Các Loại Hình Kinh Doanh Bán Lẻ Khá Phong Phú Đa Dạng

hàng để đạt được lợi thế về giá sản phẩm bán ra bằng những cách tác động lên nhà sản xuất, phân phối sản phẩm. Nhiều trường hợp, những tập đoàn lớn này đã tận dụng ưu thế về mặt tài chính của mình để gây sức ép với nhà cung cấp, khiến một số lượng lớn tỏ ra hết sức bất bình. Khi xuất hiện trên thị trường Hàn Quốc, các nhà bán lẻ phương Tây này đã gặp phải nhiều vụ khởi kiện từ nhà sản xuất, ảnh hưởng đến uy tín của mình. Nhà sản xuất nội địa do đó khá e dè trong việc bắt tay với những nhà bán lẻ này. Trong khi đó, những nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc đã tận dụng cơ hội để củng cố mối quan hệ của mình với những nhà cung cấp truyền thống. Vì vậy, họ luôn đảm bảo được nguồn hàng dồi dào, giá cả ổn định cung cấp cho khách hàng.

Bài học rút ra được từ thành công của những nhà bán lẻ Hàn Quốc là họ đã nắm rõ tâm lý, hiểu được văn hóa, truyền thống, thói quen mua sắm của người tiêu dùng nội địa. Từ đó, họ có thể điều chỉnh những chiến lược phù hợp với những biến động trên thị trường.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI‌‌

I. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM


1. Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam


1.1 Các loại hình kinh doanh bán lẻ khá phong phú đa dạng


1.1.1 Hệ thống bán lẻ truyền thống vẫn chiếm ưu thế


Thị trường bán lẻ Việt Nam nhìn chung là thị trường phân tán và quy mô còn khá khiêm tốn nếu xét trên quy mô dân số. Chợ và các cửa hàng theo kiểu hộ gia đình vẫn chi phối cả thị trường. Mặc dù quy định mới về việc cấm bán hàng rong tại một số quận nội thành ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã được ban hành từ tháng 2/2008, loại hình này vẫn giữ vai trò đáng kể trong thói quen mua sắm của người Việt Nam.

Đặc biệt ở khu vực nông thôn nơi có hơn 70% dân số Việt Nam đang sinh sống, hệ thống bán lẻ truyền thống chiếm vị trí gần như áp đảo.

Theo thống kê của RNCOS, trong thời kỳ từ 2006 đến nay, doanh thu từ hệ thống bán lẻ truyền thống đang giữ khoảng 90% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên thị trường. Riêng tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nơi xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình bán lẻ hiện đại, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống vào khoảng 75-80% (RNCOS 2008, tr.62).

1.1.2 Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại khá phong phú, đa dạng


Hệ thống bán lẻ hiện đại hiện đang tồn tại ở Việt Nam dưới rất nhiều hình thức khác nhau: trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị, siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh,…

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi siêu thị đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Tháng 10 năm 1993, siêu thị đầu tiên được mở là một siêu thị thuộc sở hữu nhà nước. Tính từ thời điểm đó tới nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch nội địa đã thúc đẩy các mô hình bán lẻ hiện đại nở rộ ở Việt Nam. Sự tăng lên về số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại ở 6 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và Hồ Chí Minh có thể được thể hiện trong bảng sau trong tương quan với số lượng các cửa hàng thuộc kênh bán lẻ truyền thống.



KÊNH BÁN LẺ


2006

2007

2008


SỐ

LƯỢNG

TỶ LỆ TĂNG (% SO VỚI

2006)


SỐ

LƯỢNG

TỶ LỆ TĂNG (% SO VỚI

2007)

Hiện đại (các loại hình siêu thị và cửa hàng tiện ích)


230


368


60


425


15,5

Truyền thống

88.035

96.957

10

99.687

2,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 7

Bảng III.1: Số lượng cửa hàng bán lẻ theo loại hình tại 6 thành phố

lớn nhất Việt Nam


Nguồn: Global Agriculture Information Network – GAIN 2010, tr.3-11

Hệ thống bán lẻ hiện đại của Việt Nam ngoài việc phân chia dựa trên mô hình kinh doanh còn có thể phân loại dựa trên hình thức sở hữu. Theo đó, các cửa hàng bán lẻ hiện đại có thể được phân thành ba loại với những đặc trưng sau:

Thuộc sở hữu nhà nước: mặc dù siêu thị bán lẻ hiện đại đầu tiên của Việt Nam là của nhà nước song các cửa hàng bán lẻ loại này đang ngày càng mất dần thị phần trên thị trường bán lẻ. Tốc độ tăng trưởng của mô hình kinh doanh bán lẻ thuộc sở hữu nhà nước cũng thấp nhất, chỉ đạt khoảng 12%/năm trong giai đoạn từ 2002-2008 (RNCOS 2008, tr.56).

Thuộc sở hữu tư nhân hay các doanh nghiệp trong nước: loại hình này đang dẫn đầu về số lượng các cửa hàng, chiếm vị trí áp đảo trên thị trường bán lẻ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đều trên 20% (RNCOS 2008, tr.56).

Sài Gòn Co.op Mart – Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam


Ví dụ thành công nhất về nhà bán lẻ Việt Nam không thuộc sở hữu nhà nước là chuỗi siêu thị Co.opMart. Từ khi siêu thị đầu tiên ra đời (Co.pMart Cống Quỳnh) năm 1996, Saigon-Co.op đã không ngừng phát triển và trở thành hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hơn 40 siêu thị. Hệ thống siêu thị Co.opMart là một trong những hệ thống siêu thị lớn trong nước với sự đầu tư hiện đại, công nghệ quản lý chuyên nghiệp. Thành công của chuỗi siêu thị Sài Gòn Co.op Mart có được là do những người lãnh đạo ngay từ thời kỳ đầu đổi mới đã nhanh chóng thay đổi tư duy, học hỏi kinh nghiệm bán lẻ từ các thị trường phát triển trong khu vực và trên thế giới, sớm phát triển mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường.

Thành công của Sài Gòn Co.op Mart đáng kể nhất là doanh nghiệp bán lẻ duy nhất của Việt Nam được bầu chọn trong top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á trong sáu năm liên tiếp (2004-2009)

Thuộc sở hữu nước ngoài: mặc dù các mô hình kinh doanh này mới chỉ giữ thị phần nhỏ trên thị trường nhưng tăng trưởng khá mạnh, gần 20%/năm và dự đoán sau khi thị trường được hoàn toàn mở cửa thì sẽ đạt mức tăng lớn hơn đáng kể (RNCOS 2008, tr.58).

Trên thị trường bán lẻ Việt Nam, Big C và Metro là hai tập đoàn bán lẻ đến từ nước ngoài có hoạt động rộng khắp nhất. Hai tập đoàn này sẽ được trình bày trong phần kế tiếp khi phân tích về sự phát triển của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu.


1.2 Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và chiếm lĩnh thị trường


Mặc dù phải đến thời điểm 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam mới mở cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo những cam kết trong khuôn khổ WTO, trên thực tế, các cơ sở bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam từ cuối những năm 1990.

Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài lớn hiện đang hoạt động trên thị trường Việt Nam gồm có chuỗi siêu thị Big C của tập đoàn Casino (Pháp), các đại siêu thị bán buôn của Metro Cash & Carry (Đức), tập đoàn Parkson của Malaysia, Dairy Farm của Hồng Kông, Lotte của Hàn Quốc,.v.v. Trong phần này em xin được phân tích mô hình kinh doanh bán lẻ của một số tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam.

Big C


Big C thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Casino. Đây là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 9.000 cửa hàng tại hàng chục các quốc gia châu Âu và châu Á. Số lượng nhân viên của tập đoàn này lên tới 190.000.

Big C xuất hiện ở Việt Nam bằng việc mở siêu thị ở Đồng Nai vào năm 1998. Hiện nay, Big C đã mở rộng hoạt động của mình sang hầu hết các thành phố lớn của Việt Nam, bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, với tổng số 10 đại siêu thị và siêu thị bán lẻ. Big C ở Hà Nội (Bourbon Thăng Long) là đại siêu thị lớn nhất trong chuỗi 10 trung tâm. Mỗi trung tâm mua sắm của Big C phục vụ trên 50.000 mặt hàng với chủng loại vô cùng phong phú. Ở các siêu thị của Big C, khách hàng có thể lựa chọn thực phẩm tươi sống, hàng tạp hóa, quần áo, đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt

hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe nhìn. Giá của các mặt hàng trong chuỗi các siêu thị Big C đều có giá cả cạnh tranh và một số lượng lớn được bán với giá thấp hơn giá bán tại các chợ truyền thống.

Metro Cash & Carry


Trung tâm Metro đầu tiên khai trương ở Việt Nam vào tháng 3 năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, tập đoàn Metro đã có 9 đại siêu thị hoạt động ở Việt Nam: 3 trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh, 1 trung tâm tại thành phố Biên Hòa, 2 trung tâm ở thủ đô Hà Nội, và ở thành phố khác là Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng. Theo kế hoạch, trong năm 2010, 4 trung tâm mua sắm của Metro sẽ tiếp tục ra đời trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Cash and Carry là trả tiền mặt và vận chuyển. Phương thức kinh doanh này còn khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam nhưng đã khá phổ biển và gặt hái được thành công trên các thị trường phát triển. Nhóm khách hàng mục tiêu là các khách hàng chuyên nghiệp, thường xuyên mua sắm với khối lượng lớn. Nhóm khách hàng này bao gồm các nhà bán buôn, nhà phân phối, các đại lý, chủ các cửa hiệu tạp hóa, nhà hàng, khách sạn,… Metro chỉ phục vụ cho những khách hàng có thẻ hội viên.

Parkson


Parkson thuộc sở hữu của công ty Malaysia hiện đang quản lý hơn 70 trung tâm ở Malaysia và Trung Quốc.

Tại Việt Nam, Parkson bắt đầu mở trung tâm mua sắm đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2005 và đến nay đã có tất cả 6 trung tâm mua sắm Parkson ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Mô hình kinh doanh của Parkson là chuỗi các trung tâm mua sắm tập trung những nhãn hiệu thời trang, mỹ phẩm và các sản phẩm thời thượng nhất trên thế giới nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu là tầng lớp trung lưu và thượng lưu trong xã hội. Phương châm kinh doanh của Parkson là đem đến cho khách hàng những trải nghiệm

mua sắm thú vị và độc đáo bằng việc thiết kế những gian hàng có tính thẩm mỹ cao, một bộ sưu tập vô cùng đa dạng những nhãn hàng nổi tiếng nhất trên thế giới. Parkson luôn đưa ra những chương trình khuyến mại giảm giá lớn vào mỗi dịp lễ, tết đặc trưng trên mỗi thị trường.

Best Carings


Best carings là chuỗi siêu thị chuyên kinh doanh hàng điện tử gia dụng. Chuỗi cửa hàng này ra đời là kết quả của hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa công ty Tiếp thị Bến Thành và tập đoàn bán lẻ điện tử của Nhật bản là Best Denki.

Từ năm 1999, công ty Tiếp thị Bến Thành đã kinh doanh sản phẩm điện tử gia dụng và liên tục giữ vị trí doanh nghiệp bán buôn sản phẩm điện máy lớn nhất Việt Nam. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng ở mức trên 50% suốt từ năm 2006.

Tập đoàn bán lẻ điện tử Nhật Bản Best Denki bắt đầu hoạt động trên thị trường quốc tế từ năm 1985. Tính đến thời điểm hết năm 2009, tập đoàn này đã có 40 cửa hàng trên khắp châu Á.

Phương châm kinh doanh của Best Carings Việt Nam là kết hợp giữa thế mạnh của sự hiểu biết về nhu cầu người tiêu dùng trong nước của Carings và phương pháp tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp Nhật Bản. Siêu thị Best Carings đi vào hoạt động đầu tiên vào năm 2008 ở Hà Nội. Đây là siêu thị điện máy đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở thành phố này với công nghệ quản lý, phong cách trưng bày và dịch vụ khách hàng đều theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Hiện nay chuỗi siêu thị của Best Carings ở Việt Nam đã mở được 3 siêu thị ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Kế hoạch kinh doanh của Best Carings là đến hết năm sẽ có 11 cửa hàng trên khắp Việt Nam và trở thành nhà bán lẻ điện máy lớn nhất, hoạt động chuyên nghiệp nhất ở Việt Nam.

1.3 Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn yếu kém


1.3.1 Quy mô nhỏ


Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói chung đều gặp khó khăn về vốn. Có thể lấy một ví dụ rất điển hình. Một siêu thị bán lẻ do một doanh nghiệp Việt Nam mở thường chỉ được đầu tư số vốn chưa đến 10 tỷ trong khi đó nhà bán lẻ nước ngoài có thể đầu tư gấp 13 lần, lên đến 130 tỷ. Một hệ quả khá rõ ràng là doanh thu bình quân của một siêu thị Việt Nam chỉ bằng 35% một siêu thị của nước ngoài (Hồng, Văn 2009).

Nguồn vốn hạn chế là một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong cuộc đua với những tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ nhưng còn mở rộng quy mô kinh doanh sang một số lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu nên vốn dành cho hoạt động bán lẻ lại càng bị hạn chế.

Do thiếu vốn, các nhà bán lẻ Việt Nam không thể đầu tư cho nghiệp vụ hậu cần: bến bãi, kho hàng hay phương tiện chuyên chở. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ Việt Nam ngày càng tụt lại trong cuộc đua với những nhà bán lẻ nước ngoài chuyên nghiệp. Vì đầu tư vào kho bãi rất nhỏ bé, họ không thể dự trữ số lượng hàng lớn do vậy không thể nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu thị trường như các nhà bán lẻ nước ngoài. Bên cạnh đó, phần lớn kho hàng của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đều rơi vào tình trạng khá lạc hậu, không được trang bị đầy đủ hệ thống làm mát. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hàng hóa bán ra.

Hạn chế về phương tiện chuyên chở cũng làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Nếu trên các thị trường phát triển và trong các chuỗi siêu thị bán lẻ của các nhà đầu tư nước ngoài, xe chuyên chở hạng nặng, lên tới trên 30 tấn và xe container hay pallet xuất hiện ngày càng nhiều, các hệ thống siêu thị của nhà bán lẻ Việt Nam vẫn sử dụng hệ thống xe hạng nhẹ dưới 7 tấn. Năng lực chuyên chở hạn chế khiến các doanh nghiệp Việt Nam tốn

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 04/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí