Tác Động Của Việc Mở Cửa Thị Trường Bán Lẻ


chính phủ còn sử dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa với các nhà phân phối lớn, bao gồm kiểm soát địa điểm mở siêu thị, thời gian mở cửa…

Năm 2003, cơ quan nhà đất Thái Lan đã ban hành quy định về khu vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan. Theo quy định mới, các cửa hàng bán lẻ có diện tích trên 1000m2 phải được xây dựng cách trung tâm thành phố tối thiểu là 15km. Quy định này cũng đưa ra diện tích lưu không, diện tích trồng cây xanh đất tối thiểu mà các siêu thị cần có.

Trước nguy cơ các nhà phân phối nước ngoài có thể thâu tóm toàn bộ thị trường, Bộ Thương mại Thái Lan đã phải sử dụng đến các biện pháp phòng chống các chiến lược về giá cả không lành mạnh nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh của một số tập đoàn nước ngoài. Đồng thời, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ mở nhiều khóa đào tạo, bồ dưỡng kiến thức nghiệp vụ, nâng cao trình độ quản lý, xây dựng mạng lưới bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước.

3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

3.2.1 Khái quát về hệ thống bán lẻ của Trung Quốc

Thị trường bán lẻ Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ vào loại lớn nhất trên thế giới. Quy mô thị trường bán lẻ hiện nay của Trung Quốc là khoảng 550 tỷ USD. Dự báo trong 20 năm tới thị trường bán lẻ Trung Quốc sẽ là 2,4 nghìn tỷ USD.

Cơ sở bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được phê chuẩn thành lập vào năm 1992 là cửa hàng bách hóa Yaohan Thượng Hải (liên doanh với Nhật Bản). Cho đến nay, đã có khoảng 70% trong 50 nhà phân phối hàng đầu thế giới có mặt tại Trung Quốc đại lục. Các tập đoàn nổi tiếng đóng vai trò quan trọng ở thị trường Trung Quốc là: Wal-mart (Mỹ), Carefour (Pháp), Metro (Đức), Lutus (Thái Lan), Itoyokado (Nhật Bản), Tô Quả và Vạn Giai (Hồng Kông), Hảo Ưu Đa (Đài Loan)… Các loại hình bán lẻ hiện đại tại Trung Quốc là cửa hàng bách hóa (deparment stores), siêu thị (supermarket), đại siêu thị


(hypermarket), trung tâm thương mại (shopping mall), cửa hàng hội viên dạng nhà kho (warehouse membership store)- vừa bán buôn vừa bán lẻ, cửa hàng tiện lợi (convenience store), cửa hàng chuyên doanh (specialty store)…

Phần lớn các công ty bán lẻ ở Trung Quốc hoạt động dưới hình thức công ty gia đình, phân tán và hiệu quả kinh doanh không cao. Các doanh nghiệp này thường có quy mô nhỏ. Hiện nay chỉ có 122 công ty bán lẻ của Trung Quốc có doanh thu lớn hơn 50 triệu nhân dân tệ (100 tỷ đồng Việt Nam)8.

3.2.2 Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ

Sau khi Trung Quốc thực hiện mở cửa, đã có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào thị trường. Với hơn 60% doanh thu bán lẻ rơi vào tay họ, các công ty bán lẻ Trung Quốc lâm vào tình trạng khó khăn, nhiều công ty bị phá sản. Họ không thể cạnh tranh được với các tập đoàn hùng mạnh về vốn và nhiều knh nghiệm kinh doanh của nước ngoài. Trong thời gian chưa tới 10 năm, các tập đoàn nước ngoài đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Trung Quốc. Cuộc mở cửa thị trường bán lẻ ở Trung Quốc cho thấy 1 kinh nghiệm cay đắng khi người ta tính trong vòng bán kính 35 km trên đất Trung Quốc, nếu Carefour mở 1 đại siêu thị thì đồng thời có 3 nhà phân phối của Trung Quốc phá sản. Sự thâm nhập của các nhà phân phối nước ngoài đã tạo sức ép cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp phân phối trong nước.

3.2.3 Chính sách của chính phủ Trung Quốc

Để thực hiện các cam kết WTO, Trung Quốc phải tiến hành sửa đổi bổ sung và xây dựng mới hệ thống luật pháp trong nước cho phù hợp. Trung Quốc đã ban hành văn bản “Quy chế đầu tư nước ngoài” ngày 11/02/2002 có hiệu lực từ ngày 01/04/2002. Vào ngày 16/04/2004, Bộ Thương Mại Trung Quốc đã ban hành luật “Biện pháp quản lý đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại” có hiệu lực từ ngày 01/06/2004 thay thế cho “Các biện pháp thử nghiệm đối với


8 ThS. Phạm Hữu Thìn (2005), “Trung Quốc với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối hàng hóa nội địa”


doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài” ban hành từ tháng 6/1999. Đây là những văn bản pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối.

Theo quy định trong “Danh mục các ngành kinh doanh dành cho đầu tư nước ngoài”, kể từ ngày 11/12/2001, các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ ở Trung Quốc, nhưng chưa được phép kinh doanh một số mặt hàng nhạy cảm. Một năm sau khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO (tức là từ ngày 11/12/2002) tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài có thể lên tới 50%. Hai năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO (tức là từ ngày 11/12/2003), các nhà đầu tư nước ngoài được phép quản lý công ty và tới năm 2004, các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu toàn bộ công ty.

Về mặt địa lý, khi mới gia nhập WTO, Trung Quốc chỉ cam kết cho phép đầu tư nước ngoài vào 13 nơi gồm 5 đặc khu kinh tế, 6 thành phố lớn vùng duyên hải và 2 thành phố ở miền Trung. Sau 2 năm gia nhập WTO, các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động ở thủ phủ của tất cả các tỉnh. Các hạn chế về mặt địa lý đối với các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài được loại trừ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO.

Chính quyền cấp tỉnh nơi doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở có thể chấp thuận đơn xin mở cửa hàng mới nếu: (i) diện tích kinh doanh của mỗi cửa hàng không vượt quá 3.000m2 và số cửa hàng trong tỉnh không vượt quá 3, đồng thời tổng số cửa hàng mở tại Trung Quốc không vượt quá 30 hoặc (ii) diện tích kinh doanh của mỗi cửa hàng không vượt quá 300m2, số cửa hàng trong tỉnh đó không vượt quá 30 và số cửa hàng giống nhau mở tại Trung Quốc không vượt quá 300, với điều kiện doanh nghiệp nước ngoài không được tiếp thị bán hàng qua vô tuyến truyền hình, điện thoại, thư đặt hàng, internet, máy bán hàng tự động... Tuy nhiên, việc chấp nhận của chính quyền cấp tỉnh phải được báo cáo cho Bộ Thương mại.


Vào ngày 11/12/2004, tất cả các hạn chế về mặt đại lý với việc thành lập doanh nghiệp bán lẻ đều được bãi bỏ. Vì vậy, hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài có thể mở doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ ở bất cứ địa phương nào tại Trung Quốc.

Khi thực hiện mở cửa, trước những áp lực cạnh tranh gay gắt đe dọa sự tồn tại của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Pháp lệnh bán lẻ” nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước giành lại thị phần. Bên cạnh việc thu hút FDI, Trung Quốc cũng dành những ưu đãi về tín dụng, thông tin, đào tạo, trợ giúp kĩ thuật cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước.

Trong thời kỳ từ nay đến 2010, Trung Quốc chủ trương điều chỉnh cơ cấu của ngành lưu thông hàng hóa, nhanh chóng thúc đẩy các loại hình phân phối hiện đại phát triển, nâng cao tỷ trọng của ngành phân phối hàng hóa trong tổng thu nhập quốc dân, thúc đẩy phát triển của kinh doanh bán lẻ theo chuỗi. Đặc biệt, Trung Quốc chủ trương xây dựng 5 đến 10 tập đoàn doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi đủ mạnh để có thể cạnh tranh ở thị trường trong nước và vươn ra quốc tế. Để xây dựng các tập đoàn này, chính phủ Trung Quốc chủ trương liên kết các doanh nghiệp, tái cơ cấu tổ chức, phát hành cổ phiểu để huy động vốn. Về loại hình phân phối, Trung Quốc chủ trương đa dạng hoá, không chỉ phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại mà còn khuyến khích xây dựng các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, các siêu thị tổng hợp loại lớn, các kho bán buôn…Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích hoạt động mua lại, sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ, các nhà kinh doanh siêu thị nhỏ, hình thành nên các tập đoàn siêu thị lớn để cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp vận hành theo mô hình chuỗi siêu thị nhằm tăng cường tính hiệu quả trong kinh doanh.

Tóm lại, tuy thời gian đầu Trung Quốc có đưa ra nhiều hạn chế khá nghiêm ngặt trong việc thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh


vực phân phối, nhưng về tổng thể chính sách áp dụng trong thời gian này vẫn được đánh giá cao vì nó thúc đẩy mở rộng đầu tư trong nước vào lĩnh vực thương mại. Cùng với việc đầu tư vào Trung Quốc của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài , các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, phương thức quản lý, vận hành hệ thống quản lý kinh doanh với từng loại hình cửa hàng.

3.3 Bài học cho Việt Nam

Qua kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc về phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ta có thể rút ra nhiều bài học cho Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế và mức sống của người dân được nâng cao, hệ thống bán lẻ hàng hóa ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Mở cửa thị trường bán lẻ là tất yếu và cần thiết. Nó mang đến cơ hội phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng đặt ra cho hệ thống bán lẻ truyền thống nhiều thách thức.

Bài học của Thái Lan cho thấy việc các nhà đầu tư nước ngoài được tạo điều kiện đầu tư quá dễ dàng đã làm cho trong một thời gian ngắn, thị trường bán lẻ nằm trong tay của các tập đoàn lớn, họ có được sức mạnh chi phối thị trường. Việt Nam không nên mở cửa thị trường bán lẻ quá nhanh chóng mà cần có lộ trình từng bước để tạo sức ép vừa đủ cho các nhà bán lẻ trong nước tự đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa có thể phát triển cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại. Chính phủ có thể sử dụng kết hợp linh hoạt nhiều biện pháp để phát triển thị trường bán lẻ và trợ giúp các doanh nghiệp nội địa trong cạnh tranh. Một trong những biện pháp mà Thái Lan và Trung Quốc đã áp dụng là quản lý đất đai, mặt bằng xây dựng, hạn chế số lượng siêu thị trong thành phố, đồng thời hỗ trợ thông tin, đào tạo kĩ năng quản lý cho các doanh nghiệp trong nước.

Việt Nam cũng nên học hỏi chính phủ Thái Lan và Trung Quốc trong việc ban hành các quy định pháp lý trong hiện đại bán lẻ. (Trung Quốc có Pháp


lệnh bán lẻ, Thái Lan có dự thảo luật bán lẻ). Trong giai đoạn đầu mở cửa hội nhập, những khung pháp lý này có vai trò quan trọng để điều chỉnh hoạt động của các công ty, tập đoàn bán lẻ.

Mặt khác, mở cửa thị trường theo cam kết WTO phải đảm bảo nguyên tắc thương mại bình đẳng không phân biệt đối xử. Do vậy, chính phủ Việt Nam phải vừa tạo ra môi trường kinh doanh cởi mở, bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước và hệ thống bán lẻ truyền thống từng bước nâng cao nội lực, hiện đại hóa hoạt động kinh doanh để đứng vững trước sự cạnh tranh của nước ngoài. Song song với phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại theo xu thế tất yếu của hội nhập, cần phải đồng thời hiện đại hóa hệ thống bán lẻ truyền thống để hệ thống này có thể tồn tại song song với hệ thống bán lẻ hiện đại.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM‌

1. Thực trạng hệ thống bán lẻ tại Việt Nam

AT Kearney là tập đoàn nghiên cứu, tư vấn thị trường hàng đầu thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ. Kể từ năm 2001, AT Kearney tiến hành công bố các nghiên cứu thường niên về độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ ở 30 thị trường thông qua chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI)9. Chỉ số GRDI là nguồn thông tin khách quan đáng tin cậy giúp các tập đoàn bán lẻ ưu tiên các chiến lược đầu tư

trên toàn cầu bằng việc đánh giá tiềm năng của các thị trường mới nổi dựa trên 25 tiêu chí.

Năm 2007, với 74 điểm, Việt Nam đứng thứ 4 về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ, sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. So với năm 2006, Việt Nam bị thụt lùi 1 bậc, tuy nhiên thứ hạng này tiếp tục khẳng định triển vọng sáng sủa, sức hút đầu tư mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Việt Nam.

Bảng 6: Xếp hạng 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất năm 200710


Xếp hạng 2007

Quốc gia

Độ hấp dẫn thị trường

(%)

Rủi ro quốc gia(%)

Độ bão hoà thị

trường(%)

Áp lực thời gian(%)

Điểm số

1

Ấn Độ

42

67

80

74

92

2

Nga

52

62

53

90

89

3

Trung Quốc

46

75

46

84

86

4

Việt Nam

34

57

76

59

74

5

Ukraina

43

41

44

88

69

6

Chile

51

80

42

43

69

7

Latvia

32

77

21

86

68

8

Malaysia

44

70

46

54

68

9

Mexico

58

83

33

33

64

10

Ả Rập Xê Út

40

85

66

35

64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 4



9 Nguồn: http://www.atkearney.com/main.taf?p=5,3,1,141

10 Nguồn : 2007 A.T. Kearney Global Retail Development Index

http://www.atkearney.com/main.taf?p=1,5,1,189


Hãng nghiên cứu toàn cầu RNCOS trong báo cáo “Phân tích công nghiệp bán lẻ Việt Nam” đã khẳng định Việt Nam là 1 trong bảy thị trường bán lẻ sinh lợi nhất thế giới11.

Qua những kết quả nghiên cứu trên ta có thể thấy thị trường bán lẻ Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn và hầu như còn chưa được khai thác. Bên cạnh đó, điểm quan trọng nhất thúc đẩy các tập đoàn bán lẻ chú ý đến thị trường Việt Nam là những thành quả thực tế mà các nhà đầu tư, các tập đoàn và doanh nghiệp đang hoạt động trong hệ thống bán lẻ hiện đại đạt được khi mạnh dạn đi đầu kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Những năm tới hứa hẹn sự phát triển bùng nổ của thị trường bán lẻ nói chung và nhiều thay đổi lớn về chất với hệ thống bán lẻ hiện đại nói riêng.

Hiện nay ở Việt Nam, hệ thống bán lẻ được phân thành hệ thống bán lẻ truyền thống và hệ thống bán lẻ hiện đại.

1. Hệ thống bán lẻ truyền thống: là hệ thống phân phối bán lẻ hình thành một cách tự phát. Đó là mạng lưới rời rạc, kết nối một cách lỏng lẻo với các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Hệ thống này bao gồm các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa…do các gia đình tự kinh doanh và quản lý. Đây là hình thức bán lẻ đã hình thành từ lâu đời, hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kênh phân phối của Việt Nam. Nhược điểm của hệ thống này là các quan hệ buôn bán thường không liên tục và thiếu tính ổn định, thiếu sự lãnh đạo tập trung, hiệu quả hoạt động kém. Đồng thời nhà nước cũng khó kiểm soát được hoạt động kinh doanh của hệ thống này.

Hiện nay mạng lưới các chợ phân bố rộng khắp trên cả nước với tổng số 9.603 chợ các loại, 160 chợ đầu mối cấp tỉnh thành và 4 chợ đầu mối cấp vùng bán hàng nông sản. Đa số các chợ có quy mô nhỏ với diện tích bình quân mỗi điểm bán hàng ở chợ thành thị là 11,7m2, ở nông thôn là 12.5m2. Các chợ này hầu hết hình thành tự phát, không ít chợ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất

11 Nguồn: http://www.rncos.com/Report/IM502.htm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2022