CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CHÂU Á
I. CÁC XU THẾ NỔI BẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CHÂU Á HIỆN NAY
1. Hệ thống bán lẻ hiện đại dần thay thế các cửa hàng truyền thống
1.1 Thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân châu Á
Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại xuất phát từ những thay đổi sâu sắc trong xã hội các quốc gia châu Á.
Thứ nhất, thu nhập trung bình của châu lục này đã tăng lên một cách đáng kể kéo theo sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu và thượng lưu với số lượng ngày càng lớn.
Thứ hai, và cũng là nguyên nhân quan trọng hơn cả chính là sự thay đổi về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Nếu những năm đầu của thế kỷ 20, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động trên cả châu Á chưa đến 20% thì trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, số lượng phụ nữ làm việc đã xấp xỉ số lượng nam giới. Ở một số nước Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, … trung bình tỷ lệ nữ giới trên nam giới trong lực lượng lao động là khoảng 91-93/100. Chính vì sự thay đổi mang tính cách mạng đó, xu hướng tiêu dùng trong xã hội châu Á cũng thay đổi mạnh mẽ. Khi ngày càng nhiều phụ nữ đi làm, họ có khuynh hướng tiết kiệm thời gian mua sắm và nấu nướng của mình. Do vậy, những thực phẩm đã qua chế biến ngày càng trở nên phổ biến.
Bên cạnh đó, việc sử dụng rộng rãi của tủ lạnh và các dụng cụ điện tử hiện đại khác trong gia đình cho phép người dân có thể đi chợ hàng tuần, thay vì hàng ngày như thời kỳ trước đây. Hơn nữa, do sự phát triển của các phương tiện cá nhân và hệ thống đường xá, cơ sở hạ tầng được xây dựng và nâng cấp đã tạo điều
kiện cho người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ có thể lựa chọn mua sắm ở các khu vực xa trung tâm với số lượng hàng hóa mua sắm lớn hơn nhiều lần.
Theo các bản nghiên cứu thị trường của Nielsen được tiến hành vào năm 2008 và 2009, người dân ở hầu hết các đô thị lớn của các quốc gia châu Á thường đi mua hàng ở các đại siêu thị trung bình hai đến ba lần/tháng. Mục đích mua sắm của họ thường phục vụ cho việc dự trữ thực phẩm, mua lương thực sử dụng hàng ngày hay các đồ dùng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Theo Nielsen 2009, Hàn Quốc nơi 96% dân cư thành thị đến siêu thị mua sắm hàng tháng giữ tỷ lệ cao nhất so với các quốc gia châu Á còn lại.
Một nguyên nhân khác tạo nên sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người châu Á xuất phát từ chính sự điều chỉnh của các mô hình bán lẻ hiện đại. Người châu Á, khác với người phương Tây, vốn có thói quen sử dụng những thực phẩm tươi sống nên mô hình bán lẻ truyền thống như chợ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân ở đây. Nhận thức được điều đó, các siêu thị và đại siêu thị đã dần dần giới thiệu và xây dựng các quầy bán hàng tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, rau xanh để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ở châu lục này. Hiện nay, cũng theo Nielsen, tỷ lệ người dân Trung Quốc mua thực phẩm tươi sống từ chuỗi các đại siêu thị đang đứng đầu toàn châu Á khi mô hình bán lẻ này được chọn là địa điểm mua sắm thường xuyên hàng tươi sống cho hơn 60% người dân Trung Quốc hiện đang sinh sống ở các đô thị (Nielsen 2009).
1.2 Sự xuất hiện và phát triển của các mô hình bán lẻ hiện đại
1.2.1 Lịch sử ra đời của các cửa hàng bán lẻ hiện đại
Tuy thói quen tiêu dùng của người châu Á chỉ thay đổi mạnh từ khoảng nửa sau thế kỷ 20 nhưng trên thực tế, mô hình các cửa hàng mua sắm hiện đại đã xuất hiện ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ 20. Cửa hiệu mua sắm đầu tiên này được xây dựng theo ý tưởng của một thương nhân Trung Quốc sống ở Australia. Một
số cửa hàng mua sắm hiện đại như Wing On và Sincere ở Thượng Hải mở cửa từ trước năm 1949 vẫn duy trì hoạt động đến thời điểm này. Các trung tâm mua sắm hiện đại bắt đầu được xây dựng với số lượng lớn trên khắp châu lục vào khoảng những năm 1980 và bùng nổ vào khoảng những năm 1990 của thế kỷ trước.
Số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại xuất hiện ở châu Á ngày một tăng. Đặc biệt, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, các nền kinh tế châu Á đã và đang đón nhận những làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào khu vực bán lẻ hiện đại. Trong ba mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại là đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện ích thì mô hình thứ ba được ghi nhận là tăng trưởng mạnh nhất trong những năm vừa qua và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần.
1.2.2 Vị trí của hệ thống bán lẻ hiện đại trên thị trường hiện nay
Hệ thống bán lẻ hiện đại ngày một thể hiện ưu thế vượt trội so với hệ thống bán lẻ truyền thống. Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2009, theo Nielsen 2009, số lượng các cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng truyền thống trên khắp châu Á chỉ tăng 1% lên khoảng hơn 12.3 triệu. Số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại tăng đến 16% trong năm 2009. Tốc độ tăng trưởng về số lượng chuỗi cửa hàng bán lẻ truyền thống và hiện đại ở một số quốc gia được thể hiện trong bảng sau:
HỆ THỐNG BÁN LẺ TRUYỀN THỐNG | HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI | |
Hàn Quốc | -10 | +7 |
Đài Loan | -9,5 | 0 |
Trung Quốc | -4 | +13 |
Ấn Độ | +5 | +18 |
Singapore | -6 | +1 |
Malaysia | +3 | +5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 1
- Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 2
- Một Số Công Ty Bán Lẻ Gốc Châu Á Không Ngừng Mở Rộng Phạm Vi Kinh Doanh Vượt Khỏi Biên Giới Quốc Gia, Khu Vực
- Châu Lục Đông Dân Nhất Thế Giới, Dân Số Trẻ Và Sức Mua Tăng
- Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại Sẽ Tiếp Tục Chiếm Ưu Thế
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Bảng II.1: Tốc độ tăng trưởng số lượng các cửa hàng bán lẻ (%) 2007 – 2008
Nguồn: Nielsen 2009
2000
2001
2002
2003
2004
2005 2006
2007
2008
Hệ thống bán lẻ hiện đại
Hệ thống bán lẻ truyền thống
65
35
61
39
59
41
56
44
Thị phần hệ thống bán lẻ hiện đại giành được cũng không ngừng tăng lên. Tính đến hết năm 2007, hệ thống bán lẻ hiện đại đã giành thị phần lớn hơn các loại hình bán lẻ truyền thống. Cụ thể ở một số nước châu Á: ở Hàn Quốc, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống giảm xuống từ 15.9% trong năm 2008 xuống chỉ còn 13.9% năm 2009 trong khi đó ở Đài Loan, hệ thống này chỉ nắm giữ hơn 6% thị phần. Biểu đồ sau cho thấy sự thay đổi về thị phần của hai mô hình bán lẻ truyền thống và hiện đại trên khắp châu Á nói chung.
52 | 50 | 48 | 47 | |
46 | 48 | 50 | 52 | 53 |
Biểu đồ II.1: Thị phần (%) của hệ thống bán lẻ truyền thống và hiện đại ở Châu Á (trừ Nhật Bản)
Nguồn: Nielsen 2009
2. Sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Âu Mỹ ngày càng lớn
2.1 Tình hình mở rộng của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu ra khắp châu Á
Châu Á vươn lên là khu vực phát triển nhanh nhất và năng động nhất thế giới. Khu vực này ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, đặt biệt là các nền kinh tế được coi là những con rồng châu Á (Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông). Ngành công nghiệp bán lẻ châu Á trong những năm gần đây luôn phát triển với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát triển trung bình
của ngành bán lẻ toàn cầu và thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ. Thị trường châu Á thực sự chứng kiến sự đổ bộ của những nhà bán lẻ toàn cầu vào những năm 1980 khi tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Pháp là Carrefour bắt đầu hiện diện ở Đài Loan. Đặc biệt từ khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu nới lỏng những quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại bán lẻ, thị trường Châu Á liên tục đánh dấu sự có mặt của những đại gia bán lẻ hàng đầu thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, cả năm tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới (xét về quy mô doanh số) là: Wal-mart (Hoa Kỳ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Metro và Schwarz (Đức) đều đã hoạt động ở Châu Á.
Vào những năm 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, các nước Đông Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore luôn là những đích ngắm hấp dẫn nhất đối với các nhà bán lẻ thế giới. Sau sự xuất hiện của Carrefour, Trung Quốc tiếp tục là điểm đến của Wal-mart và trở thành thị trường chính của tập đoàn bán lẻ này ở châu Á.
Sang đến những năm đầu của thế kỷ 21, xu hướng đầu tư vào Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ toàn cầu đã bắt đầu chuyển hướng sang một số thị trường mới nổi khác: các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á (ASEAN). Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất với thu nhập quốc dân tính trên đầu người được xếp vào loại cao trên thế giới và các chính sách thương mại ngày càng được điều chỉnh theo hướng mở cửa đã thu hút một số lượng không nhỏ các nhà bán lẻ phương Tây, đặc biệt là về lĩnh vực bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ. Các tập đoàn bán lẻ từ châu Âu và Bắc Mỹ cũng ngày càng chú trọng hơn đến thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng. Khu vực này được coi là một trong những khu vực năng động nhất trong châu lục và nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới là Wal-mart hiện đã lên kế hoạch xâm nhập thị trường này trong khoảng thời gian 5 năm tới.
2.2 Lợi thế của các tập đoàn lớn từ Âu, Mỹ
2.2.1 Tài chính
Các tập đoàn bán lẻ lớn nhất của thế giới hiện diện trên thị trường châu Á đều có lợi thế vượt trội về vốn. Chỉ tính riêng 4 đại gia đứng đầu danh sách 250 nhà bán lẻ toàn cầu là Wal-mart, Carrefour, Metro và Tesco đã có tổng doanh thu vào khoảng gần 730 tỷ đô la trong năm 2008 với lợi nhuận thuần khoảng 20,6 tỷ đô. Chỉ riêng Wal-mart đã có doanh thu bán lẻ năm 2008 là hơn 407 tỷ đô la. Trong khi đó, tập đoàn bán lẻ AS Watson của Hồng Kông là tập đoàn bán lẻ đứng đầu châu Á xét về quy mô doanh số thu được từ hoạt động bán lẻ cũng chỉ đạt 15 tỷ đô la (Deloitte 2010, tr.13). Bên cạnh lợi thế vượt trội về mặt tài chính, các tập đoàn bán lẻ toàn cầu này còn sở hữu hàng chục năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế. Đây là điểm mà phần lớn nhà bán lẻ châu Á chưa có được.
Tài chính và kinh nghiệm là những lợi thế cạnh tranh ban đầu mà những đại gia bán lẻ trên thế giới sở hữu khi thâm nhập vào thị trường châu Á. Nguồn vốn khổng lồ là điều kiện ban đầu giúp các tập đoàn bán lẻ này xây dựng các chiến lược thôn tính các thị trường châu Á. Tiềm lực tài chính hùng hậu cho phép những tập đoàn này có thể xác định thua lỗ từ 5 đến 7 năm, thậm chí là 10 năm khi bắt đầu hoạt động ở một thị trường mới. Bên cạnh đó, nguồn vốn khổng lồ giúp các tập đoàn này có thể đầu tư lớn vào các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng, đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao do có khả năng chi trả những mức lương hết sức cạnh tranh và xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng thực sự hấp dẫn. Nguồn lực tài chính còn cho phép các tập đoàn bán lẻ này ứng dụng những công nghệ quản lý hàng đầu, tăng hiệu quả hoạt động. Công nghệ hiện đại chính là lợi thế vượt trội thứ hai giúp các tập đoàn này thành công trên thị trường châu Á.
2.2.2 Công nghệ
Công nghệ, cùng với kinh nghiệm quản lý tiên tiến chính là bí quyết dẫn đến thành công của các nhà bán lẻ đến từ châu Âu và Bắc Mỹ khi mở rộng địa bàn hoạt động sang các quốc gia châu Á. Hầu hết các nhà bán lẻ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, đều tiến hành việc thu thập thông tin trực tiếp ngay từ điểm bán hàng. Thông tin này ngay sau đó sẽ được nhà bán lẻ tổng hợp và xử lý và trao đổi với chính với những nhà cung cấp sản phẩm. Các kế hoạch sản xuất cũng như xử lý hàng tồn kho nhanh chóng được xây dựng. CPRF - một hệ thống tân tiến được nhiều nhà bán lẻ phương Tây lựa chọn, trong đó có công ty thời trang Zara đến từ Tây Ban Nha cho phép nhà bán lẻ hợp tác với nhà cung ứng đưa ra những dự báo và thử nghiệm tính khả thi trước khi áp dụng.
Một công nghệ hiện đại khác được nhiều tập đoàn hàng đầu như Wal-mart (Mỹ) hay Metro (Đức) sử dụng là RFID. Đây là một hệ thống nhận dạng tự động từ xa được tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới này áp dụng từ năm 2006. Mọi kiện hàng phân phối đến các trung tâm bán lẻ của Wal-mart trên khắp thế giới đều được gắn một con chip máy tính siêu nhỏ. Con chip này cho phép truyền tải mọi thông tin về lô hàng và từng sản phẩm trong lô hàng đến với các máy tính chủ. Việc gắn chip này không tốn nhiều chi phí, tiết kiệm sức lao động và đặc biệt có thể chống trộm cướp, phát hiện hàng bị hư hỏng hay những thiếu sót trong quá trình vận chuyển.
Trong công tác quản lý khách hàng, rất nhiều nhà bán lẻ phương Tây đã áp dụng hệ thống CRM. Hệ thống hiện đại hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc đưa ra các chiến lược, chương trình hướng tới đội ngũ khách hàng thân thiết, một nguồn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ưu điểm của hệ thống này là nó thích hợp với mọi loại hình kinh doanh, từ các hàng bán đồ ăn nhanh bình dân tới các trung tâm thương mại xa xỉ.
Ngoài ra, các tập đoàn bán lẻ toàn cầu liên tục lắp đặt các thiết bị ngay trong các khu bán hàng của mình để hỗ trợ khách hàng và nhân viên. Ở một số địa điểm bán hàng tại châu Á, Metro đã lắp đặt những máy scan tinh vi cho phép
khách hàng thanh toán không cần sự có mặt của nhân viên thu ngân và tiết kiệm thời gian chờ đợi trong những thời điểm quá đông khách đến mua sắm. Sắp tới, tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Đức này đang lên kế hoạch sẽ thử nghiệm hỗ trợ khách hàng trong khi mua sắm bằng cách cung cấp cho họ một máy tính nhỏ giúp họ nhanh chóng tìm được mặt hàng cần mua và nơi đặt món hàng đó.
2.3 Sự hiện diện của một số tập đoàn bán lẻ Âu Mỹ lớn nhất tại châu Á
2.3.1 Carrefour
Người khổng lồ đến từ Pháp Carrefour là tập đoàn bán lẻ phương Tây đầu tiên thâm nhập thị trường châu Á. Vào năm 1989, tập đoàn này đã bắt tay với một công ty cổ phần của Đài Loan là Uni President Enterprises Corporation. Sau khi gặt hái được những kinh nghiệm từ các hoạt động kinh doanh ở thị trường Đài Loan, Carrefour nhanh chóng mở rộng phạm vi sang các quốc gia châu Á khác, bao gồm các quốc gia tiểu vương quốc Ả Rập và một số nước Nam Á như Pakistan (Wikipedia 2010).
Năm 2007 đánh dấu một cột mốc trong lịch sử phát triển của đại gia bán lẻ lớn thứ hai thế giới này ở châu Á khi tập đoàn cho ra đời 36 đại siêu thị ở châu lục này. Tính riêng ở Trung Quốc con số đại siêu thị được xây dựng trong năm 2007 đã là 22. Đây là số lượng lớn chưa từng thấy trong một năm (Wikipedia 2010).
Nhân tố dẫn đến thành công của nhà bán lẻ này khi mở rộng hoạt động sang các nước khác nói chung và châu Á nói riêng chính là ở cách quản lý linh hoạt và đặc biệt là việc phân cấp quản lý theo đó cho phép người lãnh đạo trên mỗi thị trường được toàn quyền ra những quyết định liên quan tới việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với tập quán và truyền thống của từng thị trường cụ thể. Vì vậy, thành công của Carrefour trên thị trường châu Á theo như quản lý tập đoàn này tổng kết là do họ đã thích nghi được với tình hình đặc trưng của châu lục. Carrefour theo đuổi chiến lược kinh doanh với các mô hình bán lẻ vô cùng phong phú, từ các đại siêu thị đến các cửa hàng tiện ích. Bằng cách đa