Một Số Công Ty Bán Lẻ Gốc Châu Á Không Ngừng Mở Rộng Phạm Vi Kinh Doanh Vượt Khỏi Biên Giới Quốc Gia, Khu Vực

dạng hóa hệ thống cửa hàng bán lẻ của mình, Carrefour đã tận dụng được tính kinh tế của chi phí bằng việc chia xẻ chi phí cho các hoạt động hậu cần, marketing, nghiên cứu,… giữa các mô hình kinh doanh khác nhau.

2.3.2 Wal-mart


Tập đoàn bán lẻ có trụ sở đặt tại bang Arkansas (Hoa Kỳ) này là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới với doanh thu hàng năm lên tới 400 tỷ đô la Mỹ. Số lượng lao động làm việc cho Wal-mart gần 2 triệu người (tính đến hết năm 2008), trong đó có đến 500.000 lao động ở các thị trường ngoài nước Mỹ. Thông qua hơn 2500 cửa hàng của mình ở nước ngoài, Wal-mart phục vụ cho khoảng hơn 140 triệu khách hàng mỗi tuần (Wal-mart Corporate 2010).

Trên thị trường châu Á, người khổng lồ này tập trung chính vào hai thị trường là Nhật Bản và Trung Quốc. Wal-mart bắt đầu kinh doanh trên thị trường quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 1996. Liên tục sau đó, tập đoàn này mở thêm các cửa hàng bán lẻ của mình ở Hàn Quốc (1997) và Nhật Bản (2002). Và chỉ sau 10 năm, nhà bán lẻ này đã có hơn 50 trung tâm bán lẻ (supercenter) chỉ tính trên thị trường Trung Quốc. Cùng trong năm 2006, Wal-mart đã thành công trong việc mua lại tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở Trung Quốc vào thời điểm đó là Trust-Mart và trở thành nhà bán lẻ số một trên thị trường này. Các trung tâm bán lẻ của Wal-mart ở Trung Quốc trưng bày và bán hơn 20.000 chủng loại sản phẩm, bao gồm cả đồ điện tử, thiết bị gia dụng bên cạnh các loại lương thực, thực phẩm khác (Wal-mart Corporate 2010). Thành công của nhà bán lẻ trên thị trường có sức mua lớn nhất toàn cầu này là đã biết kết hợp những ưu điểm của mô hình kinh doanh siêu thị và các khu trung tâm mua sắm. Loại hình trung tâm bán lẻ của Wal-mart ở Trung Quốc tạo cho khách hàng sự thuận lợi trong việc mua sắm hàng hóa tiêu dùng hàng ngày cũng như những thiết bị lâu bền sử dụng trong gia đình chỉ với việc đi đến một địa điểm trong cùng một khoảng thời gian. Các trung tâm bán lẻ này còn giúp Wal-mart tiết kiệm được chi phí nhân công một cách đáng kể. Thay vì phải thuê số lượng lao động tương ứng với một siêu thị và một trung tâm mua sắm, bằng việc thiết lập các trung tâm bán lẻ, số lượng

nhân viên chỉ cần một phần hai trong khi doanh số vẫn được duy trì ngang với việc mở cả hai loại hình kể trên.

Một trong những bí quyết thành công của Wal-mart khi mở rộng hoạt động ra toàn cầu chính là việc áp dụng công nghệ cao, đặt biệt là RFID như đã phân tích ở trên. Nhà bán lẻ này đã chọn chính châu Á để thử nghiệm cho tính khả dụng của công nghệ này và ngay lập tức đã gặt hái được kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó, thành công của Wal-mart ở châu Á đạt được còn là nhờ vào chiến lược xây dựng niềm tin từ các nhà sản xuất bằng việc thu hút họ vào các sáng kiến hoạt động quy mô lớn. Nhà bán lẻ này bỏ rất nhiều công sức lựa chọn một chuỗi những nhà sản xuất và giữ quan hệ lâu bền và tốt đẹp với họ. Do đó, tập đoàn này luôn đảm bảo nguồn hàng hóa giá rẻ nhất trên thị trường. Ở thị trường châu Á nơi đa số người dân còn quan tâm nhiều hơn đến giá cả hàng hóa, lợi thế về giá của Wal-mart gần như không tập đoàn nào có thể cạnh tranh được.

2.3.3 Tesco


Tesco là tập đoàn bán lẻ nằm trong top 5 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới năm 2009 dựa trên doanh số bán lẻ đồng thời là nhà bán lẻ lớn nhất ở Anh Quốc.

Tesco bắt đầu xâm nhập thị trường châu Á vào cuối những năm 1980, hiện nay tập đoàn này đã trở thành một trong những nhà bán lẻ phương Tây lớn nhất trên thị trường châu lục này, là đối thủ cạnh tranh chính của Carrefour và Walmart. Sự phát triển của Tesco ở châu Á có thể thấy qua một số biểu đồ sau:


1000

7000

900

885

6000

800

5988

700

5000

600

4000

500


400

2847

3000

300

2000

200

200

26

1000

100

437

0

0

2s00l0ượng các cơ sở bán2l004 doa2n0h0s8

triu Euro

Biểu đồ II.2: Số lượng các cơ sở bán lẻ và doanh thu của Tesco trên thị trường châu Á 2000-2008

Nguồn: Tesco 2008, tr.17-21


Có thể thấy qua hai biểu đồ trên, quy mô hoạt động kinh doanh của Tesco ở châu Á không ngừng tăng lên. Tesco hiện đã giành được lợi thế cạnh tranh trên hai thị trường lớn nhất ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. Để có được thành công trên thị trường châu Á, Tesco đã theo đuổi chiến lược kinh doanh linh hoạt. Tập đoàn này không chỉ tập trung vào hình thức đại siêu thị như ở khu vực Tây Âu mà còn đa dạng hóa các mô hình kinh doanh khác, đặc biệt là các siêu thị, siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện ích. Các hệ thống trung tâm bán lẻ của Tesco như Home plus hay Homever đã trở nên phổ biến cả ở các thành phố, trung tâm mua sắm mới và về cả vùng nông thôn.

Đặc biệt, sự thành công của Tesco nằm ở chiến lược kinh doanh lấy khách hàng bản địa là trung tâm, đặc biệt chú ý việc đáp ứng những nhu cầu mới xuất hiện của người dân châu Á. Điều khác biệt mà tập đoàn này đang cố gắng tạo dựng cho mình là trở thành nhà bán lẻ đầu tiên phát hiện và tìm cách thỏa mãn thị hiếu khách hàng. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ này cũng ngày một chú trọng hơn vào các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, gây dựng được hình ảnh một công ty nước ngoài kinh doanh có trách nhiệm trên mỗi thị trường mà Tesco có mặt.


3. Một số công ty bán lẻ gốc Châu Á không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia, khu vực


Trong bảng xếp hạng những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới hàng năm đều xuất hiện những tên tuổi của các nhà bán lẻ châu Á. Những nhà bán lẻ châu Á này không những thành công trong việc giữ vững thị phần trên thị trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các tập đoàn Âu Mỹ mà còn ngày càng mở rộng sang các thị trường trong cùng khu vực, thậm chí sang cả những thị trường vốn là sân nhà của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Một số tên tuổi tiêu biểu có thể kể đến tập đoàn Lotte, Shinsegae của Hàn Quốc; Dailian, Bailian, Gome Home Aplliance của Trung Quốc;… Trong khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận, tôi xin được đưa ra phân tích hai tập đoàn bán lẻ của châu Á hiện đang rất thành công và liên tục có mặt trên những bảng xếp hạng những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới: AS Watson và Dairy Farm.


3.1 AS Watson


Chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Watson là một nhãn hiệu bán lẻ hàng đầu ở châu Á. Tiền thân của chuỗi cửa hàng này là một cửa hiệu chuyên cung cấp thuốc cho người nghèo ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc từ năm 1828. Sau khi trải qua một số thay đổi về mô hình hoạt động và chủ doanh nghiệp, năm 1871, một loạt hiệu thuốc mang tên Watson

ra đời. Hiện nay, chủ sỡ hữu của hệ thống các cửa hàng bán lẻ Watson là tập đoàn Hutchinson có trụ sở chính ở Hồng Kông.

Từ năm 2005 đến nay, tập đoàn này đã từng giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực bán lẻ thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo nghiên cứu của tập đoàn, mỗi tuần nhà bán lẻ này phục vụ hơn 25 triệu khách hàng trên khắp thế giới. Hiện tập đoàn này đã hoạt động ở 34 quốc gia với hơn 87.000 lao động. 10 thị trường châu Á của tập đoàn này bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Macau, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipin và Hàn Quốc. Chỉ tính riêng ở Hồng Kông, tính đến hết năm 2009, Watson đã mở cửa 150 cửa hàng và thuê đến 2000 nhân viên. Kế hoạch trong 2 năm tới (2010 và 2011), Watson dự định nâng số lượng cửa hàng của mình ở Trung Quốc lên 1000 và số lượng cửa hàng bán lẻ toàn cầu lên 10000 (AS Watson Group 2009).

Phương châm kinh doanh của Watson là mang đến cho khách hàng trên khắp thế giới những dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, những kinh nghiệm mua sắm thú vị và cam kết đem đến cho khách hàng của mình giá trị lớn nhất mỗi ngày. Các sản phẩm bày bán trong chuỗi các cửa hàng Watson có mức độ cá biệt hóa cao với chất lượng được chuẩn hóa và đảm bảo tối đa. Ngoài mặt hàng chính là thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhà bán lẻ khổng lồ Watson còn mở rộng kinh doanh bằng việc mở một số siêu thị chuyên bán buôn và phân phối đồ uống: nước ngọt, rượu, bia và một số sản phẩm trà. Các cửa hàng trưng bày của Watson cũng luôn được chú trọng về tính thẩm mỹ, và góp phần quan trọng trong việc thu hút khách hàng.


3.2 Dairy Farm


Dairy Farm là một công ty đa quốc gia, thành viên của tập đoàn Jardine Matheson. Nhà bán lẻ này được xếp thứ 128 trên bảng xếp hạng 250 nhà bán lẻ toàn cầu. Lịch sử của Dairy Farm bắt đầu từ thế kỷ 19 tại Hồng Kông. Khi mới ra đời, lĩnh vực kinh doanh chính của Dairy Farm là các sản phẩm liên quan tới sữa. Cùng với thời gian, Dairy Farm đã mở rộng và trở thành một trong những tập

đoàn bán lẻ uy tín và năng động nhất châu Á. Doanh thu bán lẻ 2008 của Dairy Farm đạt 6,7 tỷ đô la Mỹ và lợi nhuận gần 350 triệu đô (Deloitte 2010, tr.16).

Thành công của Dairy Farm đạt được là vì tập đoàn này đã biết cách đa dạng hóa các mô hinh kinh doanh, bao gồm: siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng chuyên doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cửa hàng tiện ích, nội thất và gần đây là cả các tiệm ăn cao cấp. Các thương hiệu quen thuộc trên các thị trường châu Á như siêu thị Wellcome, ThreeSixty, Shop N Save, Hero; đại siêu thị Giant; chuỗi cửa hàng chăm sóc sắc đẹp Mannings, Guardian; hàng loạt cửa hàng tiện ích 7-Eleven (theo hợp đồng nhượng quyền của tập đoàn 7-Elenven, Hoa Kỳ) ở Hồng Kông, Trung Quốc, Singapo hay nhãn hiệu Starmart; Cửa hàng nội thất IKEA;… đều thuộc quyền sở hữu của Dairy Farm. Tập đoàn này còn nắm giữ 50% cổ phần của chuỗi hàng ăn uống cao cấp nhất Hồng Kông là Maxim’s.

Một chiến lược khá quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu Dairy Farm trên thị trường châu Á là tập đoàn này rất quan tâm đến việc củng cố tên tuổi của mình thông qua các hoạt động vì cộng đồng. Hoạt động gần đây nhất của Dairy Farm đã hòa theo trào lưu “xanh” trên khắp thế giới. Đó là việc họ vận động các chuỗi cửa hàng của mình cũng như khách hàng đến mua sắm không sử dụng túi nilon mà thay vào đó là các túi vải thân thiện với môi trường. Tập đoàn này cũng thực hiện những kế hoạch thu nhỏ kích cỡ hóa đơn và nhãn giá hàng hóa nhằm tiết kiệm giấy cho Trái Đất. Bên cạnh đó, Dairy Farm cũng là một trong những nhà bán lẻ châu Á hoạt động từ thiện mạnh mẽ nhất, như tham gia ủng hộ thường niên quỹ bệnh nhân bệnh tim, trẻ em nghèo, các quỹ vì sự phát triển của thanh thiếu niên hay chung tay trong cuộc tái thiết tỉnh Tứ Xuyên sau vụ động đất lịch sử giữa năm 2009. Nhờ vào những hoạt động này, Dairy Farm đã gây dựng được một hình ảnh hết sức thân thiện trong đời sống hàng ngày của người dân châu Á.

II. TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI‌


1. Tiềm năng


1.1 Thị trường bán lẻ châu Á vẫn đang ở giai đoạn trưởng thành trong khi các thị trường ở Âu Mỹ đã rơi vào giai đoạn bão hòa


Thị trường bán lẻ châu Á trong những năm gần đây luôn được đánh giá là thị trường hấp dẫn nhất trên thế giới. Các nền kinh tế được gọi là những con rồng và những con hổ châu Á chứng kiến những bước tăng trưởng ấn tượng, đa số đều ở mức trên 5%/năm và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong khi đó, thị trường bán lẻ Tây Âu và Bắc Mỹ hầu hết đều trải qua giai đoạn tăng trưởng từ những năm cuối thế kỷ 20 và hiện nay một số thị trường lớn đã trở nên bão hòa.

Hậu quả từ cơn bão khủng hoảng tài chính 2008 đã đem lại cục diện mới cho nền kinh tế thế giới. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Anh, Đức đều công bố rơi vào suy thoái. Doanh thu bán lẻ trên các thị trường phát triển nhất toàn cầu đều sụt giảm trầm trọng. Trong khi đó, thị trường bán lẻ châu Á vẫn tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh, đặc biệt là doanh thu từ phân đoạn các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Khối lượng sản phẩm bán ra ở hầu hết các quốc gia đều tăng vào năm 2008, cá biệt ở một số quốc gia, tỷ lệ tăng trưởng còn đạt mức hai con số. Biểu đồ sau cho thấy tình hình tăng trưởng về khối lượng FMCG ở một số quốc gia châu Á (Nielsen 2009).


18

9

9

6

Singapo

n Đ

Vit Nam

Trung Quc


Biểu đồ II.3: Tỷ lệ tăng trưởng FMCG (%) tính đến tháng 3 năm 2009


Nguồn: Nielsen 2009


Theo bảng xếp hạng “chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu” - GRDI của A.T Kearney về những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, các quốc gia châu Á luôn giành được những thứ hạng cao trong tổng số 30 quốc gia được xếp hạng. Những vị trí số 1 trong những năm gần đây đều thuộc về các nước châu Á (cụ thể năm 2008, Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhất; năm 2009: vị trí này thuộc về Ấn Độ). Chúng ta có thể xem danh sách những quốc gia châu Á được lọt vào bảng xếp hạng này năm 2008 và 2009:



QUỐC GIA


THỨ TỰ

TRÊN BẢNG XẾP HẠNG

SỐ ĐIỂM GRDI 2009

THỨ TỰ XẾP HẠNG NĂM 2008


THAY ĐỔI VỀ THỨ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024