Trị Giá Xuất Nhập Khẩu Giữa Việt Nam Và Ấn Độ Các Năm 2006, 2007, 2008

Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn 5 năm đầu thực hiện chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010. Có thể nói, đây là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên quy mô toàn thế giới. Điều này có những ảnh hưởng nhất định đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ. Năm 2001, sự kiện 11-9 ở Mỹ tác động tiêu cực đối với nền kinh tế – thương mại thế giới, gây khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Kết quả là xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ giảm 3,8% so với năm 2000. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu năm 2002 lại có sự phục hồi, đạt trị giá 52 triệu USD. Bước sang năm 2003, kinh tế thế giới lại có những diễn biến không thuận do tác động của cuộc chiến tại Irắc và đại dịch SARS. Trước bối cảnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ sụt giảm 37,9% so với năm 2002, dừng lại ở mức 32,3 triệu USD, thấp hơn mức cùng kỳ năm 2001. 2 năm cuối của giai đoạn này, nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục. Bên cạnh đó, năm 2004 Ấn Độ đã thực hiện cải cách mạnh mẽ chính sách thương mại, bỏ việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu hầu hết các mặt hàng, trừ một số ít mặt hàng có tính chất chiến lược liên quan đến an ninh quốc phòng hoặc có tầm quan trọng thiết yếu đến đời sống kinh tế xã hội. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 78,6 triệu USD trong năm 2004 (tăng 143,3% so với năm 2003) và lên tới 97,8 triệu USD năm 2005.

b) Nhập khẩu

Nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt 2,1993 tỷ USD, chiếm 87,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, gấp hơn 3 lần kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1996-2000. Việt Nam nhập siêu từ Ấn Độ 1,8932 tỷ USD. Giai đoạn 2001- 2005, kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh dần qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu lại diễn ra không đều. Năm 2002 và 2003 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đều đạt trên 40%, nhưng năm 2005 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ là 0,4%. Năm 2005, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ chỉ

tăng 2,5 triệu USD, trong khi xuất khẩu lại tăng 19,2 triệu USD nên Việt Nam chỉ nhập siêu từ Ấn Độ 498,2 triệu USD (giảm 3,24% so với năm 2004).

2.2.1.2. Giai đoạn 2006-2008

Ba năm trở lại đây, quan hệ thương mại Việt Nam – Ấn Độ phát triển một cách năng động, có những bước tiến vượt bậc.

Năm 2006 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt trên 100 triệu USD tăng 40,9% so với năm 2005, cũng trong năm này kim ngạch nhập khẩu đạt 880,3 triệu USD, đánh dấu bước tiến quan trọng đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lần đầu vượt mức 1 tỷ USD, đạt 1,0181 tỷ USD, tăng 46,7% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005.

Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 1,5366 tỷ USD tăng 50,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 179,7 triệu USD (tăng 30,4% so với năm 2006) và nhập khẩu từ Ấn Độ 1,3569 tỷ USD (tăng 54,1% so với năm 2006).

Biểu đồ 2.1. Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ các năm 2006, 2007, 2008

2094.4

1356.9

880.3

389

Triệu USD

2500

2000

1500

1000

500

0

2006 2007 2008 Năm



Xuất khẩu Nhập khẩu


Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội;

Niêm giám thống kê 2007, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Cuối năm 2007 đầu năm 2008, hệ thống ngân hàng tài chính của Mỹ lâm vào một cuộc khủng hoảng lớn chưa từng có, hậu quả để lại là phản ứng “Domino” gây ra sự sụp đổ dây chuyền của một loạt các cơ cấu tài chính lớn mạnh. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan ra khắp toàn cầu, hàng loạt các nền kinh tế phát triển hàng đầu ở từ khắp châu Âu đến châu Á và châu Mỹ cùng rơi vào suy thoái nghiêm trọng nhất, và việc ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và Ấn Độ là điều không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh khó khăn như vậy, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Ấn Độ đã đạt được thành tích xuất sắc nhất từ trước tới nay. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2008* đạt 2,4834 tỷ USD bằng 99,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả giai đoạn 2001-2005, về trước hai năm so với mục tiêu đề ra đối với năm 2010. Xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã có bước tăng trưởng nhảy vọt 116,5% so với năm 2007, đạt mức 389 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ 2,0944 tỷ USD tăng 54,6% so với năm 2007.

Nhập siêu của Việt Nam từ Ấn Độ trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 là 3,6251 tỷ USD lớn hơn con số nhập siêu 2,4972 tỷ USD trong cả 15 năm của giai đoạn 1991-2005.

2.2.2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giưã Việt Nam và Ấn Độ

2.2.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu

a) Khái quát về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ

Giai đoạn 2001-2005

Bước sang giai đoạn 2001-2005, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng với giá trị cao hơn sang Ấn Độ, so với tình trạng bán hàng “xén”, bán nhiều thứ mỗi thứ một ít như giai đoạn 1991-2000. Qua biểu đồ

2.4 có thể thấy, xuất khẩu sang Ấn Độ giai đoạn này có 11 mặt hàng chủ lực với tổng trị giá xuất khẩu 176,956 triệu USD chiếm 58% tổng kim ngạch xuất


* Thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê

khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Ấn Độ. Trong 11 mặt hàng này có 6 mặt hàng thuộc nhóm nông sản (chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu), 1 mặt hàng khoáng sản, 5 mặt hàng còn lại nằm trong nhóm hàng chế biến, chế tạo (hàng công nghiệp nhẹ chiếm 5%, công nghiệp nặng chiếm 7%).

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2001-2005

A 15%

L 42%

B 9%

C 9%

K J I

1% 1% 2%

H G

3% 3%

F 4%

D

E 6%

5%


Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Thống kê,

Hà Nội.


A. Hạt tiêu

G. Hạt điều


B. Chè

H. Hàng điện tử và linh kiện,

máy vi tính và linh kiện

C. Than

I. Giày dép

D. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng

J. Quế

E. Cà phê

K. Hóa chất

F. Cao su

L. Các mặt hàng khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 6

Năm 2006

Năm 2006, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã có những chuyển biến tích cực. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp vượt lên chiếm tỷ trọng 23,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006, cao hơn tỷ trọng của nhóm nhiên liệu, khoáng sản và công nghiệp nặng (22,6%). Tuy nhiên nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 38,5%. Xuất khẩu sang Ấn Độ năm 2006 có 23 mặt hàng có kim ngạch trên 1 triệu USD, những mặt hàng này có tổng kim ngạch đạt 111,272 triệu USD chiếm 80,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang

Ấn Độ năm 2006 3. Trong nhóm này có 9 mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm,

thuỷ sản; 9 mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; chỉ có 5 mặt hàng là thuộc nhóm nhiên liệu, khoáng sản và công nghiệp nặng. Năm 2006, có một số mặt hàng mới có kim ngạch cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu như: đèn huỳnh quang, cao thuốc...

Năm 2007

Năm 2007 có 14 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 triệu USD

4. Các mặt hàng nông sản (hạt tiêu, cao su, chè, quế...) và than vẫn tiếp tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng của nhóm hàng chế biến quan trọng (dệt may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ) đạt 10,6%. Một số mặt hàng khác cũng có tốc độ tăng nhanh nhưng phần đóng góp chưa lớn do kim ngạch tuyệt đối nhỏ như: dây điện và dây cáp điện tăng hơn 9 lần so với năm 2006 (năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 27.000 USD), sản phẩm chất dẻo tăng 88,5% so với năm 2006.



3 Xem bảng Khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2006 (phụ lục 3).

4 Xem bảng Khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2007 (phụ lục 4).

Năm 2008

Năm 2008, xuất khẩu sang Ấn Độ có quy mô lớn hơn với đa số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng mạnh như: than, cà phê, quế, hạt tiêu, cao su, giày dép... Tỷ trọng hàng chế biến sâu (máy tính và linh kiện máy tính) và nhóm hàng công nghiệp tăng lên góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 116,5% so với năm 2007, đạt mức 389 triệu USD.

Hàng dệt may đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng. Trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Ấn Độ giai đoạn 2001-2005 chỉ đạt 2,084 triệu USD thì năm 2006 đạt 2,086 triệu USD; năm 2007 đạt 3,272 triệu USD; đến năm 2008 đã đạt 9,432 triệu USD, đứng thứ 5 trong số các mặt hàng của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu vào Ấn Độ lớn nhất năm 2008.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ những năm trước chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Ấn Độ. Năm 2008, mặt hàng này có tốc độ tăng đột biến gấp hơn 6,8 lần so với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 5,767 triệu USD. Do Việt Nam không đánh thuế đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu và thuế xuất khẩu sản phẩm gỗ bằng 0%, thêm vào đó nước ta đã hình thành các cụm chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến về xử lý gỗ, mẫu mã mới đáp ứng đơn hàng lớn, cao cấp hơn.


Bảng 2.2. Khối lượng và trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2008

STT

Mặt hàng

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(1000 USD)

1

Than đá

233.704

54.764

2

Máy vi tính và linh kiện


29.059

3

Cà phê

5.612

10.606

4

Quế

8.364

9.454


5

Hàng dệt may


9.432

6

Hạt tiêu

2.795

9.037

7

Cao su

2.718

6.544

8

Gỗ và các sản phẩm gỗ


5.767

9

Giầy dép các loại


5.554

10

Chè

3.458

3.415

11

Sản phẩm nhựa


3.348

12

Sản phẩm mây, tre, cói và

thảm


1.774

13

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù


1.547

14

Hạt điều

728

1.484

15

Sản phẩm gốm sứ


1.425

16

Hàng rau quả


1.211

17

Dây điện và dây cáp điện


935

18

Gạo

1.951

922

19

Dầu mỡ động vật


306

20

Hàng thuỷ sản


255

Nguồn: Tổng cục Thống kê.


Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khởi sắc, do thị trường Ấn Độ có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm mây, tre, cói và sản phẩm gốm sứ. Với hàng trăm làng nghề truyền thống trên cả nước; thợ thủ công có tay nghề cao, sáng tạo; nguyên liệu tự nhiên sẵn có Việt Nam rất có lợi thế trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ba năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm mây, tre, cói và sản phẩm gốm sứ sang Ấn Độ đều đạt trên 1 triệu USD và có mức tăng trưởng ổn định.

Tuy không có kim ngạch xuất khẩu cao so với nhiều ngành hàng khác nhưng nhóm hàng này lại có giá trị gia tăng rất cao. Nếu như một số mặt hàng xuất khẩu khác như: may mặc, giày dép phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào nên giá trị ngoại tệ thực thu về cho đất nước chỉ chiếm tỷ trọng 5- 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, thì hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều chủng loại hàng đạt giá trị ngoại tệ thực thu đến 80%, thậm chí là 100% trong kim ngạch xuất khẩu. Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu sẵn có trong nước, phần nhiều được thu lượm từ phế liệu của nông sản. Bên cạnh đó, ngành thủ công mỹ nghệ góp phần quan trọng trong giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, cải thiện đời sống cho người dân ở khu vực này. Đây là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn, nếu biết khai thác những lợi thế sẵn có và có định hướng phát triển hợp lý trong thời gian tới thủ công mỹ nghệ sẽ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ.

b) Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ

Mặt hàng hạt tiêu

Vị trí địa lý và khí hậu Việt Nam có lợi thế cho việc trồng, chế biến và xuất khẩu hạt tiêu. Có mặt tại gần 80 nước và vùng lãnh thổ, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu, hạt tiêu Việt Nam đã khẳng định vị trí số 1 và đóng vai trò quyết định trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn 2001-2005, hạt tiêu là mặt hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong cả 5 năm chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Ấn Độ, kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 9,29 triệu USD/năm. Việc mặt hàng hạt tiêu thâm nhập và được tiêu thụ rộng rãi tại thị trường Ấn Độ đã làm tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ. Trong 5 năm của giai đoạn 2001- 2005, Ấn Độ nhập từ Việt Nam 46.198 tấn hạt tiêu, trở thành một trong 10 thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí