TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 2
- Đặc Điểm Dân Cư Và Đặc Trưng Văn Hóa Ấn Độ
- Tỷ Trọng Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Ấn Độ Sang Một Số Thị Trường Chủ Yếu
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Họ và tên sinh viên : Thái Cẩm Linh Lớp : Trung 3
Khóa : 44H
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Hà Nội, tháng 05/2009
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ 4
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4
1.1.1. KHÁI NIỆM 4
1.1.2. NỘI DUNG CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5
1.1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6
1.1.4. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 8
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ 10
1.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA ẤN ĐỘ... 10
1.2.2. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ 12 1.2.3. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ 14
1.2.4. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ 15
1.2.5. VÀI NÉT VỀ NỀN KINH TẾ ẤN ĐỘ 17
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 29
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ 29
2.1.1. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ, NGOẠI GIAO 29
2.1.2. QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ, THƯƠNG MẠI 30
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 34
2.2.1. QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG XUẤT NHẬP KHẨU 34
2.2.2. CƠ CẤU HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU GIƯÃ VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ 37
1
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ẤN ĐỘ 62
2.3.1. THÀNH TỰU CHỦ YẾU 62
2.3.2. NHỮNG HẠN CHẾ CƠ BẢN 63
2.3.3. NGUYÊN NHÂN 64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ 68
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TRONG THỜI GIAN TỚI 68
3.1.1. CƠ HỘI 68
3.1.2. NHỮNG THÁCH THỨC, TRỞ NGẠI 69
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ 72
3.2.1. GIẢI PHÁP VĨ MÔ 72
3.2.2. GIẢI PHÁP VI MÔ 81
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ấn Độ sang một số thị trường chủ yếu 26
Bảng 1.2. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của ấn Độ từ một số thị trường chủ
yếu 28
Bảng 2.1. Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ấn Độ giai đoạn 2001- 2005 34
Bảng 2.2. Khối lượng và trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang ấn Độ năm 2008 40
Bảng 2.3. Khối lượng và trị giá xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam sang ấn Độ giai đoạn 2001-2008 43
Bảng 2.4. Khối lượng và trị giá xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam sang
Ấn Độ giai đoạn 2001-2008 45
Bảng 2.5. Khối lượng và trị giá xuất khẩu mặt hàng than của Việt Nam sang
Ấn Độ giai đoạn 2001-2008 47
Bảng 2.6. Khối lượng và trị giá nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam từ ấn Độ năm 2008 53
Bảng 2.7. Khối lượng và trị giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam từ ấn Độ giai đoạn 2001-2008 56
Bảng 2.8. Khối lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của Việt Nam từ ấn Độ giai đoạn 2001-2008 59
Bảng 2.9. Trị giá nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày của Việt Nam từ ấn Độ giai đoạn 2001-2008 61
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ấn Độ các năm 2006, 2007, 2008 36
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang ấn Độ giai đoạn 2001-2005 38
Biểu đồ 2.3. Trị giá xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang ấn Độ
giai đoạn 2001-2008 49
Biểu đồ 2.4. Trị giá xuất khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang ấn Độ giai đoạn 2001-2008 50
Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ ấn Độ giai đoạn 2001-2008 52
Biểu đồ 2.6. Trị giá nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ ấn Độ giai đoạn
2001-2008 .................................................................................................... 57
1. Tính cấp thiết của đề tài
LỜI MỞ ĐẦU
Vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự chấm dứt chiến tranh lạnh, toàn cầu hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ kinh tế quốc tế, phá tan xu hướng khép kín của mỗi quốc gia trên hành tinh đồng thời tăng cường sự tuỳ thuộc về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại.
Ấn Độ đang nổi lên ở khu vực và trên thế giới. Là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á, Ấn Độ đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực. Đặc biệt trong những năm gần đây, Ấn Độ luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới. Mở rộng quan hệ với Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam trở thành một quốc gia quan trọng trong khu vực.
Với phạm vi địa lý rộng lớn, dân số đông thứ 2 thế giới, tầng lớp thu nhập cao ngày càng đông, Ấn Độ được coi là thị trường khổng lồ với sức mua ngày càng gia tăng và nhu cầu sẽ ngày càng đa dạng. Hơn nữa, thị trường Ấn Độ được dự đoán sẽ mở cửa hơn trong thời gian tới với mặt bằng thuế quan nhìn chung giảm dần. So với thị trường Mỹ và EU, thị trường Ấn Độ được đánh giá là tương đối dễ tính, có yêu cầu về chủng loại và chất lượng hàng hóa nhập khẩu tương đối phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam.
Việt Nam - Ấn Độ đã có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời, khởi nguồn từ những mối liên hệ và giao lưu lịch sử sâu xa về văn hóa, tôn giáo. Trong thời kỳ hiện đại, mối quan hệ giữa hai dân tộc đã được hai vị lãnh đạo
tiền bối kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp.
Ấn Độ là một trong 10 bên đối thoại quan trọng của ASEAN. Là thành viên của ASEAN, đồng thời là nước có quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện tốt đẹp với Ấn Độ, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam là không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác với Ấn Độ trong cả khuôn khổ song phương và đa phương.
Mặc dù quan hệ thương mại giữa hai nước đã tăng lên rõ rệt từ mức khởi điểm khoảng 50 triệu USD vào giữa thập kỷ 1980 lên 1,5 tỷ USD năm 2007. Triển vọng tăng cường quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn hết sức phong phú và to lớn, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng chung và với sự nỗ lực của cả hai bên.
Từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu tổng quát thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong thời gian qua cùng với những thành tựu và hạn chế còn tồn tại cản trở đến sự phát triển thương mại giữa hai nước, để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể, đối với nhà nước và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tập trung vào xem xét, đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2001 đến nay bao gồm: quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu giữa hai nước.