Thực Trạng Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam

nhà nước, xây dựng trung tâm chuyển giao công nghệ và trung tâm dịch vụ đổi mới công nghệ quốc gia, thúc đẩy chuyển giao thành quả khoa học công nghệ, thúc đẩy DNV&N phát triển, khai thác và mở rộng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm mới.

Bên cạnh đó là các dự án hỗ trợ khoa học công nghệ dành cho doanh nghiệp:

Dự án Đốm lửa: Là một chương trình cấp quốc gia nhằm phát triển khoa học công nghệ ở nông thôn bằng con đường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các xí nghiệp hương trấn thông qua các chương trình phát triển công nghệ tiến bộ cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho các xí nghiệp hương trấn. Chương trình “Đốm lửa” bắt đầu triển khai từ năm 1986, và cho đến năm 2005, chương trình đã triển khai 9497 dự án ở tất cả các cấp, đầu tư 446 380 triệu NDT. Chi phí đầu tư cho dự án đào tạo nằm trong chương trình “Ngọn duốc” là 8.050 triệu NDT với số người được đào tạo lên tới 15.366.848 người.

Dự án Ngọn đuốc: Là một chương trình quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ khởi xướng vào năm 1988 nhằm thúc đẩy chuyển giao thành quả của tiến bộ công nghệ, công nghiệp hoá cộng đồng công nghệ tiến bộ và quốc tế hoá ngành công nghiệp công nghệ tiến bộ. Thông qua chương trình Ngọn đuốc, đến năm 2004, Trung Quốc đã có 53 cụm công nghiệp công nghệ cao, 500 doanh nghiệp ươm mầm công nghệ, 29 cụm công nghiệp phần mềm, 84 cụm công nghiệp đặc thù được thành lập. Nhằm đẩy mạnh việc hỗ trợ các cơ sở công nghiệp phần mềm, dự án Ngọn đuốc đã đầu tư 30 triệu NDT từ nguồn quỹ đặc biệt giai đoạn 2001-2004 để hỗ trợ cho 28 khu phần mềm trong trong tổng số 38 cơ sở phần mềm.

3.4. Phát triển vườn ươm doanh nghiệp

Mục đích của vườn ươm doanh nghiệp là cung cấp các dịch vụ và địa điểm cho các doanh nghiệp mới thành lập, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển. Các vườn uơm doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, ươm tạo các

DNV&N, nâng cao kinh tế khu vực, hỗ trợ các điểm kinh tế mới và nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống. Kết quả là vườn uơm doanh nghiệp thu hút được sự chú ý của các quốc gia trên thế giới.

Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng mô hình vườn ươm doanh nghiệp từ năm 1987 và ngành công nghiệp này đang phát triển một cách hiệu quả. Đại học Thanh Hoa là một trong các cơ sở nổi tiếng về đào tạo ở bậc đại học của Trung Quốc. Từ năm 1994, Công viên khoa học của trường đã bắt đầu hoạt động với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, cải thiện chức năng của công viên khoa học và củng cố vườn ươm doanh nghiệp. Ngành công nghiệp vườn uơm của Trung Quốc bắt nguồn từ Trung tâm Đổi mới Donghu (Vũ Hán), được thành lập năm 1987. Sự phát triển của trung tâm đổi mới này có thể chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn thí nghiệm (1987-1988), giai đoạn bắt đầu (1989-1993), giai đoạn phát triển (1994-1995), giai đoạn nâng cấp (1996-1998) và giai đoạn phát triển mới (1998-2005). Trong giai đoạn phát triển mới, các cơ sở vườn ươm doanh nghiệp đã bắt đầu cung cấp nhiều dịch vụ chuyên ngành hơn với những đặc trưng riêng biệt hơn, hướng tới các mục tiêu trọng điểm hơn và củng cố vai trò cơ bản của mình là cung cấp các dịch vụ cơ bản, ví dụ như làm nền tảng cho Chính phủ mở rộng các dịch vụ công. Năm 2003, Chính phủ Trung Quốc ban hành Luật thúc đẩy DNV&N và bảo hộ về mặt pháp lý các DNV&N. Kết quả là, ngành công nghiệp vườn ươm doanh nghiệp bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Chính phủ Trung Quốc đã để ra một số chính sách trong lĩnh vực này như sau:

Chi phí cần thiết để phát triển các sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm phù hợp nằm trong kế hoạch sản xuất thí nghiệm sản phẩm mới sẽ do Chính phủ cung cấp. Đối với các sản phẩm công nghệ cao nằm trong danh mục kế hoạch quốc gia, sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng trong 3 năm. Đối với thiết bị sử dụng để phát triển các sản phẩm cụng nghệ cao, sẽ được giảm hoặc miễn thuế. Đồng thời, được sự chấp nhận của Chính phủ, doanh nghiệp

công nghệ cao có thể trích 3-5% tổng doanh thu của doanh nghiệp để đầu tư vào nghiên cứu tiếp theo. Trong trường hợp của vườn ươm doanh nghiệp của đại học Thanh Hoa, hoàn trả thuế trong năm 2004 lên tới 5.400.000 NDT.

Nâng cấp công nghệ cao cho các ngành công nghiệp truyền thống. Ngân hàng sé tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp truyền thống vay vốn nâng cấp thiết bị kỹ thuật công nghệ cao. Về lợi nhuận, ngoại trừ phần nộp vào thu nhập của Nhà nước, phần còn lại sẽ thuộc về doanh nghiệp.

Chính phủ khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo đại học và doanh nghiệp công nghiệp cùng hợp tác để cải cách các ngành công nghiệp truyền thống. Chính phủ cũng khuyến khích các doanh nghiệp thiết lập các loại hình cơ sở nghiên cứu khác nhau và khuyến khích các cơ sở đào tạo đại học thiết lập các doanh nghiệp công nghệ cao bằng cách thiết lập các cơ sở sản xuất hợp tác với doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy cải tiến, nâng cấp sản phẩm và quy trình làm việc của các ngành công nghiệp truyền thống.

Phát triển nhân lực: Chính phủ khuyến khích tập hợp người tài và kích thích các aasng kiến của người tài về công nghệ cao. Ví dụ, các vườn ươm doanh nghiệp và các doanh nghiệp công nghệ cao được độc lập trong quản lý nhân sự. Chính phủ cũng thưởng cho những người xuất sắc mức thưởng cao.

Chính phủ thúcc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp tư nhân và DNV&N. Nhà nước đã thành lập quỹ đổi mới công nghệ cho các DNV&N và thiết lập trung tâm thúc đẩy lực lượng sản xuất, thực hiện tư vấn và các dịch vụ gián tiếp cho các DNV&N.

Kết quả là nhờ các chính sách ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, ngành công nghiệp vườn ươm doanh nghiệp đã phát triển nhanh và đạt một số kết quả tốt. Tỷ lệ các vườn ươm doanh nghiệp gia tăng từ 18,6% năm 1996 lên 82,5% năm 2002. Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế Trung Quốc, ngành công nghiệp vườn ươm doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi lớn.

Chính phủ Trung Quốc hiện nay nhấn mạnh vào việc thiết lập nền tảng công nghệ của Nhà nước, việc hình thành và chỉ đạo các nguyên tắc của thị trường. Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc dần dần nới lỏng sự thắt chặt quản lý nhân sự trong các cơ sở ươm tạo và bắt đầu vạch ra các yêu cầu về trình độ đối với nhân lực trong ngành công nghiệp này nhằm cải thiện chất lượng của đội ngũ quản lý. Thứ ba, Chính phủ Trung Quốc đang bắt đầu điều chỉnh các hệ thống quản lý của các cơ sở ươm tạo và thừa nhận nhu cầu cần có các vườn ươm doanh nghiệp đa dạng hơn. Chính phủ cũng thừa nhận và khuyến khích sự xuất hiện của các loại hình vườn ươm doanh nghiệp khác.

CHƯƠNG 3‌‌

CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM


1. Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

1.1. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

1.1.1. Về số lượng doanh nghiệp

Số lượng DNV&N được thành lập mới ở Việt Nam không ngừng gia tăng qua các năm, nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005 được ban hành. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại diễn đàn doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2008, đến nay cả nước có khoảng

350.000 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký lên trên 1.415.000 tỷ VND (tương đương với 86 tỷ USD), trong đó DNV&N chiếm khoảng 95% trên tổng số doanh nghiệp nói trên. Trong những năm qua, số doanh nghiệp đăng ký mới tăng trung bình khoảng 25%/năm, vốn đăng ký tăng gần 49%/năm, Các DNV&N hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP của cả nước, thu hút khoảng 50,13% tổng số lao động trong doanh nghiệp, tạo việc làm cho 3,4 triệu lao động vốn chiếm 28,92%, doanh thu chiếm 22,07%, lợi nhuận chiếm 11,78% và nộp ngân sách chiếm 17,46%. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, số lượng DNV&N chiếm đến 42,46% tổng số DNV&N của cả nước 22.

Không chỉ phát triển nhanh về số lượng, trong 5 năm 2001-2005, DNV&N nói riêng và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung có nhịp độ tăng trưởng cao nhất. Nếu năm 2000, loại hình doanh nghiệp này chiếm 24,6% trong giá trị sản xuất theo giá trị thực tế của toàn ngành công nghiệp,


22 http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=565

năm 2003 là 27,5%, năm 2004 tăng lên 28,5% thì đến năm 2005 vọt lên tới

37% 23.

Biểu đồ 3.1: Số lượng doanh nghiệp qua các năm


Nguồn Niêm giám thống kê năm 2007 1 1 2 Về quy mô vốn và tiếp cận vốn Năng 1

Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2007


1.1.2. Về quy mô vốn và tiếp cận vốn


Năng lực tài chính của DNV&N còn yếu. Trong tổng số DNV&N thì số doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm đa số. Xét quy mô về vốn thì doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%; từ 1-5 tỷ đồng chiếm 37,03%; doanh nghiệp có vốn từ 5-10 tỷ đồng chỉ chiếm 8,18% 24. Như vậy, số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao, tới 41,8%. Đây là một con số không bất bình thường, nhưng tại VN thì sự chênh lệch giữa các DNV&N với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp Nhà nước là rất đáng kể. Nếu chia tỷ lệ bình quân thì một DNV&N chỉ có 31 lao động, 4 tỷ đồng vốn, trong khi đó với các


23 www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=9334

24 www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=9334

doanh nghiệp Nhà nước con số này là 421 lao động và 167 tỷ đồng và với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 299 lao động, 134 tỷ đồng vốn.

Một đặc trưng của DNV&N Việt Nam là khi doanh nghiệp hình nghiệp nguồn vốn tự có rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh. Khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để vay. Với nguồn vốn tự có hạn chế, không có tài sản đảm bảo, công nghệ sản xuất còn thấp kém, khả năng lập dự án còn yếu… làm cho các ngân hàng chưa tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp dẫn đến khả năng tiếp cận vốn vay của ngân hàng là rất khó khăn đối với DNV&N.

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn của DNV&N


Nguồn vốn

Tỷ lệ (%)

Vốn tự có

36,25

Vốn vay ngân hàng

45,31

Vốn khác

18,44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước, 2008


Trong cơ cấu vốn của DNV&N, tỷ trọng vay vốn ngân hàng chiếm tới 45%. Điều này cho thấy vốn tín dụng đóng một vai trò quan trọng đối với DNV&N. Theo một cuộc điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tính đến cuối tháng 9/2008, có đến 74,47% doanh nghiệp được điều tra cho hay ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của họ. Nhu cầu về vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp cao như vậy nhưng mức độ đáp ứng vốn cho doanh nghiệp của ngân hàng chỉ vào khoảng 30- 40%.

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn tín dụng của các DNV&N Việt Nam hạn chế xuất phát từ chính bản thân các DNV&N. Phần lớn các DNV&N thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng

không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu. Hệ thống sổ sách kế toán, nội dung và phương pháp hạch toán kế toán của doanh nghiệp thường không đầy đủ, chính xác và thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng. Một số lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần tuý, nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài. Những vấn đề này đã gây nên sự thiếu thuyết phục của DNV&N đối với ngân hàng khi đề nghị ngân hàng xem xét thẩm định cho vay.

1.1.3. Về lao động và chất lượng nguồn nhân lực

Theo định nghĩa DNV&N là những doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê cho thấy các DNV&N có số lao động dưới 50 người chiếm tỷ lệ đa số từ 85-90%, trong đó đặc biệt là số doanh nghiệp có số lao động 5-9 người chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp, số doanh nghiệp có lao động 50-300 người chiếm một tỷ lệ không đáng kể 8-13% 25.

DNV&N đóng vai trò ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam, là nguồn cung cấp việc làm cho hơn 1,5 triệu lao động mới gia nhập thị trường mỗi năm. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi các doanh nghiệp Nhà nước đang trong quá trình xác định lại quy mô lao động cho phù hợp nên khó có thể mở rộng, thậm chí còn có thể thu hẹp nguồn nhân lực. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuy đang trên đà tăng trưởng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng sản lượng công nghiệp và xuất khẩu, tuy



25 www.sdh.ueh.edu.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022