Cơ Cấu Chi Tiêu Của Khách Du Lịch Quốc Tế Tại Việt Nam Từ 1995 – 2010

Tỷ lệ quay lại của khách du lịch:

Theo kết quả điều tra do Tổng cục Thống kê tiến hành, trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, đã có hơn 34% quay trở lại lần thứ 2 và lần thứ 3. Số liệu thống kê cũng cho thấy so với cuộc điều tra lần đầu tiên được thực hiện vào năm 2003, lượng khách quốc tế đến Việt Nam lần thứ 2 tăng 6,4% và lần thứ 3 tăng 0,3%. Trên thế giới tỷ lệ bình quân du khách quay lại là 20% vì vậy tỷ lệ 30% của du khách quay trở lại Việt Nam là tương đối cao.

1.3 Chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, nhân viên du lịch của nước ta đã có bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê năm 1990, số lượng lao động trực tiếp trong toàn ngành là 17.000 lao động thì đến năm 2005 đã có 230.000 lao động trực tiếp và 500.000 lao động gián tiếp trong toàn ngành. Hiện nay số lao động trong ngành du lịch là 800.000 lao động với trên 5000 hướng dẫn viên du lịch quốc tế được cấp thẻ. 1

Sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng lao động trong ngành du lịch cũng cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt của ngành này. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng ngày càng được chú trọng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tế. Mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (trên 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành, phát triển nhanh chóng. Ngành du lịch cũng thu hút được nhiều khoản đầu tư cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nhiều chương trình đào tạo, tập huấn của các tổ chức trong và ngoài nước đã ra đời với mục đích giúp cho đội ngũ cán bộ du lịch Việt Nam vững mạnh, tăng trưởng, có chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cao hơn. Đầu năm 2007, Dự án phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam do liên minh châu Âu tài trợ đã phối hợp với công ty TOEIC Việt Nam xây dung và giới thiệu


1 Tổng cục Du lịch, Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 của ngành du lịch, năm phát hành 2007.

thang điểm chuẩn áp dụng cho nhiều vị trí của nhân viên trong ngành. Chương trình hợp tác du lịch Asean được khởi xướng từ năm 1995 và 31% trong gần 6 tỷ USD đầu tư cho du lịch từ các quốc gia Asean được dành cho chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Từ năm 1995 đến nay đã có gần 2000 cán bộ đầu ngành được đào tạo từ nguồn viện trợ này của ASEAN.1

1.4. Chỉ tiêu đầu tư cho du lịch

Một trong những điều kiện thuận lợi để ngành du lịch Việt Nam thu hút được một lượng đầu tư nước ngoài lớn chính là sự triển khai luật du lịch và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng hơn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Tiến trình gia nhập các tổ chức du lịch quốc tế đã và đang thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam được thể hiện qua các số liệu sau:

Trong giai đoạn 1998- 2007 tổng số dự án được cấp phép là 262 dự án với tổng số vốn đăng kí hơn 7 tỷ USD, chỉ riêng năm 2007 số dự án được cấp phép là 47 dự án, tổng vốn đăng kí là 1,8 USD, tăng xấp xỉ 200% so với năm 2006. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2008 đã có 61 dự án đầu tư vào du lịch với tổng vốn là 7,6 tỷ USD.( 2)

Có thể thấy, quy mô vốn của các dự án FDI trong lĩnh vực khách sạn, du lịch ngày càng lớn và vượt trội so với quy mô vốn bình quân chung của các dự án FDI , riêng trong ngành du lịch đã đạt khoảng 7/60 tỷ USD đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Con số này vẫn đang tiếp tục tăng, góp phần xây


1 Hà Nội mới, số 18 ra ngày 19 tháng 4 năm 2008, Du lịch Việt Nam

(2) Báo Doanh nhân Sài Gòn ngày 21/ 04/ 2008 , Để du lịch Việt Nam phát triển bền vững.

dựng các khách sạn, khu vui chơi giải trí, các siêu thị, sân golf... chất lượng cao.

Xét về đối tượng được đầu tư thì tâm điểm là các sân golf, các khu du lịch nghỉ dưỡng, resort, casino, các khách sạn cao cấp. Điển hình cho các dự án đầu tư cơ sở vật chất cao cấp cho ngành du lịch là dự án khu nghỉ mát đa năng tại Đà Lạt, Lâm Đồng do bốn tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo và Limtec với số vốn đầu tư là 1,2 tỷ đô la. Dự án có số vốn cao kỷ lục trong ngành công nghiệp không khói ở nước ta phải kể tính đến thời điểm hiện nay có tên “Hòn ngọc Châu á” của tập đoàn Trustee Suisse (Thụy Sỹ) sẽ được quy hoạch trên diện tích khoảng 200 ha tại huyện đảo Phú Quốc gồm một khu trung tâm tài chính, khu phúc hợp đô thị và du lịch. Đầu năm 2007 tuyến cáp treo vượt biển Nha Trang đã chính thức khánh thành với chiều dài 3320m, tuyến cáp treo nối liền thành phố biển Nha Trang và khu du lịch giải trí Vinpearlland đã trở thành tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới được đưa vào hoạt động. Đây là một công trình quan trọng đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và với du lịch thành phố biển Nha Trang nói riêng.

1.5. Một số thành tựu khác

Cơ sở phát triển ngành du lịch

Do phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, cùng với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài mà hệ thống cơ sở vật chất của ngành du lịch đã từng bước phát triển, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu.

Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở nước ta trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng. Tổng cục du lịch cho biết, trong năm 2007, du lịch Việt Nam đã có thêm 100 doanh nghiệp lữ hành quốc tế mới ra đời, nâng tổng số lên 605 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Trong số trên 600 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, có 87 doanh nghiệp nhà nước, 157

công ty cổ phần, 12 công ty liên doanh, 345 công ty trách nhiệm hữu hạn và 4 doanh nghiệp tư nhân1. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đạt danh hiệu Top Ten vẫn tiếp tục duy trì được hình ảnh của mình, đặc biệt là Công ty du lịch Sài Gòn và Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội.

Bên cạnh hoạt động sôi nổi của các công ty lữ hành quốc tế, hơn 10 ngàn doanh nghiệp lữ hành nội địa có mặt trên hầu hết các địa phương trong cả nước cũng có những chuyển biến mạnh mẽ. Hiện nay, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn là hai trung tâm dẫn đầu cả nước trong hoạt động lữ hành.

Năm 2007, cả nước có khoảng 9.343 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 184.831 buồng. Cùng với sự phát triển về số lượng, hệ thống khách sạn Việt Nam cũng đã có những chuyển biến cơ bản về mặt chất lượng: Cả nước đã có 270 khách sạn được xếp hạng 3-5 sao, gồm 29.098 buồng trong đó 25 khách sạn 5 sao với 7.167 buồng; 82 khách sạn 4 sao với 10.104 buồng, 163 khách

sạn 3 sao với 11.827 buồng, 645 khách sạn 2 sao với 25.610 buồng, 745 khách sạn 1 sao với 16.973 buồng và 3.042 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 45.942 buồng. Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú của nhà nước có 663 cơ sở, chiếm 10,39%; liên doanh nước ngoài có 56 cơ sở, chiếm 0,88%; doanh nghiệp tư nhân có 2.239, cơ sở chiếm 35,07%; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 10 cơ sở, chiếm 0,16%. Các cơ sở lưu trú du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác như: doanh nghiệp tập thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần chiếm 53,50%. Cơ sở lưu trú liên doanh với nước ngoài và 100% vốn nước ngoài tuy chiếm số lượng ít nhưng đều có quy mô lớn và nằm ở những vị trí thuận lợi tại các trung tâm du lịch lớn trong cả nước, có lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh vì có ưu thế lớn về vốn và công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của Việt Nam.


1 Báo du lịch, ngày 08 tháng 04 năm 2008, Gia nhập WTO: Cơ hội & thách thức đối với kinh doanh lưu trú du lịch.

Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở kinh doanh lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống ở các địa phương trong cả nước cũng tăng nhanh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn, quầy bar … không những chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn phục vụ cả khách bên ngoài. Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong các khách sạn ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh và hầu như các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ này.

Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch

Du lịch và giao thông có mối quan hệ mật thiết và tác động thúc đẩy nhau cùng phát triển. Du lịch phát triển có tác động trực tiếp đến việc hoàn thiện chất lượng cơ sở vật chất ngành giao thông và ngược lại. Thời gian qua du lịch nước ta có bước phát triển nhanh trong đó có sự đóng góp của các phương tiện vận chuyển cả về chủng loại, số lượng và chất lượng.

Về vận chuyển hàng không: Cả nước có 3 sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và hệ thống các sân bay nội địa được phân bố trên khắp cả nước tạo thành một mạng lưới giao thông hàng không rất thuận lợi trong việc chuyên chở khách du lịch.

Về vận chuyển đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Việt chạy từ Lạng Sơn đến Thành phố Hồ Chí Minh là điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển khách du lịch bằng đường sắt trong phạm vi cả nước. Việc nối lại tuyến đường sắt quốc tế Việt Nam - Trung Quốc đã góp phần tích cực trong việc giao lưu kinh tế và văn hoá giữa hai nước. Bên cạnh đó, khách du lịch trong nước cũng đã sử dụng ngày càng nhiều các chuyến tàu Bắc - Nam.

Về vận chuyển đường bộ: Phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Hầu hết các công ty vận chuyển khách du lịch đã đầu tư mới hàng loạt xe, hàng loạt xe taxi hiện đại với giá cả phù hợp, luôn luôn sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra còn có một số lượng lớn xe xích lô, xe máy “ôm” sẵn sàng phục vụ nhu cầu đi lại cho khách du lịch nói

riêng và nhân dân địa phương nói chung. Gần đây, ở các trung tâm du lịch lớn còn phát triển dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp giá cả phù hợp, phục vụ các đối tượng du lịch trẻ tuổi, có thu nhập thấp, đặc biệt là khách du lịch “tây ba lô”.

Về vận chuyển đường thuỷ: phát triển và đổi mới chậm hơn so với các loại hình vận chuyển khác.Một số địa phương đã đưa tàu du lịch cao tốc để phục vụ nhu cầu đi lại cho khách du lịch cũng như cho người dân địa phương như Hải Phòng đi Cát Bà - Hạ Long; Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ. Ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long có một hệ thống các phương tiện vận chuyển bằng đường sông tương đối phát triển như tàu, thuyền, xuồng máy… có thể đưa khách du lịch đi tham quan các rừng ngập mặn, các sân chim…

Hiện nay các dự án xây dựng tàu điện ngầm, các đường hầm đi bộ đã được lên kế hoạch và dần đi vào triển khai.

Hệ thống thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc mấy năm gần đây đã có những bước tiến khá dài, thoả mãn một phần yêu cầu của khách du lịch tuy nhiên vẫn còn ở mức độ thấp so với sự phát triển của các nước trong khu vực. Điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay đã được phủ sóng hầu hết các tỉnh trong cả nước. Bên cạnh dịch vụ điện thoại, những phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như máy fax, liên lạc thông qua mạng internet, thư điện tử...liên tục phát triển và ngày càng hiện đại. Đây là những tín hiệu đáng mừng về hệ thống thông tin liên lạc tại Việt Nam.

Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch

Ngành du lịch đã có nhiều nỗ lực tranh thủ khai thác các nguồn lực bên ngoài, tăng cường hội nhập khu vực và thế giới; thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế như Tổ chức Du lịch Thế giới WTO, Hiệp hội Du lịch Châu á - Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội du lịch Đông Nam Á ASEANTA (Asean Tourism Association); Tham gia tích cực vào

chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; Hợp tác du lịch Sông Mê Kông - Sông Hằng…Hoạt động hợp tác quốc tế mang lại hiệu quả thiết thực: tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách… góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với du lịch các nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đã thiết lập quan hệ song phương với 39 nước, quan hệ đa phương với bốn tổ chức du lịch thế giới; bỏ thị thực ở hai mức 15 và 30 ngày cho 12 nước...1

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến, tiếp thị du lịch ngày càng được quan tâm. Thời gian qua, ngành du lịch cũng đã kết hợp với nước ngoài, hằng năm tổ chức mười sự kiện du lịch ở Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Singapore, Thái Lan... Việc tổ chức các Năm Du lịch bên cạnh hoạt động Tuần lễ Du lịch của các địa phương cũng góp phần nhất định trong quảng bá các điểm đến. Ngành đã tổ chức nhiều đợt phát động ở các thị trường trọng điểm; phát hành nhiều xuất bản phẩm, ấn phẩm tuyên truyền, quảng cáo, sách hướng dẫn, phim video và đĩa CD ROM, thiết lập các trang web giới thiệu về đất nước, con người và Du lịch Việt Nam. Đồng thời ngành cũng tranh thủ các hãng tàu biển, hàng không và lữ hành nước ngoài, các tổ chức quốc tế đưa thông tin du lịch Việt Nam đến các nước trên thế giới. Các hoạt động đó đã tạo thêm những cơ hội và điều kiện cho xúc tiến quảng bá du lịch, hình thành và nâng cao hình ảnh, vị thế của Du lịch Việt Nam.

2. Những hạn chế của ngành du lịch

2.1 Chỉ tiêu thu nhập

Nhìn chung doanh thu từ hoạt động du lịch của nước ta trong những năm vừa qua là tương đối lớn nếu xét trên bình diện toàn nền kinh tế, tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng hoạt động du lịch của Việt Nam còn bị thất thu nhiều do còn tồn tại nhiều yếu kém trong công tác quản lý.

2.2 Chỉ tiêu khách du lịch


1 Tổng cục du lịch, năm 2007, Báo cáo tổng kết năm 2007 của ngành du lịch Việt Nam

Số lượng khách du lịch

Năm qua, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam tăng mạnh, nhưng thực chất còn bao gồm cả khách đi kết hợp công việc tìm hiểu đầu tư, thăm thân nhân chứ không chỉ đơn thuần là khách lữ hành thuần túy. Nhìn chung, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thật đáng khả quan nhưng với tiềm năng hiện có thì đất nước ta hoàn toàn có thể thu hút được số lượng nhiều hơn thế. Đứng bên cạnh những quốc gia có tiềm lực lớn về du lịch như Thái Lan, Malaysia…nếu Việt Nam không biết tự nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thì những khách hàng tiềm năng của chúng ta rất có thể sẽ chuyển hướng sang các thị trường du lịch bên cạnh đầy hấp dẫn và mới mẻ. Thực tế cũng chỉ ra các thị trường khách lớn trước đây như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp đều giảm. Năm nay, khách từ các thị trường mới như Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Tây Ban Nha tăng mạnh vì du lịch Việt Nam năm nay được quảng bá nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông quốc tế, thật ra, đây là biểu hiện của sự phát triển không bền vững bởi rất ít khách đến Việt Nam rồi quay lại.

Mức độ chi tiêu

Theo số liệu của viện nghiên cứu phát triển du lịch, đến tháng 8 năm 2007, bình quân mỗi khách quốc tế chi tiêu ở Việt Nam khoảng 800USD, trong khi tại Thái Lan là 1200USD và 2200USD ở Australia. Với khoảng cách chi tiêu này, doanh thu của ngành du lịch Việt Nam đang bị cách xa so với các quốc gia có nền du lịch phát triển. Xét theo cơ cấu các khoản chi tiêu của du khách, khoản chi cho phương tiện đi lại là lớn nhất, chiếm 32% năm 2005 trong tổng số các khoản chi tiêu, tiếp đến là các khoản chi cho cơ sở lưu trú để nghỉ ngơi (năm 2005 con số này là 21,8%), thứ 3 là chi cho ăn uống và mua sắm hàng hoá, quà lưu niệm.

Bảng 4: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam từ 1995 – 2010

Đơn vị: USD


Loại dịch vụ

1995

2000

2005

2010(*)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Du lịch Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các biện pháp thúc đẩy tới phát triển bền vững - 7

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí