Uy Tín Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch

2.3. Uy tín của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay thì uy tín của doanh nghiệp du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc lôi kéo và thu hút khách. Uy tín của doanh nghiệp được thể hiện thông qua niềm tin và sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách du lịch.

Một doanh nghiệp tạo được uy tín và giữ vững uy tín trong quá trình kinh doanh thì số lượng khách quen đến với doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn và thông qua lượng khách quen này sẽ thu hút đáng kể số lượng khách du lịch tiềm năng.

Uy tín của doanh nghiệp là mọt trong những điều kiện cùng với các điều kiện khác thúc đẩy sự phát triển nguồn khách cho doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn là tiêu chuẩn để nhà cung cấp khách xem xét lựa chọn bạn hàng.

Hiện nay có rất nhiều nhóm khách hàng lựa chọn sản phẩm du lịch thường không theo tiêu chí giá rẻ, sản phẩm mới mà họ thường lựa chọn nhãn hiệu của doanh nghiệp du lịch uy tín mà mình tin tưởng trước rồi mới xem đến những loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch mà doanh nghiệp này cung cấp. Khách du lịch thường chú ý tới điểm này vì bản thân họ có ý niệm rằng một doanh nghiệp đã có uy tín thì chắc chắn dịch vụ mà họ cung cấp sẽ phải có chất lượng tốt, tương đối hoàn hảo, có thể đáp ứng được yêu cầu của khách. Do vậy mà các doanh nghiệp hiện này cần chú trọng hơn trong việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp mình trong mắt của khách hàng ngày một khó tính hiện nay.



du lịch

2.4. Hoạt động Marketing của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ


Ngày nay không một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào kinh doanh lại

không muốn gắn hoạt động kinh doanh của mình vào thị trường. Vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.

Hoạt động nghiên cứu thị trường là hoạt động rất quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp du lịch nào cũng phải tiến hành trong qua trình kinh doanh của mình. Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp nắm được thông tin về nhu cầu, động cơ đặc điểm tâm lý của khách, xu hướng biến động của thị trường. Trên cơ sở đó đưa ra những chính sách giá phù hợp với từng đối tượng, từng thị trường riêng biệt giúp doanh nghiệp thu hút khách một cách hữu hiệu nhất.

Trong quá khứ người ta thường tạo ra các loại hình sản phẩm trước rồi lúc đó mới tiến hành tìm kiếm các khách hàng cần đến sản phẩm của mình. Đây là công việc tương đối nhiều rủi ro vì có khả năng sản phẩm doanh nghiệp cung cấp lại không phù hợp với xu thế, không phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Hiện nay người ta đang tiếp cận một loại marketing khác xuất phát từ góc độ, sở thích tiêu dùng của khách hàng rồi từ đó mới triển khai xây dựng ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách. Trong lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng vậy, sản phẩm du lịch muốn được tiêu thụ nhanh, đều đặn thì cần phải hợp với xu thế, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khác. Do vậy mà công tác nghiên cứu thị trường đang ngày một chứng tỏ tầm quan trọng của mình hơn trong lĩnh vực kinh doanh này. Doanh nghiệp muốn thành công được thì nên chú tâm tới hoạt động marketing nhiều hơn nữa.

* *

Qua việc đưa ra cơ sở lý luận cho đề tài sẽ giúp ta nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn về thực trạng kinh doanh du lịch tại tỉnh Hoà Bình trong những năm gần đây. Cơ sở lý luận đã đưa ra những lý thuyết về các nhân tố tác động đến sự phát triển của du lịch nói chung và việc thu hút, hấp dẫn khách du lịch nói riêng. Những lý luận này sẽ soi tỏ cho phần thực trạng hoạt động của ngành du lịch tỉnh Hoà Bình trong phạm vi nghiên cứu, đó là liệu ngành du lịch Hoà Bình có vận dụng đúng lý luận vào thực tiễn hay không và việc vận dụng đó đem lại kết quả như thế nào. Tất cả những vấn đề này sẽ

được tác giả nghiên cứu cụ thể ở Chương 2: Thực trạng về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình từ năm 2000 trở lại đây.

chương 2

thực trạng về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh hoà bình từ năm 2000 trở lại đây

Hoà Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch song từ những nhận định ban đầu của tác giả lại cho thấy sự phát triển du lịch của địa phương này còn chưa thật tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh; những mục tiêu của tỉnh được đặt ra vẫn chưa được hoàn tất. Vậy nguyên nhân là do đâu? Có phải thực tế vận động trái với lý thuyết hay không? Bằng việc nghiên cứu cụ thể những nội dung của chương này sẽ đưa ra được kết luận chính xác lý giải cho thực trạng đó.

I/ Giới thiệu về ngành du lịch tỉnh Hoà Bình

Ngành du lịch Hoà Bình nhìn chung có rất nhiều tiềm năng để phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đó là những tiềm năng tự nhiên, tiềm năng nhân văn và những cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch thuận lợi cho việc phát triển du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó lầ sự hậu thuẫn của đường lối, chính sách của tỉnh nhằm đảm bảo ổn định, an toàn cho khách và định hướng cho sự phát triển ngành du lịch của tỉnh.

1. Tiềm năng du lịch của tỉnh


1.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên

Hoà Bình - cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Nam và Sơn La. Hoà Bình còn là một vùng đất giao thoa giữa đồng bằng Sông Hồng với vùng núi. Có nhiều tuyến giao thông thuỷ, bộ thuận tiện cho khách du lịch thực hiện các chương trình du lịch trong nội tỉnh và các tỉnh lân cận.

Hoà Bình có địa hình phong phú và đa dạng hấp dẫn khách du lịch. Toàn tỉnh có 63 xã vùng cao chủ yếu thuộc 2 huyện Mai Châu và Đà Bắc còn một số xã thuộc huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong và Lạc Sơn. Có nhiều sông ngòi nhưng lớn nhất là Sông Đà, có lưu vực khoảng trên 1.500 km2. Hoà Bình có nhiều hồ, đầm là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi thuỷ sản, phục vụ đời sống và còn là yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch .

Về động thực vật: Hoà Bình có nhiều diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, còn một số khu rừng nguyên sinh, bảo tồn tự nhiên có động và thực vật phong phú như ở Mai Châu, Kim Bôi, Đà Bắc… Trong rừng có nhiều lâm sản quý: măng, nấm hương, mộc nhĩ và các loại dược liệu quý và nhiều loài động vật quý hiếm như: hổ, báo, khỉ, hoẵng, hươu, nai, nhím …

Thiên nhiên đã tạo cho Hoà Bình nhiều hang động đẹp nằm rải rác ở nhiều huyện, thị, với nhiều trầm tích, nhũ đá đa dạng như động Hoa Tiên (Tân Lạc), động Chùa Tiên (Lạc Thuỷ), hang Mỏ Luông (Mai Châu)…với trên 70 điểm mang dấu tích của nền Văn hoá Hoà Bình có ý nghĩa cho du lịch.

1.2. Tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn

Tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là nội dung của nhân tố cộng đồng dân cư địa phương, có tác dụng rất lớn trong việc hấp dẫn thu hút khách du lịch. Nó bao gồm những truyền thống văn hoá và phong tục tập quán lâu đời tại tỉnh Hoà Bình, góp phần không nhỏ trong việc thu hút và lưu giữ khách du lịch đến tham quan giải trí.

a) Lịch sử Hoà Bình qua các thời đại

Hoà Bình là vùng đất cổ nơi lưu giữ nhiều di chỉ và các truyền thống văn hoá của người Việt cách đây hàng vạn năm. Bà Madơlen Culani cùng em gái là Êlê Ônorơ Côlani – nhà khảo cổ người Pháp, đã tổ chức khai quật

khoảng 50 hang động thuộc nền văn hoá Bắc Sơn từ năm 1923-1925. Từ năm 1929 đến năm 1932 bà Côlani phát hiện 54 địa điểm khảo cổ có niên đại sớm hơn văn hoá Bắc Sơn và bà đã đề nghị đặt tên riêng cho nền văn hoá mới đó là: Văn hoá Hoà Bình.

Tại làng Chiềng Khến, xã Mãn Đức- Tân Lạc các nhà khảo cổ đã phát hilện được những công cụ bằng đá như: Hòn ghè, mũi nhọn, nạo, rìu, công cụ hình hạnh nhân và đặc biệt đã tìm they một bàn mài hai mặt, rìu ngắn, mài ở một bên mặt và rìu hai lưỡi. Ngoài ra còn có nhiều di vật bằng xương voi và tê giác. Một ít mảnh xương người mang vết thố hoàng.

Các hang Mường Khay ( cách Chiêng Khến 1,5 km), xóm Gĩô cách chợ Bờ 7 km về hướng Đông Nam, Mường Chuông cách Chiêng Khến 3,5 km về phía Tây Bắc, người ta cũng đã tìm they nhiều công cụ đá và xương người cổ.

Nhiều trống đồng được tìm thấy ở Hòa Bình đã xác định niên đại khoảng thế kỉ thứ I trước Công nguyên.

b) Các di tích khảo cổ và văn hoá lịch sử

*Các di tích khảo cổ đã được Bộ Văn hóa thông tin ( nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng gồm:

- Động Phú Lão ( Lạc Thuỷ), niên đại cách đây trên 10 vạn năm.

- Hang khoái (Mai Châu), niên đại cách đây 11.700- 11.007

- Mộ cổ Đồng Thếch( Kim Bôi)

Ngoài ra còn có các di tích khảo cổ đang được xem xét xếp hạng như : Di tích khảo cổ Hang Tằm, Hang Chố, Hang Núi Sáng ( Lương Sơn).

* Bên cạnh đó còn tồn tại các di tích lịch sử văn hóa như:

- Đền Miếu- Trung báo ( Kim Bôi)

- Hang Chùa ( Yên Thuỷ)

- Hang nước và Động Thiên Tôn ( Yên Thuỷ)

- Động Mường Chiềng ( Tân Lạc)

- Động Tiên Phi ( Thành phố Hoà Bình)

- Động đá bạc ( Lương Sơn)

- Hang Mỏ Luông ( Mai Châu)

c) Các lễ hội truyền thống

Tại Hoà Bình diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống trên địa bàn các huyện trong nhiều thời điểm của năm. Dưới đây la những lễ hội lớn và tiêu biểu nhất tại tỉnh Hoà Bình:

Bảng 1: Các lễ hội truyền thống của Hoà Bình


Tên lễ hội

Thời điểm

Địa điểm

Hội Phường Sắc Bùa

Dịp tết nguyên đán hàng năm

Người Mường- Đà Bắc, Lạc Sơn

Lễ hội mừng cơm mới

Sau vụ gặt tháng 10

Người Mường- Đà Bắc

Hội xuống đồng

Mùng 7 tháng giêng âm lịch

Mường Vang - Lạc Sơn

Hội ném còn

Tết Nguyên Đán

Người Mường - Đà Bắc

Lễ hội Chá Chiêng

Vào khoảng tháng 2 -3 âm lịch

Người Thái - Mai Châu

Lễ hội Mường Động

Mùng 6-8 tháng giêng âm lịch

Mường Động- Kim Bôi

Lễ hội Khuống mùa

Tháng giêng âm lịch

Xã Phú Vinh - Tân Lạc

Lễ hội Chùa Kè

Mồng 7 tháng giêng âm lịch

Xã Phú Vinh - Tân Lạc

Lễ hội Mường Lò

Tháng giêng âm lịch

Xã Định Giáo - Tân Lạc

Lễ hội Đền Bờ

15/1 đến 15/2 âm lịch

Xã Vầy Nưa - Đà Bắc

Lễ hội Chùa Tiên

15/1 đến 15/2 âm lịch

Xã Phú Lão - Lạc Thuỷ

Lễ hội Chùa Hang

15/1 đến 15/3 âm lịch

Xã Yên Trị - Yên Thuỷ

Lễ hội Đình làng

15/1 âm lịch

Sủ Ngòi - TP. Hoà Bình

Lễ hội Đình Cả

Tháng giêng

Tân Vinh - Lương Sơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây - 4


d) m thực

Do có nhiều sản phẩm từ nông nghiệp, nên Hoà Bình cũng có nhiều món ăn độc đáo của dân tộc mình. Nhưng chung nhất có thể phục vụ khách du lịch là: Rượu cần, rượu hoẵng, nước khoáng Kim bôi, xôi nếp, cơm lam, thịt lợn muối chua, thịt trâu nấu lá chua, măng chua nấu thịt gà, chả cuốn lá bưởi, rau rừng đồ, cá nướng kiểu Thái…

Các loại hoa quả của Hoà Bình có sản lượng lớn có thể đáp ứng được nhu cầu du khách. Các loại hoa quả được trồng nhiều như: mận, mơ, mai, cây họ cam quýt, nhãn, vải, hồng, na.

e) Âm nhạc và múa dân gian- một số nét đặc trưng

Người kinh không có múa dân gian ( dân vũ), nhưng các dân tộc thiểu số ở Hoà Bình rất phong phú về múa dân gian: Người Mường đặc trưng với múa xoè bùa, múa chuông, múa cồng chiêng, múa đắm đuống; người Thái có múa xoè, nhảy sạ; người H’Mông có nền văn hóa lâu đời nổi tiếng với múa khèn bè, múa dù.

Về âm nhạc, nhìn chung các dân tộc ở Hoà Bình có nền âm nhạc phong phú:

- Người Mường có hát mời trầu, hát ví, hát đối

- Người Thái có hát gọi bạn, gọi người yêu

- Người H’Mông thể hiện tâm tình qua khèn, qua đàn môi

Các dân tộc thường sử dụng nhịp chẵn, cá biệt có những tiết tấu phức hợp.

k) Các công trình xây dựng kinh tế

Công trình lớn nhất và độc đáo có thể thu hút khách du lịch là Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà. Đây là nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam á với 8 tổ máy.

Ngoài ra có các công trình khác là:

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí