Cơ Cấu Chi Tiêu Bình Quân Một Ngày Của Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam

+ Số du khách đến với mục đích thăm bạn bè, người thân kết hợp du lịch đã giảm mạnh, chỉ còn bằng 81,9%, đã giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2007 và tỷ trọng trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam từ chiếm 15,2% bình quân trong 4 năm 2004 - 2007 xuống chỉ còn 11,9%, đã giảm đi 3,3% trong năm nay. Điều này có thể lý giải là do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế mang tính toàn cầu đã làm cho thu nhập và chi tiêu của nhiều Việt kiều bị thu hẹp và do đó làm cho nhiều người đã phải gác lại các cuộc hồi hương về nước thăm thân kết hợp du lịch trong năm này.

Khách từ thị trường gần tăng, thị trường xa giảm hoặc tăng thấp

Cho đến nay, Việt Nam đã có khoảng 30 thị trường truyền thống thường xuyên có số lượng khách đến khá lớn và liên tục tăng cao. Đó là khách đến từ các thị trường láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia; từ thị trường khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore; từ các thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; từ các thị trường châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Italia, Hà Lan, Thụy Điển, …; từ thị trường châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada và từ châu Đại Dương như Australia, Newzeland. Tuy nhiên, đến năm nay thì chỉ còn khách đến từ một số thị trường láng giềng và khu vực có vị trí địa lý gần với nước ta như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore và một ít thị trường khác thuộc châu Âu như Thụy Điển, Na Uy và Nga còn tăng khá cao; còn khách đến từ Mỹ và Australia tuy vẫn tăng nhưng tốc độ rất thấp và khách từ các thị trường còn lại đều cùng chung xu hướng giảm khá mạnh, đặc biệt là một số thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Campuchia, Pháp, Anh, Đức…

+ Các thị trường có lưu lượng khách đến hàng năm tương đối lớn và tăng cao, nhưng năm 2008 đã giảm khá mạnh là Nhật Bản, chỉ còn đạt hơn 390 ngàn lượt người, chiếm 9,2%, đã giảm 6,2%; Hàn Quốc hơn 450 ngàn, chiếm 10,7% và giảm 4%; Pháp hơn 180 ngàn lượt người, chiếm 4,3% và giảm 1,3% so với cùng năm 2007…

Quan sát cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo châu lục cho thấy, khách từ châu Á vẫn chiếm thị phần lớn nhất, ước tính cả năm đạt hơn 2,3 triệu lượt người, chiếm 55% thị phần và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2007; tiếp đến là khách đến từ châu Âu hơn 600 ngàn lượt người, chiếm 4,4% thị phần và giảm 2%, năm 2007 đạt gần 630 ngàn, chiếm 14,8% thị phần và tăng 31,7%; khách đến từ châu Mỹ hơn 500 ngàn lượt người, chiếm 11,9% thị phần và tăng 1,5%, năm 2007 đạt hơn 497 ngàn, chiếm 11,8% thị phần và tăng 8,4%; khách đến từ châu Đại Dương hơn 250 ngàn lượt người, chiếm 4,8% thị phần và tăng 2,8%, năm 2007 gần 245 ngàn, chiếm 5,8% và tăng 30,9%. Như vậy, nếu tính chung cho cả châu lục thì chỉ có du khách đến từ châu Âu năm 2008 giảm so với cùng kỳ năm trước, còn du khách đến từ các châu lục khác vẫn tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đạt rất thấp so với nhiều năm trước.

Qua năm 2009, suy thoái kinh tế trầm trọng hơn và các nỗ lực kích cầu, phục hồi kinh tế đem lại các kết quả không mấy khả quan ảnh hưởng đến tổng lượng du khách quốc tế đến Việt Nam. Theo đó cơ cấu khách theo mục đích và thị trường đều giảm so với năm 2008.

2.1.3. Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch

Theo bảng thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trung bình mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu dưới mức 700 USD cho khoảng thời gian lưu trú từ 5-10 ngày [29]. Con số này quá thấp so với các nước lân cận khi mà du khách đến Thái Lan chi tiêu trên 1200 USD và đến Singapore chi tiêu trên 1500 USD (đã quy đổi ngang giá sức mua) cho khoảng thời gian lưu trú tương đương.

Chất lượng hạ tầng các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan thấp ảnh hưởng khá lớn tới cơ cấu chi tiêu của khách du lịch (Biểu đồ 2.2).

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Nguồn Tổng cục Thống kê Việt Nam thống kê chi tiêu du lịch 2005 2 2 Số 1

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, thống kê chi tiêu du lịch 2005

2.2. Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Bảng 2.3: Số lượng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (7/2009)


Khu vực

Tổng

số

Nhà

nước

Cổ phần

Liên

doanh

TNHH

nhân

Miền Bắc

402

32

170

3

196

1

Miền Trung

73

10

20

2

40

1

Miền Nam

283

27

51

7

196

2

Tổng số

758

69

241

12

432

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch

Ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây chứng kiến sự lớn mạnh về mặt quy mô. Hệ thống kinh doanh du lịch không ngừng được mở rộng với hàng nghìn doanh nghiệp. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của cả 6 thành phần kinh tế (nhà nuớc; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước; 100% vốn nước ngoài). Trước Đại hội Đảng lần thứ IX, trong kinh doanh lữ hành chỉ có doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh

với nước ngoài được phép hoạt động, nay mở rộng cho cả doanh nghiệp tư nhân. Tính đến nay, cả nước đã có hơn 11.000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 758 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; hơn 10 nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa [31]. Số lượng cơ sở kinh doanh du lịch tư nhân, cổ phần và hợp tác xã chiếm tỷ trọng lớn, xu hướng phát triển mạnh. Ngoài ra, còn có hàng nghìn hộ tư nhân kinh doanh du lịch hoạt động ở hầu hết các địa phương trong cả nước.

Bảng 2.4: Khách sạn xếp hạng (tính đến tháng 6/2009)


Hạng

Số lượng

Số buồng

5 sao

33

8.564

4 sao

90

10.950

3 sao

176

12.674

2 sao

850

31.450

1 sao

990

20.790

Đạt tiêu chuẩn tối thiểu (*)

3.100

46.724

Tổng cộng

5.239

131.152

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 6 năm 2009, cả nước có 10.800 cơ sở lưu trú với 213.200 buồng phục vụ kinh doanh du lịch, trong đó có 5.239 cơ sở đạt hạng chuẩn và số khách sạn 3-5 sao chiếm 31.188 tổng số buồng nêu trên (Bảng 2.4). Các cơ sở này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách đồng thời phục vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo và sự kiện văn hóa, thể thao quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, hội nghị cao cấp Á – Âu (ASEM 5), Hội nghị cấp cao APEC …

2.3. Doanh thu cuả ngành du lịch

Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, "ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô-tô". Năm 2008, doanh thu du lịch trên thế giới đạt 1.100 tỷ

USD, tức là khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày [3]. Còn tại Việt Nam, du lịch cũng mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2004, con số đó đã là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần và đến năm 2009 ước đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần. (Bảng 2.5)

Biểu đồ 2.3 : Thu nhập ngành du lịch giai đoạn 1990 - 2009

Đơn vị: ngàn tỷ đồng


Nguồn Trung tâm thông tin du lịch 2 4 Số vốn đầu tư của ngành du lịch Du 2


Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch

2.4. Số vốn đầu tư của ngành du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ mang tính liên ngành, liên vùng. Do đó, sự phát triển của ngành du lịch gắn bó chặt chẽ với nhiều vùng miền và nhiều ngành kinh tế liên quan và hỗ trợ. Với chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong những năm qua, với sự quan tâm, tạo

điều kiện cải thiện môi trường pháp lý và hạ tầng cơ sở, ngành du lịch đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước.

Toàn ngành và các địa phương, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất luợng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Từ 2001 đến 2009, Chính phủ đã cấp 4.836 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm, phối hợp với các ngành và địa phương chỉ đạo phát triển các vùng du lịch mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX và Chiến lược phát triển du lịch 2001 - 2010 đã xác định. (Bảng 2.6)

Bảng 2.5: Vốn ngân sách TW hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch


Năm

Số vốn hỗ trợ (tỷ đồng)

Số tỉnh, thành phố được cấp vốn hỗ trợ

2001

266

13

2002

389

37

2003

450

43

2004

500

53

2005

550

58

2006

620

59

2007

750

59

2008

620

56

2009

700

55

Nguồn: Trung tâm thông tin du lịch

Cùng với đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế nội địa, ngành Du lịch đã thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể, từ 22,8 triệu USD năm 2000 lên 9,126 tỷ USD năm 2008 (Bảng 2.7). Đây cũng được ghi nhận là năm có lượng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản du lịch lớn kỷ lục với 3 dự án nằm trong nhóm 10 dự án thu hút vốn FDI lớn nhất trong năm.

Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời kỳ 2000 - 2009



Năm


2000


2001


2002


2003


2004


2007


2008

6 tháng

đầu năm 2009

Số dự án

02

04

25

13

15

48

26

145

Vốn

(triệu USD)

22,8

10,3

174,2

239

111,17

2.012

9.126

2.483

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Việc tăng cường mở rộng hợp tác, thu hút vốn đầu tư, tài trợ của quốc tế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Đặc biệt ngành Du lịch đã tranh thủ được nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ tài trợ cho phát triển du lịch về quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, cải cách hành chính, xây dựng văn bản quy phạm phát luật du lịch. Tổng cục Du lịch cũng đã chỉ đạo toàn Ngành tích cực tìm kiếm, khai thác nguồn đầu tư quốc tế. Các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, bên cạnh việc quảng bá thu hút khách, đều ưu tiên đặc biệt kêu gọi đầu tư du lịch.‌

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu thực hiện đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn. Tuy dự án đầu tư ra nước ngoài còn chưa nhiều, quy mô nhỏ nhưng đây là hướng đi đúng, hiệu quả và phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu.

II. Phân tích chiến lược thu hút khách du lịch của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

1. Phân tích môi trường kinh doanh

Nghiên cứu môi trường kinh tế luôn được các hãng chú trọng bởi nó chứa đựng các yếu tố ảnh hưởng đên quyết định du lịch của du khách. Đặc

biệt trong bối cảnh sụt giảm kinh tế toàn cầu như hiện nay, nhu cầu du lịch cũng như khả năng chi trả của du khách đều bị ảnh hưởng nên việc các doanh nghiệp du lịch liên tiếp đưa ra các tour du lịch giảm giá, các hình thức khuyến mãi để hút khách là việc làm cần thiết để hâm nóng thị trường du lịch nội địa.

Môi trường chính trị, pháp lý cũng được một số doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu. Trên thực tế, môi trường pháp lý ở Việt Nam trong những năm gần đây, dưới cái nhìn khách quan nhất đã có nhiều cải thiện rõ rệt tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Việc nhà nước sáp nhập Tổng cục Du lịch về thành cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp du lịch và xây dựng, chỉ đạo những chiến lược phát triển thống nhất cho toàn ngành. Về lĩnh vực thuế, thời gian đóng thuế đã được rút ngắn, thủ tục nộp thuế cũng được đơn giản hóa. Đặc biệt, để hạn chế những tác động tiêu cực từ sụt giảm kinh tế toàn cầu, đầu tháng 2 năm nay, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 đối với doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề, trong đó có dịch vụ du lịch nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có cơ hội thực hiện các hoạt động khuyến mãi, giảm giá kích cầu. Thêm vào đó, để thực hiện có hiệu quả kế hoạch giảm giá 30-50% nhiều tour du lịch nội địa trong khuôn khổ chiến dịch Ấn tượng Việt Nam, ngành du lịch cũng đã kiến nghị Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 5% cho các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, đơn vị vận chuyển, dịch vụ mua sắm tham gia vào chương trình khuyến mãi của ngành [4]. Nắm bắt được những thông tin này đã giúp các doanh nghiệp kịp thời đưa ra được các chiến lược phù hợp và hấp dẫn du khách nhất.

Tuy nhiên, nhìn chung tình hình nghiên cứu môi trường chiến lược ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sự phối hợp đồng bộ.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí