Thực Trạng Mức Ảnh Hưởng Của Cơ Sở Vật Chất Đến Quản Lý Hoạt Động Học Tập

86


hứng trong học tập khi GV thay đổi cách thức học tập, SV tự tin thể hiện đúng sở trường của cá nhân khi được học trong môi trường học tập ở bậc đại học.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ số thống kê ở đối tượng SV cho thấy thang đo trên có độ tin cậy tương đối cao. Phần mức độ thực hiện có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.841. Phần kết quả thực hiện chỉ số Cronbach’s Alpha thấp hơn là 0.829. Các chỉ số trên cho biết bảng khảo sát trên hoàn toàn có thể tin cậy được. Hệ số tương quan Preason giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện là 0.986. Mối liên hệ tương quan rất cao và mức độ tin cậy của mối tương quan lên đến 99% (**).

2.5.4 Cơ sở vật chất (mục tiêu 1.5.3)‌

Cơ sở vật chất trường học là phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường trong đó có hoạt động học tập của SV. Nhà trường khi trang bị đầy đủ cơ sở vật chất sẽ thúc đẩy chất lượng giáo dục được nâng lên, GV thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học linh động trong từng bài giảng, tạo môi trường học tập thuận lợi cho SV, SV khi được học ở môi trường có cơ sở vật chất đầy đủ tạo đủ điều kiện tiếp thu kiến thức song song với thực hành, nghiên cứu khoa học, sáng tạo và trải nghiệm được hiệu quả hơn. Cụ thể một số yếu tố về cơ sở vật chất trường học có ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động học tập được minh họa ở bảng 2.19 như sau:

Bảng 2.19: Thực trạng mức ảnh hưởng của cơ sở vật chất đến quản lý hoạt động học tập

Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Khu tự học

2.65

2.176

1

2.42

0.628

1

Thiết bị dạy học (Máy

chiếu, micro)

2.45

0.594

2

2.30

0.610

3

Dụng cụ học tập (Máy

tính, tài liệu chuyên ngành)


2.43


0.615


3


2.33


0.633


2

Phòng học, thư viện

2.29

0.706

4

2.16

0.696

4

Trung bình chung

2.46

2.30

Đánh giá

Rất ảnh hưởng

Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 13

* Phần mức độ thực hiện

Yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng nhất đến hoạt động học tập của SV là khu tự học với mức trung bình 2.65, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng khu tự học là nơi dành cho SV học tập sau giờ học chính khóa, không gian rộng rãi, bàn ghế đầy đủ SV được tự do sử dụng không giới hạn thời gian. Là nơi tự học, làm việc nhóm dành riêng cho SV của trường. Thiết bị dạy học (máy chiếu, micro) với mức trung bình 2.45 xếp hạng 2 qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng thiết bị dạy học hỗ trợ tích cực vào quá trình học tập tại trường của SV, nếu thiếu đi các thiết bị dạy học cần thiết như máy chiếu, loa, micro, bàn ghế hiệu quả học tập không cao, vì vậy yếu tố này được đánh giá rất ảnh hưởng. Dụng cụ học tập (Máy tính, tài liệu chuyên ngành) với mức trung bình 2.43

87


xếp hạng 3, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng SV thường xuyên trang bị dụng cụ học tập đầy đủ, hỗ trợ cho việc nghiên cứu tài liệu học, qua đó giúp SV tự trang bị kiến thức về GDTH, GV hướng dẫn SV tìm kiếm, photo tài liệu học phù hợp, cách sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh vào hoạt động học tập nghiên cứu khoa học, vì vậy yếu tố này được đánh giá là rất ảnh hưởng. Phòng học, thư viện với mức trung bình 2.29 xếp hạng 4, qua kết quả cho thấy rằng phòng học, thư viện trường học hiện nay được trang bị tương đối đầy đủ, phòng học sạch sẽ, thư viên trang bị hàng nghìn đầu sách tài liệu nghiên cứu có giá trị; do vậy không có ảnh hưởng nhiều so với các yếu tố trên; SV được tạo điều kiện khi sử dụng khi tự học tại thư viện như có chỗ đọc sách rộng, có quạt, mạng kết nối không dây được bố trí khắp thư viện, yếu tố này vẫn được đánh giá là rất ảnh hưởng. Mặc dù ngày nay có sự hỗ trợ của nguồn internet tài liệu rất đa dạng và phong phú về chủ đề lại thuận tiện khi nghiên cứu tại nhà không tốn thời gian đi lại nhưng thư viện trường học là nơi học tập chính quy không thể thiếu trong cơ sở giáo dục.

Ngoài ra, Ban chủ nhiệm Khoa GDTH phối hợp tổ chức “Hội sách chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ VI” ghi rõ: “Hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/04, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với thư viện, Khoa GDTH và khoa Ngữ văn tổ chức Hội sách - Ngày sách Việt Nam lần thứ 6 năm 2019 với chủ đề “ Văn hóa đọc” từ ngày 18/04-19/04.2019”. Cụ thể mục đích của hội sách được tổ chức nhằm khẳng định vai trò tầm quan trọng của sách góp phần hình thành thói quen tìm tòi, học hỏi phát triển văn hóa đọc, tạo nên nét đẹp trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới. Thông qua hoạt động tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho SV được tiếp cận đa dạng thể loại sách, mở rộng kiến thức lại không tốn nhiều thời gian di chuyển đến thư viện của trường.

* Phần kết quả thực hiện

Yếu tố có đánh giá đạt kết quả cao nhất là học tập ở khu tự học với mức trung bình 2.42, qua kết quả cho thấy rằng SV ngành GDTH thường xuyên đến khu tự học của trường để tự học, làm việc nhóm, đọc sách, tự nghiên cứu tài liệu chuyên ngành; do đó mà hoạt động học tập NGLL có địa điểm phù hợp, thoải mái, giúp SV an tâm tự trao dồi kiến thức. Dụng cụ học tập (Máy tính, tài liệu chuyên ngành) với mức trung bình 2.33 xếp hạng 2, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng khi học tập kết hợp với các dụng cụ hỗ trợ như máy tính, điện thoại thông minh giúp SV khai thác, chia sẽ tài liệu được dễ dàng và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, lưu trữ được nhiều dữ liệu; vì vậy yếu tố này được đánh giá có hiệu quả đạt mức tốt. Thiết bị dạy học (máy chiếu, micro) với mức trung bình 2.30 xếp hạng 3, với kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng thiết bị dạy học ở trường đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy của GV như máy chiếu, loa, micro, khi sử dụng vào giảng dạy GV thuận tiện giảng dạy bài dạy điện tử tiết kiệm được thời gian của GV và SV; nhờ vậy SV được tiếp thu kiến thức nhiều hơn đa dạng lĩnh vực, vì vậy yếu tố này theo đánh giá thực hiện đạt kết quả tốt. Phòng học, thư viện với mức trung bình 2.16 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng SV sử dụng thư viện khi tổ chức hoạt động học tập chưa cao so với các nội dung trên, do vị trí cách xa cơ sở chính đi lại bất tiện, tốn thời gian, không gian thư viện đã cũ, vì vậy SV không thường xuyên học tập ở

88


đây, chỉ học khi có nhu cầu nghiên cứu tài liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học hoặc tìm kiếm tài liệu theo yêu cầu của GV, kết quả đánh giá mức thực hiện là khá.

*Kết luận

Điểm trung bình chung của nội dung cơ sở vật chất ở mức độ ảnh hưởng là 2.46 được đánh giá rất ảnh hưởng với kết quả thực hiện đạt 2.30 được đánh giá thực hiện ở mức tốt. Qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của SV. Bởi vì, cơ sở vật chất đủ điều kiện đáp ứng cho hoạt động dạy và học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, GV yên tâm tập trung vào đổi mới sáng tạo vận dụng linh hoạt đa dạng phương pháp dạy học; SV được trải nghiệm thực hành thực tế nhiệm vụ học tập thường xuyên hơn luyện tập phản xạ hình thành kĩ năng mềm khi trở thành một GV tiểu học trong tương lai. Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động học tập được hỗ trợ từ máy tính, mạng kết nối không dây CBQL có thể quản lý từ xa mà không cần phải tự giám sát cấp dưới làm việc, liên lạc, trao đổi thông tin, chuyển nhanh tài liệu một cách dễ dàng, giúp đưa ra quyết định nhanh chóng kịp thời giải quyết vấn đề. Tuy nhiên cần xét đến yếu tố liên quan khác như chất lượng của thiết bị học tập đã giảm, GV không tự sửa chữa lỗi hỏng thiết bị ảnh hưởng đến thời gian giảng dạy,gây khó khăn trong quá trình học tập của SV.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng‌

2.6.1. Mặt mạnh‌

Qua khảo sát thực trạng cho thấy rằng về phía SV, hoạt động học tập trên lớp được SV thực hiện rất tốt khi học theo thời khóa biểu của trường. Vì lịch học được SV chủ động hơn khi được tự do đăng kí học phần lựa chọn môn học phù hợp với thời gian của cá nhân. Nhờ vậy hoạt động học tập NGLL được SV chủ động sắp xếp thời gian tự học, linh hoạt học qua mạng Internet tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất; lựa chọn hình thức học tập có sự hỗ trợ của mạng thông qua thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính giúp SV tự tìm hiểu kiến thức bên ngoài bài giảng của GV, thay đổi không khí học tập tự chủ về thời gian.

SV nhận thức tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập ảnh hưởng đến kết quả chuẩn đầu ra của ngành GDTH chú trọng về phẩm chất và năng lực, do đó học tập ngoài giờ học trên được SV quan tâm bồi dưỡng thêm kiến thức kĩ năng mềm riêng thúc đẩy động cơ học tập. Khi hiểu sâu yêu cầu cần đạt của ngành học hỗ trợ SV trong quá trình định hướng nghề nghiệp tương lai, là cơ sở so sánh bản thân với những phẩm chất sẳn có với nghề hình thành nhân cách đúng đắn, có hướng phấn đấu, cái tâm với nghề giáo.

Hiện nay hoạt động học tập của SV ngành GDTH được thực hiện chủ yếu dưới sự hướng dẫn của GV. Tức là, GV là người hướng dẫn SV tìm đến kiến thức thông qua nhiều phương pháp dạy học khác nhau được tổ chức linh hoạt như phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thuyết trình; SV thực hiện đúng theo yêu cầu của GV đã quy định và có báo cáo đúng thời gian thực hiện học tập và kết quả hoạt động học tập. Với phương châm lấy HS làm trung tâm người GV đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết.

Đa số SV hoàn thành các bài KTĐG năng lực định kì sau một thời gian học tập. KTĐG trong học tập là bước quan trọng vừa giúp SV tổng hợp kiến thức cần nắm vững

89


vừa là cơ sở đánh giá năng lực hiện tại của SV giúp tự đánh giá bản thân có ưu điểm vượt trội cần phát huy tích cực trong thời gian học tập tới vừa giúp GV đánh giá tổng quát mức độ nhận thức của SV, phương pháp giảng dạy có phù hợp với mức độ nhận thức của SV, thực hiện KTĐG môn học của GV có đáp ứng chương trình dạy học mới, từ đó có kế hoạch thực hiện hiệu quả.

Tiếp theo là thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của SV đang thực hiện đạt được hiệu quả cao. Cụ thể về thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV hiện đang được thực hiện thường xuyên, GV lập kế hoạch dạy học cụ thể dựa trên chương trình đào tạo, thực hiện theo trình tự kế hoạch đảm bảo mục tiêu đạt được; Xác định cụ thể nội dung trọng tâm cần quản lý, thực hiện theo đúng kế hoạch quản lý rõ ràng khi SV học tập ở lớp; Một số nội dung vẫn đang tiếp tục thực hiện như quản lý các hoạt động chuẩn bị học tập, quản lý hoạt động học trên lớp, quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp, quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động học tập, quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. GV cho biết thêm: “GV có kế hoạch trước, sự chủ động của SV và SV được biết trước về đề cương học tập từ đó có sự chuẩn bị trước. Bên cạnh đó có sự chủ động của người dạy, vì vậy giảm bớt áp lực cho cả 2 bên”.

Nội dung quản lý là công tác rất quan trọng trong quản lý hoạt động học tập vì khi người CBQL, GV xác định được nội dung đúng sẽ thực hiện đúng mục tiêu bằng những cách thức hiệu quả nhất. Cụ thể, xác định các nội dung quản lý được GV thực hiện rất thường xuyên và đạt hiệu quả cao sau khi thực hiện; các nội dung trên được xác định đúng dựa trên yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của SV ngành GDTH. GV thực hiện công tác quản lý thông qua tổ chức hoạt động học trên lớp như kiểm tra mức độ chuyên cần của SV, giám sát mức độ hoàn thành bài tập của SV rất thường xuyên bằng cách này GV có thể quản lý được SV trong quá trình học trên lớp vừa có thể quan sát đánh giá năng lực học tập của các bạn SV vừa thực hiện theo kế hoạch dạy học đạt hiệu quả rất tốt.

Tiếp theo là quản lý điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động học tập được thực hiện có hiệu quả cao có thể thấy rằng hiện nay công tác đảm bảo đủ điều kiện về thời gian sử dụng đảm bảo phục vụ trong quá trình thực hiện hoạt động học tập cho SV, chất lượng của thiết bị học tập đảm bảo sử dụng đúng chức năng của phương tiện thiết bị dạy và học như máy chiếu, micro, loa, ánh sáng phòng học, bàn ghế, sắp xếp bàn ghế trong lớp tự do, khu tự học tùy theo hoạt động học tập được tổ chức bởi GV. Ngoài ra, GV thường xuyên hỗ trợ tài liệu học tập chuyên ngành, có kiểm tra đánh giá trên bài làm của SV làm cơ sở cho SV điều chỉnh việc học tập của cá nhân, bên cạnh đó SV cũng hỗ trợ lẫn nhau trong thời gian làm việc nhóm bằng cách tham gia tích cực vào nêu ý kiến, tổng hợp nội dung và trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. Qua đó có thể khẳng định rằng, nhà trường luôn tạo điều kiện học tập phù hợp với tình hình thực tế, hỗ trợ công cụ học tập đến SV, đội ngũ CBQL, GV, SV của Khoa chấp hành và thực hiện theo thông báo của trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập online, đảm bảo việc học tập mọi lúc mọi nơi.

2.6.2. Mặt yếu‌

Công tác quản lý hoạt động học còn nhiều khó khăn khi chưa trang bị điều kiện cơ sở vật chất, thời gian cho việc tổ chức các hoạt động học tập đa dạng, tạo phong phú,

90


hứng thú trong học tập của SV; Chưa có sự hỗ trợ thường xuyên từ các tổ chức, cá nhân giáo dục, cựu SV vì vậy mà công tác phối hợp tổ chức hoạt động học tập chưa được chất lượng như mong muốn. Mặc khác, GV cho biết thêm: “GV không thể nắm được tình hình SV thực hiện bài tập nhóm cùng nhau không hay chỉ có một số bạn làm. Mặc dù GV có tổ chức chấm công của từng thành viên nhưng là SV tự chấm vì vậy khó đánh giá được từng cá nhân, chỉ mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào tinh thần tự giác của các bạn”.

Qua khảo sát thực trạng hoạt động học tập của SV cho thấy rằng học tập bằng cách trao đổi trực tiếp với GV về vấn đề còn vướng mắc kiến thức chuyên ngành chưa được thực hiện thường xuyên vì vậy mà công tác quản lý hoạt động này còn chịu ảnh hưởng tác động. Có thể GV chưa sắp xếp thời gian cho việc trả lời câu hỏi của SV trong quá trình tổ chức học tập tại lớp hoặc do SV ngại đặt câu hỏi trước tập thể. Trong quá trình học tập SV ngại phát biểu ý kiến, còn học tập theo phương pháp thụ động GV giảng bài SV ngồi nghe và ghi chép, chỉ thực hiện trình bày khi được yêu cầu. Mặc khác, SV chưa chủ động sắp xếp phân chia thời gian học tương ứng với khối lượng bài tập dẫn đến kết quả bài tập chưa cao. Cụ thể SV cho biết thêm: “Khó khăn là đôi lúc các bạn làm việc không như mong muốn của trưởng nhóm đặt ra. Như trả lời câu hỏi ít thông tin, gây khó cho việc tổng hợp, nguyên nhân do lượng bài tập quá nhiều vì vậy các bạn chưa sắp xếp đủ thời gian để tập trung tìm hiểu sâu nội dung bài tập. Có số ít các bạn chưa hiểu được nội dung câu hỏi của GV”

Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch học tập SV thực hiện chưa hiệu quả có thể do SV chưa được trang bị đầy đủ về nhận thức quy trình xây dựng kế hoạch học tập đúng do vậy khi thực hiện gặp khó khăn do không đúng với thực tế, kế hoạch không nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra; thời gian thực hiện nội dung chưa được sắp xếp hợp lý. Tuy nhiên, khi có bài tập được giao, SV chủ động lên kế hoạch sắp xếp thời gian thực hiện mà không cần ghi lại trên giấy

SV học tập ở thư viện khá hạn chế, mặc dù thư viện trang bị hàng nghìn đầu sách chuyên ngành, tài liệu luận văn luận án, nghiên cứu khoa học liên quan đến GDTH; Không gian học tập rộng, đủ bàn ghế, máy tính kết nối mạng, thiết bị đèn quạt máy đầy đủ, không gian yên tĩnh. Tuy nhiên, không thu hút được SV đến học tập vì ở vị trí khá xa so với cơ sở chính, việc đi lại là không thuận tiện, tốn thời gian. Mặc khác, hiện nay, tài liệu trên mạng rất phổ biến đa dạng chủ đề lại phù hợp với thực tế; không mất thời gian di chuyển có thể đọc bất kì thời gian, tạo hứng thú trong quá trình học tập.

2.6.3.Các yếu tố liên quan‌

SV chưa chủ động thời gian trong học tập, đa số SV là HS từ các tỉnh thành kinh tế chưa ổn định khi sống ở thành phố vì vậy dành thời gian đi làm thêm bên ngoài để tự lo cho bản thân do đó mà việc học bị ảnh hưởng rất nhiều; Qua quan sát được, do điều kiện học tập ở trường không tạo hứng thú với SV như bàn học, ghế, máy chiếu, màn chiếu đã cũ, phòng học nhỏ SV trong lớp đông vì vậy mà sự tương tác trong quá trình học tập giữa GV và SV chưa nhiều, cùng lúc quản lý nhiều SV là rất khó đối với GV; BCS lớp chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm quyền hạn mà phó mặc cho tự ý thức của


mỗi SV do vậy mà lớp học chưa được sắp xếp vào quy cũ, trong giờ học SV chưa chú tâm vào bài giảng mà làm công việc riêng.

Công tác hướng dẫn SV lập kế hoạch còn chưa cụ thể mặc dù năng lực chuyên môn của GV đáp ứng đủ. GV nêu rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch học tập được SV tiếp thu rất tốt, tuy nhiên các bước hướng dẫn lập kế hoạch còn chung chung chưa cụ thể yêu cầu của bản kế hoạch học tập phù hợp về mục tiêu, thời gian, nội dung, người hỗ trợ thực hiện, cách thức thực hiện, KTĐG. Với sự thay đổi của môi trường học tập ở bậc đại học khác nhiều so với bậc phổ thông, nếu ở bậc phổ thông HS học tập theo sự sắp xếp của nhà trường thì lên bậc đại học SV tự sắp xếp lịch học theo cá nhân, do vậy kĩ năng lập kế hoạch học tập là rất cần thiết đảm bảo SV có khả năng tự xây dựng và thực hiện được kế hoạch học tập bản thân đã xây dựng.

Kinh nghiệm giảng dạy phương pháp mới của GV chưa nhiều. Hiện nay, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng đầu ra của SV mà có sự thay đổi về nội dung chương trình giảng dạy so với các năm học trước, những hình thức học tập được đa dạng hơn, phương pháp giảng dạy cần phải trọng tâm nhưng không gây nhàm chán cho SV, lấy SV làm trung tâm của việc dạy-học, GV với vai trò là người hướng dẫn, điều khiển, hỗ trợ khi cần thiết trong học tập, đòi hỏi GV phải có chuyên môn kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm xử lí khi có tình huống phát sinh cũng như kinh nghiệm tổ chức, xây dựng bài giảng gây hứng thú sự sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu ở SV.

Phương pháp dạy học đàm thoại hiện tại chưa được phổ biến ở các lớp học, chủ yếu còn học theo phương pháp cũ là GV giảng dạy SV lắng nghe và ghi chép; học tập theo phương pháp đàm thoại có nhiều thuận lợi như hiểu sâu hơn vấn đề, có sự tương tác tích cực cao, tập trung được sự chú ý. Có thể do thời gian học tập trên lớp chưa nhiều trong khi lượng kiến thức cần nắm vững ở nhiều nội dung vì vậy mà chưa có lập kế hoạch sử dụng phương pháp đàm thoại.

2.6.4. Hướng khắc phục‌

Cải thiện nguồn tài liệu thư viện đến gần với SV thông qua kết nối trực tuyến mạng Internet. Bằng cách này SV có thể truy cập vào nguồn tài liệu ở thư viện mà không cần đến trực tiếp ở thư viện mới được xem tài liệu. Bên cạnh đó thường xuyên tổ chức thư viện mở ở các cơ sở giáo dục của trường Đại học Sư phạm TP.HCM giới thiệu sách tài liệu chuyên ngành GDTH ở tại khoa thuận tiện cho SV tự tìm đọc sách, phổ biến và tạo thuận lợi về không gian đọc sách, không khí thoải mái, nhân viên quản lý thư viện nhiệt tình hỗ trợ SV trong quá trình tìm đọc sách.

GV thường xuyên tổ chức đa dạng cách thức học tập cho SV bằng cách linh hoạt hình thức tổ chức học tập, cách thức KTĐG, tạo không khí lớp học sôi động đòi hỏi GV có nhiều kinh nghiệm tổ chức theo phương pháp mới; Tăng cường sự hỗ trợ, giúp đỡ của các BCS lớp trong quản lý lớp học trong quá trình học tập.

Tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng thiết bị dạy-học như máy chiếu, màn chiếu, loa, micro không dây khi thực hiện hoạt động học tập cho SV bằng cách vận động nguồn xã hội hóa giáo dục của Khoa từ cựu SV, các tổ chức ngoài xã hội.


2.7. Biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục học tiểu học tại trường đại học sư phạm tp. Hồ chí minh‌

2.7.1. Cơ sở và nguyên tắc khuyến nghị các biện pháp‌

2.7.1.1. Cơ sở khuyến nghị biện pháp‌

Nghị quyết số 29, ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ghi rõ những kết quả đạt được những thành quả đạt được khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế, xác định mục tiêu hướng tới trong giai đoạn tiếp theo: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

Chỉ thị số: 2268/CT-BGDĐT, của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành ngày 08 tháng 8 năm 2019 Về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục. Căn cứ vào chỉ thị và tình hình thực tiễn tại cơ sở giáo dục thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Dựa trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của SV ngành Giáo dục học tiểu học vẫn còn một số nội dung thực hiện chưa đạt hiệu quả cao, vì vậy cần có biện pháp khắc phục những hạn chế, duy trì những mặt tích cực, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục hoạt động học tập đến với SV

Qua đó cho thấy rằng công tác quản lý hoạt động học tập của SV là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ mà Bộ giáo dục đặt ra cho toàn ngành, nhằm nâng cao chất lượng đầu ra SV có khả năng đáp ứng các yêu cầu của sự đổi mới trong giáo dục. Vì vậy, đây là cơ sở khuyến nghị một số biện pháp liên quan đến quản lý hoạt động học tập cho SV ngành Giáo dục học tiểu học tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM

2.7.1.2. Nguyên tắc khuyến nghị biện pháp‌

a) Nguyên tắc mang tính thực tiễn

Thực tiễn là kết quả quá trình vận động của chủ thể nhằm cải tiến cái cũ dựa trên nền tảng sẳn có; Thực tiễn là cơ sở nhận thức của mỗi cá nhân với những diễn biến đang tồn tại.

Qua việc nghiên cứu thực tiễn giúp người học nhận thức về quy luật vận động của sự việc từ đó có sự nhận định, xem xét đúng với thực trạng đang diễn ra, so sánh kiến thức học được với thực tại, từ đó có định hướng sáng tạo, đổi mới.

Vận dụng nguyên tắc thực tiễn vào đề xuất biện pháp quản lý hoạt động học tập của SV ngành Giáo dục học tiểu học là cần căn cứ vào tình hình học tập hiện nay của SV, những thuận lợi về đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất của trường, của Khoa; Những khó khăn còn tồn tại trong quá trình quản lý cần có giải pháp khắc phục như kinh nghiệm


sử dụng phương pháp dạy học mới; Thực trạng quản lý hoạt động học tập của đội ngũ GV và CBQL của Khoa.

Nguyên tắc này đòi hỏi người nghiên cứu cần đề xuất biện pháp đúng với thực tiễn về quản lý hoạt động học tập của SV đang diễn ra tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM

b) Nguyên tắc mang tính khách quan

Khách quan là phản ánh đúng về bản chất của sự vật hiện tượng đang tồn tại; Những quy luật đang tồn tại trong chính bản thân đối tượng, xuất phát từ quy luật vận động vốn có của nó, mà không có sự hình thành từ ý chí chủ quan của đối tượng khác, không có sự ghép nối hoặc bỏ bớt những yếu tố không thuộc về đối tượng.

Nguyên tắc khách quan giúp người học cần có sự quan sát thực tiễn đang diễn ra, có kế hoạch khảo nghiệm, kiểm tra, đánh giá thực tế đó. Căn cứ vào những kết quả đạt được đó có nhận định đúng về thực trạng.

Vận dụng nguyên tắc này vào đề xuất biện pháp quản lý hoạt động học tập của SV cần phải xem xét kĩ các hoạt động học tập và quản lý hoạt động học tập hiện nay thông qua hình thức khảo sát, xử lý số liệu, phân tích kết quả đạt được. Khi đề xuất các giải pháp cần phải khảo nghiệm tính cần thiết trong các nội dung so với tình hình thực tế hoạt động quản lý học tập ở Khoa Giáo dục học tiểu học.

Với nguyên tắc khách quan đòi hỏi người nghiên cứu cần phải kiểm nghiệm những đề xuất các biện pháp cải tiến những khó khăn đang tồn tại, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học, các biện pháp cần phản ánh trung thực với quản lý hoạt động học tập của SV.

c). Nguyên tắc mang tính khả thi

Nguyên tắc khả thi là khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả cao nhất. Khi đề xuất biện pháp nhất thiết phải áp dụng được vào thực tiễn dựa trên cơ sở điều kiện sẳn có, vì vậy thì biện pháp mới mang tính khả thi phản ánh đúng thực trạng. Đề xuất biện pháp mang tính khả thi giúp giải quyết được thực trạng đang tồn tại còn yếu kém, duy trì những kết quả tốt, đồng thời nâng cao chất lượng, mục tiêu được thực hiện với hiệu quả cao nhất.

Cụ thể, người nghiên cứu cần khuyến nghị biện pháp liên quan đến công tác quản lý hoạt động học tập cho SV ngành Giáo dục học tiểu học của Trường đại học Sư phạm TP.HCM, các biện pháp đảm bảo có khả năng thực hiện ở Khoa, phù hợp với điều kiện sẳn có phục vụ cho hoạt động học tập giúp nâng cao kết quả học tập của SV, công tác quản lý hoạt động học tập đạt được kết quả cao.

2.7.2. Các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý đào tạo ngành Giáo dục học tiểu học‌

2.7.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV‌

a) Cơ sở khuyến nghị biện pháp

Qua số liệu khảo sát thực trạng cho thấy rằng công tác dành thời gian cho việc tự học cũng như tự đánh giá và định hướng phát triển bản thân chưa được thực hiện có hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023