Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 6

thở dài mảnh như làn khói bay lên từ chén trà. Như một chiếc lá đã trôi suốt dòng nước dài dằng dặc, chỉ mong một ngày tới của sông” [20,tr71]. Là mẫu người phụ nữ của truyền thống, hội tụ đủ những nét đẹp truyền thống của người Tràng An, Bà Minh với vóc dáng thanh mảnh, bé nhỏ, đi đứng khoan thai, chậm dãi. Là chị cả trong gia đình, bà đảm đang mọi việc từ nấu ăn đến khâu vá đều rất khéo. Bà Minh là người phép tắc, mẫu mực và cầu kỳ trong nếp sống, “trở thành tấm gương cho tất cả các em, con, cháu, nhất là khi ông bà đã mất. Mặc dù là phận gái nhưng việc lớn, việc nhỏ trong gia đình, họ mạc các em bao giờ cũng hỏi ý kiến chị” [20,tr9]. Những nét đẹp bà còn lưu giữ không một đứa con nào của bà biết trân trọng, giữ gìn. Bà Minh gọn gàng, khéo léo, chu đáo đến đâu thì đứa con gái duy nhất của bà lại xuề xòa, vụng về bấy nhiêu. “Bà Minh với con gái như ngày với đêm. Vì sao Viên không thể giống bà Minh một ti tí nào?” “Viên cứ như thế, đi bên cạnh bà Minh. Hồn nhiên không phép tắc, không giới hạn, không lễ nghĩa” [20,tr100]. Còn thằng con trai thì bạc nhược, ích kỷ. Sự cô đơn, lạc lòng của bà Minh là sự cô đơn giữa một bên là lí tưởng của thế hệ cũ với một bên là lối sống, sự thờ ơ trước những giá trị truyền thống của lớp trẻ. Sự cô đơn, giằng xé trong đời sống nội tâm khiến người đàn bà này luôn “cả nghĩ”. Bà chỉ còn biết sống lại với quá khứ qua những câu chuyện kể.

Nhân vật Trinh – một sinh viên trường báo mới ra trường vốn hay nói hay cười nhưng cũng có những lúc nhân vật này trở nên trầm tư, lạc lòng. Sau khi mẹ mất, cô luôn sống trong những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu với mẹ và anh trai “mẹ cháu bao giờ cũng thích nắng thế này, nắng vàng, tươi rói ấm áp. Mẹ cháu sẽ mang chăn của anh em cháu ra phơi… Đêm, anh em cháu chui vào chăn rồi còn thò cổ ra hỏi chăn của anh có ấm không? Chăn của em có ấm không? Vui ơi là vui”[20, tr 156,157]. Sau biến cố của cuộc đời, Trinh dường như mất niềm tin và hoài nghi về cuộc sống. Có những lúc Trinh đã thấy bất lực trước cuộc sống khó khăn trước mắt dù mình đang ở cái tuổi “cho đời những

giấc mơ”. “Chú, có khi nào chú thấy chán cuộc sống này không?... Chú có bao giờ muốn, rất muốn một cái gì đó mà không sao có được, giống như cháu không?[20, tr161]. Trinh – một cô gái từ vùng dân quê nghèo nỗ lực lên Hà Nội để học tập với hi vọng tốt nghệp ra trường sẽ xin được một việc làm tử tế, mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng tốt nghiệp trường báo chí rồi chật vật lắm cô chỉ xin được làm hợp đồng thử việc không lương tại Ủy ban phường, chịu trách nhiệm thiết kế trang web “cái gì cũng có”. Làm việc trong môi trường đó, cô sinh viên trẻ mới tốt nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực trong công việc và các mối quan hệ trong cơ quan. Trinh đã từng nghĩ tốt nghiệp rồi cố bám trụ ở Hà Nội “đi làm vài năm, cố kiếm ít tiền” [20, tr99] rồi đưa mẹ lên đây ở. Nhưng giữa thực tại và ước mơ nó cách nhau rất xa. Để có thể sống được ở thành phố này là cả một cuộc vật lộn mưu sinh huống chi nghĩ đến việc mua đất, làm nhà. Chính Phương khi nghe Trinh nói cũng đã thở dài và nghĩ thầm “một đứa con gái mới ngoài hai mươi, thu nhập chỉ dưới mức trung bình, không biết mặt bố, mẹ lại bị ung thư, rồi sẽ sống tiếp thế nào ở cái đất này đây?” [20,tr99]. Sự cô đơn đã biến Trinh già nua hơn, cô không còn nghe nhạc, không còn lắc lư người theo những điệu nhạc, Trinh còn hút thuốc lá. Sự cô đơn của Trinh là sự cô đơn giữa khát vọng của tuổi trẻ với thực tại phũ phàng. Mong muốn, nỗ lực xa quê hương lên thành phố học tập để có tương lai tốt đẹp nhưng khi ra trường rồi, để kiếm một công việc đúng chuyên ngành mình học với đồng lương đủ trang trải cuộc sống với những nhu cầu bức thiết ăn ở đã là tốt rồi huống chi đến những gì cao sang hơn. Nhân vật Trinh là hiện thân của rất nhiều người trẻ từ các tỉnh lẻ xa quê lên thành phố.

Có thể thấy, mặt trái của nền kinh tế thị trường và văn minh công nghiệp như một cơn gió lốc tràn vào từng ngóc ngách của cuộc sống, làm cho con người nói chung và con người đô thị nói riêng trở nên bơ vơ vì không thể thích ứng được với hoàn cảnh. Con người sống giữa bạn bè, gia đình, đồng nghiệp,

cộng đồng mà vẫn cảm thấy lạc lòng, mang trong mình nỗi cô đơn. Sống giữa thành phố đông đúc mà không tìm được hơi ấm tình người và sự sẻ chia đích thực. Con người sống mà luôn mặc cảm như đang đi bên lề của cuộc sống và nhận ra mình như là một “người thừa”, là một kẻ “lạc thời”. Hình ảnh bà Minh, Viên, Trinh chỉ là những ví dụ rất chân thực trong cuộc sống này còn biết bao nhiêu người như các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết… Đỗ Bích Thúy đã khắc họa thành công những con người cô đơn trong tâm thái của một con người hôm nay, đang sống trong đô thị, cũng chịu sự chi phối bởi cuộc sống và hoàn cảnh.

CHƯƠNG 3

ĐÔ THỊ ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT

CỬA HIỆU GIẶT LÀ - NHÌN TỪ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

3.1. Điểm nhìn trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn nghệ thuật là “vị trí người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có trần thuật nếu không có điểm nhìn bởi nó thể hiện sự chú ý quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ sự thay đổi điểm nhìn” [9, tr113]. Điểm nhìn nghệ thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật. Bêlinxki đã từng nói rằng “khi đứng trước một phong cảnh đẹp thì chỉ có một điểm nhìn làm cho ta thấy toàn cảnh và chiều sâu của nó. Nếu đứng gần quá hay xa quá, lệch về phía bên phải hay bên trái quá cũng sẽ làm cho phong cảnh mất toàn vẹn, hoàn mĩ” [16, tr310]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 69 trang tài liệu này.

Có rất nhiều cách phân loại điểm nhìn nghệ thuật. Xét về trường nhìn trần thuật thì điểm nhìn trần thuật được chia thành hai loại: điểm nhìn người kể chuyện (tác giả) và điểm nhìn nhân vật. Điểm nhìn người kể chuyện trần thuật theo sự quan sát, hiểu biết của người trần thuật đứng ngoài truyện. Nó không bị hạn chế, mang lại một tính khách quan tối đa cho trần thuật [16, tr310,311]. Điểm nhìn nhân vật trần thuật theo quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm, bị hạn chế bởi địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật đó. Nhưng loại này cho phép đưa vào trần thuật quan điểm riêng, sắc thái tâm lí, cá tính, mang đậm tính chủ quan, tăng cường chất trữ tình hoặc châm biếm [16, tr311].

Xét về bình diện tâm lý có thể phân biệt điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong “cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật”

Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy - 6

[16, tr311]. Điểm nhìn trần thuật bên ngoài trần thuật theo ngôi thứ ba – tác giả. Với điểm nhìn này, người kể chuyện thường giấu mặt (ẩn mình) để bao quát hết thảy câu chuyện rồi kể lại theo ý kiến riêng của mình.

Trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là, Đỗ Bích Thúy sử dụng linh hoạt các điểm nhìn, đan xen giữa điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật. Có những chi tiết nhà văn liên tục luân chuyển điểm nhìn từ ngoài vào trong để bộc lộ những suy ngẫm của các nhân vật của mình. Có rất nhiều đoạn, Đỗ Bích Thúy dùng điểm nhìn bên ngoài, bình thản kể lại câu chuyện mà mình chứng kiến. Nhà văn tường thuật lại những cuộc đối thoại hóm hỉnh của các nhân vật. Có thể lấy đoạn văn sau là một ví dụ:

“Thằng Vinh với con Lê rì rà rì rầm nói chuyện với nhau bên cái tủ sấy quần áo bằng than.

Vinh:

- Mày thích cái áo len ấy à? Tao mua cho nhá! Lê:

- Điên!

- Tao nói thật đấy. Da này trắng, mặc cái áo ấy chắc là đẹp lắm.

- Đẹp xấu thì liên quan gì đến mày.

- Chả liên quan. Tao thích nhìn, thế thôi. (…)

- Nhá, tao mua cho cái áo len ấy nhá!

- Làm gì có tiền mà mua. Vẽ!

- Sắp có lương rồi. Cô Oanh bảo tháng này tăng lương cho bọn mình vì nhiều hàng đấy.

- Lương mang về cho mẹ mày sắm tết chứ.

- Khắc có mang về. Không phải lo.

- Tao cũng có tiền. Tao tự mua.

- Đã bảo để tao tặng mà lị.

- Tự dưng lại đi tặng áo. Chả làm sao. Tặng con Tư ấy.

- Con Tư béo ú, lùn tịt, mặc áo cô tiên lên người cũng vẫn xấu. Với lại, tao thích tặng mày cơ.

(…)

Con Lê quát:

- Liệu liệu cái mồm mày. Tao vả cho gãy răng giờ. Thằng Vinh cười hi hí:

- Không biết đã trả được ai bao giờ chưa mà lúc nào cũng dọa”

[20, tr87,88,89]

Trong suốt một đoạn văn dài như vậy, người đọc chỉ thấy những lời đối thoại qua lại giữa các nhân vật Tư, Lê, thằng Vinh. Nhà văn ghi lại rất chân thực, cụ thể từng lời đối thoại, những câu thoại cộc lốc, gọn lỏn của các nhân vật: “Điên!”, “Vả đi”, “Vẽ!”... rồi cả những thứ ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày đưa vào “Chả liên quan”, “nhá”, “mà lị”, “khắc”... Qua những lời đối thoại đó, người đọc thấy được sự hài hước của những người nhân viên trẻ. Đỗ Bích Thúy đã tạo cho mình một góc quan sát thuận lợi để ghi lại những cảnh đời, những câu chuyện vốn rất phong phú của đời sống đô thị với biết bao mối quan hệ gia đình, bạn bè và cộng đồng.

Tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là được kể theo ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài là chủ yếu nhưng có rất nhiều đoạn nhà văn di chuyển điểm nhìn từ ngoài vào trong một cách rất linh hoạt. Ban đầu, câu chuyện vẫn được kể theo điểm nhìn người kể chuyện nhưng sau đó dần dần đan xen giữa việc kể với bộc lộ tâm trạng khiến cho câu chuyện của các nhân vật có chiều sâu, tạo sự lắng đọng cho câu chuyện đang kể. Kể lại cuộc trò chuyện của Phương với Trinh, đi từ những câu đối thoại của các nhân vật nhà văn dịch chuyển điểm nhìn:

“Trinh vẫn quay mặt ra bên ngoài, những sợi tóc bay lất phất, nắng bao phủ quanh Trinh như một bức ảnh ngược sáng. Trinh nói như thì thầm:

- Chú, có khi nào chú thấy chán cuộc sống này không? Phương giật mình, một cơn buốt nhói chạy suốt sống lưng.

- Đừng có nói nhảm Trinh nhá! Trinh quay lại:

- Chú lại nghĩ đi đâu thế? Chú sợ cháu đi theo mẹ cháu à? Phương cứng đơ trên ghế:

- Cháu chẳng dại gì mà làm thế. Được sống cuộc đời này là một niềm hạnh phúc, được là con của một người mẹ như mẹ cháu còn hạnh phúc hơn nữa.

Phương vẫn im lặng.

- Cháu hỏi chú thế là bởi vì, không kể những thứ ta đã mất đi, còn có những thứ ta muốn mà không bao giờ có được. Muốn mà không có được, muốn mà chỉ có thể đứng từ xa nhìn tới, chỉ có thể giữ nó ở đâu đó, thật sâu thẳm, thật xa xôi, thật mịt mờ” [20, tr161,162].

Trong đoạn văn trên, qua cuộc đối thoại của các nhân vật, nhà văn không chỉ đứng ngoài chứng kiến và tường thuật lại mà đôi khi dường như nhập thân vào nhân vật, thông qua những suy nghĩ của Trinh “không kể những thứ ta đã mất đi, còn có những thứ ta muốn mà không bao giờ có được. Muốn mà không có được, muốn mà chỉ có thể đứng từ xa nhìn tới, chỉ có thể giữ nó ở đâu đó, thật sâu thẳm, thật xa xôi, thật mịt mờ”; những suy ngẫm của Phương:“Con người ta, bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu khát vọng chỉ cháy bùng rực rỡ khi còn trẻ. Nhưng cái tuổi thanh xuân vui vẻ, nhiệt huyết ấy sao mà nó trôi qua nhanh đến thế” để bộc lộ những cảm thương cho số phận của các nhân vật trong câu truyện của mình.

Những câu chuyện rất bình thường diễn ra hằng ngày của cuộc sống mà nhà văn đã ghi lại được, thông qua cách xây dựng điểm nhìn linh hoạt Đỗ Bích

Thúy khiến cho câu chuyện về cuộc sống thường nhật trở thành những bài học triết lí nhân sinh. Với ý thức trách nhiệm cùng với lương tâm người cầm bút, Đỗ Bích Thúy đã lặng lẽ quan sát lúc thì đứng ở xa, lúc lại hòa nhập, hóa thân vào nhân vật để chứng kiến nỗi đau, niềm hạnh phúc của các nhân vật.

3.2. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ “chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng cuả văn học”. Nói một cách hình tượng hơn thì “ ngôn ngữ là cái áo của tư tưởng” (M. Gorki). Và nguồn nguyên liệu để may ra cái “áo tư tưởng” đó không đâu xa lạ chính là hiện thực đời sống, ngôn ngữ hằng ngày với lời ăn tiếng nói của mọi người, ca dao, tục ngữ được chắt lọc qua lăng kính thẩm mĩ của mỗi nhà văn. Để thể hiện một đô thị xô bồ, hỗn độn và chồng chéo của các mối quan hệ phức tạp, Đỗ Bích Thúy sử dựng một ngôn ngữ gần gũi với đời sống. Thật khó để hình dung ra bức tranh cuộc sống thường ngày qua những từ ngữ cao đàm khoát luận. Cuộc sống vốn bộn bề, mộc mạc nên chỉ cần để nó là chính nó trong văn chương.

3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện

Ở mỗi một không gian vùng miền nhà văn lại có những vốn từ phong phú, thích hợp để lột tả đặc trưng của không gian vùng miền đó. Khi viết về lịch sử cuộc sống và con người vùng cao, Đỗ Bích Thúy viết bằng thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị của đồng bào. Nhưng khi viết về đô thị, ngôn ngữ đời thường lại ùa vào trang văn của chị một cách tự nhiên. Cửa hiệu giặt là xuất hiện lớp từ chuyên môn, trong đó phần nhiều là lớp từ đặc trưng thời đại kỹ thuật số, công nghệ thông tin: kiểu thông tin điện tử, trang web, chat, gmail, nick, forward, báo điện tử, báo lá cải, điện thoại có 3G, truyền hình cáp… và những từ ngữ vốn mới chỉ xuất hiện gần đây: báo lá cải, câu view, showbiz, phim Hàn Quốc… Như vậy, ngôn ngữ thời hiện đại đã chi phối phát ngôn của người kể chuyện.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022