)Mức Độ Hấp Dẫn Của Thị Trường Bán Lẻ Việt Nam

hàng thông thường, như mỹ phẩm, quần áo, hàng hiệu túi xách, xi măng…, những mặt hàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, như thuốc tân dược, rượu, một số thực phẩm…, đến những mặt hàng có tính kỹ thuật, những mặt hàng cao cấp, có giá trị lớn, như phụ tùng xe máy, đầu VCD, DịCH VụD…, rồi cổ phiếu, tiền… Và đến cả "tem chống hàng giả" cũng bị làm nhái, làm giả! Thời gian xuất hiện hàng giả, hàng nhái bây giờ cũng nhanh hơn nhiều; nếu trước đây, sau khi doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm mới phải trên nửa năm sau mới có hàng giả, hàng nhái, thì nay có khi chỉ khoảng nửa tháng hàng giả, hàng nhái đã xuất hiện ngoài thị trường . Theo đánh giá sơ bộ, tỷ lệ hàng giả tại thị trường hiện chiếm khoảng 8% đối với dược phẩm, 25% đối với rượu mạnh…

4) Các hệ thống phân phối bán lẻ

Theo số liệu của Grocery Report - The Nielsen 2008, cả nước hiện có khoảng

500.000 điểm bán lẻ ở tất cả các loại hình.Có thể chia thị trường bán lẻ Việt Nam ra làm 2 kênh khác nhau dựa vào phương thức hoạt động và kinh doanh: kênh phân phối bán lẻ truyền thống và kênh phân phối bán lẻ hiện đại.

Hiệp hội bán lẻ Việt Nam cho rằng, dù sự chênh lệch giữa kênh bán lẻ hiện đại và truyền thống vẫn còn rất lớn, khó cân bằng nhanh trong thời gian tới. Nhưng hiện nay người tiêu dùng đã quan tâm hơn đến hệ thống siêu thị và các cửa hàng tiện ích. Bởi nếu như trong năm 2007 có 66% người tiêu dùng thỉnh thoảng mua sắm tại siêu thị, thì cuối 2008 con số này đã lên tới 96%. Tần suất mua sắm tại cửa hàng

tiện ích, siêu thị cũng ngày càng tăng, từ 2 lần/tháng trong giai đoạn 2005 – 2007, lên 3 lần/tháng trong năm 2008, và nâng lên 4 – 5/tháng trong năm 2009 [9].

Cuộc cạnh tranh liên tục giữa các kênh bán lẻ hiện đại - truyền thống, nhất là sự tham gia của các nhà bán lẻ nước ngoài đã mang lại luồng gió mới làm thay đổi về chất và diện mạo của ngành bán lẻ nước ta. Với nhiều kênh bán lẻ mới, người tiêu dùng có thêm các lựa chọn mua sắm hơn nên đã tạo áp lực buộc kênh bán lẻ truyền thống đang dần thay đổi về chất lượng phục vụ.

Xu hướng phát triển chủ đạo của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới là hệ thống truyền thống được duy trì, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, hệ thống phân phối hiện đại ngày càng lớn mạnh và phát triển.

4.1) Kênh phân phối bán lẻ truyền thống

Các phương thức bán lẻ truyền thống đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước trong đời sống người Việt và hiện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống phân phối của Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thị trường bán lẻ. Theo số liệu của Bộ Thương mại tại Hội nghị phát triển thương mại trong nước và thực thi cam kết với WTO khu vực miền Nam được tổ chức tại TP. HCM vào ngày 02/05/20007, thì hàng hóa đến tay người tiêu dùng vẫn chủ yếu qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và các cửa hàng bán lẻ độc lập ( khoảng 44%). Hàng bán qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích… mới chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen, thành viên của tập đoàn Nielsen tại Mỹ (công bố ngày 27/10/2008), thì kênh phân phối truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt khi kênh này chiếm tới 68% tổng doanh số mặt hàng thực phẩm trên thị trường ; dự kiến năm 2009 và 2010, thị phần bán lẻ của kênh thương mại này vẫn chiếm ưu thế với 80% và 76% . Trong khi đó lương thực, thức ăn tươi sống hiện chiếm tới 70% tổng ngân sách chi tiêu của người Việt hàng tháng. Đây là lý do vì sao người tiêu dùng vẫn đi chợ hàng ngày và chỉ tới siêu thị khoảng 2 lần/tuần.

Nhược điểm của kênh phân phối truyền thống là các quan hệ buôn bán diễn ra không liên tục, thiếu tính ổn định, khó có thể kiểm soát được. Trước đây, bất kể ở đâu có dân cư sinh sống thì ở đó sẽ hình thành nên các chợ cóc, chợ tạm để phục vụ nhu cầu của người dân. Hiện nay mạng lưới các chợ được phân bố rộng khắp trên cả nước với tổng số gần 10.000 chợ, trong đó có khoảng 6790 chợ ở nông thôn và 3210 chợ ở khu vực thành thị, đã và đang xây dựng hơn 150[7] chợ đầu mối buôn bán nông sản cấp địa phương (đa số các tỉnh và thành phố đều đã có ít nhất 1 chợ đầu mối). Tuy nhiên đa số các chợ có quy mô nhỏ với diện tích bình quân mỗi điểm bán hàng ở chợ thành thị là 11,7m2; ở nông thôn là 12,5m2. Các chợ này hầu hết hình thành tự phát, không ít chợ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất trật tự xã hội. Chợ chủ yếu phục vị nhu cầu thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày của người

Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 4

dân trong khu vực, đa phần dưới dạng lều lán tạm bợ, ước tính chỉ có khoảng 11,6% số chợ trên toàn quốc được xây dựng kiên cố. Ngoài ra, hàng hóa ở chợ phần lớn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm, số lượng bán hàng lại hạn chế, mang tính bình dân… Do đó khách hàng của các chợ truyền thống kiểu này chủ yếu tập trung vào người có thu nhập bậc trung đến thấp.

Chính bởi những mặt còn tồn tại kể trên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự thay đổi của tập quán tiêu dùng xã hội, trong thời gian tới chắc chắn sẽ diễn ra một sự chuyển dịch tỷ trọng giữa các kênh phân phối. Theo đó, kênh phân phối hiện đại sẽ dần dần chiếm ưu thế hơn so với kênh phân phối truyền thống. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các kênh phân phối truyền thống sẽ bị mất hoàn toàn ưu thế. Thời gian gần đây, tại nhiều tỉnh, thành phố, các chợ đã bắt đầu tự đổi mới mình bằng cách sắp xếp, bố trí lại các gian hàng cho khoa học, thông thoáng hơn. Có thể khẳng định rằng, dù ở thời đại nào thì kênh phân phối truyền thống vẫn luôn đóng vai trò không thể thiếu của nó, tồn tại trong lòng người dân, tồn tại trong tất cả ngõ xóm, các khu tập thể, các dãy phố, như một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt.

4.2) Kênh phân phối bán lẻ hiện đại

Bên cạnh kênh bán lẻ truyền thống, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kênh bán lẻ hiện đại cũng ngày càng được mở rộng và trở nên phổ biến. Người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu trở nên quen thuộc với các loại máy hình mua sắm hiện đại như các cửa hàng tiện ích, các siêu thị hay trung tâm thương mại. Thay vì đi chợ, họ vào siêu thị để thư giãn, để thỏa cái thú vui mua sắm, ngắm nhìn hàng hóa được sắp đặt vuông hàng thẳng lối, giá cả được niêm yết rõ ràng, không mặc cả, không to tiếng, văn minh và sạch sẽ. Khuyến mại được trưng bày công khai, chất lượng hàng hóa được kiểm nghiệm chặt chẽ… Có thể nói kênh phân phối hiện đại đã thuyết phục được ngay cả những người tiêu dùng khó tính nhất và ngày càng chiếm ưu thế so với kênh bán hàng truyền thống.

Nếu như trước đây, phương thức bán lẻ hiện đại rất ít, chỉ đạt khoảng 3% (năm 2001) trong hệ thống phân phối thì đên năm 2007 đã lên tới 14% và chiếm khoảng 20% (số liệu từ Grocery Report). Theo nhận định của Công ty nghiêm cứu thị

trường AC Nielsen, đến năm 2010 phương thức này sẽ chiếm lĩnh 24% trong thị trường phân phối, riêng tại TP. HCM và Hà Nội việc người dân tới các trung tâm, siêu thị, chuỗi cửa hàng,… đê mua sắm sẽ chiếm tới 37% trong vài ba năm nữa. Cũng theo Nielson, doanh thu của kênh phân phối hiện đại đã tăng trưởng 47% trong năm 2007 so với mức 10% trong năm 2006. Sự tăng trưởng nhanh chóng này là do sự bùng nổ của các siêu thị, trugn tâm thương mại và chuỗi cửa hàng trên toàn quốc.

Cách đây hơn 13 năm, siêu thị quốc doanh đầu tiên của Việt Nam ra đời (tháng 11/1995). Đến cuối năm 2007, cả nước có khoảng 70 trung tâm thương mại, gần 400 siêu thị các loại, 2000 cửa hàng tiện ích… chiếm hơn 10% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội. Dự kiến đến năm 2010, số siêu thị sẽ tăng lên 700 – 750, trung tâm thương mại tăng lên 150 và số cửa hàng tiện ích sẽ lên đến hàng chục ngàn. Trên thị trường, bên cạnh các thương hiệu nổi tiếng như Phú Thái, Hapro, Satra, Saigon Co.op còn có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Metro, BigC, Parkson…

Riêng ở TP. HCM từ 14 siêu thị năm 2005, đến cuối năm 2008 đã có 60 siêu thị, hiện nay đã trên 150 siêu thị và trung tâm thương mại. Doanh thu của các siêu thị cũng liên tục tăng. Co.op mart có doanh thu tăng từ 35% đến gần 50% mỗi năm. Hầu hết các siêu thị đang kinh doanh trên địa bàn thành phố như Vinatexmart, Citimart, Maximart, Big C… cũng đều đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30% trở lên.

Cùng với việc nhiều siêu thị ra đời, lượng khách đến mua hàng tại các siêu thị cũng tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua, góp phần tăng trưởng đáng kể cho kênh phân phối hiện đại này. Nghiên cứu thị trường bán lẻ Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hà – chủ tịch hội đồng quản trị Saigon Co.op cho biết: có đến hơn 50% số hộ gia đình ở thành thị đã đi mua sắm ở các kênh phân phối hiện đại hàng tháng, trong đó 30% đi mua ở siêu thị, 12% ở siêu thị bán sỉ, 8% ở trung tâm thương mại, 2% ở siêu thị nhỏ[14]. Chi tiêu trong kênh bán lẻ hiện đại cũng gia tăng nhanh chóng (trung bình đạt 17%/năm). Còn theo kết quả điều tra của ng tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh tại các kênh phân phối hiện đại ở Việt Nam cũng tăng

gấp đôi. Cụ thể trong năm 2003 là 777.000đ/người/năm, tăng lên 1.796.000/người/năm trong năm 2008.

Các nghiên cứu về hành vi, tâm lý tiêu dùng cũng đã chỉ ra nhu cầu mua sắm ở các kênh bán lẻ hiện đại vẫn đang tiếp tục gia tăng mạnh mẽ, nhất là ở các vùng đô thị như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… Dân số các thành phố gia tăng một cách nhanh chóng, càng thể hiện nhu cầu trao đổi, mua bán, đặc biệt là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Vì vậy, cơ hội cho các cửa hàng tiện ích, siêu thị kinh doanh là rất lớn.

5) Sự cần thiết phát triển thị trường bán lẻ ở Việt Nam

Như trên chúng ta đã thấy thị trường phân phối bán lẻ có một vai trò không thể thiếu trong đời sống người dân của bất kỳ quốc gia nào. Thị trường phân phối bán lẻ nuôi sống cả một nền kinh tế, và góp phần làm cho khâu sản xuất được trơn tru. Vì vậy, phát triển thị trường bán lẻ là cần thiết, và càng bức thiết hơn ở Việt Nam hiện nay.

Được đánh giá là một thị trường hấp dẫn, được nhiều đại gia bán lẻ nước ngoài hướng tới, sau khi hoàn thành các cam kết gia nhập WTO, sẽ có khả năng làn sóng đầu tư nước ngoài ồ ạt vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Điều đó làm cho thị trường bán lẻ càng thêm sôi động với một hệ thống siêu thị hiện đại tồn tại bên kênh phân phối truyền thống, chất lượng phục vụ nâng cao, phong phú các chủng loại hàng hóa và người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ nội địa lại đứng trước khả năng bị áp đảo, thậm chí “mất đất làm ăn” ngay chính trên sân nhà nếu không đủ khả năng chống đỡ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao phát triển thị trường bán lẻ bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời cân bằng với việc hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa phát triển.

Thực tế diễn biến ra sao, nhà đầu tư nước ngoài đã thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam như thế nào, doanh nghiệp nội địa đã chuẩn bị ra sao, chính phủ nên có các chính sách gì thúc đẩy và bảo hộ thị trường trong nước, sẽ được khóa luận trình bày trong các phần tiếp theo.

CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM KỂ TỪ SAU 1/1/2009‌


I) Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ

Trải qua hơn 10 năm với hàng chục các phiên đàm phán song phương và đa phương, đến ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam mà một trong những cơ hội và cũng là thách thức lớn nhất là việc Việt Nam phải thực hiện các cam kết WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ.

Thị trường phân phồi bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam có sức thu hút rất lớn đối với các doanh nghiệp và các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Vì vậy, trong quá trình đàm phán gia nhập, nhiều thành viên WTO đã đưa ra yêu cầu rất cao, đề nghị ta phải mở cửa thị trường dịch vụ phân phối và coi đây là điều kiện tiên quyết để chấp nhận cho Việt Nam gia nhập WTO. Do trước đó Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) nên ta đã đồng ý đàm phán với các thành viên WTO để dành cho các thành viên này đối xử như ta đã dành cho Hoa Kỳ. Cam kết của Việt Nam trong WTO đối với dịch vụ phân phối được thiết kế trên cơ sở của BTA. Ví dụ, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm.

Tuy nhiên, các thành viên WTO chỉ coi BTA là khởi điểm để đàm phán nên cam kết của Việt Nam trong WTO có nhiều thay đổi so với BTA. Cụ thể như sau:

Theo phân loại của WTO, dịch vụ phân phối được chia làm 4 phân ngành gồm: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, và dịch vụ nhượng quyền thương mại. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO đối với các phân ngành này là:

Theo phân loại của WTO, Việt Nam cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối sau khi gia nhập, bao gồm: (i) dịch vụ đại lý hoa hồng; (ii) dịch vụ bán buôn; (iii) dịch vụ bán lẻ; (iv) dịch vụ nhượng quyền thương mại.

Các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép trước khi Việt Nam gia nhập WTO (kể cả các doanh nghiệp, siêu thị 100% vốn nước ngoài) sẽ tiếp tục được hoạt động với các điều kiện như đã quy định trong giấy phép. Còn các doanh nghiệp thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ phải tuân thủ các cam kết của Việt Nam trong WTO đối với dịch vụ phân phối.

Về hình thức hoạt động: ngay sau khi gia nhập WTO, ta cam kết cho phép các nhà phân phối nước ngoài được thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam để cung cấp dịch vụ phân phối, nhưng tỷ lệ góp vốn phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn góp sẽ được bãi bỏ, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chỉ được thành lập công ty dưới hình thức góp vốn liên doanh. Kể từ ngày 01/01/2009, Việt Nam cho phép thành lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Về diện mặt hàng: Việt Nam cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, trừ các mặt hàng sau:

Danh mục hàng hóa loại trừ vĩnh viễn: là những mặt hàng mà nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bao giờ được quyền tham gia phân phối trên lãnh thổ Việt Nam như: lúa, gạo, đường, thuốc lá, xì gà, dầu thô và dầu qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách – báo – tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu.

Danh mục hàng hóa loại trừ có thời hạn: nhà đầu tư nước ngoài được quyền phân phối theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết. Từ 01/01/2009 là máy kéo, phương tiện cơ giớ, ô tô con và xe máy. Từ 01/01/2010 là rượu, xi măng, clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe (trừ lốp máy bay), thiết bị nghe nhìn.

Về cơ sở bán lẻ: theo quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ- BTM: “Quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.”

Tuy nhiên, cũng theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam vẫn có thể hạn chế khả năng mở thêm điểm bán lẻ của các doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Kiểm tra nhu cầu kinh tế có thể hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét có cấp phép cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục mở cơ sở thứ nhất hay không. Việc kiểm tra nhu cầu kinh tế, cấp phép sẽ dựa trên các tiêu chí khách quan, bao gồm số lượng các nhà cung cấp dịch vụ (các cơ sở bán lẻ) đang hiện diện trong một số khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.‌

Chính sách mở cửa thị trường bán lẻ như vậy là cần thiết và hợp lý. Từ đó, Nhà nước và toàn bộ các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc, triển khai đúng quy định, minh bạch thì mới phát huy hết tác dụng của chính sách.

II) Thị trường bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009

1) Mức độ hấp dẫn và mức độ tăng trưởng

1.1)Mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam

Hòa chung vào tình hình kinh tế thế giới u ám, mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam giảm sút trong năm 2009. Năm 2008, thị trường bán lẻ nước ta “qua mặt” cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để chiếm “ngôi hậu” trong “làng bán lẻ” thế giới. Tuy nhiên, năm 2009 đã có nhiều thay đổi, chúng ta không thể giữ vững duy trì ổn định được vị thế đó.Theo kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới được tập đoàn tư vấn A.T. Kearney công bố, với “chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2009” (The 2009 A.T. Kearney Global Retail Development Index, viết tắt là GRDI) chỉ đạt 55 điểm, thị trường bán lẻ Việt Nam rơi năm bậc xuống vị trí thứ sáu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022