Tỷ Trọng Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Ấn Độ Sang Một Số Thị Trường Chủ Yếu

như tư vấn công nghệ thông tin, dịch vụ kinh doanh nguồn ngoài, dịch vụ công nghệ thông tin từ xa, dịch vụ hỗ trợ văn phòng (Back-office), phân tích tài chính...

Ấn Độ dựa nhiều vào xuất khẩu phần mềm và dịch vụ, vào kinh doanh nguồn ngoài sử dụng nhiều chất xám, khó có thể bị cạn kiệt mà cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và tri thức tiềm năng sẽ tiếp tục gia tăng và hầu như không có giới hạn. Nhờ đó, nền kinh tế Ấn Độ hầu như thoát khỏi những chao đảo kinh tế toàn cầu, mức độ ổn định cũng đáng nể như tỉ lệ tăng trưởng. Kết quả là bất bình đẳng xã hội ở Ấn Độ thấp hơn ở các nước đang phát triển khác. Chỉ số Gini đo lường bất bình đẳng thu nhập ở Ấn Độ chỉ là 0,33 trong khi ở Trung Quốc là 0,45 và ở Brazil là 0,59.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức mà Ấn Độ phải tập trung khắc phục để có thể tiến nhanh trên con đường trở thành cường quốc kinh tế. Đó là chất lượng điều hành và tính hiệu quả của bộ máy Nhà nước chưa cao, điển hình là chính sách trong thu hút vốn đầu tư; thâm hụt ngân sách lớn (trên 5%); nợ nước ngoài cao (28% GDP); cơ sở hạ tầng nghèo nàn; còn nhiều rào cản và hạn chế đối với kinh tế thị trường. Còn một số trở ngại trong cả luật lao động và chính sách thương mại đã hạn chế việc mở rộng lực lượng sản xuất đối với thành phần kinh tế nhỏ. Ngoài ra, Ấn Độ còn nhiều khó khăn do tốc độ tăng dân số khá nhanh (1,4%/năm), tỷ lệ người biết đọc biết viết còn thấp (66%), đói nghèo chưa được giải quyết thỏa đáng (35% dân số dưới mức đói nghèo) và mức độ chênh lệch giàu nghèo lớn, giá cả tăng, điện nước thiếu ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, nhất là tầng lớp dân nghèo.

1.2.5.2. Nông nghiệp

Vào những năm 60, Cuộc Cách Mạng Xanh lần I diễn ra tại Ấn Độ nhằm hạn chế và đẩy lùi nạn đói dai dẳng đã đem lại những thành công rực rỡ, đưa sản lượng lương thực từ 52 triệu tấn lên khoảng 300 triệu tấn năm 2005. Tiếp đó là Cách Mạng Xanh lần II, rồi đến cuộc Cách Mạng Trắng với

mục tiêu phát triển đàn bò sữa và dê sữa nhằm đáp ứng sữa tươi chất lượng cao, giá rẻ phục vụ cho mọi người dân. Và thế giới gọi đó là những cuộc cách mạng trí tuệ, giúp một nước đông dân như Ấn Độ chiến thắng đói nghèo, vươn lên là một nước đảm bảo đủ lương thực và xuất khẩu.

Nông nghiệp chiếm 17,8% GDP của Ấn Độ trong năm 2007 và tạo công ăn việc làm cho khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động. Ngành nông nghiệp cũng đóng góp 14,7% cho tổng thu nhập xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu thô cho hầu hết các ngành công nghiệp (dệt, tơ lụa, đường, nhà máy xay, các sản phẩm sữa).

Ấn Độ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới về đay và sợi đay. Không những thế, Ấn Độ là nước có sản lượng sữa cao nhất thế giới. Ấn Độ cũng là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về rau quả, cà phê, đường và gia vị. Về các loại ngũ cốc, Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về lúa mỳ, lúa gạo và thứ một thế giới về đậu.

Với 60% dân số sống nhờ vào nông nghiệp nhưng trọng tâm cải cách của Chính phủ lại không hướng vào nông nghiệp (tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ đạt 2,6% năm 2007-2008) mà chú trọng phát triển một hoặc vài ngành công nghiệp mũi nhọn nên các cơ hội việc làm không được mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn gia tăng và một bộ phận không nhỏ dân số ở các vùng nông thôn vẫn phải sống trong điều kiện nghèo khổ. Nếu vấn đề không được giải quyết ổn thoả thì cư dân nông thôn sẽ tiếp tục di chuyển ra các thành phố nhiều hơn để tìm kiếm việc làm và thu nhập.

1.2.5.3. Công nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Ấn Độ đã có những tiến bộ khổng lồ trong các lĩnh vực công nghiệp đa dạng và là một trong 10 cường quốc công nghiệp trên thế giới. Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ, có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế là: dệt may, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, máy móc và phần mềm. Đặc biệt, Ấn Độ đã cũng có được những thành tựu ấn tượng trong ngành ô tô, xe máy và sản phẩm điện tử như: ti vi, tủ lạnh... Tăng

trưởng công nghiệp năm 2007-2008 là 8,9%, góp phần tạo công ăn việc làm cho 12% lực lượng lao động, công nghiệp chiếm tỷ trọng 29,4% GDP.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 4

a) Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin

Công nghiệp điện tử cùng với công nghệ thông tin (IT) là hai ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Ấn Độ cả về sản lượng và trị giá xuất khẩu, với giá trị sản lượng hai ngành tăng từ 18,92 tỷ USD năm 2002-2003 lên 56,80 tỷ USD năm 2007-2008, tăng trưởng bình quân 20%/năm. Năm 2007-2008, xuất khẩu các sản phẩm điện tử và IT đạt 34,28 tỷ USD, so với 29,95 tỷ USD năm 2006-07, tăng 14.5%. Trong đó, xuất khẩu phần mềm và dịch vụ đạt 32 tỷ USD năm 2007-08, so với 27,6 tỷ USD trong năm 2006-07, tăng 15,9%. Tốc độ tăng trưởng này đã thấp hơn các năm trước, được ghi nhận là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và sự tăng giá của đồng Rupi. Năm 2006-2007, 61% trong tổng doanh thu xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ là sang Mỹ, 18% sang Anh; các sản phẩm công nghệ thông tin chiếm 30% thị trường phần mềm thế giới.

Cuộc “Cách mạng chất xám” vào giữa những năm 90, đã đưa Ấn Độ trở thành siêu cường phần mềm máy tính trên thế giới. IT là một lĩnh vực mà Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh như nguồn nhân lực có chỉ số IQ cao, nói tiếng Anh thành thạo, đòi hỏi ít chi phí về cơ sở hạ tầng. Sự phát triển công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và chất lượng sống của người dân. Số chuyên gia IT ở Ấn Độ tăng từ 284.000 năm 1999-2000 lên 1,63 triệu năm 2006-2007. Năm 2007-2008, ngành công nghệ thông tin tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 2 triệu lao động và 8 triệu việc làm gián tiếp. Tỷ lệ đóng góp của ngành công nghệ thông tin vào GDP tăng từ 5,2% năm 2006-2007 lên 5,5% năm 2007-2008.

b) Ngành công nghiệp dệt may

Công nghiệp dệt may có vai trò sống còn trong nền kinh tế Ấn Độ. Sản xuất của ngành công nghiệp này chiếm 4% GDP và 20% đầu ra của nền công

nghiệp, chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu. Công nghiệp dệt may có số lượng lao động gần 38 triệu người. Hiện sợi bông vẫn là chất liệu chiếm ưu thế, song Ấn Độ đang trở thành nhà sản xuất đứng thứ 2 trên thế giới về mặt hàng lụa và đứng trong danh sách 5 nước sản xuất vải sợi hàng đầu thế giới. Năm 2007, theo Viện sản xuất hàng dệt may của Mỹ, mặt hàng vải sợi xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ đã lên tới trên 2,5 tỷ USD trong khi sản phẩm vải sợi của Mỹ xuất khẩu sang Ấn Độ vẫn duy trì ở mức dưới 25 triệu USD. So với các nước khác, ngành dệt may Ấn Độ có một số lợi thế riêng có nguồn nguyên liệu ổn định, bởi hiện Ấn Độ là nước sản xuất chỉ lớn nhất thế giới (chiếm 25% thị phần thế giới); là nhà sản xuất sợi bông hàng đầu.

c) Công nghiệp dược phẩm

Năm 2007-2008, công nghiệp dược phẩm đạt doanh thu nội địa hơn 5 tỷ USD và doanh thu xuất khẩu là 4, 15 tỷ USD đã cho thấy kết quả khả quan của sự phát triển ngành dựa vào nền tảng công nghệ hiện đại. Hiện nay, các công ty sản xuất dược phẩm quốc nội không những đã cung cấp đầy đủ thuốc men cho dân chúng trong nước mà còn xuất khẩu sản phẩm y dược sang những quốc gia khác tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-Tinh.

d) Công nghiệp chế tác đá quý và kim hoàn

Đây là một trong những ngành công nghiệp thu được nhiều ngoại tệ ở Ấn Độ. Xuất khẩu đá quý và đồ trang sức của Ấn Độ tăng từ mức 5,4 tỷ USD năm 1995-1996 lên 19,82 tỷ USD, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007-2008. Đây là ngành công nghiệp được người Ấn Độ rất quan tâm bởi nó đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nguyên liệu thô nhập khẩu với năng suất và kỹ thuật cao của nguồn nhân lực nội địa, hơn nữa là nhu cầu rất lớn của thị trường quốc tế.


1.2.5.4. Đầu tư

Đầu tư nước ngoài (FDI) tại Ấn Độ từ tháng 1 đến tháng 9-2008 đạt 29,09 tỷ USD, tăng so với mức 13,71 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Tổng FDI từ tháng 8-2001 đến tháng 9-2008 là 96,425 tỷ USD. Các nước dẫn đầu trong đầu tư vào Ấn độ là: Mauritius, Singapore, Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật, Đức, đảo Síp, Pháp, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). FDI tập trung vào các ngành chính : dịch vụ (tài chính và phi tài chính), viễn thông, xây dựng, bất động sản, ôtô, điện, luyện kim, hóa dầu, ga và hóa chất.

Cùng với việc thu hút đầu tư của nước ngoài vào trong nước, các doanh nghiệp Ấn Độ cũng tích cực trong việc đầu tư ra nước ngoài trong những lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh như công nghệ thông tin, sản phẩm cơ khí, hóa chất… Hiện nay, các tập đoàn Ấn Độ đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu thông qua hình thức liên doanh hoặc mua lại công ty. Năm 2006, thông qua gần 150 thỏa thuận mua bán lớn, các công ty Ấn Độ đã mua lại các công ty trên thế giới với trị giá lên tới gần 20 tỷ USD. Những thị trường đầu tư chính của Ấn Độ chủ yếu là các nước khu vực Trung Đông và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam). Tổng vốn đầu tư của Ấn Độ hiện có tại nước ngoài (tính đến tháng 12/2007) là 37,5 tỷ USD. Hiện nay rất nhiều nước trong khu vực đang tiến hành các biện pháp chủ động và tích cực để đón nhận làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Ấn Độ.

1.2.5.5. Thương mại quốc tế

a) Chính sách thương mại của Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay

Đến năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách toàn diện nền kinh tế, bao gồm cả chính sách thương mại. Chính sách thương mại mới được ban hành năm đã đánh dấu một bước ngoặt, chuyển từ chính sách tự cấp tự túc và đóng cửa sang chính sách mở cửa, hướng mạnh vào xuất khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu, tăng cưòng khả năng đầu tư trong nước và thúc đẩy tự do hoá thương mại. Chính sách đổi mới đã đem lại

cho nền kinh tế Ấn Độ những bước phát triển vượt bậc, giúp Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu có vị thế trong khu vực và trên thế giới.

Tuy vậy, Ấn Độ vẫn là thị trường bảo hộ mậu dịch lớn ở châu Á, điều này làm cho Ấn Độ chưa phát huy được đầy đủ tiềm năng của mình và vẫn chưa hội nhập được hoàn toàn với thế giới. Vì vậy, đến năm 2004, để phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại trên toàn cầu, Ấn Độ lại đưa ra chính sách thương mại cải cách mạnh bạo hơn so với chính sách năm 1991. Chính sách này có hiệu lực trong thời hạn 5 năm từ năm 2004 đến năm 2009, về cơ bản vẫn dựa trên cơ sở chính sách năm 1991, nhưng chính sách này mở rộng tự do cho xuất nhập khẩu và đặc biệt chú trọng đến hoạt động nhập khẩu những hàng hoá và dịch vụ cần thiết cho việc thúc đẩy nền kinh tế và đưa ra cách chương trình cụ thể hơn. Chính sách thương mại 2004-2009 có những nội dung chính sau:

- Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại kết hợp với các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước.

- Đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao nhưng vẫn rất chú ý đến các mặt hàng sử dụng nhiều lao động để tạo việc làm cho người dân.

- Đa dạng hoá mặt hàng và đa phương hoá thị trường xuất khẩu.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là thông qua việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị gia tăng và tăng năng suất đối với từng sản phẩm trong khi vẫn duy trì chất lượng quốc tế của sản phẩm.

- Nới lỏng việc quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp và tạo ra một môi trường trong sạch và tin cậy để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các thương nhân tại Ấn Độ.

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xuất nhập khẩu...; giảm bớt các chi phí ngoài sản xuất.

- Dựa trên cơ cấu hàng xuất khẩu được ưu tiên để hợp lý hoá hơn nữa hệ thống thuế.

b) Hoạt động xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Từ khi mở cửa mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ tăng liên tục với tốc độ nhanh chóng. Nếu như năm 1990-1991 con số này chỉ là 18,143 tỷ USD thì sau 10 năm thực hiện cải cách giá trị xuất khẩu đã là 44,56 tỷ USD năm 2000-2001, tăng gần 2,5 lần. Sau khi áp dụng chính sách thương mại mới năm 2004, kim ngạch xuất khẩu Ấn Độ đã bước tăng trưởng nhảy vọt lên 83,5 tỷ USD và duy trì mức trên 100 tỷ USD cho các năm tiếp theo.

Cùng với kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng nhanh chóng. Ấn Độ luôn nhập siêu, chỉ xuất siêu 2 lần là vào năm 1972-1973: xuất khẩu đạt 2,55 tỷ USD, nhập khẩu 2,415 tỷ USD, thặng dư 135 triệu USD và năm 1976-1977: xuất khẩu 5,753 tỷ USD, nhập khẩu 5,677 tỷ USD, thặng dư 77 triệu USD, đây đều là những năm Ấn Độ áp dụng chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu. Có thể thấy với tốc độ tăng nhập khẩu ngày càng cao, thậm chí còn tăng nhanh hơn tốc độ tăng xuất khẩu thì cán cân thương mại sẽ bị thâm hụt nặng nề. Thực tế, năm 1990-1991, Ấn Độ chỉ thâm hụt hơn 5 tỷ USD và duy trì ở xung quanh mức này cho tới năm 2000-2001, sau đó mức thâm hụt này ngày càng tăng mạnh và lên đến đỉnh điểm là năm 2007-2008 khi mà cán cân thương mại bị thâm hụt tới gần 90 tỷ USD.

Năm 2007-2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Ấn Độ đạt 414,545 tỷ USD. Trong đó, Ấn Độ xuất khẩu 162,983 triệu USD (chiếm 21,2% GDP) và nhập khẩu 251,562 triệu USD (chiếm 24,3% GDP). Theo thống kê của WTO, năm 2007 xuất khẩu của Ấn Độ chiếm 1% tổng thương mại hàng hoá thế giới và nhập khẩu chiếm tỷ trọng 1,5%.

Cơ cấu xuất nhập khẩu

Ấn Độ giành ưu tiên cho các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, biến chúng trở thành nòng cốt trong cơ cấu xuất khẩu của mình, tạo sức sống mới và lâu bền cho hoạt động xuất khẩu. Hàng chế biến, chế tạo chiếm hơn 75% tổng giá trị xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính: phần mềm máy tính, sản phẩm điện tử, máy móc, hóa chất, sản phẩm từ da thuộc, dầu khí, trang sức, hàng dệt may...

Nhập khẩu của Ấn Độ rất lớn vì đây chính là đầu vào của sản xuất và tiêu dùng. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Ấn Độ là máy móc, dầu thô, than, ngọc trai, đá quý, vàng bạc, phân bón, hóa chất... Mặt hàng nhập khẩu lớn nhất trong giai đoạn hiện nay của Ấn Độ là nhiên liệu, chiếm hơn 30% kim ngạch nhập khẩu, con số này cho thấy Ấn Độ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu bên ngoài. Các mặt hàng ngọc trai, đá quý, vàng bạc cũng chiếm tỷ trọng nhập khẩu khá lớn của Ấn Độ. Vì đây là các mặt hàng có giá trị lớn Ấn Độ nhập khẩu nhiều nhằm phuc vụ cho ngành công nghiệp gia công, chế tác và xuất khẩu đồ trang sức. Bên cạnh đó, chủng loại mặt hàng nhập khẩu vào Ấn Độ ngày càng đa dạng do Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng việc quản lý nhập khẩu và nhiều mặt hàng đã được đưa vào danh sách hàng hoá được nhập khẩu tự do.

Thị trường xuất nhập khẩu

- Mặc dù thị trường xuất khẩu của Ấn Độ rất đa dạng, nhưng các nước lớn và các nước phát triển lại chiếm tỷ lệ xuất khẩu lớn của Ấn Độ (xem bảng 1.1). Do các sản phẩm Ấn Độ xuất sang các nước đó chủ yếu là các mặt hàng có giá trị cao như: phần mềm, phần cứng máy tính; đồ trang sức, kim hoàn... điều này phù hợp với cơ cấu hàng xuất khẩu và chính sách thương mại ưu tiên xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao của Ấn Độ.


Bảng 1.1. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang một số thị trường chủ yếu

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí