Việt Nam là quốc gia có số dân đông thứ ba trong khu vực ASEAN và đứng thứ 13 thế giới. Dân số Việt Nam theo thống kê vào tháng 4 năm 2009 đã ở mức trên 85,7 triệu người. Trong thời kỳ 10 năm từ 1999 đến 2002 dân số Việt Nam tăng trung bình 1,2%/năm. Dù trong thời gian gần đây dân số Việt Nam đã có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại so với 50 năm cuối thế kỷ 20 song vẫn cao hơn tỷ lệ tăng dân số thế giới 1,16% hàng năm (Tổng cục thống kê 2009).
26
25.4
25
24
23
22
21
20
24.2
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại Sẽ Tiếp Tục Chiếm Ưu Thế
- Các Loại Hình Kinh Doanh Bán Lẻ Khá Phong Phú Đa Dạng
- Tác Động Của Việc Gia Nhập Wto Đối Với Hoạt Động Thị Trường Bán Lẻ Cam Kết Của Việt Nam Trong Khuôn Khổ Wto:
- Nhóm Kiến Nghị Nhằm Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Việt Nam
- Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 11
- Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
23.4
22.8
22.3
2005 2006 2007 2008 2009
triệu người
Cùng với việc dân số tăng lên hàng năm, tốc độ đô thị hóa cũng đang diễn ra ở Việt Nam khá mạnh mẽ, tốc độ trung bình năm 2007 và 2008 đều ở mức trên 2,5%. Chúng ta có thể thấy rõ hiện tượng gia tăng dân cư thành thị qua biểu đồ sau:
Biểu đồ III.1: số lượng dân cư sống ở các đô thị lớn ở Việt Nam 2004-2009
Nguồn: Tổng cục thống kê 2009
Cơ cấu dân số
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, Việt Nam vẫn là một nước có dân số trẻ: dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người. Vì vậy, so với một số quốc gia khác trong cùng châu lục như Singapo hay Nhật Bản, sức mua của dân số Việt Nam được đánh giá cao hơn và đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số Việt Nam biết chữ thuộc vào khoảng 98%, đây là một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Điều này khá thuận lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động trên thị trường Việt Nam trong việc thực hiện các chiến lược marketing, quảng cáo, xúc tiến mua hàng.
Sức mua hàng hóa
Thu nhập khả dụng của người dân Việt Nam liên tục tăng với tốc độ trung bình 7%/năm trong những năm gần đây và được ước tính sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Sự tăng trưởng của thu nhập khả dụng tính theo đầu người của người Việt Nam đã khiến sức mua của người dân nói chung tăng.
700
615
600
512
500
426
89685
400
300
69511
306
341
53102
200
29575
38814
100
0
100000
90000
80000
70000
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0
2004 2006 2008 2010 2012
(dự báo) (dự báo)
thu nhập khả dụng/đầu người chi tiêu người dân nói chung
đô la Mỹ
triệu đô la Mỹ
Bên cạnh đó, thu nhập khả dụng tăng cũng kéo theo chi tiêu của người dân vào các loại hàng hóa bán lẻ cũng tăng mạnh, tạo đà tăng cho thị trường bán lẻ. Theo dự báo, chi tiêu của người Việt Nam từ nay đến năm 2012 sẽ tăng khoảng gần 15%/năm. Sự gia tăng về thu nhập khả dụng tính trên đầu người và chi tiêu của người dân Việt Nam nói chung giai đoạn 2002-2012 sẽ được biểu hiện rõ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ III.2: Thu nhập khả dụng/đầu người và chi tiêu người dân Việt Nam 2002-2012
Nguồn: RNCOS 2008, tr.12-13
3.1.2 Kinh tế tăng trưởng nhanh bậc nhất khu vực và trên thế giới
Việt Nam liên tục dẫn đầu châu Á và trên thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Dự báo trong thời gian tới, GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 5%.
Việt Nam cũng là một trong số các nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 2008 sớm nhất. Theo bảng xếp hạng các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất của A.T.Kearney dựa vào GRDI, trong suốt khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Việt Nam luôn có mặt trong top 30. Đặc biệt năm 2008, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá số 1. Mặc dù năm 2009, thứ tự về trong bảng xếp hạng của thị trường Việt Nam bị giảm xuống vị trí thứ 6 song các nhà đầu tư thế giới vẫn đánh giá rất cao về thị trường bán lẻ của Việt Nam. Ngoài những nguyên nhân như lòng tin của người tiêu dùng, mức độ mở cửa của thị trường thì mức độ tăng trưởng và tính ổn định của nền kinh tế khiến các nhà đầu tư giữ được niềm tin khi quyết định xâm nhập thị trường Việt Nam.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ của Việt Nam cũng không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Trong đó doanh thu từ ngành bán lẻ thực phẩm tăng mạnh nhất, khoảng 12%/năm trong khoảng thời gian từ 2003-2008. Doanh thu từ thị trường bán lẻ của Việt Nam năm 2008 tương đương hơn 40% GDP danh nghĩa của cả nước (RNCOS 2008, tr.27) và tỷ lệ này được xếp vào loại cao trong khu vực châu Á, cao hơn cả Trung Quốc và Thái Lan, hai quốc gia có thị trường bán lẻ tương đối phát triển. Các tổ chức kinh tế toàn cầu và các công ty phân tích thị trường lớn nhất trên thế giới đều đưa ra những dự báo đầy lạc quan về thị trường bán lẻ Việt Nam. Công ty RNCOS cho rằng doanh thu bán lẻ của Việt Nam có thể đạt mức 85 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 còn phòng Thương mại của Liên minh châu Âu Eurocham cũng dự báo thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trên 50% trong khoảng 4-5 năm nữa.
3.1.3 Tập quán tiêu dùng thay đổi theo hướng hiện đại
Người tiêu dùng Việt Nam nói chung vẫn giữ những thói quen tiêu dùng truyền thống. Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm, họ thích đi chợ hàng ngày để mua thực phẩm cho gia đình mình. Một tỷ lệ khá lớn người Việt Nam vẫn thích mua sắm ở các chợ hay cửa tạp hóa nhỏ do sự thuận lợi về giao thông, tiết kiệm thời gian hoặc do mối quan hệ với người bán hàng. Trên thị trường Việt Nam, các thực phẩm tươi sống được ưa thích hơn thực phẩm đã qua chế biến do
quan niệm về hàm lượng dinh dưỡng, độ “tươi” và đảm bảo của thực phẩm. Một nguyên nhân nữa khiến nhiều người Việt Nam vẫn giữ thói quen mua thực phẩm tươi hàng ngày là tỷ lệ các hộ gia đình có điều kiện sử dụng tủ lạnh và lò vi sóng còn khá khiêm tốn: chỉ khoảng 13% hộ gia đình sống ở các đô thị có lò vi sóng (GAIN 2010, tr3-11).
Đối với mặt hàng phi thực phẩm, người Việt Nam vẫn giữ thói quen mua sắm tại các cửa hàng tư nhân nhỏ nằm trên các khu phố mua sắm ở các đô thị lớn. Nguyên nhân cũng ở sự thuận lợi về giao thông và đặc biệt là ưu thế về giá cả so với hàng hóa bán ở các trung tâm mua sắm lớn.
Tuy nhiên, những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam ở thành thị đã xuất hiện những thay đổi theo hướng tiếp nhận phong cách mua sắm hiện đại xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, mặc dù thu nhập trung bình của quốc gia vẫn ở mức thấp song thu nhập khả dụng của người dân, đặc biệt là dân cư sống ở các thành phố lớn tăng lên đáng kể. Điều này khiến họ không chỉ đặt mục tiêu giá cả lên đầu mà ngày càng quan tâm đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ khi đi mua sắm.
Thứ hai, lo ngại về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng sau một loạt những phát hiện của cơ quan nhà nước có chức năng về các loại hàng hóa bán ở các chợ hay cửa hàng tư nhân. Bên cạnh đó, nạn hàng giả, kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến một tỷ lệ không nhỏ người tiêu dùng khiến họ ngày càng nhận thức được những lợi thế của việc mua sắm trong các khu bán lẻ hiện đại
Thứ ba, cũng giống như các xã hội châu Á nói chung, người tiêu dùng ở Việt Nam ngày càng có xu hướng giảm bớt thời gian mua sắm. Vì vậy, việc có thể mua được hàng loạt hàng hóa khác nhau ở cùng một địa điểm thu hút ngày càng nhiều khách hàng.
Thứ tư, người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng mua sắm kết hợp giải trí cùng gia đình. Các khu thương mại với các tiện ích khác kèm theo như khu đồ ăn nhanh, khu vui chơi cho trẻ em, hay thậm chí là các nhà hàng sang
trọng là sự lựa chọn của một số lượng ngày càng tăng người Việt Nam mỗi dịp cuối tuần.
Thứ năm, quyết định mua sắm của người Việt Nam bị chi phối nhiều bởi các chương trình quảng cáo hay khuyến mại, đặc biệt là đối tượng khách hàng thanh thiếu niên. Về khía cạnh này, các cửa hàng mua sắm hiện đại luôn đi trước các cửa hiệu truyền thống nên đã giành được thị phần tăng đáng kể.
3.2 Khó khăn
3.2.1 Thị trường thiếu quản lý
Quá trình quản lý của Nhà nước về thị trường bán lẻ nói chung vẫn tồn tại nhiều thiết sót và bất cập.
Đối với hệ thống bán lẻ truyền thống, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tỏ ra khá yếu kém trong việc quản lý cũng như quy hoạch. Chất lượng hàng hóa bán trong những khu chợ hay cửa hàng tư nhân, tiệm tạp hóa vẫn đang bị thả nổi. Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa đủ mạnh, phần lớn chỉ mang tính răn đe nên không thể phát huy hiệu quả trong việc điều chỉnh thị trường. Tình trạng thiếu những quy hoạch cụ thể về hệ thống bán lẻ truyền thống đã khiến hình thức này phát triển khá lộn xộn, các cơ sở kinh doanh tồn tại tự phát, ảnh hưởng đến giao thông và kiến trúc đô thị.
Về các loại hình tổ chức thương mại hiện đại, Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) về trung tâm thương mại và siêu thị mặc dù đã được ban hành từ năm 2004 song những quy định chủ yếu vẫn mang tính hình thức và không sát thực tế. Bên cạnh đó, do tính đặc thù của một quy chế nên không có bất cứ chế tài xử phạt nào đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Trong tình hình tốc độ phát triển của thị trường Việt Nam theo hướng hiện đại hóa ngày càng tăng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều mô hình bán lẻ mới
như cửa hàng giảm giá, cửa hàng tiện ích, đại siêu thị, Quy chế đang tỏ ra lạc hậu, không theo kịp thực tế.
Về việc mở cửa cơ sở thứ hai của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, Việt Nam đã quy định các doanh nghiệp phải chịu sự chi phối của ENT (Kiểm tra nhu cầu kinh tế). ENT được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào tình hình thực tế để xem xét việc cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khuôn khổ WTO, theo GATS, ENT được xây dựng dựa trên 3 tiêu chí: số lượng các nhà bán lẻ trên một khu vực địa lý cụ thể; sự ổn định của thị trường; quy mô địa lý của khu vực dân cư.
Tuy vậy, đến thời điểm này, sau ngày 1/1/2009 hơn một năm, Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào về ENT và cũng không đưa ra các tiêu chí cụ thể để áp dụng ENT trong các văn bản pháp quy. Bên cạnh đó, một số khái niệm như điểm bán lẻ, phân định rõ ENT và phân vùng địa lý hay đơn vị bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng cũng chưa được xác định cụ thể. Vì vậy, các doanh nghiệp khi muốn hoạt động ở Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, phức tạp do không biết dựa vào những tiêu chí nào. Bản thân các cơ quan có thẩm quyền cũng rất lúng túng trong công tác quản lý, hoạch địch chính sách.
Ngoài ra, trên thị trường bán lẻ Việt Nam, các hoạt động M&A hay nhượng quyền thương mại đang diễn ra rất sôi động nhưng rất hiếm hoặc gần như không có những luật, quy định cụ thể, chặt chẽ. Việc này đã tạo điều kiện khiến nhiều doanh nghiệp dễ dàng lợi dụng kẽ hở để thực hiện các hành vi nhằm giành thị phần một cách thiếu minh bạch, cạnh tranh không công bằng.
3.2.2 Lạm phát
Một trong những vấn đề đáng lo ngại trên thị trường Việt Nam chính là tình trạng lạm phát bất thường. Việt Nam là một trong những nước trên thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 sớm nhất. Tuy nhiên, rất nhiều nhà kinh tế dự báo nguy cơ lạm phát quay trở lại. Điều này càng thể hiện rõ ràng sau khi những con số về tỷ lệ tăng CPI được công bố. Năm 2009, CPI của Việt Nam
tăng 6.88% so với năm 2008. Quý 1 năm 2010, chỉ số này đã tăng tới 4,12%
(Tổng cục Thống kê 2010).
Chỉ số giá tiêu dùng CPI liên tục tăng trong năm 2009 đã khiến không ít nhà đầu tư do dự khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Nguyên nhân khiến giá cả leo thang không thể không kể đến sự yếu kém của các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều hành giá cả. Tình trạng này dẫn đến việc những nhà cung cấp tự ý nâng giá sản phẩm đầu ra trong khi giá cả trên thế giới hay giá nguyên vật liệu đầu vào tương đối ổn định là một tình trạng khá phổ biến trên thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt đối với các loại hàng hóa tiêu dùng hàng ngày của người dân. Đáng lo ngại hơn, khi giá cả biến động, không chỉ hàng hóa bán trong các khu chợ truyền thống hay cửa hàng tư nhân nhanh chóng tăng theo mà cả hàng hóa bán trong siêu thị của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung.
Nguy cơ lạm phát tăng cao gây nhiều bất lợi trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ. Các nhà bán lẻ lớn từ nước ngoài thường theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá. Họ luôn cam kết đưa đến cho khách hàng của mình lượng hàng hóa với giá cả ổn định trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, ở thị trường mà giá cả liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng lên, họ không thể ngay lập tức điều chỉnh giá bán của mình vì hành động đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh của các cơ sở bán lẻ. Do đó, doanh thu của những nhà bán lẻ này có nhiều khả năng sẽ bị sụt giảm. Đây là lý do các nhà bán lẻ thường ưu tiên những thị trường có nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định để ít xảy ra việc phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh ảnh hưởng tới lợi nhuận của mình.
3.2.3 Mặt bằng bán lẻ: giá thuê cao, nguồn cung chưa dồi dào
Vấn đề mặt bằng bán lẻ luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với bất cứ nhà bán lẻ nào, cả nước ngoài lẫn trong nước khi có dự định thâm nhập thị trường bán lẻ ở bất cứ quốc gia nào. Để bắt đầu công việc kinh doanh của mình, tính toán đầu tiên của một doanh nghiệp sẽ dành cho việc tìm kiếm vị trí đặt cơ sở phù hợp với mức kinh phí đã định sẵn. Đặc biệt ở Việt Nam, nơi mật độ dân
số ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là khoảng trên 2000-3000 người/km vuông, gấp đến 100 lần mật độ chuẩn trên thế giới thì vấn đề tìm mặt bằng kinh doanh luôn là vấn đề số một với bất cứ doanh nghiệp nào.
Tổng diện tích mặt bằng bán lẻ của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tính đến nay khoảng 400.000m2, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 230.000m2 với 18 trung tâm thương mại. Tuy nhiên, con số này chưa đáp ứng đủ nhu cầu (Ca, Hảo 2009). Nguồn cung chưa đáp ứng đủ cầu là nguyên nhân đẩy giá cho thuê ở các trung tâm thương mại, đặc biệt là ở những khu trung tâm thành phố lên cao. Biểu đồ sau so sánh mức giá thuê trung bình/mét vuông và giá thuê cao nhất/mét vuông ở các trung tâm thương mại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với một số thành phố khác trong khu vực.
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
giá thuê trung
bình/m2/tháng
giá thuê cao
nhất/m2/tháng
Biểu đồ III.3: Mức giá thuê trung bình/m2/tháng và mức giá thuê cao nhất/m2/tháng mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại ở một số thành phố châu Á.
Nguồn: CBRE Việt Nam 2008, tr.18