Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại Còn Chiếm Tỷ Trọng Khiêm Tốn, Chưa Đáp Ứng Nhu Cầu Thị Trường


Các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được áp lực cạnh tranh lớn khi thị trường hoàn toàn mở cửa, do đó họ đang khẩn trương củng cố hệ thống bán lẻ hiện có, đồng thời nhanh chóng mở rộng mạng lưới kinh doanh. Các doanh nghiệp đang tăng tốc và chủ động xây dựng cho mình chiến lược phát triển trong tình hình mới. Các nhà bán lẻ Việt Nam đang tận dụng lợi thế sân nhà, hiểu rõ thị hiếu, tập quán mua sắm của người Việt Nam để củng cố thị phần của mình trong kinh doanh bán lẻ.

Mặc dù mới ra đời năm 1989 hệ thống siêu thị Coop Mart có vốn ban đầu 100 triệu đồng đến nay tổng tài sản trị giá vài trăm tỷ đồng với gần 25 siêu thị hoạt động chủ yếu ở các tỉnh miền Nam. Với tham vọng củng cố vị trí nhà phân phối số một của Việt Nam, Saigon Coopmart đã đề ra mục tiêu cụ thể là đến 2010 sẽ có 40 siêu thị trên địa bàn cả nước. Đồng thời, công ty mở rộng và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho trung tâm phân phối để đủ sức dự trữ hàng hoá lớn cho các kênh phân phối trong hệ thống, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào công tác quản lý.

Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) có 48 doanh nghiệp trực thuộc, đang hợp tác doanh nghiệp nhiều tỉnh để phát triển các chợ đầu mối, hình thành trung tâm phân phối cho khu vực nông thôn, tiến tới cung ứng hàng hóa cho các siêu thị bán lẻ tại thành phố. Công ty đã đề ra chương trình phát triển hệ thống phân phối của mình bằng cách nâng cấp các cơ sở hiện có như: xây dựng mới các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ đấu mối lớn với số vốn mỗi dự án lến đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng.

Hệ thống siêu thị Vinatex Mart trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatext) đã thành lập 36 điểm bán hàng trong cả nước với 11 siêu thị, sáu siêu thị mini và 19 cửa hàng thời trang, phấn đấu đến năm 2010 hệ thống bán lẻ của Vinatext sẽ được mở rộng tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.


Công ty Trung Nguyên cùng các đối tác đang triển một dự án đầy tham vọng: G7 Mart. Theo đó, nhóm thực hiện dự án này sẽ tranh thủ khoảng thời gian quá độ để triển khai một hệ thống bán lẻ trên cả nước. Mới đây công ty đã khai trương đồng loạt 500 cửa hàng tiện ích G7 Mart có số vốn đầu tư 100-200 triệu đồng/cửa hàng. G7 Mart cũng sẽ hình thành 100 trung tâm cung ứng hàng hóa trên nền các đại lý bán sỉ, phấn đấu đến năm 2010 có 10.000 cửa hàng tiện ích, 18 kho bán sỉ và 7 trung tâm thương mại. Đây có thể là một cách đi phù hợp, vì G7 chọn cho mình một mô hình riêng, phù hợp với những thị trường nhỏ và thói quen mua bán của người dân Việt Nam.

Công ty TNHH Phú Thái (Hà Nội) có tốc độ tăng trưởng liên tục 40%/năm, hiện có sáu công ty thành viên, 12 trung tâm phân phối chính và tám trung tâm kho vận. Ngoài ra Phú Thái còn có 100 nhà phân phối phụ, hơn 3.000 đại lý bán sỉ, 300 cửa hàng trọng điểm và 50.000 đại lý bán lẻ.

Tổng công ty thương mại Hà Nội (HAPRO) từ nay đến năm 2010 sẽ cải tạo xây mới bốn tổng kho hàng hóa, 25 trung tâm thương mại, 100 siêu thị, 220 cửa hàng tiện ích và 50 cửa hàng ăn uống dịch vụ với tổng vốn đầu tư gần

5.000 tỷ đồng.

Ngoài chiến lược mở rộng chuỗi kinh doanh, các nhà bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu thực hiện liên kết. Gần đây, bốn doanh nghiệp lớn trong ngành phân phối bán lẻ Việt Nam bao gồm tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co-op) và công ty TNHH Phú Thái (Phú Thái Group) vừa ký bản hợp tác thành lập công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với hệ thống hậu cần thống nhất và chuyên nghiệp, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên lĩnh vực phân phối. Đồng thời, VDA sẽ mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp khác để tạo thành một tập đoàn phân phối số 1 tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.


Chiến lược liên kết được thể hiện rõ nhất qua sự ra đời của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam. Theo Quyết định 1159 QĐ/BNV về việc thành lập hiệp hội các nhà bán lẻ, ngày 16/10/2007, tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đã chính thức ra mắt với gần 100 thành viên. AVR hoạt động với mục đích chính là tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên để xây dựng và phát triển lĩnh vực dịch vụ bán lẻ thành một hệ thống bán lẻ có quy mô lớn, tính chuyên nghiệp cao và có uy tín trên toàn quốc và trên trường quốc tế. Hoạt động của AVR cũng sẽ tập trung hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, đồng thời sẽ phát huy vai trò của mình trong việc tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạch định cơ chế, chính sách có liên quan đến loại hình kinh doanh bán lẻ nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong thị trường bán lẻ. AVR ra đời đã đáp ứng kịp thời nhu cầu liên kết giữa các nhà bán lẻ Việt Nam, qua đó tạo nên sức mạnh tập thể cho các nhà bán lẻ trong nước để có thể tự bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình trong bối cảnh các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đầy kinh nghiệm và tiềm lực tài chính sắp gia nhập thị trường Việt Nam.

Rõ ràng các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực để đứng vững trên sân nhà. Liên kết, tận dụng lợi thế thị trường hiện có, nâng cấp mạng lưới phân phối bán lẻ truyền thống thành một hệ thống bán lẻ hiện đại là bước đi đúng đắn để có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

Những thành tựu của hệ thống bán lẻ hiện đại đã góp phần thay đổi diện mạo của hệ thống phân phối trong nước, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ về cả mặt lượng và chất của các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trong thời gian qua cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ trong thị trường bán lẻ ở Việt Nam theo hướng hiện đại hóa. Xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại là một xu thế tất yếu khi đời


sống được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, hệ thống bán lẻ Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém cần khắc phục.

2.2.2 Các mặt tồn tại

2.2.2.1 Hệ thống bán lẻ hiện đại còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường

Theo số liệu của Bộ Công Thương, hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập (khoảng 44%). Hàng bán qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi... chỉ mới chiếm khoảng 10%; còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng.

Biểu đồ 9: Tỷ trọng hàng hóa bán lẻ qua các phương thức phân phối23


Nhà sản xuất bán thẳng 6%

Hệ thống bán lẻ hiện đại

10%



Chợ 40%

Cửa hàng

truyền thống 44%


Nếu như tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua siêu thị và trung tâm thương mại ở Trung Quốc là 30%-40%, Thái Lan là trên 40%, Singapore 60%-70%, Mỹ trên 90%...thì con số 10% hàng hóa tiêu thụ qua kênh bán lẻ hiện đại của Việt Nam còn quá khiêm tốn. Theo các chuyên gia trong ngành phân phối đánh giá, các trung tâm siêu thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đáp ứng


23 Nguồn: Bộ công thương, vụ chính sách thị trường trong nước


được 20%-30% nhu cầu tiêu dùng của khách hàng có mức sống trên trung bình. 70%-80% còn lại vẫn phải vào các cửa hàng nhỏ lẻ mua sắm.

Bảng 10: Kênh phân phối một số mặt hàng tiêu dùng 24


Mặt hàng

Bán lẻ trực tiếp cho người tiêu

dùng (%)

Bán lẻ qua hệ thống cửa hàng (%)

Bán lẻ qua các siêu thị, TTTM (%)

Bán lẻ qua chợ (%)

Lương thực

15

30

5

50

Đường

10

53

8

29

Thịt các loại

5

32

7

56

Rau quả

16

41

6

37

Thuỷ sản

13

31

5

51

Giày dép

3

76

12

9

Đồ điện tư

0,2

88

6

5,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 7


Số lượng siêu thị tăng nhanh trong thời gian qua nhưng quy mô còn quá nhỏ bé. Nhìn chung, đa phần các siêu thị ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ hẹp và mới chỉ dừng ở mức độ các cửa hàng tự chọn chứ chưa phải là tự phục vụ, đúng với nghĩa siêu thị. Nhưng tình trạng lạm dụng tên gọi siêu thị, trung tâm thương mại diễn ra phổ biến.

Theo tiêu chuẩn của Bộ Công Thương, hiện cả nước có đến 33% số lượng siêu thị chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phân hạng siêu thị, 44,7% số siêu thị thuộc tiêu chuẩn hạng III, 11,7% thuộc hạng II và chỉ có khoảng 10,6% đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng I. Đa số các siêu thị loại III và không được phân loại hàng hóa nghèo nàn, giá bán thiếu cạnh tranh, dịch vụ khách hàng còn kém. Hiệu quả kinh doanh chưa cao và không ổn định, công tác quản lý hoạt động kinh doanh còn nhiều yếu kém.


24 Nguồn: Tổng cục thống kê


Biểu đồ 11 : Phân hạng siêu thị năm 2005 theo tiêu chuẩn quy định trong Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại 25


44%

33%

12%

11%



Hạng I Hạng II Hạng III Chưa đáp ứng tiêu chuẩn


Biểu đồ trên cho thấy tới 1/3 số siêu thị hiện nay chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn siêu thị. Tỷ lệ siêu thị đạt hạng I và II còn thấp (22%), điều này cho thấy phần lớn siêu thị trong thời gian qua đã hình thành tự phát với các siêu thị quy mô nhỏ.

2.2.2.2 Quản lý của nhà nước với hệ thống bán lẻ hiện đại còn lỏng lẻo

Cho đến nay, nhà nước chưa thực sự chú trọng việc xây dựng chiến lược, quy hoạch cụ thể về phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Bên cạnh đó, còn thiếu các quy định, tiêu chuẩn để quản lý và làm cơ sở cho công tác quy hoạch và định hướng phát triển, dẫn đến trong một thời gian dài các loại hình phân phối hiện đại phát triển mang tính tự phát. Tuy đã có chủ trương phát triển ngành thương mại nội địa nhưng đến nay nhà nước chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ nào cụ thể để tạo điều kiện cho phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại.

Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại đã ban hành song còn nhiều hạn chế và bất cập. Thứ nhất là tính thực thi của quy chế chưa cao. Qua kiểm tra của Sở thương mại các tỉnh, thành phố có rất nhiều siêu thị vi phạm quy chế


25 Nguồn: Bộ Công Thương, Vụ chính sách thị trường trong nước


nhưng việc xử lý còn nhiều khó khăn. Với các cửa hàng không đạt chuẩn vẫn “gắn mác” siêu thị, việc xử lý vi phạm chưa thích đáng. Những quy định trong quy chế này mới chỉ dừng lại ở việc quản lý hình thức của các siêu thị, việc phân hạng siêu thị chủ yếu phục vụ công tác quy hoạch, thống kê của cơ quan quản lý. Vì là quy chế, nên trong đó không thể đưa ra chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp vi phạm, cần có văn bản ở mức nghị định trở lên mới đủ thẩm quyền đưa ra chế tài xử phạt.

Thứ hai, chưa có các quy định chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là với các mặt hàng tươi sống trong siêu thị. Tình trạng gần đây liên tục phát hiện các siêu thị mắc sai phạm về an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hóa đã gây mất lòng tin với người tiêu dùng. Quản lý lỏng lẻo khiến cho chất lượng hàng hóa trong các siêu thị đang bị thả nổi.

Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại là chưa đủ để quản lý hoạt động của hệ thống bán lẻ hiện đại vốn đang phát triển rất nhanh chóng hiện nay. Theo Sở Thương mại Hà Nội, kinh doanh siêu thị không phải là kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp có thể đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư mà không phải tuân thủ quy định nào. Doanh nghiệp thành lập siêu thị và tự đối chiếu quy chế để xác định hạng. Do vậy, có những siêu thị ra đời mà Sở Thương mại cũng không nắm được.

Có thể thấy hiện nay chúng ta đang thiếu những chế tài pháp luật để quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động kinh doanh của hệ thống bán lẻ hiện đại, qua đó định hướng phát triển cho mô bán lẻ hiện đại và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

2.2.2.3 Chất lượng hàng hóa kinh doanh trong một số siêu thị chưa được đảm bảo

Lý do đầu tiên để người tiêu dùng lựa chọn mua sắm tại hệ thống bán lẻ hiện đại là mua được hàng có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, hàng loạt các sai phạm của các siêu thị, cửa hàng tự chọn gần đây về chất lượng hàng


hóa thực phẩm đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Tồn tại hiện tượng một số siêu thị vì lợi nhuận đã bày bán hàng kém chất lượng, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng.

Vi phạm phổ biến nhất là bán thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Siêu thị Big C đã bị phát hiện bán bánh đúc có hàn the, bán nước tương có chứa chất 3-MCPD trong khi các phương tiện thông tin đại chúng đã có khuyến cáo về sự nguy hiểm của mặt hàng này. Siêu thị này cũng từng bị phạt do bán gà làm sẵn không có dấu kiểm dịch. Ngoài ra, các siêu thị cũng không chấp hành nghiêm túc quy định về dán mác sản phẩm. Nhiều loại hàng hóa tùy tiện dán mác ngoại nhập đánh lừa người tiêu dùng. Có siêu thị nhập khẩu hàng hóa nhưng không gắn tem phụ bằng tiếng Việt, bán hàng quá hạn hoặc không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng…(Điển hình là siêu thị Minimart-66 Bà Triệu với nhiều vi phạm nhãn mác: Nhiều mặt hàng có ghi xuất xứ ở nước này nhưng nhãn mác lại đề sản phẩm của nước khác, có những mặt hàng ghi xuất xứ ở nhiều nước cùng lúc). Sự mập mờ trong việc ghi nhãn mác hàng hóa là những biểu hiện lừa dối khách hàng.

2.2.2.4 Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn non yếu, thiếu năng lực cạnh tranh và đứng trước nhiều thách thức lớn

1) Về tài chính

Thách thức lớn nhất đối với các nhà phân phối Việt Nam lúc này là phải cạnh tranh không cân sức với các tập đoàn quốc tế có sức mạnh về tài chính, thế mạnh về công nghệ quản lý, thương hiệu và kinh nghiệm. Trong khi các tập đoàn này dễ dàng đầu tư hàng chục triệu đôla để xây dựng các siêu thị rộng vài hecta và thậm chí sẵn sàng chịu lỗ để thu hút khách hàng thì các nhà phân phối Việt Nam đang gặp khó khăn về nguồn vốn, nhân lực và công nghệ khi triển khai các dự án. Theo một điều tra mới nhất thì bình quân doanh nghiệp thương mại Việt Nam chỉ có 18 lao động và 6 tỉ đồng vốn - ngành có quy mô doanh nghiệp nhỏ nhất ở Việt Nam. Ông Nguyễn Vinh Phú, chủ tịch hiệp hội siêu thị

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí