiều và không đều, thậm chí còn có năm không tăng như các năm 2000 và 2001, 2002 và 2003. Tuy nhiên tình hình đã được cải thiện với sự phát triển không ngừng của các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân đã đầu tư nhiều vào việc xây dựng khách sạn đã làm cho số lượng này tăng đáng kể trong vài năm gần đây.

Bảng 5: Số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch



2001

2002

2003

2004

2005

Ghi chú

Số doanh nghiệp, chi nhánh


7


9


13


45


70

Có chức năng kinh doanh

các loại hình du lịch

Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh du lịch năm 2005 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình.

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được sự tăng lên không ngừng số lượng doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của tỉnh. Chỉ trong 4 năm, số lượng doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã tăng lên gấp 10 lần. Đây là một kết quả khả quan, đáng khích lệ đối với sự phát triển du lịch của Hoà Bình.

Chính sự phát triển này đã cải thiện đáng kể đến số lượng và chất lượng của cơ sở lưu trú tại địa phương. Các cơ sở lưu trú không ngừng cạnh tranh cải thiện chất lượng của cơ sở mình và cải thiện chất lượng dịch vụ đối với khách du lịch. Sự phát triển được thể hiện bằng bảng số liệu:


Bảng 8:Cơ sở lưu trú của tỉnh


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Số lượng cơ sở

lưu trú

8

8

25

25

79

84

133

137


Số phòng

274

274

401

401

743

862

1251

1659

Số giường

639

639

874

874

1437

1691

2326

_

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các báo cáo tình hình quản lý cơ sở lưu trú du lịch các năm từ 2000-2007 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình.

Trước năm 2002 Hoà Bình chưa thực sự chú trọng vào phát triển du lịch, do đó các khách sạn chủ yếu của nhà nước, không có sự đầu tư, xây dựng mới. Đến năm 2002 do chính sách phát triển du lịch của tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư vốn xây dựng các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại một số khu, điểm du lịch của tỉnh nên số lượng khách sạn tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu là các khách sạn của tư nhân.

Một số đơn vị kinh doanh du lịch chưa đầu tư mạnh vào việc cải tạo, nâng cấp mở rộng quy mô, năng lực phòng để đón khách. Có đầu tư nhưng chưa nhiều.

Đến năm 2002 có sự chuyển biến mạnh mẽ về phòng khách sạn, do có Nghị quyết 05/NQ-TU của Tỉnh uỷ Hoà Bình về phát triển du lịch đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010.

Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, nhà nghỉ) ở Hoà Bình được chia theo các hình thức sở hữu sau:

- Doanh nghiệp nhà nước.

- Doanh nghiệp tư nhân.

- Công ty cổ phần.

- Công ty TNHH.

- Hợp tác xã.

- Cá nhân (hộ kinh doanh).

Quy mô khách sạn, nhà nghỉ ở Hoà Bình còn nhỏ, khách sạn trung bình có từ 20 đến 50 phòng, không có khách sạn trên 100 phòng. Hầu hết tập

trung tại thành phố Hoà Bình và một số khu điểm du lịch tại các huyện như: Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Mai Châu.

Với đặc điểm chủng loại và tỷ lệ phân bố của khách sạn, nhà nghỉ ở Hoà Bình như trên ta thấy: mức độ tập trung ở khu vực thành phố Hoà Bình và các điểm du lịch không đồng đều, gây ra cạnh tranh gay gắt ở khu tập trung đông. Sự đa dạng về chủng loại cho phép phục vụ được nhiều thị trường có khả năng thanh toán khác nhau, yêu cầu chất lượng dịch vụ khác nhau.

2.2.2/ Các cơ sở vui chơi giải trí

Cho đến nay các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương nói chung và khách du lịch nói riêng ở Hoà Bình còn nghèo nàn, đơn điệu, na ná giống nhau. Ngoài một số danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá phục vụ nhu cầu tham quan như thuỷ điện Hoà Bình, lòng hồ Sông Đà, suối khoáng Kim Bôi...còn các hình thức vui chơi giải trí khác như leo núi, lễ hội, sinh hoạt văn hoá các dân tộc chưa được đầu tư khai thác, mặc dù đây là thế mạnh của du lịch Hoà Bình.

Du khách đến Hoà Bình ngoài việc tham quan một số điểm du lịch thì không còn hình thức giải trí nào mang tính chất độc đáo, thể hiện bản sắc văn hoá đặc thù của địa phương. Chính vì vậy đã làm cho khách du lịch cảm thấy nhàm chán, không kéo dài được thời gian lưu trú của khách, không kích thích chi tiêu và lượng khách quay lại lần thứ hai thấp.

Từ thực trạng này cho thấy việc tăng tốc độ đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tại Hoà Bình là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Làm được điều này sẽ góp phần đáng kể cho việc thu hút khách và lưu giữ khách của du lịch Hoà Bình trong tương lại. Hiện tại, Hoà Bình đang có một số dự án xây dựng khu du lịch, trong đó có các dịch vụ vui chơi giải trí. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch Hoà Bình.

2.2.3/ Cơ sở vận chuyển khách du lịch

Vận chuyển khách là một dịch vụ không thể thiếu trong một chuyến du lịch. Với phương tiện vận chuyển tốt, an toàn sẽ gây thiện cảm và tâm lý thoải mái cho du khách.

* Vận chuyển đường bộ

Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 50 xe (8-45 chỗ) vận chuyển khách, phần lớn là vận chuyển khách nội địa. Nhìn tổng thể thị trường vận chuyển khách du lịch đường bộ ở Hoà Bình còn tương đối lộn xộn. Các đầu xe chủ yếu của tư nhân, chất lượng phục vụ thấp, nhiều đầu xe không có chức năng kinh doanh vận chuyển khách những vẫn vận chuyển. Đây là hiện tưởng phổ biến không riêng của Hoà Bình, điều này làm cho doanh thu vận chuyển khách thấp.

* Vận chuyển đường thuỷ

Do địa bàn tỉnh có hồ Sông Đà - nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tạo thành tuyến du lịch trên hồ nên có điều kiện phát triển vận chuyển khách du lịch đường thuỷ. Tổng phương tiện tham gia vận chuyển có 8 chiếc, trong đó có 3 chiếc tàu và 5 chiếc thuyền với sức chở tổng cộng gần 400 người. Những phương tiện này thuộc quyền quản lý của Công ty cổ phần du lịch Hoà Bình và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Ngoài ra còn có hàng chục phương tiện của tư nhân tham gia vận chuyển khách. Nhìn chung các phương tiện này cần được sửa chữa làm mới để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ để thu hút khách và khai thác có hiệu quả khách du lịch hồ Hoà Bình.

2.3. Kinh phí đầu tư vào du lịch

Kinh phí đầu tư vào du lịch được chia thành hai bộ phận, đó là vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong đó, tại Hoà Bình thì vốn đầu tư đa phần được lấy ở trong nước và huy động từ ngân sách Nhà nước và địa phương là chủ yếu.

Bảng 13:Kinh phí đầu tư vào du lịch tỉnh Hoà Bình 2001-2005

Đơn vị: triệu đồng




Năm 2001


Năm 2002


Năm 2003


Năm 2004


Năm 2005 (KH)


Ghi chú

1.Vốn đầu tư

trong nước:







- Nhà nước


6.764,16

7.100

8.585,6

5.000

Vốn hạ tầng

du lịch

- Các TP kinh tế

khác

24 dự án được cấp phép đầu tư với số vốn đăng ký là 1.700 tỷ đồng


2. Vốn đầu tư nước ngoài




20 triệu USD

Dự án sân golf

của nhà đầu

tư Hàn Quốc

Nguồn: Báo cáo thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình nhằm đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn năm 2005

của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình.

Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch 5 năm (2001-2005) ước đạt 27.449,76 triệu đồng, trong đó vốn Trung ương cấp 27.208,96 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 240,8 triệu đồng cho 7 dự án, trong đó 4 dự án hoàn thành và 3 dự án đang chuyển tiếp. Các dự án thực hiện tuân thủ đúng trình tự thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành về xây dựng cơ bản. Công tác giải phóng mặt bằng tương đối thuận tiện và nhanh chóng; tổ chức thi công đạt được kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng

Tính đến tháng 9/2005 đã có 24 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch văn hoá và sinh thái với dịch vụ đa dạng, phong phú và hấp dẫn; số vốn đăng ký 1.700 tỷ đồng, diện tích thuê đất gần 3.000ha, tập trung ở các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Mai Châu. Trong đó có 01 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư 20 triệu USD của nhà đầu tư Hàn Quốc, đó là Khu thể thao giải trí sân golf Long Sơn, 54 lỗ tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, sẽ đưa vào khai thác trong năm 2006. Ngoài ra, còn có

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí