Khối Lượng Và Trị Giá Xuất Khẩu Mặt Hàng Hạt Tiêu Của Việt Nam Sang Ấn Độ Giai Đoạn 2001-2008

nhà cung ứng hạt tiêu lý tưởng nhất với giá cả và chất lượng hết sức cạnh tranh. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư các dây chuyền sản xuất tiêu sạch, chế biến hạt tiêu. Đồng thời, để nâng cao chất lượng hạt tiêu, ngay từ khâu thu hoạch, người nông dân đã chú trọng đến việc thu hái và bảo quản hạt tiêu. Vì vậy chất lượng hạt tiêu Việt Nam đã cải thiện đáng kể, giảm dần việc xuất khẩu hạt tiêu thô, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.


Bảng 2.3. Khối lượng và trị giá xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2001-2008

Năm

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(1000 USD)

2001

4.228

6.451

2002

7.000

9.687

2003

5.409

6.785

2004

10.921

13.206

2005

18.540

10.304

2006

7.809

10.982

2007

3.898

9.897

2008

2.795

9.037

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Ấn Độ - 7

Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng hợp số liệu của Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê.


Sau nhiều năm trì trệ, giá hạt tiêu thế giới bắt đầu tăng từ đầu tháng 7- 2006, đặc biệt mạnh trong tháng 9-2006 do nhu cầu tăng, đặc biệt là hạt tiêu chất lượng cao, trong khi nguồn cung trên thị trường quốc tế khan hiếm. Giá hạt tiêu thế giới biến động mạnh trong năm 2007. Giá tăng ngay từ những tháng đầu năm, mạnh nhất vào tháng 4-2007, đạt mức đỉnh cao của 6 năm, và

cũng là mức giá cao nhất trong năm 2007, 3.900- 4.200 USD/tấn tuỳ loại, tăng khoảng 1000 USD/tấn chỉ trong vòng một tháng, do sản lượng năm 2007 giảm ở hầu hết các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Brazil, Indonexia... do thời tiết bất lợi và sâu bệnh. Giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trung bình năm 2007 là 3.760 USD/ tấn, so với chỉ 1.540 USD/tấn của năm 2006. Giá hạt tiêu thế giới năm 2008 tiếp tục giữ vững ở mức cao do nguồn cung tiếp tục khan hiếm. Do những nguyên nhân trên nên mặc dù sản lượng xuất khẩu hạt tiêu sang Ấn Độ năm 2006 giảm 57,8% nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng 6,58%. Còn năm 2007 và 2008 sản lượng xuất khẩu sang Ấn Độ lần lượt giảm 50,1% và 28,3% nhưng trị giá xuất khẩu chỉ giảm tương ứng 9,9% và 8,7%. Giá hạt tiêu Ấn Độ cao hơn so với các xuất xứ khác trong bối cảnh đồng Rupi cao giá so với USD đang và sẽ tiếp tục kích thích hoạt động nhập khẩu hạt tiêu chất lượng và giá rẻ hơn ở các xuất xứ khác vào thị trường Ấn Độ.

Mặt hàng chè

Ấn Độ là nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới, chè là đồ uống phổ thông ở cả nông thôn và thành thị, có thể coi chè là “đồ uống quốc gia” của Ấn Độ. Ấn Độ hiện chiếm khoảng 14% tổng thương mại về chè của thế giới. Trong khi đó, chè lại là cây công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược trong xuất khẩu của Việt Nam. Những năm gần đây, xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ liên tục tăng do các công ty Ấn Độ tìm mua chè của Việt Nam để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu sang các nước khác.

Trong giai đoạn 2001-2005, chè là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ lớn thứ hai sau hạt tiêu. Năm 2001, sản lượng xuất đã đạt 6.604 tấn với tổng trị giá 5,067 triệu USD bằng 2,5 tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 1992-2000. Sản lượng xuất khẩu đạt mức kỷ lục vào năm 2004 với 19.088 tấn, và tạo bước đột phá trong giá trị xuất

khẩu với 12,933 triệu USD chiếm 16,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2004.


Bảng 2.4. Khối lượng và trị giá xuất khẩu mặt hàng chè của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2001-2008

Năm

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(1000 USD)

2001

6.604

5.067

2002

12.000

7.701

2003

1.349

1.083

2004

19.088

12.933

2005

2.773

2.086

2006

11.074

8.204

2007

-

1.650

2008

3.458

3.415

Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng hợp số liệu của Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê.


Xuất khẩu chè tới thị trường Ấn Độ đạt mức tăng trưởng cao nhất năm 2006. Năm 2006, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đạt 11.074 tấn, trị giá 8,204 triệu USD, tăng 299,3% về lượng và 293.3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2005.

Trong khi xuất khẩu chè sang thị trường ấn Độ không ngừng tăng cả về trị giá lẫn sản lượng thì ngược lại, giá chè xuất khẩu sang thị trường này ngày càng giảm sút. Nếu xét về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu, Ấn Độ luôn nằm trong danh sách những thị trường xuất khẩu chè hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét về đơn giá thì Ấn Độ lại nằm trong số các thị trường xuất

khẩu chè với mức giá thấp nhất của Việt Nam. Hiện nay, chè Việt Nam chiếm khoảng 80% lượng chè nhập khẩu của Ấn Độ nhưng chỉ chiếm 20% về trị giá do đơn giá thấp. Đa số chè Việt Nam được nhập khẩu vào ấn Độ được dùng để tái xuất ngay sau khi được đóng mác Ấn Độ.

Mặt hàng cao su

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Ấn Độ, cao su là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, tăng trưởng bình quân 32,9%/năm.

Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), tổng lượng tiêu thụ cao su Ấn Độ đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi lên 2,2 triệu tấn so với 900.000 tấn vào năm 2008-2009. Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nước tiêu thụ cao su lớn thứ 3 thế giới vào năm 2020 nhờ nhu cầu mạnh của ngành công nghiệp ô tô. Hiện tại, Ấn Độ là nước tiêu thụ cao su lớn thứ 4 thế giới với thị phần chiếm 5%. Ngày càng có nhiều nhà sản xuất ô tô chuyển hướng sang Ấn Độ và nhu cầu của ngành sản xuất lốp xe sẽ tăng dần, nới rộng khoảng cách giữa cung và cầu. Nhu cầu tăng nhanh trong khi sản lượng tăng chậm, ước tính chỉ tăng 37% lên 1,2 triệu tấn trong giai đoạn này, buộc Ấn Độ phải nhập khẩu nhiều cao su hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng cả lượng và trị giá trong thời gian tới.

Mặt hàng than

Bước sang thế kỷ XXI, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhảy vọt dẫn đến nhu cầu sử dụng than trong nước tăng mạnh. Mặc dù là nước có trữ lượng than lớn thứ tư thế giới nhưng Ấn Độ vẫn phải phụ thuộc nhiều vào than nhập khẩu do lượng than khai thác không đủ đáp ứng nhu cầu. Nắm bắt nhu cầu này Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu than sang Ấn Độ với trị giá xuất khẩu tăng dần qua các năm. Xuất khẩu than sang Ấn Độ vượt mức 1 triệu USD vào năm 2003. Cũng giống như mặt hàng chè, năm 2004 ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục của mặt hàng than cả về sản lượng và trị giá xuất khẩu: sản lượng đạt 216.305 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 11,996 triệu USD. Sự đóng góp của

một số mặt hàng như chè, than... đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Ấn Độ lên 78,6 triệu USD, tăng 143,3% so với năm 2003. Năm 2005, mặc dù sản lượng than xuất khẩu giảm 36,3% nhưng trị giá xuất khẩu chỉ giảm 1,97% nguyên nhân là do giá than xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 đã tăng cao hơn năm 2004.


Bảng 2.5. Khối lượng và trị giá xuất khẩu mặt hàng than của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2001-2008

Năm

Lượng

(Tấn)

Trị giá

(1000 USD)

2001

10.999

363

2002

22.000

653

2003

30.899

1.184

2004

216.305

11.996

2005

137.671

11.760

2006

280.284

20.250

2007

260.662

21.560

2008

233.704

54.764

Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng hợp số liệu của Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê.


Liên tục trong 3 năm 2006, 2007, 2008 than là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ. Năm 2006, xuất khẩu than sang Ấn Độ tăng 72,2% về trị giá và 103,6% về sản lượng so với năm 2005, điều này cho thấy nhu cầu về năng lượng của Ấn Độ rất lớn và sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai. Giá than xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 và 2007 liên tiếp giảm trong khi các mặt hàng

nguyên nhiên liệu nói chung giá xuất nhập khẩu đều tăng, theo đánh giá chủ quan nguyên nhân chính có thể do chất lượng than xuất khẩu giảm do khai thác đại trà. Năm 2008, giá than xuất khẩu trung bình thế giới tăng 3 lần do nhu cầu than đá tăng lên ở một số nền kinh tế mới nổi và nguồn cung than hạn chế. Trong bối cảnh đó, mặc dù sản lượng than Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ năm 2008 giảm 10,3% so với năm 2007 nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng 154% đạt mức 54,764 triệu USD.

Nhưng việc dựa vào xuất khẩu than để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu là không bền vững. Hiện cả nước sản xuất khoảng 40 triệu tấn than, lượng tiêu thụ trong nước chiếm 50% (số còn lại là xuất khẩu), trong đó riêng các nhà máy nhiệt điện đã tiêu thụ đến 6 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, theo Báo cáo của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) nếu căn cứ vào quy hoạch của các ngành điện, xi măng, giấy, đạm, luyện kim, hóa chất... thì đến năm 2012 Việt Nam bắt đầu thiếu than và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Vì thế xuất khẩu than chỉ là biện pháp tạm thời, về lâu dài sẽ phải hạn chế xuất khẩu và tiến tới là dừng xuất khẩu than để đảm bảo an ninh năng lượng, giảm bớt sự phụ thuộc của Việt Nam vào nguồn năng lượng nhập khẩu trong tương lai.

Giày dép

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu giày dép, sức cạnh tranh của sản phẩm giày dép Việt Nam vượt trội so với các nước khác cả về chất lượng và giá cả. Vì vậy mà sản phẩm giày dép của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Ấn Độ. Điều này thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu giày dép sang Ấn Độ qua các năm, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 370.000 USD thì đến năm 2008 con số này đã là 5,554 triệu USD, tăng trưởng bình quân hàng năm là 52%. Tỷ trọng giày dép trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng từ 0,81% năm 2001 lên 1,42% năm 2008 (đặc biệt năm 2003 kim ngạch xuất khẩu giày dép chiếm 3,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ).


Biểu đồ 2.3. Trị giá xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2001-2008


5,554

4,330

3,738

2,181

1,101

1,547

370

741

1000 USD

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008


Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng hợp số liệu của Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê.


 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang Ấn Độ có xuất phát điểm rất thấp nhưng qua 8 năm phát triển đã có bước tăng trưởng ngoạn mục trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 375.000 USD, năm 2004 đạt 3,937 triệu USD. Đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã đạt 29,059 triệu USD chiếm tỷ trọng 7,47% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ, đứng thứ hai trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.

Biểu đồ 2.4. Trị giá xuất khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang Ấn Độ giai đoạn 2001-2008


29,059

7,126

3,937 3,506

375

1,693

1,921

1000 USD

2001 2002 2003 2004 2006 2007 2008


Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 2006, Nxb Thống kê, Hà Nội; Tổng hợp số liệu của Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê.


Sở dĩ, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang Ấn Độ có được thành tích ấn tượng như vậy là vì những lý do cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, trong những năm gần đây, làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam đã tăng rất mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản xuất chip điện tử của Tập đoàn Intel (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Nidec Nhật Bản sản xuất đầu đọc quang học và mô tơ siêu nhỏ (1 tỉ USD), dự án của Tập đoàn Foxconn Đài Loan sản xuất linh kiện điện tử.

- Thứ hai, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt Nam. Riêng đối với Trung Quốc thì sự phát triển kinh tế được coi là quá nóng của nước này cũng đang tạo ra

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí