nhiên các doanh nghiệp này cũng có những hạn chế nhất định trong việc tạo thêm việc làm. Do vậy các DNV&N càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Về chất lượng đội ngũ lao động: Khả năng quản lý ở các DNV&N còn hạn chế. Đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế- xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức về công nghệ thông tin, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh. Một nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với 63.000 doanh nghiệp trên cả nước cho thấy 43% chủ doanh nghiệp có trình độ trung học trở xuống. Với trình độ này, việc tiếp cận và tìm hiểu các công cụ quản lý đối với họ rất khó khăn. Có tới 63% doanh nghiệp không tuyển dụng được người tài, 55% khó khăn trong việc giữ chân người giỏi vì lao động có trình độ cao đều có tâm lý muốn làm việc ở những công ty lớn và có thu nhập cao.
1.2.4. Về ngành nghề
DNV&N ở Việt Nam có xu hướng đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh. Khi đăng ký kinh doanh, DNV&N đăng ký một danh sách rất dài các ngành nghề kinh doanh. Theo ước tính, khoảng 40% các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, 21% trong lĩnh vực sản xuất và 14% trong lĩnh vực xây dựng. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.2: Số lượng DNV&N phân theo ngành nghề kinh doanh (Giai đoạn 2000 – 20006)
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Nông nghiệp và lâm nghiệp | 925 | 875 | 972 | 939 | 1.015 | 1.071 | 1.092 |
Thuỷ sản | 2.453 | 2.563 | 2.407 | 1.468 | 1.354 | 1.358 | 1.307 |
Công nghiệp khai thác mỏ | 427 | 634 | 879 | 1.029 | 1.193 | 2.277 | 1.369 |
Công nghiệp chế biến | 10.399 | 12.353 | 14.794 | 16.916 | 20.531 | 24.017 | 26.863 |
Xây dựng | 3.999 | 5.693 | 7.855 | 9.717 | 12.315 | 15.252 | 17.783 |
Thương mại | 17.547 | 20.722 | 24.794 | 28.369 | 36.090 | 44.656 | 52.116 |
Khách sạn và nhà hàng | 1.919 | 2.405 | 2.843 | 3.287 | 3.957 | 4.730 | 5.116 |
Giao thông vận tải | 1.796 | 2.545 | 3.242 | 3.976 | 5.351 | 6.754 | 7.695 |
Khác | 2.823 | 3.890 | 5.132 | 6.311 | 9.950 | 13.835 | 17.602 |
Tỷ lệ | |||||||
Nông nghiệp và lâm nghiệp | 2,2 | 1,7 | 1,5 | 1,3 | 1,1 | 0,9 | 0,8 |
Thuỷ sản | 5,8 | 5,0 | 3,8 | 2,0 | 1,5 | 1,2 | 1,0 |
Công nghiệp khai thác mỏ | 1,0 | 1,2 | 1,4 | 1,4 | 1,3 | 1,1 | 1,0 |
Công nghiệp chế biến | 24,6 | 23,9 | 23,5 | 23,5 | 13,5 | 21,3 | 20,5 |
Xây dựng | 9,5 | 11,0 | 12,5 | 13,5 | 13,4 | 13,5 | 13,5 |
Thương mại | 41,5 | 40,1 | 39,4 | 39,4 | 39,8 | 39,5 | 40,0 |
Khách sạn và nhà hàng | 4,5 | 4,7 | 4,5 | 4,6 | 4,3 | 4,2 | 3,9 |
Giao thông vận tải | 4,2 | 4,9 | 5,2 | 5,5 | 5,8 | 6,0 | 5,9 |
Khác | 6,7 | 7,5 | 8,2 | 8,8 | 10,8 | 12,2 | 13,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Đóng Góp Vào Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Các Dnv&n Trung Quốc
- Thực Trạng Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
- Khó Khăn Trong Tiếp Cận Thông Tin Công Nghệ Và Lựa Chọn, Ứng Dụng Công Nghệ
- Giải Pháp Vận Dụng Kinh Nghiệm Của Trung Quốc Nhằm Phát Triển Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Thống kê- Thực trạng doanh nghiệp qua điều tra
năm 2001-2007
Dựa vào bảng trên ta thấy không có quá nhiều thay đổi về ngành nghề kinh doanh trong khu vực DNV&N theo thời gian từ năm 2000 đến năm 2006. Tỷ trọng các DNV&N trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm chút ít so với các ngành dịch vụ. Sự thay đổi mạnh mẽ nhất chính là tỷ trọng của mục “khác” đã tăng từ 6,7% đến 13,4% giai đoạn 2000-2006, cho thấy các DNV&N đang chuyển dịch sang các lĩnh vực kinh doanh đa dạng hơn, bao gồm các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao như dịch vụ tài chính, phần mềm và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác.
1.2.4. Về doanh thu và lợi nhuận
Không chỉ phát triển nhanh về số lượng, các DNV&N có nhịp độ tăng trưởng doanh thu cao nhất. Doanh thu của các doanh nghiệp này gia tăng liên tục qua các năm, tỷ lệ tăng trên 30%/năm.
DNV&N Việt Nam là đội ngũ doanh nghiệp rất năng động và thích nghi tốt với môi trường, cơ cấu gọn nhẹ nên dễ dàng điều chỉnh theo biến động của thịtrường, đây cũng là thành phần kinh tế hoạt động rất có hiệu quả và có lợi nhuận cao. Kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2008 của các DNV&N có quan hệ tín dụng với các NHTM đạt 18.532 tỷ đồng, bình quân kết quả kinh doanh của một DNV&N đạt 458 triệu đồng.
1.2.5. Về khả năng cạnh tranh
Hầu hết các DNV&N chưa xây dựng được thương hiệu, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Khả năng liên kết của các DNV&N ở Việt Nam còn có những hạn chế do tư tưởng mạnh ai nấy làm. Ở nhiều nước, doanh nghiệp nhỏ chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu cho những doanh nghiệp vừa và những doanh nghiệp này lại cung ứng cho những doanh nghiệp lớn hơn, tạo thành một chuỗi cung ứng hiệu quả. Mặc dù chất lượng hàng hóa chưa cao nhưng giá
rẻ hơn nhiều cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các DNV&N Việt Nam. Cơ cấu quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, dễ dàng trong chuyển đổi cơ chế hoạt động, linh hoạt trong thực tế vốn đầy phức tạp của kinh tế thị trường. Các công ty nhỏ và vừa là những công ty bám sát thị trường nhất, đồng thời có thể điều chỉnh phương hướng kinh doanh của mình với tốc độ nhanh nhất. Về mặt quản lý, so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các tập đoàn lớn, việc ra quyết định kinh doanh của những công ty nhỏ không cần qua nhiều cấp, nên khi gặp khó khăn sẽ nhanh chóng được giải quyết. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn.
1.2.6. Về máy móc thiết bị và khoa học công nghệ
DNV&N do qui mô về vốn nhỏ nên khả năng đầu tư, trang bị máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại rất hạn chế. Năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý ở các DNV&N còn yếu. Công nghệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, sản xuất ra được các sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và giảm bớt chi phí sản xuất, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh. Công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới sẽ làm hạn chế khả năng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế năng suất và sản lượng, chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường. Trong một số trường hợp doanh nghiệp không nâng cao khoa học công nghệ là do doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, một sốdoanh nghiệp nhận thức được và muốn đổi mới công nghệ nhưng khả năng về vốn không đáp ứng được.
Mức độ đầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ lệ thấp so với các thành phần kinh tế khác. Tỷ lệ này có tăng qua các năm nhưng so với các thành phần kinh tế khác thì tỷ lệ này còn thấp từ 8-21%. Sự gia tăng đáng kể về số lượng các DNV&N là một dấu hiệu đáng
mừng, tuy nhiên về chất lượng thì còn nhiều hạn chế và yếu kém. Đặc điểm chung của các DNV&N Việt Nam là vốn ít, máy móc công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin, trình độ quản lý chiến lược thấp, chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề thõm dụng lao động, chi phí cao, năng suất và hiệu quả thấp, tỷ suất lợi nhuận bình quân không cao, khả năng tích lũy vốn thấp…
Hầu hết các DNV&N quá nhỏ bé, chưa thể là lựa chọn của các đối tác, các tập đoàn lớn. Khi lựa chọn các đối tác cung ứng dịch vụ và thiết bị phụ trợ, không chỉ các tập đoàn lớn nước ngoài mà ngay cả các doanh nghiệp lớn trong nước thường coi trọng năng lực doanh nghiệp cung ứng. Do hạn chế về vốn và công nghệ nên DNV&N rất khó tham gia những dự án lớn.
1.2. Thực trạng luật pháp và thể chế hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Khu vực DNV&N không thể tăng trưởng trong thời gian qua nếu không có sự thay đổi sâu sắc trong môi trường luật pháp điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh và những thay đổi từ phía các tổ chức, cơ quan, nơi có trách nhiệm hiện thực hoá các văn bản pháp luật.
Một trong những bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của khu vực DNV&N Việt Nam là việc ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp từ năm 2000. Văn bản luật này đã dỡ bỏ nhiều rào cản gia nhập thị trường chính thức cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều giấy phép kinh doanh do các Bộ ban hành đã được bãi bỏ. Điều này giúp cho việc thành lập doanh nghiệp mới trở nên dễ dàng hơn và do đó, nhiều DNV&N hôm nay có thể được xem là “con đẻ” của Luật Doanh nghiệp năm 2000. Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp mới (Luật Doanh nghiệp năm 2005) thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2000, có hiệu lực từ tháng 7/2006. Luật Doanh nghiệp năm 2005 kế thừa những thành công trong việc hỗ trợ DNV&N đồng thời phát triển thêm hỗ trợ ở nhiều mặt. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo khung pháp lý cho tất cả các loại hình doanh nghiệp
bao gồm cả DNV&N, doanh nghiệp không thuộc nhóm DNV&N, công ty nước ngoài, doanh nghiệp hơn tám năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực năm 2000 và được thay thể vào năm 2005, môi trường luật pháp đã được từng bước được cải thiện và trở nên thuận lợi hơn rất nhiều cho DNV&N nếu so với thời điểm một thập kỷ trước. Kết quả này có được không chỉ là sản phẩm của các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành mà còn là sản phẩm của những thay đổi từ phía các Bộ, ngành để quản lý đúng đắn, nhất quán các quy định pháp luật.
Với mối quan tâm đặc biệt dành cho DNV&N, cuối năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Cục Phát triển DNV&N để quản lý Nhà nước và điều phối các hoạt động của Chính phủ liên quan tới xúc tiến phát triển DNV&N. Văn bản pháp lý quan trọng hướng dẫn hoạt động của DNV&N ở Việt Nam là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001. Nghị định này gồm 4 chương, 20 điều.
Năm 2003, Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNV&N được thành lập theo Quyết định số 12/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tham vấn cho Thủ tướng về cơ chế chính sách khuyến khích sự phát triển của DNV&N Việt Nam. Hội đồng này bao gồm đại diện lãnh đạo của 11 Bộ ngành, 4 thành phố và một số hiệp hội doanh nghiệp lớn.
Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách, biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh thêm một bước cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, gia nhập thị trường. Thực hiện nghị quyết số 59/2007/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/07/2008 , liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT- BKH- BTC-BCA về cơ chế phối hợp để giải quyết đăng ký kinh doanh, mã số thuế và khắc dấu cho doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Những cải cách này đã làm giảm thời gian, chi phí và tiền bạc gia nhập thị trường.
Năm 2008, cả nước có khoảng 65.800 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt 484,2 ngàn tỷ VND, đạt 113% về số lượng và 107,79% về số vốn đăng ký kinh doanh so với năm 2007 26.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới một văn bản quan trọng khác là “Kế hoạch Phát triển DNV&N giai đoạn 2006-2010”. Kế hoạch này được xem như một điều khoản tham chiếu cụ thể và kế hoạch hành động cho Chính phủ và các đối tác phát triển nhằm hỗ trợ cho sự hình thành một khu vực DNV&N lớn mạnh ở Việt Nam. Kế hoạch này đã được Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNV&N thông qua vào cuối năm 2005 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg vào tháng 10/2006. Kế hoạch này đã xác định những mục tiêu quan trọng định hướng cho hoạt động phát triển DNV&N và tạo môi trường cấu trúc thông qua đó phối hợp các hoạt động để đạt được kết quả tối ưu. Kế hoạch Phát triển DNV&N phù hợp với “Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010” và là nền tảng giúp hài hoà hoá hỗ trợ của các nhà tài trợ trong lĩnh vực phát triển DNV&N.
Mục tiêu “Kế hoạch Phát triển DNV&N giai đoạn 2006-2010” là “Đẩy nhanh tốc độ phát triển DNV&N, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các DNV&N đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng cho nền kinh tế”.
1.3. Những tồn tại, khó khăn, hạn chế mà doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang phải đối mắt
Cuối năm 2007 đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu với nhiều bất lợi trong sản xuất kinh doanh. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngoài
26 www.tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn
nhóm này, 60% thành viên Hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm cho các công ty không kiểm soát được chi phí, mất thị trường và không đủ vốn để duy trì sản xuất, 20% là các công ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.
Những khó khăn hiện tại của DNV&N tập trung vào các vấn đề như: thiếu vốn, khó tiếp cận đất đai làm mặt bằng kinh doanh, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu, trình độ quản trị doanh nghiệp hạn chế... là những khó khăn chung mà bất cứ DNV&N ở nước nào cũng phải trải qua với các mức độ khác nhau. Cụ thể:
1.3.1. Khó khăn trong việc vay vốn
Tình trạng thiếu vốn hoặc không có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là hiện tượng khá phổ biến của các DNV&N hiện nay. Ngoài nguồn vốn tự có, các DNV&N thường huy động vốn từ gia đình, người thân, bạn bè hoặc vay ngân hàng. mặc dù các ngân hàng thương mại đã có nhiều nỗ lực trong việc cung ứng tín dụng cho DNV&N nhưng khó khăn trong việc xử lý các vấn đề tài chính vẫn là khó khăn nổi trội của các DNV&N. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và DANIDA đối với các DNV&N năm 2007 ở 10 tỉnh, thành phố, khoảng 32% DNV&N trả lời khó khăn về nguồn tài chính, tín dụng.
Bên cạnh đó, nhận thức và hiểu biết về các nguồn tài chính bên ngoài của DNV&N còn nhiều hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp muốn có thêm vốn để phát triển kinh doanh đều chỉ nghĩ đến các nguồn vay từ ngân hàng. Bên cạnh nguồn vốn ngân hàng còn có các nguồn vốn khác như cho thuê tài chính, bao thanh toán và quỹ đầu tư mạo hiểm. Đây là vấn đề cần được khắc phục bởi ngoài nguồn vốn từ các ngân hàng thì các nguồn vốn khác cũng là một kênh huy động vốn hiệu quả.
1.3.2. Khó khăn về mặt bằng kinh doanh