Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

---------***---------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CHÂU Á VÀ 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CHÂU Á VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Đỗ Thu Trang Lớp : Anh 8

Khóa : 45B

Giáo viên hướng dẫn :ThS.Nguyễn Thị Xuân Hường


Hà Nội, tháng 5 năm 2010

DANH MỤC BẢNG BIỂU‌


Bảng II.1: Tốc độ tăng trưởng số lượng các cửa hàng bán lẻ (%) 2007 – 2008


Bảng II.2: Các quốc gia châu Á được xếp hạng 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới

Bảng III.1: Số lượng cửa hàng bán lẻ theo loại hình tại 6 thành phố lớn nhất Việt Nam

15


29


47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thực trạng thị trường bán lẻ Châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam - 1

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ I.1: Phân loại hệ thống bán lẻ truyền thống

7

Biểu đồ II.1: Thị phần (%) của hệ thống bán lẻ truyền thống và hiện đại ở Châu Á (trừ Nhật Bản)


16

Biểu đồ II.2: Số lượng các cơ sở bán lẻ và doanh thu của Tesco trên thị trường châu Á 2000-2008


23

Biểu đồ II.3: Tỷ lệ tăng trưởng FMCG (%) tính đến tháng 3 năm 2009

28

Biểu đồ II.4: Giá trị các hợp đồng M&A theo khu vực (6/2008-6/2009)

36

Biểu đồ III.1: Số lượng dân cư sống ở các đô thị lớn ở Việt Nam 2004-2009

61

Biểu đồ III.2: Thu nhập khả dụng/đầu người và chi tiêu người dân Việt Nam 2002-2012


62

Biểu đồ III.3: Mức giá thuê trung bình/m2/tháng và mức giá thuê cao nhất/m2/tháng mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại ở một số thành phố châu Á


68


HỆ THỐNG CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


TỪ VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ ĐẦY ĐỦ

NGHĨA TIẾNG VIỆT


CPFR

Collaborative Planning, Forecasting and Replenishment


Hoạch định, dự báo và bổ sung theo mô hình cộng tác


CRM

Customer Relationship Management

Quản lý quan hệ với khách hàng

ENT

Economic Needs Test

Kiểm tra nhu cầu kinh tế

FMCG

Fast moving consumer goods

Hàng hóa tiêu dùng nhanh

GATS

General Agreement on Trade in Services

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

GRDI

Global Retail Development Index

Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu

KFTC

Korean Fair Trade Commission

Ủy ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc

M&A

Merger and Acquisition

Mua lại và sáp nhập

RFID

Radio-Frequency Identification

Hệ thống nhận dạng tự động từ xa

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới



1. Tính cấp thiết của đề tài‌

LỜI MỞ ĐẦU


Châu Á đang nổi lên là châu lục phát triển năng động nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ luôn được ghi nhận thuộc vào những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Sự vươn lên mạnh mẽ của châu lục từng bị lãng quên này được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó sự phát triển của thị trường bán lẻ là một trong những bức tranh rõ nét nhất minh chứng cho thời kỳ đỉnh cao của châu Á. Thị trường châu Á trong thời đại hiện nay không chỉ đi theo những xu thế đã được tạo dựng trên thế giới mà dần thể hiện vị thế chủ động khi tạo ra những bước ngoặt trong lịch sử phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Một trong những khuynh hướng nổi bật trong lĩnh vực thương mại toàn cầu trong thế kỷ 20 chính là sự mở rộng lãnh địa kinh doanh của các tập đoàn bán lẻ ra khỏi biên giới quốc gia. Và có thể nói rằng, sự kiện các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu và Bắc Mỹ đặt chân vào thị trường châu Á là một cột mốc trong lịch sử thương mại thế giới. Thời kỳ trước những năm 1980, tầm ngắm của các nhà bán lẻ châu Âu chỉ dừng lại ở các quốc gia châu Âu khác. Một số lượng nhỏ chỉ bắt đầu chú ý đến thị trường Bắc Mỹ và thành công của họ ở khu vực này khá khiêm tốn. Tương tự, sự xâm chiếm của các doanh nghiệp bán lẻ đến từ Mỹ hay Canada vào thị trường Châu Âu không mang lại kết quả thành công như mong đợi. Chỉ đến khi các tập đoàn bán lẻ ở hai châu lục phát triển nhất thế giới này bắt đầu tìm kiếm cơ hội và tiến đến thị trường châu Á, khái niệm toàn cầu hóa khu vực bán lẻ mới thực sự bước sang một trang mới.

Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Đây là thị trường luôn được đánh giá cao và thường xuyên nhận được những dự báo khả quan về mức độ cũng như tốc độ phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Vì vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn rất cần những định hướng phát triển chi tiết, hợp lý.

Xuất phát từ thực tế đó, em chọn đề tài: “Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu‌


Thứ nhất, khái quát về mặt lý luận, phân tích những đặc điểm chính của thị trường châu Á hiện nay cũng như những xu thế phát triển mới trong tương lai. Một số thị trường tiêu biểu cũng được phân tích nhằm rút ra những bài học cho những thị trường phát triển sau. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đưa ra những đánh giá về những tập đoàn bán lẻ lớn đến từ châu lục khác hay những tập đoàn bán lẻ mạnh nhất châu Á thông qua việc tìm hiểu những yếu tố quyết định thành công của những tập đoàn này.

Thứ hai, từ những phân tích đánh giá rút ra trên thị trường châu Á, rút ra những kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong quá trình quy hoạch, phát triển thị trường theo hướng hiện đại hóa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là các hoạt động, xu hướng bán lẻ đang diễn ra trên thị trường châu Á nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trên thị trường Việt Nam, các nghiên cứu dành sự chú ý cho những ảnh hưởng từ việc trở thành thành viên của WTO đến thị trường Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu tập trung nhiều vào thị trường Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Nghiên cứu của bài khóa luận không bao gồm Nhật Bản do thị trường bán lẻ ở quốc gia này đã phát triển khá lâu và hiện nay đã được xếp vào một trong những thị trường có dấu hiệu bão hòa.

4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích, đánh giá nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm hợp lý.

5. Kết cấu khóa luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục thuật ngữ viết tắt và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn của em được chia làm ba phần:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường bán lẻ.


Chương 2: Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á.


Chương 3: Thị trường bán lẻ Việt Nam và những kiến nghị nhằm phát triển thị trường trong tương lai.


Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình cũng như những ý kiến đóng góp vô cùng quý giá của Thạc sỹ Nguyễn Thị Xuân Hường. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót do đề tài tương đối rộng trong khi khuôn khổ của bài khóa luận lại hạn chế. Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía các thày cô và các bạn.

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ‌‌

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ


1. Các khái niệm về bán lẻ


1.1 Thị trường bán lẻ


Thị trường bán lẻ: được hiểu là thị trường trên đó người bán (cá nhân hay các công ty, gọi chung là nhà bán lẻ) bán sản phẩm trực tiếp đến người mua (người tiêu dùng cuối cùng).

Dịch vụ bán lẻ: Theo tài liệu số MTN.GNS/W/120 được xây dựng trong vòng đàm phán Urugoay dựa trên hệ thống phân loại sản phẩm của Liên Hợp Quốc thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối. Dịch vụ phân phối được quy định bao gồm:

Dịch vụ đại lý hoa hồng


Dịch vụ bán buôn


Dịch vụ nhượng quyền thương mại


Dịch vụ bán lẻ


1.2 Nhà bán lẻ


1.2.1 Nhà bán lẻ:


Nhà bán lẻ là người bán sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) đến khách hàng. Khách hàng mua sản phẩm vì mục đích tiêu dùng của cá nhân hay gia đình mình. Bán lẻ là khâu kinh doanh cuối cùng trong chuỗi phân phối hàng hóa/dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Nhà sản xuất tạo ra sản phẩm và phân phối đến cho các nhà bán buôn. Nhà bán buôn lại phân phối sản phẩm nhận từ nhà sản xuất đến các nhà bán lẻ khác. Cuối cùng, nhà bán lẻ sẽ bán lại sản phẩm đến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2024