Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại Sẽ Tiếp Tục Chiếm Ưu Thế

chính trong cùng châu lục có kết quả kinh doanh tốt và nguồn lực tài chính ít bị sụt giảm có cơ hội tiến hành hoạt động mua lại.

Thứ hai, trước tình hình thị trường ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn bán lẻ khổng lồ đến từ phương Tây, các nhà bán lẻ châu Á sẽ có xu hướng liên kết lại với nhau. Nhận thức được những lợi ích từ M&A như tiết kiệm chi phí nhân viên, tiếp thu công nghệ mới, đạt hiệu quả của quy mô hay giành được thị phần, tăng thế cạnh tranh, các doanh nghiệp bán lẻ có thể đẩy mạnh các hoạt động M&A để đứng vững trong cuộc chơi ngày càng khốc liệt này.


2.4 Hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục chiếm ưu thế


Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia châu Á đều bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường bán lẻ của mỗi quốc gia được dự đoán sẽ có những thay đổi đáng kể. Theo dự đoán, trong tương lai, hệ thống bán lẻ hiện đại với ba mô hình kinh doanh: đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện ích sẽ vẫn giữ thế vượt trội nhưng sẽ xuất hiện thêm các mô hình bán lẻ mới.

Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm có một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng châu Á. Họ đã trở nên ngày càng quan tâm đến giá cả hàng hóa và các chương trình khuyến mại giảm giá mà các nhà bán lẻ đưa ra. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen năm 2009, có đến 70% dân châu Á chú ý nhiều đến giá cả hơn so với năm 2008 (Nielsen 2009). Kết quả là họ chỉ mua những thứ thực sự cần thiết hơn là những thứ bắt mắt và cố gắng giảm số lượng hàng hóa phải mua và ngày càng muốn tìm kiếm những sản phẩm giảm giá.

Trước tình hình đó, thị trường châu Á trong thời gian tới được dự báo sẽ chứng kiến sự bùng nổ của một loạt các cửa hàng giảm giá (discount stores).

Các cửa hàng giá rẻ trong thời gian gần đây đã gây dựng cho mình một khối lượng khách hàng khá đông đảo và một văn hóa mới mẻ. Rất nhiều người

tiêu dùng châu Á đã tạo ra hoặc chạy theo trào lưu “săn lùng hàng hạ giá” vào các thời điểm nghỉ lễ, hình thành một nét sinh hoạt mới mẻ trong xã hội châu Á.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Ngoài hệ thống cửa hàng hạ giá, thị trường bán lẻ châu Á trong thời gian tới, theo cơ quan nghiên cứu thị trường thuộc IBM (IBM 2007, tr.44-50), sẽ chứng kiến sự ra đời và bùng nổ của một số loại hình bán lẻ hiện đại sau:

Siêu thị nhỏ (mini-mart)

Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 6

Là mô hình bán lẻ tự phục vụ quy mô nhỏ hơn siêu thị, thường được đặt ở các khu dân cư. Số lượng sản phẩm được bán trong các siêu thị với các chủng loại chính là thực phẩm tươi sống, lương thực khô và các sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của các hộ gia đình. Khác với các cửa hàng tiện ích, các siêu thị nhỏ này không bán bánh kẹo cao cấp, thuốc lá hay báo, tạp chí. Diện tích mỗi siêu thị khá nhỏ, chỉ từ 100 đến 300 mét vuông. Giá bán ở đây chỉ ngang bằng giá ở các chợ truyền thống nhưng hàng hóa được trình bày có tính thẩm mỹ cao và đảm bảo về vệ sinh.

Do ở nhiều thị trường ở các quốc gia châu Á, một tỷ lệ không nhỏ người mua sắm thường đi bộ hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nên các đại siêu thị ở xa khu trung tâm hay các siêu thị lớn nằm trong các khu mua sắm sầm uất thường không phù hợp. Vì vậy, mô hình nằm trong các khu dân cư này có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.

Đại siêu thị cỡ nhỏ (compact hypermarket)

Đây là loại hình đại siêu thị quy mô nhỏ, với số lượng, chủng loại hàng hóa ít hơn đại siêu thị. Mô hình kinh doanh này khắc phục được những khó khăn về mặt bằng kinh doanh cũng như những hạn chế về mặt pháp lý mà các đại siêu thị thường gặp phải. Ngoài ra, do số lượng hàng hóa ít hơn, việc mua sắm ở mô hình bán lẻ này sẽ thuận lợi và tiết kiệm đáng kể về thời gian so với mua sắm ở các đại siêu thị. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện những đặc điểm vượt trội so với các siêu thị như cho phép người mua sắm tiếp cận với các khu ẩm thực hay giải

trí. Diện tích mỗi cửa hàng từ 2000 đến 6000 mét vuông và thường được xây dựng nhiều tầng.

Cửa hàng bán sản phẩm chuyên dụng (specialty store)

Mô hình cửa hàng này mục đích phục vụ cho người có thu nhập cao trong xã hội, sản phẩm được cá biệt hóa, thường là sản phẩm sạch, nguồn gốc thiên nhiên, sản phẩm chức năng, bổ dưỡng, chất lượng thượng hạng. Diện tích mỗi cửa hàng từ khoảng 200 đến 500 mét vuông. Các cửa hàng này thường là các đại lý độc quyền trong một khu vực địa lý nhất định.

Cửa hàng tiện ích kiểu mới (convenience plus)

Các cửa hàng này thường được đặt ở trung tâm, những phố mua sắm sầm uất, hay các khu mua sắm trong các khu dân cư tập trung hay gần những trạm xăng, điểm dừng xe buýt. Hàng hóa được bán thường là lương thực, thực phẩm khô và thực phẩm tươi sống, bánh mỳ, thuốc lá, bánh kẹo, báo, tạp chí và các hàng hóa thiết yếu khác. Giá hàng hóa đắt hơn siêu thị từ 10 đến 15%. Diện tích mỗi cửa hàng từ 200 đến 800 mét vuông.


III. HAI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỂN HÌNH CỦA CHÂU Á GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY


Như đã phân tích ở trên, hầu hết các quốc gia châu Á đều theo đuổi mô hình kinh tế mở, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Tuy nhiên, mỗi quốc gia chọn cho mình một hướng đi riêng với lộ trình mở cửa đặc trưng. Ở một số quốc gia sau khi thị trường bán lẻ được mở cửa, thị trường đã hoàn toàn bị chi phối bởi các tập đoàn bán lẻ phương Tây. Bên cạnh đó, cũng có những quốc gia với những chính sách thương mại khôn ngoan đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước mình đứng vững trong cuộc cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài. Đến đây tôi xin đưa ra hai ví dụ điển hình về quá trình mở cửa thị trường bán lẻ ở Thái Lan và Hàn Quốc.

1. Thái Lan


1.1 Chính sách mở cửa thị trường một cách ồ ạt của Chính phủ Thái Lan


Thái Lan chính thức gia nhập WTO vào năm 1995. Tuy nhiên nước này lại không cam kết bất cứ điều khoản nào về thực hiện tự do hóa dịch vụ bán lẻ. Chỉ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 nổ ra, do thiếu vốn trầm trọng, Chính phủ Thái Lan đã tìm mọi cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ. Cuối những năm 1980, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép hoạt động trên thị trường bán lẻ dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp nội địa và nắm giữ không quá 49% tổng số vốn. Tuy nhiên, sau khủng hoảng 1997, Chính phủ đã ngay lập tức cho phép các cơ sở bán lẻ 100% vốn nước ngoài được hoạt động nếu nhà đầu tư bỏ vốn tối thiểu 2,5 triệu Euro.


1.2 Thất bại của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan trên thị trường nội địa


Hệ quả của chính sách mở cửa không kiểm soát của chính phủ Thái Lan đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mảng bán lẻ truyền thống của quốc gia này. Hàng loạt cửa hàng bán lẻ truyền thống ở thủ đô Băng Cốc và các tỉnh khác đã bị phá sản, đặc biệt là ở những vùng xuất hiện các cửa hàng tiện ích hoạt động dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu. Trong khi đó, những nhà bán lẻ nước ngoài bằng việc kinh doanh bán hàng qua các cửa hiệu giảm giá dần tạo vị trí độc quyền trên thị trường nước này. Đến năm 2001, tức là chưa đầy 5 năm sau khi mở cửa thị trường, hệ thống bán lẻ qua các cơ sở giảm giá (discount stores) đã chiếm được 23% thị phần. 97% chuỗi các cửa hàng giảm giá thuộc sở hữu của các nhà bán lẻ nước ngoài. Trong khi đó, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống sau khi giảm gần 10.000 cửa hàng đã sụt giảm mạnh, từ 74% xuống còn 46% (Macedo, Jorge và Chino, Tadao 2003, tr.31).

Tình hình còn xấu hơn khi chính những nhà cung cấp trong nước cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Sự ra đời của các cửa hàng giảm giá đã đẩy một số

lượng lớn nhà cung cấp Thái Lan vào thế bất lợi trong các vụ mặc cả giá bán hàng hóa.

Sự kiện này đã gây ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Thái Lan, tạo nên làn sóng phản đối toàn cầu hóa mạnh mẽ trong người dân nước này. Chính phủ Thái Lan đối mặt với sức ép phải đóng cửa thị trường bán lẻ của mình. Trong tình trạng đó, một loạt các chính sách “chữa cháy” đã được Chính phủ đưa ra, chủ yếu là các biện pháp về mặt quản lý. Có thể kể đến một số biện pháp như việc Chính phủ hỗ trợ cho việc thành lập các cửa hàng bán lẻ cộng đồng (community retail shops), đào tạo đội ngũ quản lý cho những cửa hàng bán lẻ nhỏ, thiết lập bộ phận tư vấn Retail Clinic,… (Macedo, Jorge và Chino, Tadao 2003, tr. 32-33).

Vai trò của Chính phủ tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn về mặt tài chính cho hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống hay các siêu thị bán lẻ quy mô nhỏ. Tuy nhiên, những biện pháp này không phát huy được tối đa tác dụng do không được xây dựng và thực thi một cách hệ thống, tác động chỉ dừng ở mức tạm thời. Bên cạnh đó, việc Chính phủ sửa đổi lại các bộ Luật đã làm cản trở quá trình tự do hóa thương mại, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Doanh nghiệp bán lẻ của Thái Lan ngày càng mất tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.


2. Hàn Quốc


2.1 Chính sách của Chính phủ Hàn Quốc về thị trường bán lẻ


Hàn Quốc bắt đầu mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của mình vào năm 1996. Nhờ đó, ngành công nghiệp nước này chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh mới cùng với sự lớn dần về mặt quy mô của các doanh nghiệp bán lẻ cả trong nước lẫn nước ngoài.

Để tăng tính hiệu quả của thị trường bán lẻ, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện từng bước quá trình tự do hóa trên thị trường bán lẻ. Chính sách bán lẻ của nước này được chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: bắt đầu diễn ra vào khoảng giữa năm 1989 đến giữa năm 1991. Vào giai đoạn này, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện nới lỏng các quy định về việc các công ty nước ngoài có thể thiết lập các chi nhánh hay thực hiện đầu tư trực tiếp vào đất nước.

Giai đoạn 2: tiếp nối giai đoạn 1, thực hiện trong khoảng giữa năm 1991 đến giữa năm 1993. Vào thời điểm này, các doanh nghiệp nước ngoài có thể mở các cửa hàng ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, Chính phủ quy định diện tích của mỗi cửa hàng không được quá 1000 mét vuông. Bên cạnh đó, số lượng cửa hàng mà mỗi doanh nghiệp nước ngoài được mở cũng không được lớn hơn con số 10.

Giai đoạn 3: thực hiện vào giữa năm 1993 đến năm 1995. Trong thời kỳ này, những quy định về diện tích cũng như số lượng cửa hàng các nhà bán lẻ nước ngoài được phép mở quy định trong giai đoạn hai được nới rộng hơn. Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ trên thị trường Hàn Quốc có thể mở đến 20 cửa hàng với diện tích mỗi cửa hàng có thể là 3000 mét vuông.

Ủy ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc (KFTC)

Thành lập từ đầu những năm 1980, Ủy ban này có 4 nhiệm vụ chính là: khuyến khích cạnh tranh công bằng; củng cố quyền lợi khách hàng; thiết lập môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ và hạn chế sự bành trướng, lạm dụng của các tập đoàn khổng lồ. Trong 4 chức năng này, Ủy ban đã thực hiện mạnh mẽ nhất chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, đặc biệt là sau khi Hàn Quốc thực hiện những cam kết của mình trong khuôn khổ WTO. Ủy ban này đã đưa vào thi hành 9 bộ luật trong đó có “Những quy định về độc quyền (Monopoly regulation) và Luật về “Thương mại bình đẳng” (Fair Trade Act). Cụ thể trong lĩnh vực bán lẻ, nếu bất cứ doanh nghiệp nào đang chiếm được phần lớn thị trường lạm dụng vị trí của mình với mục đích cạnh tranh không công bằng, KFTC sẽ ra lệnh cho doanh nghiệp phải giảm giá hàng loạt, ngay lập tức chấm dứt hành vi của mình. Đồng thời, KFTC sẽ công bố rộng rãi vi phạm của doanh nghiệp đó hoặc sử dụng các biện pháp theo các bộ

luật liên quan. Doanh nghiệp có thể chịu phạt lên tới 3% tổng doanh thu trong thời kỳ xảy ra vi phạm. Chính những biện pháp này đã giúp Chính phủ tối thiểu hóa sự bành trướng của các tập đoàn bán lẻ khổng lồ và bảo vệ các nhà bán lẻ trong nước quy mô nhỏ không bị phá sản khi thị trường được mở cửa hoàn toàn (KFTC 2010).


2.2 Thành công của các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc trong việc giữ thị phần của mình trước sự xâm chiếm của các tập đoàn quốc tế


Sự thành công của các nhà bán lẻ nội địa của Hàn Quốc được đánh dấu bằng sự kiện tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-mart phải rút khỏi thị trường này bằng việc bán lại 16 cửa hàng trên khắp Hàn Quốc cho Shinsegae với mức giá được cho rằng đã gây ra một khoản lỗ khổng lồ: 882 triệu đô la Mỹ vào năm 2006. Ngay trước đó, một tập đoàn bán lẻ khổng lồ khác, Carrefour cũng phải rút khỏi thị trường Hàn Quốc bằng việc bán lại 32 cửa hàng bán lẻ của mình cho một doanh nghiệp nội địa là E-land theo một hợp đồng trị giá 1,85 tỷ đô la Mỹ (Renee, Kim B 2006, tr3-7). Shinsegae là nhà bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc, chiếm tới 30% thị phần cả thị trường bán lẻ. Tập đoàn này được xếp hạng 85 trong top 250 nhà bán lẻ lớn nhất toàn cầu xét trên doanh số bán lẻ vào năm 2008. Doanh thu bán lẻ của Shinsegae vào khoảng trên 10 tỷ đô (Deloitte 2010, tr.13).

Đây được coi là sự thành công khá bất ngờ vì trước đó hai đại gia này gần như chưa khi nào gặp phải thất bại khi vươn ra các thị trường quốc tế. Thành công của những nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc có thể được giải thích bằng những lý do sau:

Thứ nhất, về địa điểm kinh doanh: trong khi các doanh nghiệp bán lẻ đến từ phương Tây lựa chọn địa điểm xây dựng cửa hàng là những khu diện tích lớn, thường ở các vùng ngoại ô, xa trung tâm thì các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc lại lựa chọn cho mình những cửa hiệu ở các khu trung tâm. Người dân Hàn Quốc khác người dân phương Tây ở một điểm rất quan trọng là họ đi mua sắm thường

xuyên hơn. Vì vậy, mặc dù các cửa hàng của nhà bán lẻ trong nước diện tích nhỏ song có thuận lợi về giao thông đã thu hút được số lượng khách nhiều hơn.

Thứ hai là về sản phẩm. Văn hóa Hàn Quốc rất ưa chuộng việc sử dụng các sản phẩm sản xuất trong nước. Nắm bắt được tâm lý này, các nhà bán lẻ Hàn Quốc luôn tìm cách tối đa hóa danh mục sản phẩm của mình bằng những sản phẩm nội địa. Bên cạnh đó, người Hàn Quốc cũng rất quan trọng đến cách trưng bày sản phẩm hay chính xác hơn chính là tính thẩm mỹ của mỗi gian hàng. Trong khi tập đoàn bán lẻ từ phương Tây do quá chú trọng tới việc tận dụng từng khoảng không gian nhỏ để bày được nhiều hàng hóa đã quên mất việc đầu tư vào cách bài trí gian hàng. Ngược lại, trong các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp Hàn Quốc, hàng hóa được bày rất đẹp mắt, thuận tiện cho khách hàng có thể tự tay kiểm tra thay vì phải nhờ tới sự trợ giúp của nhân viên phục vụ. Hàng hóa bán trong các cửa hiệu như E-mart hiếm khi bị gói kỹ trong hộp kín như hàng hóa bày bán trong chuỗi các siêu thị của Wal-mart hay Carrefour. Ngoài ra, lựa chọn về chủng loại sản phẩm cũng được các tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc sử dụng để cạnh tranh với các tập đoàn châu Âu và Bắc Mỹ. Người dân Hàn Quốc thích mua những sản phẩm tươi sống thay vì sản phẩm qua chế biến. Do đó, trong mỗi siêu thị của Shinsegae hay Lotte, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thực phẩm theo nhu cầu của mình tại các quầy thực phẩm tươi sống trong khuôn viên siêu thị. Trong khi đó, Wal-mart hay Carrefour lại tập trung trưng bày các sản phẩm đóng hộp, thực phẩm khô hay đồ điện tử gia dụng.

Lý do thứ ba chính là các chương trình khuyến khích mua hàng. Các cửa hàng của E-mart hay Lotte đã thành công bằng việc thuê những nhân viên sử dụng các hệ thống loa cỡ lớn hay xếp hàng vào giờ mở cửa và chào đón khách hàng bằng những tràng vỗ tay lớn. Phong cách này đã thu hút được sự chú ý của một số lượng lớn khách hàng.

Lý do thứ tư khiến các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc giành được ưu thế là ở chỗ họ đã biết xây dựng mối quan hệ mật thiết với những nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa nội địa. Wal-mart hay Carrefour luôn tìm cách hạ thấp giá mua

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024