2009 | TỰ | |||
Ấn Độ | 01 | 68 | 02 | +1 |
Trung Quốc | 03 | 56 | 04 | +1 |
Các tiểu vương quốc Ả Rập | 04 | 56 | 20 | +16 |
Ả Rập Xê Út | 05 | 56 | 07 | +2 |
Việt Nam | 06 | 55 | 01 | -5 |
Malaysia | 10 | 51 | 13 | +3 |
Indonesia | 22 | 46 | 15 | -7 |
Philipin | 25 | 41 | 26 | +1 |
Thái Lan | 26 | 40 | 24 | -2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 2
- Các Xu Thế Nổi Bật Trên Thị Trường Bán Lẻ Châu Á Hiện Nay
- Một Số Công Ty Bán Lẻ Gốc Châu Á Không Ngừng Mở Rộng Phạm Vi Kinh Doanh Vượt Khỏi Biên Giới Quốc Gia, Khu Vực
- Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại Sẽ Tiếp Tục Chiếm Ưu Thế
- Các Loại Hình Kinh Doanh Bán Lẻ Khá Phong Phú Đa Dạng
- Tác Động Của Việc Gia Nhập Wto Đối Với Hoạt Động Thị Trường Bán Lẻ Cam Kết Của Việt Nam Trong Khuôn Khổ Wto:
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Bảng II.2: Các quốc gia châu Á được xếp hạng 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới
Nguồn: A.T Kearney2009, tr.5
1.2 Châu lục đông dân nhất thế giới, dân số trẻ và sức mua tăng
Mặc dù diện tích châu Á chỉ chiếm chưa đến 30% diện tích lục địa song số dân châu Á hiện nay chiếm đến 60% dân số toàn cầu và hàng năm vẫn là châu lục có tỷ lệ tăng dân số cao nhất thế giới.
Bên cạnh Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ tăng dân số ở vào mức cao nhất trong châu lục và trên thế giới. Trong 5 năm vừa qua (2004-2009) tỷ lệ này ở vào khoảng 1.2%/năm và được dự báo chỉ tăng trưởng chậm lại trong vòng 15 đến 20 năm nữa (vào khoảng 0.7%/năm trong khoảng 2025-2050).
Khu vực Trung Đông (các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Ả Rập Xê Út) tuy có quy mô dân số tương đối nhỏ hơn nếu so với khu vực Đông Nam Á song có đến 80% dân số là dân thành thị, tỷ lệ dân số trẻ dưới 25 tuổi cũng ở mức khá cao, chiếm tới 60% dân số (A.T Kearney 2009, tr.11).
Đây cũng là khu vực có dân số trẻ với nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong những năm vừa qua. Lượng cầu nội địa ở châu Á đã giúp nền kinh tế châu lục này chống chọi với khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế ở khu vực vẫn duy trì ở mức cao. Hầu hết các nền kinh tế châu Á vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi và một tỷ lệ lớn các quốc gia này đang dần điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế tập trung vào khai thác, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng nội địa của người dân. Xã hội châu Á hiện đang xuất hiện một bộ phận không nhỏ người dân có nhu cầu và khả năng chi trả cho việc mua sắm, tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, những nhãn hiệu thời trang toàn cầu ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng. Vì vậy, mảng thị trường hàng xa xỉ trong thời gian tới được hứa hẹn sẽ chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ, là vùng đất đầy tiềm năng cho các nhãn hiệu thời trang, hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới.
1.3 Chính phủ các quốc gia châu Á dần điều chỉnh các chính sách thương mại theo hướng mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra từ Thái Lan năm 1997 và ảnh hưởng hầu hết đến các quốc gia châu Á khác đã khiến Chính phủ các quốc gia này từng nghĩ đến việc đóng cửa các thị trường của mình nhằm hạn chế sự tiếp xúc với toàn cầu hóa. Tuy nhiên, quan niệm này đã nhanh chóng được loại bỏ khi họ dần nhận thức được rằng khủng hoảng gây tác động xấu đến nền kinh tế do cơ cấu nền kinh tế của đất nước chưa hợp lý và hiệu quả. Đồng thời, những lợi ích to lớn mà toàn cầu hóa đem lại là không thể phủ nhận. Vì vậy, sau khi khủng hoảng tài chính, các quốc gia châu Á lại theo đuổi các chính sách hội nhập sâu rộng và mở cửa hầu hết các thị trường của mình, đặc biệt là thị trường bán lẻ.
Trong khu vực châu Á, khu vực Đông Á là khu vực phát triển và năng động nhất, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan. Cụ thể ở một số thị trường như sau: Indonesia nâng mức vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực bán lẻ từ 49% lên 100%. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ vốn tối thiểu các nhà bán lẻ nước ngoài có thể đầu tư từ 15-20% hiện đã tăng lên 100%. Bên cạnh đó, nước này còn sửa đổi Bộ Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài xóa bỏ mọi hạn chế về việc sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực đất đai, bất động sản. Malaysia hiện đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của mình (World Bank 2000, tr.146- 149). Trung Quốc sau 3 năm gia nhập WTO, từ thời điểm tháng 12 năm 2004 đã thực hiện đầy đủ cam kết mở cửa thị trường bán lẻ, cho phép các công ty bán lẻ nước ngoài được vào thị trường nội địa. Bên cạnh đó, nước này cũng đang dần nới lỏng những quy định yêu cầu những nhà bán lẻ nước ngoài khi vào nước này mở các cửa hàng bán lẻ phải xin phép từ chính phủ Trung Ương (Business in Asia 2005).
Ở khu vực Nam Á, Ấn Độ trở thành thị trường hấp dẫn nhất. Thị trường Ấn Độ được xếp hạng nhất trong các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2009 (A.T Kearney 2009, tr.5). Nước này đã cho phép nhà đầu tư được mở các cơ sở bán sỉ “cash and carry” 100% vốn trực tiếp.
2. Khuynh hướng phát triển trên thị trường bán lẻ châu Á trong tương lai
2.1 Thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ
Cơ quan thống kê số liệu liên quan đến Internet thế giới (Internet world stats) cho biết số lượng người sử dụng Internet hàng ngày ở châu Á tính đến thời điểm cuối quý hai năm 2009 chiếm đến gần 43% tổng số người dùng Internet trên toàn thế giới. Theo đó, châu Á có hơn 738,2 triệu người sử dụng Internet. Tính từ năm 2002 đến 2009, số lượng này đã tăng 545,9%, tỷ lệ tăng nhanh nhất toàn thế giới (Internet World Stats 2009). Đặc biệt, số lượng người dùng Internet không chỉ tập trung ở thành thị, các thành phố lớn mà ngày càng mở rộng sang
các vùng nông thôn. Dự báo Internet ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội châu Á.
Trước cơ hội đầy hứa hẹn về một kênh bán lẻ hiện đại và mang đến những ưu thế vượt trội như vậy, các nhà bán lẻ châu Á vẫn chưa khai thác triệt để. Thương mại điện tử hiện mới chỉ chiếm giữ một phần khá khiêm tốn trong hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ đến từ châu Á. Theo báo cáo về bán lẻ toàn cầu năm 2009 mà Deloitte đưa ra thì doanh thu bán lẻ từ thương mại điện tử mới chỉ chiếm khoảng 0.6% tổng doanh thu của bán lẻ của khu vực châu Á (Deloitte 2010, tr.31). Vì vậy, chắc chắn trong thời gian tới, các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc triển khai kênh bán hàng đầy tiềm năng này vì đây là phương thức kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp bán lẻ châu Á rất nhiều lợi ích:
Thứ nhất, trong tình hình giá thuê mặt bằng ở các nền kinh tế sôi động nhất châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Việt Nam, .v.v. liên tục tăng và nguồn cung còn hạn chế, việc bán hàng qua mạng giúp các doanh nghiệp bán lẻ không phải chú ý nhiều đến việc thuê mặt bằng trưng bày hàng hóa. Chi phí thuê cửa hàng có thể được tiết kiệm đáng kể.
Thứ hai, thương mại điện tử giúp các nhà bán lẻ có thể tiếp cận được với nguồn khách hàng lớn hơn nhiều. Địa bàn hoạt động hoàn toàn có thể mở rộng, không chỉ giới hạn ở một khu vực nhất định như việc bán hàng trực tiếp thông qua các cửa hàng, khu mua sắm. Những nhà bán lẻ lựa chọn thêm kênh bán hàng này thậm chí có thể vươn tới những thị trường ở ngoài quốc gia mình với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, thời gian hoạt động khi bán hàng qua mạng cũng sẽ linh hoạt hơn rất nhiều, cho phép doanh nghiệp hoạt động đến 24 giờ mỗi ngày.
Thứ ba, thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ có thế cân bằng hơn với các doanh nghiệp lớn do quy mô các doanh nghiệp không phải là nhân tố quyết định nhất đối với sự thành công của các doanh nghiệp bán lẻ thương mại điện tử. Thương mại điện tử sẽ là một trong những lựa chọn hàng
đầu của các doanh nghiệp bán lẻ mới nổi ở châu Á trong quá trình cạnh tranh với các đại gia bán lẻ phương Tây như Carrefour hay Wal-mart.
Một lợi ích rõ ràng mà hoạt động bán lẻ qua mạng có thể đem lại chính là nó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến hành các hoạt động nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng, tìm hiểu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi đó, người tiêu dùng cũng thu được rất nhiều lợi ích khi mua hàng qua các cửa hàng điện tử này. Người dân châu Á hiện nay, đặc biệt là người dân ở các quốc gia công nghiệp mới phát triển hay đang phát triển đang có xu hướng tiết kiệm tối đa thời gian mua sắm và lựa chọn hàng hóa của mình. Thương mại điện tử cung cấp cho họ những lựa chọn tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất.
2.2 Nhượng quyền thương mại trên thị trường bán lẻ sẽ ngày càng phổ biến
2.2.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại (thuật ngữ Tiếng Anh: franchising) có lịch sử từ nước Mỹ. Đây là một ý tưởng kinh doanh được thực hiện giữa hai bên: phía chuyển giao quyền và phía mua quyền. Phía chuyển giao quyền có thể là một tổ chức: công ty sản xuất hàng hóa hay dịch vụ. Phía mua quyền thường là những cá nhân hay cũng có thể gặp một số tổ chức kinh doanh độc lập. Hợp đồng nhượng quyền được thiết lập trên cơ sở người mua quyền phải trả hai loại phí cho bên chuyển giao: tiền bản quyền thương hiệu và phí để được thực hiện các hoạt động kinh doanh với tên và công nghệ của phía chuyển giao (thường được tính trên doanh số hàng tháng hoặc hàng năm). Đồng thời, bên mua cũng phải cam kết với bên nhượng quyền phải tổ chức kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn và quy trình được quy định bởi phía chuyển giao.
2.2.2 Hoạt động nhượng quyền trên thị trường bán lẻ châu Á
Hoạt động nhượng quyền diễn ra khá mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ châu Á trong thời gian qua, đặc biệt là việc nhượng quyền các cửa hàng tiện ích (convenience store). 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện ích bán lẻ lớn nhất thế giới có trụ sở chính đặt ở Dallas, Hoa Kỳ là thương hiệu có hoạt động chuyển nhượng thành công nhất ở châu Á tính đến thời điểm này. 7-Eleven đã chuyển nhượng thành công gần 30,000 cửa hàng tiện ích ở 14 quốc gia, bao gồm các thị trường chủ yếu ở châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan. 7-Eleven hiện nay đang tiến hành hai mô hình nhượng quyền ở thị trường châu Á: mô hình nhượng quyền truyền thống dành cho các cá nhân hay công ty bắt đầu hoạt động và chương trình chuyển đổi mô hình kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh hiện hữu (7-Eleven 2010). Dairy Farm, một trong những nhà bán lẻ châu Á thành công nhất cũng đang đẩy mạnh các hoạt động chuyển nhượng của mình trên các thị trường mới nổi của châu Á. Đây là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ở châu Á thực hiện hoạt động nhượng quyền các cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm liên quan đến sữa.
Trong thời gian tới, hoạt động nhượng quyền sẽ tiếp tục phát triển trên thị trường bán lẻ châu Á, đặc biệt là việc nhượng quyền các mô hình bán lẻ qua các cửa hàng tiện ích do những đặc thù của thị trường này.
Thứ nhất, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khi muốn đặt chân vào châu Á nhưng chưa đủ khả năng để nghiên cứu hay chưa thực sự nắm rõ về thị trường này có thể phát triển mạng lưới mà không phải trực tiếp điều hành hoạt động của các cửa hàng. Hoạt động nhượng quyền cho phép họ bắt tay với các doanh nghiệp/cá nhân ở châu Á. Phía mua quyền này thường có hiểu biết nhất định về thị trường nội địa, dễ dàng tìm kiếm các nguồn cung hàng ổn định, giá hợp lý. Do vậy, phía mua quyền sẽ giúp quảng bá nhãn hiệu được chuyển nhượng.
Thứ hai, đối với các nhà bán lẻ châu Á, tiến hành mua nhượng quyền tỏ ra khá phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các cá nhân. Do đặc thù của hoạt động nhượng quyền là chi phí bỏ ra không lớn bằng việc gây dựng thương hiệu và cửa hàng kinh doanh hoàn toàn mới, việc mua nhượng quyền sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, hoạt động theo các hợp đồng nhượng quyền từ các nhà bán lẻ lớn, có tên tuổi, bên mua quyền được tiếp thu nhiều về kinh nghiệm quản lý, tổ chức chuỗi cửa hàng. Thông thường, bên được nhượng quyền sẽ được bên chuyển giao quyền hỗ trợ trong quá trình xây dựng, thiết kế gian hàng hay lựa chọn danh mục hàng hóa, và kể cả việc đào tạo nhân viên. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những tổ chức mới hoạt động, thiếu kinh nghiệm kinh doanh.
2.3 Xu hướng M&A ngày một gia tăng
2.3.1 Khái niệm M&A trên thị trường bán lẻ
- Mua lại (Acquisition): là việc một doanh nghiệp bán lẻ có tiềm lực tài chính mua lại hoặc thôn tính một doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này không có pháp nhân mới nào ra đời và thông thường doanh nghiệp bị thôn tính sẽ không còn tồn tại trên cơ sở pháp lý.
- Sáp nhập (Merger): là việc hai hai nhiều doanh nghiệp bán lẻ kết hợp với nhau. Trường hợp này một pháp nhân mới sẽ ra đời và đi vào hoạt động. Pháp nhân mới này sẽ có giá trị lớn hơn từng doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ.
2.3.2 Xu hướng M&A trên thị trường bán lẻ châu Á
Xu hướng M&A trên thị trường bán lẻ châu Á hiện nay diễn ra sôi nổi nhất tập trung vào loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp sở hữu các trung tâm mua sắm hay cửa hàng hạ giá: một trong những vụ M&A lớn nhất diễn ra trong thời điểm 2008-2009 là việc công ty bất động sản Simplex của Nhật Bản mua lại chuỗi trung tâm mua sắm Mitsukoshi-Ikebukuro với giá 705 triệu đô la (KPMG 2009, tr.6).
- Doanh nghiệp bán hàng qua mạng hay qua catalog: vụ M&A lớn nhất trong mảng này diễn ra khi Ebay mua lại công ty chuyên kinh doanh qua mạng của Hàn Quốc là GMarket Inc với giá 1,2 tỷ đô la Mỹ (KPMG 2009, tr.6).
Trong năm 2008-2009, số các vụ M&A trên lĩnh vực bán lẻ châu Á đều giảm về cả số lượng lẫn giá trị do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều tổ chức kiểm toán, tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực M&A, từ sau quý 1 năm 2010, thị trường bán lẻ châu Á sẽ chứng kiến số lượng các vụ M&A sẽ lại tăng trở lại. Công ty KPMG đã đưa ra những dự báo về tình hình M&A trên lĩnh vực bán lẻ toàn cầu, trong đó châu Á giữ vị trí là thị trường mục tiêu số 2 trên thế giới, được xếp trên cả thị trường châu Mỹ.
34.1
47.1
Trung Á/châu Á- Thái Bình Dương
châu Mỹ
châu Âu và Trung Đông
18.8
Biểu đồ II.4: Giá trị các hợp đồng M&A theo khu vực (6/2008-6/2009)
Nguồn: KPMG 2009, tr.6
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nằm ở hai lý do chính sau:
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Á gặp nhiều rắc rối về kinh tế và giá trị công ty liên tục sụt giảm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhiều nhà bán lẻ đến từ các quốc gia phát triển hay