Đơn vị: %
Tên nước | 2004-2005 | 2005-2006 | 2006-2007 | 2007-2008 | |
1 | Mỹ | 16,5 | 16,8 | 14,9 | 12,7 |
2 | UAE | 8,8 | 8,3 | 9,5 | 9,6 |
3 | Trung Quốc | 6,7 | 6,5 | 6,6 | 6,7 |
4 | Singapore | 4,8 | 5,3 | 4,8 | 4,5 |
5 | Anh | 4,4 | 4,9 | 4,4 | 4,1 |
6 | Hồng Kông | 4,4 | 4,3 | 3,7 | 3,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 2
- Đặc Điểm Dân Cư Và Đặc Trưng Văn Hóa Ấn Độ
- Tỷ Trọng Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Ấn Độ Sang Một Số Thị Trường Chủ Yếu
- Trị Giá Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Và Ấn Độ Các Năm 2006, 2007, 2008
- Khối Lượng Và Trị Giá Xuất Khẩu Mặt Hàng Hạt Tiêu Của Việt Nam Sang Ấn Độ Giai Đoạn 2001-2008
- Tỷ Trọng Mặt Hàng Nhập Khẩu Chủ Yếu Của Việt Nam Từ Ấn Độ Giai Đoạn 2001-2008
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguån: http://dgft.delhi.nic.in/
Năm 2007, 30% hàng hoá xuất khẩu của Ấn Độ là vào khu vực thị trường Châu Á, xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Âu cú tỷ trọng 23%. Khu vực thị trường Trung Đụng chiếm tỷ trọng 17% và tỷ trọng của khu vực thị trường Châu Mỹ là 15%.
- Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Ấn Độ là các nước có khoáng sản (đặc biệt là dầu mỏ như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE, Ả Rập) để phục vụ cho nhu cầu nhiên liệu và sản xuất trong nước và các nước phát triển để có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại nhằm phát triển kinh tế.
Bảng 1.2. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ từ một số thị trường chủ yếu
Đơn vị: %
Tên nước | 2004-2005 | 2005-2006 | 2006-2007 | 2007-2008 | |
1 | Trung Quốc | 6,4 | 7,3 | 9,4 | 10,8 |
2 | Mỹ | 6,3 | 6,3 | 6,3 | 8,3 |
3 | ả Rập | 1,2 | 1,1 | 7,2 | 7,7 |
4 | UAE | 4,2 | 4,3 | 4,7 | 5,4 |
5 | Đức | 3,6 | 4,0 | 4,1 | 3,9 |
6 | Thụy Sỹ | 5,3 | 4,4 | 4,9 | 3,9 |
7 | Singapore | 2,4 | 2,2 | 2,9 | 3,2 |
Nguồn: http://dgft.delhi.nic.in/
Trung Quốc và Mỹ liên tục là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Ấn Độ trong nhiều năm. Trong năm 2007-2008, Ả Rập và UAE là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba và thứ tư của Ấn Độ do nhu cầu sử dụng nhiên liệu đặc biệt là dầu mỏ của Ấn Độ ngày càng tăng cao.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ẤN ĐỘ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ vốn có truyền thống lịch sử lâu đời và qua thử thách của thời gian ngày càng phát triển tốt đẹp, có thể coi đây là mối quan hệ hữu nghị điển hình trong quan hệ quốc tế ngày nay. Ngày 7-1-1972, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đây quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn mới – giai đoạn hợp tác trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
2.1.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao
Quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ rất tốt đẹp, chiếm vị trí nổi bật trong quan hệ hai nước và tạo tiền đề cho các quan hệ khác phát triển. Một trong những biểu hiện đặc sắc của mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ là lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, nhất là từ năm 1975 trở lại đây. Gần đây nhất, về phía các nhà lãnh đạo Việt Nam thăm chính thức Ấn Độ có chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 4 đến ngày 6-7-2007; về phía các nhà Lãnh đạo Ấn Độ thăm chính thức Việt Nam có chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil từ ngày 24 đến ngày 28-11-2008. Những chuyến thăm này thể hiện sự coi trọng mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của mỗi nước, đưa đến sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau, làm cho hai nước ngày càng xích lại gần nhau, tạo khung pháp lý cho quan hệ song phương không ngừng được củng cố và phát triển. Đặc biệt, trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2003 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên đã ký Tuyên bố chung về Khuôn khổ Hợp tác toàn diện Việt Nam - Ấn Độ bước sang Thế kỷ 21. Đây là một văn
kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước trong thế kỷ 21. Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil tại Việt Nam năm 2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Ấn Độ đã chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ thành lập Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2009 giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại Ấn Độ. Thành lập Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2009 sẽ mở đường cho các cuộc tiếp xúc, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tăng cường hoạt động đầu tư và giao thương giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Không những trong khuôn khổ song phương, hai nước cũng tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, ASEM, APEC, các cơ chế hợp tác của ASEAN như ARF, Cấp cao Đông Á và hợp tác sông Hằng - sông Mêkông.
- Trên cơ sở của mối quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục và khoa học kỹ thuật cũng không ngừng được củng cố và phát triển. Tháng 12/1982, Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, Thương mại và Khoa học kỹ thuật đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, hai bên đã tổ chức được 13 kỳ họp luân phiên giữa New Delhi và Hà Nội, kỳ họp gần đây nhất diễn ra tại New Delhi năm 2007 và kỳ họp lần thứ 14 sẽ tổ chức tại Hà Nội trong năm 2009. Uỷ ban Hỗn hợp là một trong những cơ chế quan trọng và hữu hiệu, giúp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng, ngân hàng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá, giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, bưu chính viễn thông…
2.1.2. Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại
2.1.2.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ được bắt đầu từ năm 1956, khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Lãnh sự với việc ký Hiệp định thương mại ngày 22-8-1956.
Hai bên đã ký nhiều Hiệp định thương mại, Nghị định thư thương mại tạo cơ sở pháp lý khá vững chắc cho quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện. Trong đó, Hiệp định thương mại được ký kết năm 1978 1có ý nghĩ vô cùng quan trọng, được coi là mang tính chất khung pháp lý cho các Nghị định thư được ký kết sau này. Hiệp định thương mại gần đây nhất được ký kết giữa hai nước là vào năm 1997 2. Về cơ bản, Hiệp định này có nội dung tương tự như Hiệp định năm 1978 vì chỉ có tính chất là hiệp định khung, nhưng có một số chỉnh lý và bổ sung về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng như các điều khoản của Hiệp định để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nên quan hệ thương mại giữa hai nước trước thời điểm năm 1991 chỉ ở mức độ cầm chừng. Các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam hoạt động theo cơ chế bao cấp không mấy năng động trong việc tìm kiếm bạn hàng nước ngoài. Còn Ấn Độ, khi đó vẫn theo đuổi chính sách kinh tế hướng nội, tự lực tự cường, ưu tiên sản xuất thay thế nhập khẩu không khuyến khích xuất khẩu.
Năm 1991, Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện một loạt cải cách toàn diện, theo hướng chuyển sang kinh tế thị trường, tự do hoá và mở cửa, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Ấn Độ đã thực hiện cải cách mạnh mẽ chính sách thương mại, từ bỏ dần chế độ tự cấp tự túc và đóng cửa chuyển sang chính sách mở cửa và hướng ngoại. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới mở cửa nền kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Hội Nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá IV) cuối năm 1986. Từ đó đến nay đất nước ta thực sự có những biến đổi sâu sắc. Hoạt động ngoại
1 Xem phụ lục 1
2 Xem phụ lục 2
thương có những bước tiến vượt bậc nhờ thực hiện chính sách mở cửa đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại. Những sự thay đổi căn bản về đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của Chính phủ Ấn Độ đã đem lại cục diện mới, một sự khởi sắc cho quan hệ thương mại song phương.
Ngày 12-9-1990 tại New Delhi, Việt Nam và Ấn Độ ký kết Nghị định thương mại, trong đó Việt Nam dự kiến xuất khẩu sang Ấn Độ 16 mặt hàng với kim ngạch 50 triệu USD. Nhưng thực chất kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 1991 chỉ đạt 5,5 triệu USD với 3 mặt hàng là gạo, than và gỗ. Nguyên nhân là do mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khi đó còn hạn chế, sản xuất không đủ để xuất khẩu. Nhưng sang đến năm 1992 Việt Nam đã xuất khẩu được 6 mặt hàng với tổng trị giá 19,4 triệu USD, tăng 252,7% so với năm 1991. Tuy 3 năm sau 1993-1994-1995, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đều tăng trưởng âm nhưng vẫn duy trì ở mức trên 10 triệu USD. Nhập khẩu hàng hoá từ Ấn Độ giai đoạn 1991-1995 đạt 130,8 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá hai nước đạt 199,1 triệu USD.
Sang giai đoạn 1996-2000, quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ có những bước phát triển mới. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn này đều vượt giai đoạn 1991-1995. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh chóng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 697,3 triệu USD bằng 3,5 lần của giai đoạn 1991-1995. Bước vào thế kỷ XXI, kim ngạch thương mại hàng năm giữa hai nước lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 triệu USD. Xuất khẩu năm 2000 bằng 8,5 lần xuất khẩu năm 1991 và bằng 4,5 lần xuất khẩu 1995. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 1996-2000 là 47,9% so với con số tăng trưởng bình quân 25,12% của giai đoạn 1991-1995. Nhập khẩu duy trì ở mức trên 100 triệu USD bắt đầu từ năm 1998 và đạt mức 178,4 triệu USD vào năm 2000. Kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh kéo theo cán cân thương mại cũng bị
thâm hụt lớn hơn 5 năm trước. 5 năm này Việt Nam nhập siêu từ Ấn Độ 499,1 triệu USD, gấp 8 lần so với nhập siêu của giai đoạn 1991-1995.
2.1.2.2. Hợp tác đầu tư
Ấn Độ là một trong những nước đầu tư sớm vào Việt Nam. Từ năm 1988 đến hết ngày 19-12-2008, Ấn Độ có 30 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 195,636 triệu USD, vốn thực hiện đạt hơn 578 triệu USD, đứng thứ 31/84 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam. Các dự án tiêu biểu: Dự án liên doanh xây dựng Nhà máy khí ga Nam Côn Sơn, liên doanh FPT và APTECH lập trung tâm đào tạo các chuyên gia công nghệ thông tin cho Việt Nam tại Ấn Độ.
Năm 2007 đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam. Tháng 2-2007, Tập đoàn ESSAR đã ký thỏa thuận đầu tư một dự án thép cán nóng tại Bà Rịa - Vũng tàu trị giá 527 triệu USD. Tháng 5/2007, Tập đoàn TATA của Ấn Độ đã ký Bản ghi nhớ (MOU) với Tổng công ty thép Việt Nam để nghiên cứu xây dựng nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh, khai thác mỏ sắt Thạch Khê với công suất 4,5 triệu tấn thép/năm. Hai dự án này đã đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2007, và Việt Nam trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất của Ấn Độ trong các nước ASEAN năm 2007. Hiện nay, Ấn Độ có khoảng 70 công ty đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các văn phòng này chủ yếu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực: dược phẩm, máy móc, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, vật tư nông nghiệp, viễn thông, công nghệ thông tin.
2.1.2.3. Về tín dụng
Các khoản tín dụng ưu đãi Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn. Khoản tín dụng ưu đãi ký tháng 8-2004 trị giá 27 triệu USD đã được sử dụng hết và là khoản tín dụng được thực hiện hiệu quả nhất từ trước đến nay. Năm 2007, Ấn Độ chính thức tuyên bố cấp một khoản tín dụng khác trị giá 45 triệu USD cho dự án thuỷ điện Nậm Chiến.
Với những thuận lợi của công cuộc đổi mới ở Việt Nam và công cuộc cải cách, mở cửa ở Ấn Độ cùng quyết tâm của Lãnh đạo hai nước về việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế – thương mại cho ngang tầm với tiềm năng và quan hệ chính trị tốt đẹp, kế thừa những thành tựu của thời kỳ trước, quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại Việt nam - Ấn Độ bước sang một thời kỳ phát triển mới.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu
2.2.1.1. Giai đoạn 2001-2005
Bảng 2.1. Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: Triệu USD, % tăng trưởng
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu | Xuất khẩu | Nhập khẩu | Cán cân thương mại | |||
Trị giá | Tăng trưởng so với năm trước | Trị giá | Tăng trưởng so với năm trước | |||
2001 | 273,4 | 45,4 | - | 228,0 | - | -182,6 |
2002 | 376,7 | 52,0 | 14,5 | 324,7 | 42,4 | -272,7 |
2003 | 489,4 | 32,3 | -37,9 | 457,1 | 40,77 | -424,8 |
2004 | 672,1 | 78,6 | 143,3 | 593,5 | 29,8 | -514,9 |
2005 | 693,8 | 97,8 | 24,4 | 596,0 | 0,4 | - 498,2 |
Cộng ’01- ‘05 | 2505,4 | 306,1 | 43,3 | 2199,3 | 28,2 | -1893,2 |
Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
a) Xuất khẩu