Đặc Điểm Dân Cư Và Đặc Trưng Văn Hóa Ấn Độ

bao gồm một số khu vực có mức sản xuất nông nghiệp cao nhất Ấn Độ. Sa mạc Thar - một vùng đất khô cằn và rộng lớn, nằm ở tận cùng phía Tây Nam của đồng bằng sông Hằng và trải dài đến tận Pakistan. Bán đảo Ấn Độ được bao bọc bởi hầu hết là những vùng duyên hải phì nhiêu. Những con đường mậu dịch xưa đã biến các thành phố và thị trấn của vùng này thành những trung tâm thương mại về vải vóc và đồ gia vị.

Thủ đô của Ấn Độ là New Delhi, có diện tích 1.483 km2 và dân số là

16 triệu người. New Delhi không những là trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc Ấn Độ, mà còn là trung tâm công nghiệp lớn nhất cũng như là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế trọng yếu của đất nước.

1.2.1.2. Khí hậu

Khí hậu Ấn Độ mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Nóng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, lạnh nhất vào tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Do địa hình tiểu lục địa rộng lớn và khá phức tạp nên thời tiết và khí hậu Ấn Độ rất đa dạng. Trong khi các vùng phía Bắc, nhất là vùng núi Himalaya, nhiệt độ thấp thường có tuyết rơi trong thời gian dài, thì vùng Sa mạc Thar phía Tây nhiệt độ rất cao. Nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa vùng sa mạc và lục địa, giữa mùa nóng và mùa mưa, giữa đêm và ngày. Nhiệt độ ôn hòa ở những vùng ven biển Ấn Độ Dương. Khí hậu đa dạng chính là lý do khiến Ấn Độ được liệt vào quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, cả về số loài và số lượng cá thể.

1.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của Ấn Độ là đất và nước. Khoảng 50% diện tích đất đai là những vùng có thể canh tác được, nguồn nước ngầm dưới lòng đất rất lớn. Đồng bằng sông Hằng là một trong những vùng đất phì nhiêu nhất của Ấn Độ. Ở đây nước ngầm rất dồi dào và gần mặt đất nên thuận lợi cho việc canh tác. Mỗi năm vùng này có thể trồng trọt từ hai đến ba vụ mùa, hầu hết lúa gạo và lúa mỳ của Ấn Độ đều được

canh tác tại đây. Rừng bao phủ 22% diện tích đất đai và cung cấp một nguồn tài nguyên khác cho Ấn Độ, đó là nhiều loại cây gỗ có giá trị thương mại cao như: tếch, sến, lim, táu, hồng mộc… Ấn Độ có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng gồm: than đá (trữ lượng đứng thứ 4 thế giới), quặng sắt, mangan, bauxit, mỏ titanium, crôm, đồng, khí đốt thiên nhiên, kim cương, dầu mỏ, đá vôi…

1.2.2. Đặc điểm dân cư và đặc trưng văn hóa Ấn Độ

1.2.2.1. Đặc điểm về dân cư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới với 1,134 tỷ người (2007), tỷ lệ tăng dân số là 1,4%, với 29,2% dân số sống tại các vùng thành thị. Cơ cấu dân số trẻ với khoảng 53% dân số dưới 25 tuổi, điều này hứa hẹn cung cấp cho thị trường lao động Ấn Độ một nguồn nhân lực dồi dào. Theo dự đoán của ADB (Asian Development Bank), đến năm 2020, 47% dân số Ấn Độ sẽ trong độ tuổi 15-59 (hiện nay là 35%). Trong lúc dân số trong độ tuổi lao động của Mỹ, Tây Âu, kể cả Trung Quốc, theo dự báo sẽ không ngừng sụt giảm. Khi đó, Ấn Độ sẽ trở thành nơi có lực lượng lao động và tiêu dùng đông đảo nhất.

Hiến pháp Ấn Độ quy định tự do tín ngưỡng, không có quốc giáo. Mặc dù 80% dân số theo đạo Hindu, Ấn Độ cũng là đất nước có số lượng tín đồ Hồi giáo đứng thứ ba thế giới với 14% dân số theo đạo Hồi. Các nhóm tôn giáo chính khác gồm: Thiên chúa giáo, đạo Sikh, đạo Jain, đạo Phật.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 3

Số lượng ngôn ngữ mẹ đẻ tại Ấn Độ được ước lượng lên tới 1.652. Đa số những ngôn ngữ đó xuất phát từ hai nhóm ngôn ngữ chính: Aryan (được sử dụng bởi 74% dân số) và Dravidian (được 24% dân số sử dụng). Hiến pháp Ấn Độ công nhận 19 ngôn ngữ chính. Tiếng Hindi là ngôn ngữ dân tộc có gần 50% dân số sử dụng. Tiếng Anh được dùng làm ngôn ngữ chính thức của chính phủ, công sở và trong giáo dục và được sử dụng rộng rãi trong mọi quan hệ giao dịch.

Sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo ở Ấn Độ dần dần tạo nên thành kiến và phân biệt trong dân chúng: người ta không kết hôn với người khác tôn giáo; người miền Bắc (người Aryan) khó lấy người miền Nam (người Dravidian); người da nâu khó lấy người da trắng… Ngày nay, sự phân biệt có giảm bớt phần nào do tác động của thời đại, tuy vậy sự thành kiến giữa các vùng, giữa các tôn giáo, đẳng cấp và chủng tộc vẫn ngấm ngầm tồn tại.


1.2.2.2. Những nét văn hoá nổi bật của Ấn Độ

Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy nhất, và luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt lịch sử đồng thời vẫn hấp thu các phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm lược và những người dân nhập cư. Nhiều hoạt động văn hoá, ngôn ngữ, phong tục và các công trình kiến trúc là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ. Ấn Độ có 22 di sản văn hóa thế giới và 5 di sản tự nhiên thế giới, trong số đó, nổi tiếng nhất là đền Taj Mahal ở Agra. Là quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới và là sự tiếp nối các triều đại thống trị suốt dọc chiều dài và chiều rộng đất nước, Ấn Độ có rất nhiều ví dụ tiêu biểu về các kiến trúc cung điện. Các cung điện của Rajasthan và miền Trung Ấn Độ là những công trình nổi tiếng nhất. Tôn giáo là một phần trung tâm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Ấn Độ. Các thành phố thiêng - các điểm dừng trong cuộc hành hương xuyên đất nước của đạo Hindu, các tu viện phật giáo, các nhà thờ nổi tiếng, các ngôi đền Gurudwara và các nhà thờ Hồi giáo tôn nghiêm thể hiện rõ đặc trưng của kiến trúc tôn giáo.

Không chỉ nổi tiếng bởi âm nhạc cùng những triết lý và tôn giáo cổ đại, đất nước rộng lớn này còn có vô số các hội chợ, lễ hội với những bài thánh ca và các màn biểu diễn ghi dấu đậm nét cuộc sống hàng ngày phát triển qua nhiều thế kỷ, và giờ đây lại được pha trộn với những ảnh hưởng từ bên ngoài. Chính nền văn hóa đậm đà, lịch sử lâu dài, những phong tục độc

đáo đã tạo nên sự đa dạng của Ấn Độ, làm cho đất nước này thực sự trở thành một trong những điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới đối với bất kỳ khách du lịch nào.


1.2.3. Đặc điểm chế độ chính trị

1.2.3.1. Tổ chức nhà nước và chính phủ

Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hoà. Nhà nước Ấn Độ được tổ chức theo hình thức liên bang và theo chế độ dân chủ đại nghị. Cộng hoà Ấn Độ có 28 bang và 7 vùng lãnh thổ trực thuộc trung ương. Mặc dù mỗi bang đều có cơ cấu lập pháp riêng, nhưng các luật quốc gia vẫn có quyền lực cao hơn các luật pháp bang. Hiến pháp Ấn Độ đã được chính thức thông qua năm 1950, dựa theo nền tảng Comman law từ Anh được tu chỉnh nhiều lần. Chính phủ Ấn Độ có ba cơ quan đứng đầu: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Lãnh đạo hiện nay: Tổng thống Pratibha Patil (nữ Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ) nhiệm kỳ bắt đầu từ tháng 7-2007; Thủ tướng Manmohan Singh nhiệm kỳ từ tháng 5-2004; Chủ tịch Quốc hội S. Chatterjee nhiệm kỳ từ tháng 6-2004.

a) Cơ quan lập pháp : Quốc hội liên bang gồm hai nghị viện: Thượng nghị viện (Hội đồng Nhà nước) và Hạ nghị viện (Hội đồng Nhân dân).

b) Cơ quan hành pháp: Chính phủ Liên bang gồm có: Tổng thống, Phó tổng thống và Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Thủ tướng.

Tổng thống là người bảo vệ Hiến pháp và Tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Tổng thống do cử tri đoàn bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm. Theo Điều 74(1) của Hiến pháp Ấn Độ quy định rõ Tổng thống chỉ thực hiện quyền của mình theo lời khuyên và cố vấn của Thủ tướng. Vì vậy Thủ tướng mới là người nắm thực quyền.

Phó tổng thống cũng do cử tri đoàn bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Phó tổng thống đồng thời giữ chức Chủ tịch Thượng nghị viện và thay thế Tổng thống khi Tổng thống vắng mặt.

Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống cũng bổ nhiệm các Bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Thủ tướng và Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể trước Hạ nghị viện và cố vấn cho Tổng thống khi điều hành công việc.

c) Cơ quan tư pháp

Ngành tư pháp độc lập của Ấn Độ gồm Tòa án Tối cao, do Tổng chưởng lý lãnh đạo. Tòa án tối cao có quyền tài phán phúc thẩm đối với các Tòa án cấp cao. Có 18 Tòa án cấp cao sơ thẩm, mỗi tòa có quyền tài phán đối với một bang hay một nhóm bang nhỏ. Mỗi bang có một hệ thống tòa án cấp thấp hơn.

1.2.3.2. Các đảng phái chính trị

Chế độ chính trị ở Ấn Độ cho phép nhiều đảng phái chính trị hoạt động, 4 đảng phái chính trị lớn nhất ở Ấn Độ là: Đảng Quốc Đại (I); Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI); Đảng Cộng sản Ấn Độ Mácxít (CPI-M). Đảng Quốc Đại (I) là đảng phái chính trị lớn và lâu đời nhất ở Ấn Độ, được thành lập năm 1885, là đại diện của tầng lớp tư sản dân tộc và trí thức, có khoảng 25 triệu đảng viên chính thức và hàng triệu người có cảm tình với đảng, tích cực ủng hộ. Đảng cầm quyền hầu như liên tục từ khi Ấn Độ giành độc lập (trừ giai đoạn 1977 – 1979 và 1989 – 1990; 1998 -2004). Trong cuộc tổng tuyển cử bầu Hạ nghị viện khoá 14 tháng 5-2004, Đảng Quốc Đại

(I) và liên minh đã thắng cử, giành được 219 ghế, riêng Quốc Đại (I) giành được 142 ghế.

1.2.4. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những nước có nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới, là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, có thế mạnh trong lĩnh vực công

nghệ thông tin, có nhiều thế mạnh về phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật, quân sự. Chính những yếu tố này đã làm cho Ấn Độ luôn được coi là một cường quốc trong khu vực và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế.

Sau khi giành được độc lập từ thực dân Anh, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ J.Nehru đã đề ra chính sách đối ngoại: “Chung sống hòa bình, tự lực tự cường và hợp tác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không liên kết, ủng hộ phi thực dân hoá, giải trừ vũ khí, xây dựng trật tự kinh tế quốc tế công bằng và đấu tranh trên toàn cầu chống phân biệt chủng tộc”. [6, trang 63]

Hiện nay Ấn Độ vẫn tiếp tục duy trì chính sách “ không liên kết” nhưng ngày càng theo chiều hướng mềm dẻo hơn theo hướng cân bằng lực lượng giữa các nước lớn vì lợi ích quốc gia dân tộc. Ấn Độ đẩy mạnh chính sách ngoại giao đa dạng, đa hướng ở cường độ cao, tạo những bước đột phá trong quan hệ quốc tế, đặc biệt theo đuổi chính sách ngoại giao thực dụng xích lại gần hơn với Mỹ và các nước phương Tây nhưng vẫn duy trì quan hệ cân bằng với các nước lớn còn lại như Nga, Nhật Bản; nhấn mạnh tăng cường quan hệ với EU - đối tác có lợi ích chiến lược với Ấn Độ. Ấn Độ có quan hệ thân thiết với các nước đang phát triển ở Nam Mỹ và châu Phi, đặc biệt với Brazil và Mexico.

Một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là tăng cường quan hệ với các nước châu Á và các nước láng giềng. Với khu vực Nam Á, Ấn Độ tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư để tạo sự gắn kết, tăng cường hợp tác khu vực thông qua Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC). Tuy nhiên, Pakistan vẫn là một thách thức lớn đối với Ấn Độ. Kashmir là nguyên nhân sâu sa dẫn đến ba cuộc chiến tranh vào những năm 1947, 1965 và 1971 giữa Ấn Độ và Pakistan. Thời gian gần đây, nhờ sự nỗ lực của hai bên và cộng đồng quốc tế, quan hệ Ấn Độ - Pakistan được cải thiện, nhất là từ khi Pakistan có chính quyền dân sự mới. Tuy nhiên, vụ tấn

công khủng bố vào thành phố Mumbai, Ấn Độ ngày 27-11-2008 lại đẩy hai quốc gia Nam Á này trở lại trạng thái căng thẳng và thù địch. Đối với Trung Quốc, vốn có quan hệ bất đồng từ trước do tranh chấp lãnh thổ nên việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc là vấn đề phức tạp. Ấn Độ chủ trương có thái độ kiềm chế, mềm dẻo hơn, giải quyết những bất đồng tranh chấp thông quan đối thoại hoà bình, giữ môi trường thân thiện, hoà bình giữa hai nước để phát triển kinh tế. Với Đông Á, Ấn Độ triển khai chính sách “hướng Đông” và tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực này, trong đó chọn ASEAN là một trong những trọng tâm đột phá.

Ấn Độ gia nhập WTO năm 1995 và ngày có tầm ảnh hưởng tại lớn tại tổ chức này. Ấn Độ là thành viên Liên hiệp quốc từ năm 1945, với hơn

55.000 quân nhân và nhân viên cảnh sát từng phục vụ trong 35 chiến dịch gìn giữ hòa bình tại bốn châu lục. Ấn Độ tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, đang phấn đấu để trở thành ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và gia nhập APEC.

1.2.5. Vài nét về nền kinh tế Ấn Độ

1.2.5.1. Tình hình phát triển kinh tế

Sau độc lập, Ấn Độ chọn đường lối kinh tế trung ương kế hoạch hóa, với mục đích đảm bảo một sự phân phối công bằng và hiệu quả tài nguyên quốc gia cho mục tiêu phát triển kinh tế cân bằng. Ủy ban kế hoạch được lập ra do đích thân Thủ tướng làm chủ tịch soạn và chỉ đạo các kế hoạch 5 năm. Lĩnh vực tư nhân được giám sát chặt chẽ bởi các qui định ngặt nghèo. Ấn Độ đã hầu như tự cô lập với các thị trường thế giới nhằm bảo hộ nền kinh tế còn mong manh của mình. Tuy vậy, Ấn Độ không hoàn toàn là một nền kinh tế quốc doanh, mà là một nền kinh tế hỗn hợp, vừa có một vài đặc tính kinh tế thị trường vừa tuân thủ những mệnh lệnh kinh tế chỉ huy.

Từ năm 1991, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành cải cách toàn diện nền kinh tế, đề ra chiến lược cải cách mới với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô,

hướng về xuất khẩu, cải cách nông thôn, phát triển nông nghiệp và kết cấu hạ tầng, khuyến khích đầu tư nước ngoài, bảo đảm giáo dục và chăm sóc y tế cơ bản cho mọi người dân. Cho đến nay, công cuộc cải cách kinh tế đã đem lại cho nền kinh tế Ấn Độ bước phát triển đáng khích lệ. Trong hai thập kỷ qua, tầng lớp trung lưu đã tăng gấp bốn lần, lên đến 300 triệu người, trong khi đó mỗi năm đều giảm nghèo được 1% dân số (đã khấu trừ tăng dân số). Ấn Độ được đánh giá là một trong những nước có thành tích kinh tế tốt nhất thế giới trong 1/4 thế kỷ qua. Đặc biệt, trong 4 năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ luôn được xếp vào loại cao nhất trên thế giới với mức tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 8%/năm; riêng năm tài chính 2006- 2007 (năm tài chính được tính từ ngày 1-4 năm này đến ngày 31-3 năm sau), GDP của Ấn Độ tăng 9,6%. Với mức tăng trưởng là 9% năm tài chính 2007- 2008, Ấn Độ đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp đạt mức tăng trưởng GDP trên 8%. Nếu xét GDP tính theo tỷ giá USD, WB (World Bank) đánh giá Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới với GDP đạt 1.171 tỷ USD, còn dựa vào GDP tính theo ngang giá sức mua (PPP), Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới sau Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 1.042 USD, đứng thứ 122 trên thế giới và được WB xếp trong nhóm các nước có nền kinh tế đang phát triển. Tiền tệ của Ấn Độ là Rupi.

Tăng trưởng của Ấn Độ dựa nhiều vào ngành dịch vụ, điều này ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và sự phát triển bền vững của nền kinh tế và cũng được thấy ở sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu. Dịch vụ chiếm 52,8% GDP của Ấn Độ và tạo việc làm cho 1/3 lực lượng lao động của đất nước này. Trong 10 năm qua, ngành dịch vụ của Ấn Độ luôn đạt mức tăng trưởng bình quân 8-9%/năm và có chiều hướng nhanh hơn công nghiệp chế tạo. Hiện Ấn Độ được xem như một trong số các “trung tâm dịch vụ của thế giới” bởi nước này đang tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ nổi trội

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí