Vai Trò Quản Lý Của Ngân Hàng Trung Ương Đối Với Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại


trung gian thanh toán của NHTM. Khi NHTM nhận tiền gửi của khách hàng, với số vốn huy động này, NHTM sử dụng cho vay và thanh toán chuyển khoản thông qua một ngân hàng hoặc ngân hàng khác, đã “tạo tiền” trong hệ thống NHTM, từ đó tác động làm tăng lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, nếu NHTW không quản lý, kiểm soát được khả năng “tạo tiền” này của NHTM, thì lạm phát càng trở nên trầm trọng hơn và ảnh hưởng không tốt đối với nền kinh tế. Thực tế Việt Nam các năm trước đây đã cho thấy điều này, Kho bạc Nhà nước (thủ quỹ Ngân sách nhà nước) mở tài khoản và gửi tiền tại các NHTM vài chục ngàn tỷ đồng, các NHTM sử dụng số tiền này cho vay, thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, kết quả là đã “tạo tiền” trong hệ thống ngân hàng, tác động mạnh mẽ đến lạm phát. Chính từ lý do trên, NHTW cần thiết quản lý, kiểm soát khả năng “tạo tiền” của NHTM nhằm tác động tích cực đối với nền kinh tế.[24] [28]

1.2.3- Vai trò quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại

NHTW thực hiện chức năng quản lý đối với hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhằm phát triển hệ thống NHTM an toàn, lành mạnh, không ngừng nâng cao vai trò trung gian tài chính, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

1.2.3.1- Tạo lập, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để quản lý, giám sát hoạt động các Ngân hàng thương mại

Để quản lý hoạt động của các NHTM, NHTW tham mưu cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành hoặc ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ngân hàng. Việc xác lập khuôn khổ pháp luật đầy đủ, đồng bộ và đúng đắn, được xem như điều kiện tiên quyết nhất góp phần


đảm bảo NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh. Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Hệ thống pháp luật phải đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp của khách hàng (gồm cá nhân, tổ chức, DN, các chủ thể kinh tế) và ngân hàng, dung hoà lợi ích của khách hàng và ngân hàng, ngăn ngừa những hiện tượng trục lợi làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng và ngân hàng. Hoạt động của các NHTM ngày càng đa dạng và phát triển, đòi hỏi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ngân hàng cũng phải được hoàn thiện. [30]

1.2.3.2- Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Bất kỳ NHTM nào, dù tồn tại dưới các hình thức sở hữu khác nhau nhưng đều hoạt động kinh doanh trong môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô gồm : môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường văn hoá - xã hội, môi trường kỹ thuật công nghệ...... Nhóm các yếu tố môi trường vi mô gồm : khách hàng là cá nhân và các chủ thể kinh tế; nhà đầu tư; các đối thủ cạnh tranh.

Trong số các yếu tố nói trên, thì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM phát triển và ngược lại môi trường vĩ mô bất ổn sẽ khó khăn cho hoạt động của NHTM. Để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (ổn định tiền tệ, tỷ giá và lãi suất), thì NHTW và CSTT có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là các yếu tố quan trọng không chỉ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM phát triển an toàn, lành mạnh, mà còn củng cố lòng tin của các chủ thể kinh tế đối với nền kinh tế trong tương lai.

Nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 4

1.2.3.3- Định hướng phát triển hoạt động Ngân hàng thương mại


Để phát huy vai trò trung gian tài chính, là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, NHTW cần phát triển hệ thống các NHTM hoạt động an toàn, lành mạnh thông qua chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển. Chiến lược phát triển tổng thể toàn diện cho khu vực NHTM được xem là định hướng phát triển dài hạn cùng với các chính sách cơ bản và việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng đề ra cho hoạt động NHTM. Trên cơ sở chiến lược được phê duyệt, NHTW cụ thể bằng quy hoạch và kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ nhất định. Kế hoạch là công cụ quan trọng của quá trình quản lý.

1.2.4- Mục tiêu, nội dung và phương pháp quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với các hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.2.4.1- Mục tiêu


- Nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các NHTM và hệ thống tài chính;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của NHTM;

- Duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các NHTM;

- Bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân

hàng;


- Góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong

lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.


Trong các mục tiêu nói trên, thì đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các NHTM là mục tiêu cơ bản nhất của việc quản lý của NHTW đối với hoạt động của các NHTM. Đây là mục tiêu hàng đầu để đạt được các mục tiêu còn lại của quản lý đối với hoạt động của hệ


thống các NHTM. Đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các NHTM, là cơ sở để duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các NHTM; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của NHTM. Hệ thống các NHTM phát triển an toàn, lành mạnh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của NHTW trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

1.2.4.2- Nội dung


Nội dung quản lý của NHTW đối với hoạt động của các NHTM là những hoạt động mà NHTW phải thực hiện trong quá trình quản lý đối với hoạt động của các NHTM. Nội dung quản lý đối với hoạt động của các NHTM phải trả lời câu hỏi NHTW phải làm gì để đảm bảo hoạt động của hệ thống các NHTM phát triển an toàn, lành mạnh; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng…Nội dung quản lý của NHTW đối với hoạt động của các NHTM bao gồm :

- Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển NHTM. Hệ thống chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển hoạt động NHTM là những công cụ quan trọng để NHTW thực hiện công tác quản lý đối với hoạt động của các NHTM. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình phát triển do NHTW xây dựng là định hướng cho các NHTM xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh, chiến lược đầu tư …của mình.

Trong nền kinh tế thị trường, cơ quan quản lý nhà nước nói chung, NHTW nói riêng không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của NHTM, song chiến lược, kế hoạch phát triển do NHTW xây dựng là căn cứ, định hướng cho NHTM xây dựng chiến lược của mình. Chiến lược, kế hoạch phát triển của NHTW xây dựng phù hợp, khả thi sẽ tạo điều kiện cho các


NHTM xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp, sát thực tế, khả thi.

Kinh nghiệm thực tiễn của nhiều nước trên thế giới và của Việt Nam các năm vừa qua cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến lược, kế hoạch do NHTW xây dựng và chiến lược phát triển của các NHTM. Nếu chiến lược, kế hoạch do NHTW xây dựng thiếu căn cứ, không mang tính dài hạn và ổn định, sẽ làm cho các NHTM xây dựng chiến lược phát triển dài hạn gặp khó khăn, lúng túng và bị động.

- Ban hành hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động NHTM; tổ chức tuyên truyền phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động NHTM. Nhằm tạo điều kiện môi trường pháp lý cho việc hình thành cũng như hoạt động của các NHTM, NHTW ban hành hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ) ban hành hệ thống văn bản pháp luật về NHTM. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về NHTM bao gồm : Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật các công cụ chuyển nhượng, Luật Phòng, chống rửa tiền, Pháp lệnh Ngoại hối … và các VBQPPL của Chính phủ, NHTW quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật và pháp lệnh. Nhìn chung, nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM thường bao gồm các quy định sau :

+ Các quy định về hoạt động huy động vốn : nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm; phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu…); vay ngân hàng, TCTD khác; vay NHTW…

+ Các quy định về hoạt động cấp tín dụng thông qua các hình thức : cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có


giá khác, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định.

+ Các quy định về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ : mở tài khoản cho khách hàng, cung ứng các phương tiện thanh toán, cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế.

+ Các quy định về các dịch vụ khác : góp vốn, mua cổ phần; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh; ủy thác và nhận ủy thác; làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; các hoạt động kinh doanh khác của NHTM.

+ Các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM : những trường hợp không được cấp tín dụng; hạn chế cấp tín dụng; giới hạn cấp tín dụng; dự phòng rủi ro; tỷ lệ đảm bảo an toàn; bảo đảm tiền vay; giới hạn góp vốn, mua cổ phần…

+ Các quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng; quy chế kiểm soát đặc biệt; giải thể, thanh lý, phá sản…

- Tổ chức quản lý, giám sát hoạt động NHTM trên thị trường tiền tệ. Hoạt động của các NHTM chịu tác động ảnh hưởng rất lớn của thị trường tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của NHTW thông qua chính sách tiền tệ. Để các NHTM phát triển an toàn và lành mạnh, NHTW thiết lập mô hình quản lý, giám sát, điều tiết và quy định cơ chế hoạt động của NHTM trên thị trường tiền tệ; phối hợp các yếu tố nhân lực, kỹ thuật công nghệ để đảm bảo duy trì hoạt động của các NHTM an toàn, lành mạnh. NHTW có vai trò quan trọng trong điều hành vĩ mô đối với hoạt động của thị trường tiền tệ, trong đó có hoạt động của các NHTM. Trước các tình thế khẩn cấp đặc biệt (tình hình thanh khoản NHTM khó khăn, lãi suất thị trường tăng đột biến…), Luật NHTW của các nước cho phép NHTW sử dụng công cụ chính sách tiền tệ kịp thời can thiệp trực tiếp nhằm điều tiết ổn định thị


trường tiền tệ và hoạt động của các NHTM đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp để thực hiện việc can thiệp, điều tiết trên thị trường tiền tệ cần hết sức hạn chế.

- Thanh tra, giám sát hoạt động NHTM. Hoạt động của các NHTM luôn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro. Để ngăn chặn, kiểm soát và hạn chế rủi tại các NHTM, NHTW xây dựng và áp dụng các quy định về đảm bảo an toàn tối thiểu đối với NHTM. Đặc điểm hoạt động NHTM là linh hoạt, do đó đòi hỏi NHTW phải thường xuyên và theo định kỳ đánh giá trong toàn hệ thống các NHTM việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn. Để theo dõi được thường xuyên hoạt động của các NHTM, đa số NHTW tại các nước thường sử dụng phối kết hợp phương pháp giám sát từ xa và phương pháp thanh tra tại chỗ.

Phương pháp giám sát từ xa giúp cho việc cảnh báo sớm và phòng ngừa rủi ro cho các NHTM. Do việc theo dõi thường xuyên và toàn bộ hoạt động của các NHTM mà bộ phận giám sát từ xa có thể phát hiện các lĩnh vực nổi cộm trọng yếu phát sinh tại các NHTM, từ đó cung cấp cho bộ phận thanh tra tại chỗ để đưa vào thanh tra đột xuất hoặc theo định kỳ kế hoạch.

1.2.4.3- Phương pháp


Phương pháp quản lý của NHTW đối với các hoạt động NHTM là tổng thể các cách thức tác động có kế hoạch và có chủ đích của NHTW lên các NHTM nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ.

Như vậy có thể nói phương pháp quản lý của NHTW là cái có thể lựa chọn và linh hoạt hơn trong từng thời kỳ, từng đối tượng cụ thể; còn nội dung quản lý là cái ổn định. Phương pháp quản lý của NHTW bao gồm: phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục, thuyết phục.


Phương pháp hành chính : là cách thức tác động trực tiếp có kế hoạch và có chủ đích của NHTW lên các NHTM nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ. Theo phương thức này, NHTW tham mưu cơ quan có thẩm quyền xây dựng, ban hành hoặc ban hành trong phạm vi thẩm quyền các văn bản pháp luật trực tiếp tác động vào hoạt động của các NHTM. Đây là cơ sở, là căn cứ pháp lý bắt buộc đối với sự ra đời và hoạt động của NHTM, cụ thể : Luật các TCTD; Luật DN; Nghị định về tổ chức và hoạt động các NHTM; các Thông tư, Quyết định quy định về hoạt động của NHTM : tín dụng, bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại hối…

Đặc điểm của phương pháp hành chính là có tính quyền lực, bắt buộc, đòi hỏi các NHTM phải nghiêm chỉnh chấp hành, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời. Thực chất của phương pháp này là NHTW sử dụng quyền lực để tạo ra phục tùng thông qua tác động về mặt tổ chức và dùng các văn bản pháp luật để điều chỉnh các hành vi và hoạt động trên thị trường. Đây là phương pháp cần thiết trong quản lý của NHTW đối với hoạt động của các NHTM.

Phương pháp kinh tế : là phương pháp tác động gián tiếp của NHTW lên các NHTM dựa trên lợi ích kinh tế, để các NHTM tự giác, chủ động thực hiện hoạt động trên thị trường. Theo phương thức này, NHTW không can thiệp trực tiếp vào hoạt động NHTM, tôn trọng quyền độc lập, tự chủ về tài chính cho các NHTM. Nhưng để hướng các hoạt động NHTM nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, NHTW sử dụng hệ thống các công cụ chính sách làm đòn bẩy kinh tế để tác động đến hoạt động NHTM thông qua thị trường. Đây là phương pháp quản lý linh hoạt, mềm dẻo, mang lại sự tự giác cao và là phương pháp tốt nhất để tạo ra hiệu quả kinh tế nhưng không có tính bắt buộc, do đó cần sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.


Phương pháp giáo dục, thuyết phục : là phương pháp tác động của NHTW đến các NHTM thông qua nhận thức và tình cảm nhằm tăng tính tích cực, chủ động thực hiện hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Để thực hiện phương pháp này đối với NHTM, NHTW cần tổ chức hệ thống thông tin đa chiều, công khai cung cấp thông tin cho các NHTM để từng NHTM nhận thức được diễn biến và xu hướng của thị trường mà đưa hoạt động vào nền nếp theo quy định.

Mỗi phương pháp trên đây đều có mặt tích cực và cả mặt hạn chế, tiêu cực, do đó cần sử dụng linh hoạt và kết hợp giữa các phương pháp.

1.3- Hiệu quả quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại

1.3.1- Khái niệm về hiệu quả quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại

Chú trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế nói chung, nâng cao hiệu quả quản lý của NHTW đối với hoạt động của các NHTM nói riêng là vấn đề luôn được các nhà quản lý quan tâm đến. Đây là mục tiêu mà các nhà quản lý luôn hướng đến, nó phản ánh năng lực của các nhà quản lý.

Hiệu quả quản lý của NHTW đối với hoạt động NHTM là việc xem xét, đánh giá sử dụng các nguồn lực dành cho hoạt động quản lý với những kết quả đạt được và mục tiêu đã đề ra.

Trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý đối với các hoạt động NHTM, phát sinh một số khó khăn khách quan tác động đến quá trình đánh giá cần lưu ý, đó là : khó có thể đánh giá một cách chính xác, toàn diện về hiệu quả quản lý đối với các hoạt động NHTM; đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý đối với các hoạt động NHTM, không chỉ đơn thuần dựa vào sự so sánh số học giữa kết quả quản lý hoạt động của NHTM với


chi phí đầu vào sử dụng trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý, mà cần kết hợp cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính; đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý đòi hỏi có thời gian dài, mới có thể đánh giá một cách đầy đủ tính hiệu quả của nó.

1.3.2- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại

Để đánh giá hiệu quả quản lý đối với các hoạt động NHTM theo mục tiêu đã đề ra, cần có các tiêu chí chủ yếu được sử dụng sau :

1.3.2.1- Các tiêu chí đối với Ngân hàng Trung ương

- Tiêu chí về vị thế độc lập của Ngân hàng Trung ương.

Tiêu chí đầu tiên để đánh giá tính hiệu quả trong quản lý các hoạt động NHTM phải nói đến là vị thế độc lập của NHTW trong quản lý. Xác định rõ ràng vị thế độc lập nhất định trong quản lý đối với hoạt động NHTM, trước hết là để NHTW trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc quản lý của mình; đồng thời để giảm tối đa sự can thiệp mang tính chất chính trị vào hoạt động quản lý của NHTW. Vị thế độc lập nhất định của NHTW là điều kiện tiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động NHTM. Vị thế độc lập của NHTW được xác định trên cơ sở các đặc điểm sau : NHTW cần có đầy đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình; quy định rõ trách nhiệm quản lý của NHTW; NHTW cần có vị thế độc lập nhất định trong hoạt động quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình; hoạt động quản lý của NHTW theo quy trình nhất quán và rõ ràng..

- Tiêu chí đánh giá mục tiêu quản lý hoạt động các NHTM.


Để định hướng cho việc xây dựng và thực thi các chính sách quản lý hoạt động của các NHTM, thì điều kiện tiên quyết là NHTW cần xác định


rõ ràng các mục tiêu trong quản lý hoạt động của các NHTM. Mục tiêu được xác định đúng đắn sẽ quyết định chính sách được xây dựng và thực hiện. Thực tiễn quản lý của NHTW đối với hoạt động của các NHTM tại các nước cho thấy mục tiêu quản lý được xác định rõ và quy định trong văn bản pháp luật, đây sẽ là căn cứ giúp cho việc định hướng chính sách quản lý luôn hướng đến mục tiêu đã định.

- Tiêu chí đánh giá phương thức quản lý hoạt động các Ngân hàng thương mại.

Việc xác định các tiêu chí đánh giá phương thức quản lý hoạt động các NHTM tập trung vào các công cụ chính sách mà NHTW sử dụng để thực hiện quản lý, điều tiết hoạt động các NHTM nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Các công cụ chính sách đó chính là các quyền cơ bản của NHTW đối với hoạt động của các NHTM, bao gồm : quyền cấp phép; quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát; quyền thực thi pháp luật; thực hiện CSTT quốc gia trên cơ sở uỷ quyền và chỉ đạo của Chính phủ trong việc điều tiết tiền tệ và hoạt động của các NHTM… Các quyền trên giúp cho NHTW khi thực hiện quản lý đối với hoạt động NHTM có các thẩm quyền cần thiết trong kiểm tra, thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

- Tiêu chí đánh giá sự phối kết hợp của Ngân hàng Trung ương với các cơ quan quản lý có liên quan trong hoạt động quản lý đối với hoạt động Ngân hàng thương mại.

Các NHTM ngày nay không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, mà chuyển sang lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm để tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, rủi ro tiềm ẩn của các NHTM sẽ tăng lên. Nếu các cơ quan quản lý ở trong nước không có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong


quản lý giám sát, sẽ làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của NHTW đối với các NHTM. Quản lý, giám sát của các cơ quan cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, linh hoạt và thích ứng với sự phát triển nhanh chóng dịch vụ tài chính - ngân hàng. Cơ quan quản lý đầu ngành là NHTW cần trang bị nhiều kỹ năng mới nhằm đảm bảo sự tuân thủ các nguyên tắc về quản lý rủi ro và chấp hành các quy định an toàn của các NHTM.

- Tiêu chí đánh giá hoạt động sự hợp tác quốc tế.


Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế về tài chính, ngân hàng, cần có tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động đối ngoại của cơ quan quản lý (NHTW) trong đó tập trung đánh giá hoạt động xúc tiến, duy trì, thúc đẩy mở rộng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa hoạt động ngân hàng nội địa với các nước trong khu vực và trên thế giới; đánh giá khả năng cạnh tranh giữa các NHTM nội địa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hợp tác khu vực và quốc tế về tài chính, ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả quản lý của NHTW đối với hoạt động NHTM nội địa.

Trường hợp các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nước ngoài 100% vốn cung cấp các dịch vụ ở nước sở tại, thì cơ quan quản lý giám sát (NHTW) ở nước sở tại chỉ hỗ trợ cho các cơ quan quản lý giám sát của nước ngoài của ngân hàng mẹ, chứ không quản lý giám sát một cách trực tiếp. Ngược lại, trong trường hợp các NHTM trong nước cung cấp dịch vụ quốc tế, thì cơ quan quản lý giám sát trong nước (NHTW) phải cần đến sự hỗ trợ của cơ quan giám sát nước ngoài nhằm giám sát một cách tổng thể.

1.3.2.2- Các tiêu chí đối với Ngân hàng thương mại


Đánh giá hiệu quả quản lý đối với hoạt động của các NHTM, không chỉ căn cứ vào các tiêu chí đánh giá đối với NHTW (chủ thể quản lý), mà

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí