Đường Lối, Chính Sách Của Tỉnh Hoà Bình Nhằm Hướng Dẫn Du Lịch Phát Triển Ổn Định, An Toàn, Bền Vững

- Các trang trại ở Cao Phong, Lương Sơn, Kim Bôi

- Vùng mía ở Tân Lạc, Lương Sơn, Kim Bôi

- Nước khoáng ở Kim Bôi

- Các khu ruộng bậc thang ở các bản làng người Dao, người Mường, người Thái.

- Các hồ nước thuỷ lợi : Hồ Ngọc ( Kỳ Sơn), Hồ Sông Đà, Đầm Quỳnh Lâm

Đây là những công trình nhân tạo do con người làm ra và trong tương lai có thể trở thành những điểm, tuyến du lịch quan trọng của tỉnh Hoà Bình.

1.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch

Hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc từ tỉnh xuống xã; mạng lưới giao thông thuỷ, bộ ngày càng thuận tiện, thúc đẩy hoạt động kinh tế, giao lưu văn hoá - xã hội phát triển.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được đầu tư, xây dựng mới nâng cao khả năng đón tiếp khách, chất lượng các phòng ngủ, các dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung ngày được nâng cao đạt tiêu chuẩn quy định, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách quốc tế và nội địa . Cụ thể như sau:

+ Giao thông: hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ được nhà nước đầu tư, nâng cấp: đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6 đoạn qua địa phận tỉnh, quốc lộ 12, 21Mạng lưới đường giao thông nông thôn phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh; phong trào cứng hoá đường giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân tự làm là chính” được đẩy mạnh; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.

+ Phát triển mạng lưới điện: đến nay 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia; 88% số hộ được sử dụng điện.

+ Y tế: đã có 180/214 xã có trạm y tế được xây dựng kiên cố, xây dựng và đầu tư máy móc, trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ kịp thời cho việc khám, chữa bệnh.

+ Bưu chính viến thông phát triển khá, đến nay toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có máy điện thoại, bình quân 4,9 máy/100 dân; cơ bản phủ sóng điện thoại di động trung tâm các huyện; 195 xã có điểm Bưu điện văn hoá xã hoạt động, đáp ứng nhu cầu đọc sách báo, thông tin liên lạc của khách tham quan trong nước cũng như quốc tế.

+ Công nghệ thông tin được ứng dụng trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, bước đầu có hiệu quả.

+ Phát thanh - truyền hình: được đầu tư trang thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao thời lượng, chất lượng phát sóng và diện tích phủ sóng phát thanh, truyền hình. Đến nay, sóng phát thanh đã phủ 95%, sóng truyền hình phủ 75% diện tích toàn tỉnh.

+ Quản lý tài nguyên, môi trường: Bước đầu gắn công tác bảo vệ môi trường với quy hoạch, xây dựng các chương trình, dự án, khắc phục dần tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh.

Cùng với sự đầu tư xây dựng của Nhà nước, đầu tư xây dựng của nhân dân, của các thành phần kinh tế phát triển mạnh, góp phần làm tăng tỷ trọng giá trị xây dựng trong cơ cấu kinh tế nói chung và du lịch của tỉnh nói riêng.

2. Đường lối, chính sách của tỉnh Hoà Bình nhằm hướng dẫn du lịch phát triển ổn định, an toàn, bền vững

Để hưởng ứng chương trình hành động Quốc gia về du lịch thời kỳ 2000-2010, đặc biệt là trong giai đoạn 2006-2010 theo quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006, tỉnh Hoà Bình đã họp nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV . Nội dung của cuộc họp là nhằm phê duyệt

việc xây dựng và phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và đồng thời cũng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Mục tiêu phát triển mà tỉnh Hoà Bình đề ra và cần phải đạt được là:

- Tạo mức tăng trưởng bình quân 12%/năm

- Phấn đấu đến hết năm 2010 du lịch Hoà Bình có các khu, điểm du lịch đã được quy hoạch có chất lượng tốt, có các sản phẩm mang bản sắc văn hóa các dân tộc độc đáo, hấp dẫn khách và có được thị trường khách ổn định.

- Phát triển du lịch Hoà Bình phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh

- Phát triển du lịch nhằm nâng cao dân trí và giữ gìn bản sắc dân tộc để bảo tồn và phát huy giá trị nền văn hoá đặc sắc của dân tộc Hoà Bình.

Hơn nữa để đảm bảo ngành du lịch của tỉnh phát triển một cách hiệu quả, bền vững tỉnh Hoà Bình đã ban hành quy chế phối hợp số 262/LS- TMDL-VHTT giữa Sở Thương mại- Du lịch và Sở Văn hoá Thông tin về việc quản lý, tu bổ, khai thác, sử dụng di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh vào hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Quy chế này được ký kết ngày 22/7/2002 nhằm thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Tổng cục Du lịch và sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

Ngoài ra, Uỷ ban Nhân dân tỉnh còn ban hành quy chế quản lý hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Hoà Bình tại quyết định số 29/QĐ-UB ngày 15/11/2002 và được điều chỉnh sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 12/2004/QĐ-UB ngày 12/7/2004.

Nhìn chung với những chính sách, chủ trương đường lối đã ban hành có thể thấy tỉnh Hoà Bình đã rất quan tâm, chú trọng đến việc phát triển ngành du lịch nhằm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.


du lịch

3. Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh


Tính đến thời điểm 2005, Hoà Bình có khoảng 70 đơn vị kinh doanh

du lịch. Đây cũng không phải là con số đáng mừng vì số lượng này còn tương đối nhỏ, chất lượng dịch vụ cung cấp của cả doanh nghiệp lữ hành và đơn vị kinh doanh lưu trú còn chưa cao.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì chất lượng hướng dẫn viên du lịch còn thấp, thiếu chuyên môn, trình độ; tài nguyên du lịch còn chưa được khai thác hiệu quả, hợp lý; đặc biệt là các chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, gây nhàm chán cho khách du lịch. Hiện tại có 20 tuyến du lịch xuyên suốt trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung các tuyến du lịch này thường là ngắn ngày và còn ít gắn kèm các hoạt động vui chơi, giải trí( xem chi tiết hơn ở phụ lục của khoá luận này).

Với đơn vị kinh doanh lưu trú, chất lượng dịch vụ cũng còn chưa cao; cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở lưu trú còn lạc hậu, lỗi thời. Trên địa bàn tỉnh theo số liệu thống kê trong báo cáo tình hình quản lý cơ sở lưu trú du lịch năm 2007 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình, số lượng khách sạn có tiêu chuẩn chất lượng cao còn rất ít, cả tỉnh mới chỉ có một khách sạn đạt chuẩn 3 sao. Nhân viên phục vụ vẫn còn yếu về trình độ, các dịch vụ đi kèm tại đây lại ít và thiếu phong phú khiến cho khách chưa được hài lòng.

Bên cạnh đó giá cả sản phẩm du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch vẫn còn chưa phù hợp, doanh nghiệp kinh doanh chưa tạo được uy tín, niềm tin trong mắt khách hàng, hoạt động marketing- nghiên cứu thị trường chưa được thực sự quan tâm chú trọng. Vì vậy mà hiệu quả trong việc thu hút, hấp dẫn khách du lịch là không cao.

Thực tế tại Hoà bình có rất nhiều hộ gia đình, cá nhân tự động thành lập doanh nghiệp để kinh doanh du lịch. Những người này kinh doanh mà

không hiểu rõ về pháp luật Việt nam, những chính sách liên quan đến du lịch. Họ tự phát làm ăn mà không xin phép, thông qua chính quyền tại địa phương. Khi có sai phạm, cán bộ quản lý đến làm việc thì họ viện cớ mình còn thiếu hiểu biết, hiểu không rõ để tìm cách bao che, giảm nhẹ mức phạt. Cũng vì tình trạng này mà chất lượng môi trường sống, cảnh quan du lịch tại các địa phương đang có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Do không thông hiểu pháp luật về du lịch mà có không ít hộ gia đình, doanh nghiệp đã khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm kinh doanh du lịch nhưng lại không có ý thức giữ gìn, tôn tạo nên chẳng những tại địa điểm du lịch bị ô nhiễm, tàn phá nặng nề mà cả môi trường xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Sở dĩ như vậy không phải vì họ không biết mà vì chi phí cải tạo, làm sạch môi trường cũng làm tốn kém một khoản không nhỏ; trong khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch lại chẳng đáng là bao nhiêu. Đa phần trong số họ không qua trường lớp đào tạo bài bản nào về kinh doanh du lịch mà là tự phát, cảm giác có lợi mà đầu tư vốn không suy nghĩ nên dẫn tới không hiệu quả.

.Đây là thực trạng của tỉnh Hoà bình nói riêng và cũng là của nhiều địa phương khác nói chung.

* Từ những khái quát chung về ngành du lịch của tỉnh Hoà Bình có thể thấy rằng ngành du lịch Hoà Bình tuy nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh song lại chưa phát triển được tương xứng với tiềm năng. Vậy nguyên nhân cốt lõi là do đâu? Để lý giải được điều này cần đi sâu vào thực trạng của hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua mới đưa ra được giải đáp một cách khách quan hơn.

II/ Hoạt động kinh doanh du lịch‌


1. Khái quát chung


1.1. Hiện trạng cơ cấu du lịch trong cơ cấu ngành nghề chung của tỉnh

Trong những năm qua kinh tế của tỉnh Hoà Bình tăng trưởng khá và vững chắc; giá trị tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 5 năm là 8%/năm; cơ cấu kinh tế so với năm 2000: tỉ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 43,1%, giảm 5,5%; công nghiệp- xây dựng chiếm 23,5%, tăng 6,4%; dịch vụ

chiếm 33,4%.1

Tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu chung của tỉnh là khá cao (33,4%), tuy nhiên du lịch lại chỉ chiếm một tỉ trọng tất nhỏ trong cơ cấu dịch vụ này. Ta có thể xem qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2: Tỉ trọng ngành kinh doanh dịch vụ du lịch trong các ngành

dịch vụ


Năm

Cơ cấu dịch vụ trong đó: du lịch (%)

2000

0.16

2001

0.14

2002

0.14

2003

0.14

2004

_

2005

0.42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây - 5

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ du lịch 2000-2005 của Sở Thương mại- Du lịch Hoà Bình.



1 : Nguồn: Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tê- Xã hội, Quốc phòng- An ninh năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2007 của UBND tỉnh Hoà Bình (5/2007)

Nhìn bảng số liệu ta thấy, tỉ trọng của ngành dịch vụ trong những năm từ 2000 đến trước 2005 là tương đối thấp, chỉ chiếm từ 14-16%. Tuy nhiên, năm 2005 lại có sự đột biến, tỉ lệ này tăng đáng khá cao, du lịch đã chiếm 42% trong cơ cấu ngành dịch vụ. Có thể nói năm 2005 là năm của du lịch tại tỉnh Hoà Bình với tổng lưu lượng khách đến Hoà Bình cũng như doanh thu tại tỉnh tăng cao hơn hẳn so với những năm trước đó ( tổng lượt khách là 315000 lượt tăng 11,5% so với năm 2004 và với doanh thu là 27161 triệu đồng tăng 23,5% so với 2004).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả khả quan đến như vậy như: do đầu tư vào du lịch tăng cả về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như cho các hoạt động quảng bá du lịch ( kinh phí đầu tư cho du lịch năm 2005 là 46700 triệu đồng, trong khi của năm 2004 chỉ là 146 triệu đồng); chất lượng lao động trong ngành thì được cải thiện; cấp quản lý đã chú trọng hơn cho sự phát triển của du lịch theo xu hướng phát triển du lịch nói chung của đất nước.

1.2. Hiện trạng số lượng khách du lịch

Số lượng khách đến Hoà Bình nhìn chung tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2000-2007. Số lượt khách tăng đối với cả khách quốc tế và khách nội địa.

Bảng 3: Số lượt khách đến Hoà Bình từ 2000-2007

Đơn vị: Lượt khách


Năm

Quốc tế

Nội địa

Tổng số lượt khách

Tốc độ tăng giảm(%)

2000

22660

185489

208149

_

2001

27528

203917

231445

11.19

2002

30000

223000

253000

9.31

2003

26000

222941

248941

-1.60

2004

24064

251000

275000

10.47


2005

28853

277723

306576

11.48

2006

39802

400135

439937

43.50

2007

48000

502000

550000

25.02

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ du lịch các năm từ 2000 đến 2007

Quan sát trên bảng số liệu, ta tính được tốc độ tăng giảm số lượt khách đến Hoà Bình bằng công thức: g=[(ai-ai-1)/ai-1]*100

Trong đó: - g là tốc độ tăng, tốc độ phát triển số lượt khách

- ai là số lượt khách năm thứ i

- ai-1 là số lượt khách năm thứ (i-1)

Như vậy, số lượt khách đến Hoà Bình qua các năm đều tăng ổn định. Tuy nhiên, phải kể đến năm 2003, số lượt khách giảm là 1.604%. Nguyên nhân có thể giải thích là đây là năm thất thu của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Hoà Bình nói riêng vì dịch SARS bùng nổ trên diện rộng.

1.3. Hiện trạng doanh thu từ du lịch

So sánh một cách khách quan thì doanh thu từ du lịch chưa tương xứng với số lượt khách được thu hút đến với tỉnh. Các khách du lịch tới Hoà Bình trong những năm vừa qua chủ yếu là khách tham quan, chi tiêu thấp , sử dụng dịch vụ không nhiều; hơn nữa các đơn vị kinh doanh du lịch còn thiếu các dịch vụ bổ sung, chưa xây dựng nhiều tuor, tuyến du lịch phục vụ khách sạn nên chưa khai thác được sức chi tiêu của khách; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp.

Bảng 4: Doanh thu từ Du lịch


Đơn vị: triệu đồng


Năm

Quốc tế

Nội địa

Tổng số

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí