Biện Pháp 2: Tăng Cường Các Điều Kiện, Phương Tiện Hỗ Trợ Quản Lý Hoạt Động Học Tập

94


quả. Trong khi đó, đây là nội dung quan trọng để làm cơ sở xác định mục tiêu trong học tập theo đúng yêu cầu Bộ đã đề ra với ngành học; Mặc khác, khi SV hiểu rõ từng nội dung yêu cầu sẽ dễ dàng xác định mục tiêu học tập hiệu quả hơn, đưa ra nhiệm vụ phải hoàn thành trong quá trình học tập khi nắm được cốt lỗi vẫn đề trong ngành học.

b) Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc tác động vào nhận thức giúp SV hiểu rõ tầm quan trọng của việc định ra mục tiêu học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập; Trong đó xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ học tập giúp SV xác định đúng nội dung công việc, cách thức thực hiện sau cho phù hợp với bản thân trong công tác quản lý hoạt động học tập.

c) Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Biện pháp tác động vào nhận thức của SV về xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập gắn với mục tiêu đào tạo của ngành, là việc làm cần thiết trong công tác quản lý hoạt động học tập. Bên cạnh nâng cao nhận thức cho SV, GV cả CBQL là đối tượng ưu tiên được hiểu rõ tầm quan trọng của việc hỗ trợ SV xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Bởi vì GV là người trực tiếp giảng dạy đến SV, lồng ghép vào các bài học là cách tốt nhất vừa tiết kiệm được thời gian, tăng thêm động cơ học tập ở SV; Mặc khác, khi SV xác định đúng mục tiêu học tập sẽ chủ động về thời gian tự học, tự bồi dưỡng thêm kĩ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn cơ bản cần nắm vững, có đam mê với nghề giáo dục trẻ.

Nhằm tác động vào nhận thức đến SV, GV và CBQL về công tác xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập bằng cách thường xuyên tổ chức chuyên đề học tập phổ biến quy chế học tập chuyên ngành GDTH thông qua đó xác định chuẩn yêu cầu đối với người giáo viên tương lai giúp SV xác định những mục tiêu học tập phù hợp, có cách thức thực hiện đáp ứng mục tiêu đó; Bên cạnh đó, hướng dẫn SV đặt mục tiêu đúng với yêu cầu cần đạt, đúng thời điểm học tập ở từng giai đoạn; Thường xuyên tổ chức các buổi học tập thực hành, thực nghiệm về các kĩ năng của nghề, qua đó SV có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thực tế tại trường học có nhận định đúng về thực trạng tâm lý HS tiểu học, thực trạng tổ chức giáo dục tại trường tiểu học; Rèn luyện kĩ năng đứng lớp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho HS tiểu học trước chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, qua đó SV nhận thức rõ niềm đam mê với nghề, cái tâm với việc dạy học thêm yêu mến trẻ; GV cần được phổ biến về nội dung chương trình đào tạo ngành GDTH trước sự thay đổi về chương trình giáo dục học phổ thông từ đó có phương pháp giảng dạy hình thành kĩ năng nghề cho SV đáp ứng chương trình phổ thông mới.

2.7.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập‌

a) Cơ sở khuyến nghị biện pháp

Qua khảo sát cho thấy đội ngũ GV, CBQL của Khoa đạt chứng chỉ nghiệp vụ về trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm trong giảng dạy phương pháp mới, là yếu tố thuận lợi để xem xét tổ chức, phân công lực lượng GV hỗ trợ SV trong quá trình học tập hiệu quả. Khi đội ngũ GV có đủ năng lực sẽ dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ,

95


động viên, khuyến khích SV học tập, sáng tạo hình thức học tập linh hoạt tạo được ấn tượng với SV, kinh nghiệm quản lý hoạt động học tập của SV từ đó được cải thiện.

b) Mục đích của biện pháp

Mục đích của công tác tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập giúp cho đội ngũ GV và CBQL có điều kiện thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến tổ chức hoạt động học tập của SV, vừa nhanh chóng kiểm tra, giám sát, có hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Ngoài ra, SV khi được tạo điều kiện trong học tập, có thể quản lý quá trình học tập chuyên ngành, có đầu tư vào việc nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề Giáo dục ở bậc học tiểu học.

c) Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Các điều kiện trong công tác quản lý như thời gian, nguồn nhân lực hiện có, trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý, kinh nghiệm tổ chức trong công tác quản lý hoạt động học tập của SV, hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập. Phương tiện hỗ trợ hoạt động quản lý học tập bao gồm các thiết bị văn phòng như bàn, ghế, máy tính, thiết bị có mạng kết nối, phòng tổ chức hoạt động học tập, khu tự học, thư viện, sách, tài liệu chuyên ngành. Nếu đáp ứng đủ nhu cầu học tập của SV phù hợp với chương trình đào tạo là tạo thuận lợi cho GV, CBQL trong tổ chức mọi hoạt động học tập; SV có cơ hội học tập ở đa dạng hình thức, rèn luyện kĩ năng với nghề, tạo được hứng thú trong học tập ở bậc đại học, chủ động sắp xếp thời gian nhiều hơn cho việc tự học. Và hiện nay, tại Khoa chưa trang bị đủ điều kiện tốt nhất trong công tác tổ chức hoạt động học tập của SV dẫn đến SV không có hứng thú tham gia thường xuyên các hoạt động do Khoa tổ chức.

Tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập bằng cách bổ sung thêm trang thiết bị giảng dạy hiện đại phục vụ cho việc nâng cao trình độ nhận thức có khả năng sử dụng linh hoạt như mạng kết nối miễn phí, máy tính; Tổ chức hướng dẫn, sử dụng, bồi dưỡng kĩ thuật khi sử dụng phần mềm quản lý mới, phần mềm quản lý hiện nay được xây dựng chương trình rất đa dạng tùy theo mục đích mà có hướng sử dụng phần mềm mang lại hiệu quả, vì vậy để dễ dàng tiếp cận với các phần mềm quản lý học tập cần phải bồi dưỡng hướng dẫn sử dụng phần mềm đến GV, CBQL tạo được hiệu quả quản lý cao hơn; Vận động nguồn xã hội hóa phục vụ cho công tác tổ chức các chuyên đề học tập, diễn đàn, hoạt động thực tế, thực hành rèn luyện nghề nghiệp; Bổ sung thêm tài liệu, sách chuyên ngành, không gian đọc sách tại Khoa đảm bảo SV có cơ hội tìm, đọc một cách thuận tiện nhất; Bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập có giá trị bằng cách thường xuyên cập nhật trên các trang website của Khoa, nhóm học tập trên mạng xã hội; Tổ chức cho SV được thực hành, thực tế công tác giáo dục trẻ tiểu học tại các trường.

2.7.2.3. Biện pháp 3: Cải tiến phương pháp dạy học‌

a) Cơ sở khuyến nghị biện pháp

Dựa vào kết quả khảo sát ở mức rất ảnh hưởng của phương pháp dạy học đến công tác quản lý hoạt động học tập của SV, cùng với việc GV thực hiện linh hoạt phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của SV. Minh chứng cho

96


thấy, kết quả thực hiện phương pháp dạy học đạt mức tốt, tức SV có tiếp thu kiến thức bằng nhiều hình thức dạy học do GV có nhiều kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy mới, lồng ghép vào các vấn đề thực tiễn.

b) Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc cải tiến phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo đối với SV ngành GDTH, đáp ứng yêu cầu về chất lượng đầu ra của SV có khả năng thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Mặc khác, đa dạng hình thức học tập khai thác được nhiều khía cạnh về năng lực thực hiễn của mỗi SV, phát huy một cách tốt nhất sở trường của bản thân, tạo được động cơ học tập một môi trường học thoải mái, rèn luyện kĩ năng quản lý của từng SV.

c) Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Cải tiến phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục đòi hỏi GV phải nắm rõ yêu cầu, nội dung, cách thức thực hiện các nội dung kiến thức đảm bảo phát huy khả năng của mỗi SV; Khi tiến hành cải tiến nghĩa là phương pháp cũ không còn phù hợp với thực tiễn xã hội học tập và cần dựa trên nền tảng phương pháp đó có cách thực hiện mới phù hợp hơn với thực trạng dựa trên những thuận lợi, điều kiện thực hiện tại cơ sở giáo dục; SV được hướng dẫn học tập theo phương pháp dạy học thường xuyên, GV theo dõi quá trình SV thực hiện để có biện pháp điều chỉnh tương ứng; xác định những ưu điểm của từng phương pháp từ đó khắc phục nhược điểm của phương pháp kia, vì vậy trong công tác tổ chức hoạt động học tập cần sử dụng từ hai phương pháp trở lên để đảm bảo tính hiệu quả cao hơn.

Cụ thể, cải tiến phương pháp dạy học bằng cách GV thường xuyên cập nhật tình hình ứng dụng phương pháp dạy học mới qua nhiều kênh thông tin như mạng internet, nghiên cứu khoa học, dự án về đổi mới phương pháp dạy học; Tổ chức hoạt động họp chuyên môn giữa các GV trao đổi kinh nghiệm, xác định mục tiêu cần đạt tương ứng với phương pháp mới; Mời chuyên gia về nghiên cứu giáo dục phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương pháp dạy học linh hoạt; SV được phổ biến thông tin, cách thức thực hiện phương pháp học tập tương ứng, tiến hành tổ chức thực nghiệm, có đánh giá rút kinh nghiệm khi xây dựng giáo án dạy học cho HS tiểu học trong tương lai; Có chính sách khuyến khích, tuyên dương, động viên GV SV có thành tích tốt trong công tác ứng dụng phương pháp dạy học linh hoạt đạt hiệu quả.

2.7.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực của SV‌

a) Cơ sở khuyến nghị biện pháp

Qua kết quả khảo sát mức độ thực hiện nội dung công tác xây dựng, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá định kì (quá trình, giữa kì, cuối kì) trong hoạt động kiểm tra đánh giá năng lực của SV ở mức rất thường xuyên, kết quả đạt được cũng tỉ lệ thuận với mức độ thực hiện. Do đó, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá, SV tự đánh giá được năng lực của bản thân sau khoảng thời gian học tập và thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá; GV dễ dàng

97


triển khai các hình thức kiểm tra theo kế hoạch linh động hơn, có sự giám sát thuận lợi hơn, đánh giá được tình hình học tập chung của SV.

b) Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc sử dụng đa dạng hình thức kiểm tra nhằm đánh giá toàn diện năng lực của SV sau một khoảng thời gian học tập. Bên cạnh đó GV có cơ sở nhận định đúng về thực trạng khả năng của SV để có hướng xây dựng kế hoạch dạy học tích cực hơn.

c). Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực SV luôn luôn đa dạng do cách vận dụng linh hoạt tùy theo mục tiêu của bài học. Đặt ra chuẩn kiểm tra, đánh giá tương ứng với yêu cầu cần đạt là rất cần thiết, vì như vậy vừa đánh giá đúng mức độ nhận thức vừa đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu. Sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra trong từng môn học; Sắp xếp thời gian thực hiện kiểm tra đúng với quy định về kiểm tra đánh giá năng lực của SV; GV thường xuyên vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá lồng ghép vào nội dung bài học không nhất thiết phải đúng thời gian quy định mới tiến hành kiểm tra.

Một số biện pháp sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực SV như tổ chức công bố, phổ biến các phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong ngành giáo dục; GV được hướng dẫn về quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng với chuẩn yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Đặt ra mục tiêu cần đạt ở nhiều khía cạnh để có hình thức kiểm tra, đánh giá toàn diện năng lực SV đáp ứng với nghề; Tổ chức kiểm nghiệm, thực thi, rút kinh nghiệm các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt trong chương trình đào tạo; Tổ chức trao đổi thử nghiệm chéo giữa các GV về phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực SV.

2.7.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi‌

2.7.3.1. Mục đích khảo nghiệm‌

Nhằm thu thập số liệu về mức độ cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp được khuyến nghị, là cơ sở cho CBQL, GV, SV tham khảo về nhu cầu của người học liên quan đến hoạt động học tập, có thể xem xét áp dụng vào thực tiễn nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của SV và công tác quản lý được thuận lợi.

2.7.3.2. Nội dung khảo nghiệm‌

Biện pháp nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV

Biện pháp tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập Biện pháp cải tiến phương pháp dạy học

Biện pháp sử dụng linh hoạt hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực của SV

2.7.3.3. Quy trình thực hiện khảo nghiệm‌

Mẫu nghiên cứu

98


Nhằm kiểm nghiệm các biện pháp được đề xuất có phù hợp, người nghiên cứu tổ chức phát phiếu khảo sát trên 2 nhóm đối tượng là CBQL, GV và SV của khoa GDTH, cụ thể:

Nhóm 1: CBQL và GV khoa GDTH với tổng số là 24

Nhóm 2: SV của Khoa GDTH của 4 khóa bao gồm khóa 45 có 1 lớp; khóa 44 có 2 lớp; khóa 43 và khóa 42 không có do thời điểm khảo sát SV đang kiến tập/Thực tập

+ Tổng số phiếu thu được sau khi khảo sát là 150 phiếu.

+ Tổng số phiếu hợp lệ có 140 phiếu

+ CBQL và GV có 24 phiếu

+ SV có 126 phiếu

+ Tổng số phiếu lỗi có 10 phiếu

Quy trình thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi

- Thời gian thực hiện khảo sát

+ Ngày: Từ ngày 18-19/5/2020

+ Giờ: Từ 9h30p – 10h

+ Địa điểm: phòng học B102

Bước 1: Căn cứ vào giả thuyết khoa học kết hợp với kết quả đánh giá số liệu khảo sát từ thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập hiện nay của khoa GDTH xác định nội dung cần cải tiến nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Bước 2: Xây dựng hệ thống bảng hỏi với 2 mức độ là mức độ khả thi và mức độ cần thiết của mỗi biện pháp.

Bước 3: Trình GVHD xem xét, chỉnh sửa, bổ sung. Nếu GVHD đồng ý bảng hỏi, tiến hành khảo sát.

Bước 4: Liên hệ với giáo vụ khoa GDTH xin được hỗ trợ về thời gian thuận lợi khảo sát

- Khảo sát đối tượng là CBQL và GV

Gửi phiếu khảo sát cho giáo vụ khoa, sau đó gửi đến từng GV điền vào phiếu khảo sát và hẹn thời gian nhận lại phiếu từ giáo vụ khoa

- Khảo sát đối tượng là SV: Quy trình thực hiện tương tự như khảo sát thực trạng

Hướng dẫn SV trả lời phiếu hỏi: Với mỗi nội dung biện pháp sẽ có câu trả lời riêng bên dưới, SV buộc phải trả lời lần lượt mỗi câu theo 2 mức độ là mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp đó. Người nghiên cứu nêu rõ quy ước cho điểm ở mức độ thực hiện có 3 mức là rất cần thiết tương ứng với 3 điểm, mức cần thiết tương ứng với 2 điểm và không cần thiết là 1 điểm; Tương tự với mức độ khả thi đạt mức rất khả thi tương ứng với 3 điểm, đạt mức khả thi là 2 điểm và đạt mức không khả thi là 1 điểm.

Bước 5: Thu lại phiếu khảo sát, tiến hành xử lý số liệu thô bằng cách phân loại phiếu hợp lệ và không hợp lệ.

Bước 6: Nhập số liệu vào máy tính và xử lý số liệu bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS.

99


Bước 7: Đánh giá các biện pháp dựa trên kết quả số liệu và rút ra kết luận.

2.7.3.4. Xử lý số liệu‌

Cách thức xử lý số liệu: Người nghiên cứu thực hiện tương tự như phần khảo sát thực trạng

Sau quá trình nhập liệu, xử lý số liệu, đưa ra kết quả về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp quản lý hoạt động học tập của SV được người nghiên cứu trình bày ở các bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3 và bảng 3.4.

Bảng 3.1: Biện pháp Nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV



STT


Nội dung


Mức độ cần thiết


Mức độ khả thi

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

1.1

Tổ chức chuyên đề học tập phổ biến quy chế học tập chuyên ngành GDTH


2.48


0.581


5


2.19


0.599


5

1.2

Hướng dẫn SV đặt mục tiêu đúng với yêu cầu cần đạt, đúng thời điểm học tập ở từng giai đoạn


2.63


0.500


4


2.31


0.574


3

1.3

Thường xuyên tổ chức các buổi học tập thực hành, thực nghiệm về các kĩ năng của nghề


2.75


0.482


3


2.24


0.664


4

1.4

Rèn luyện kĩ năng đứng lớp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho HS tiểu học trước sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới


2.85


0.396


1


2.42


0.576


1

1.5

GV cần được phổ biến về nội dung chương trình đào tạo ngành GDTH trước sự thay đổi về chương trình giáo dục học phổ thông


2.77


0.470


2


2.39


0.608


2

Trung bình chung

2.70

2.31

Đánh giá

Rất cần thiết

Khả thi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 14

Nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV là nội dung cần được SV quan tâm thực hiện dưới sự hướng dẫn học tập của GV, mục tiêu và nhiệm vụ học tập được đặt ra ở giai đoạn đầu tiên của việc học. Vì vậy, xác định mục tiêu nhiệm vụ học tập cần được thực hiện thường xuyên nhằm rèn luyện kĩ năng, có thể thông qua các yêu cầu cần đạt của GV để SV xác định mục tiêu học tập. Kết quả

100


khảo nghiệm biện pháp nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV được minh họa ở bảng 3.1 như sau

* Phần mức độ cần thiết

Biện pháp rèn luyện kĩ năng đứng lớp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho HS tiểu học trước sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được đánh giá là cần thiết nhất với mức trung bình là 2.85. Vì hiện nay SV được học theo chương trình đào tạo bậc đại học có thay đổi đáp ứng khả năng thực hiện công tác giáo dục theo chương trình phổ thông mới, trong đó rèn luyện kĩ năng đứng lớp truyền đạt kiến thức cho HS qua đó SV được rèn nghề vừa củng cố niềm tin với nghề giáo vừa được bồi dưỡng kĩ năng liên quan phục vụ cho việc giảng dạy trong tương lai. Biện pháp GV cần được phổ biến về nội dung chương trình đào tạo ngành GDTH trước sự thay đổi về chương trình giáo dục học phổ thông với mức trung bình 2.77 xếp hạng 2, có thể khẳng định rằng GV là người trực tiếp giảng dạy SV vì vậy cần hiểu rõ việc thực hiện theo chương trình đào tạo, những điểm cần lưu ý, CBQL nên hướng dẫn GV trước khi thực hiện để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Phổ biến đầy đủ các nội dung đến GV nắm rõ cách thức thực hiện đúng, từ đó xây dựng đề cương đào tạo SV đạt yêu cầu, do vậy biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp thường xuyên tổ chức các buổi học tập thực hành, thực nghiệm về các kĩ năng của nghề với mức trung bình 2.75 xếp hạng 3, qua các buổi học tập thực hành kĩ năng của người GV tiểu học là cơ hội để SV rèn luyện công việc, vì vậy SV cần tham gia học tập thường xuyên để làm quen tâm lí, xây dựng mối quan hệ hợp tác với trường học và HS. GV nên tổ chức lớp học thực tế mô phỏng thực tế, để SV làm quen và có khả năng xử lí tình huống, do đó biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp hướng dẫn SV đặt mục tiêu đúng với yêu cầu cần đạt, đúng thời điểm học tập ở từng giai đoạn với mức trung bình 2.63, với mỗi giai đoạn học tập sẽ có yêu cầu SV cần đạt là khác nhau như vậy việc thực hiện sẽ có thay đổi rất cần có sự hỗ trợ của GV hướng dẫn SV đặt mục tiêu học tập đúng từ đó SV tự đánh giá bản thân để đưa ra hướng học tập phù hợp, như vậy GV cần phải quan tâm đến SV, nắm rõ tình hình học tập của SV để có hỗ trợ kịp thời, do vậy biện pháp này vẫn được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp tổ chức chuyên đề học tập phổ biến quy chế học tập chuyên ngành GDTH với mức trung bình là 2.48 xếp hạng 5, có thể khẳng định mức độ cần thiết là không cao so với các nội dung trên, tuy nhiên vẫn rất cần thiết thực hiện để phổ biến nội dung quy định về trách nhiệm quyền hạn của SV khi học, qua kết quả khảo sát có thể thấy rằng nhu cầu được hỗ trợ hiểu rõ hơn quy chế học tập ngành còn cao, cho thấy mức độ nhận thức của SV về quy chế học tập là chưa nhiều, tuy nhiên biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết.

* Phần mức độ khả thi

Biện pháp rèn luyện kĩ năng đứng lớp, phương pháp truyền đạt kiến thức cho HS tiểu học trước sự thay đổi về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới được đánh giá là có khả thi nhất với mức trung bình 2.42, có thể khẳng định rằng trong chương trình đào tạo đã lòng ghép tổ chức hướng dẫn rèn luyện kĩ năng đứng lớp truyền đạt kiến thức đến HS, mặc khác SV có khả năng về ngôn ngữ để trình bày rõ rằng mạch lạc, tự tin trước đám đông, có khả năng đứng lớp khi thực hiện giảng dạy theo chương trình phổ thông tổng thể mới. Biện pháp GV cần được phổ biến về nội dung chương trình đào


tạo ngành GDTH trước sự thay đổi về chương trình giáo dục học phổ thông với mức trung bình 2.39 xếp hạng 2, có thể khẳng định rằng chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học hiện nay đang được GV tìm hiểu kĩ, nhằm có đủ thông tin phương hướng từ cơ quan cấp trên về giáo dục đại học để có kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo, do vậy biện pháp được đánh giá là rất khả thi. Biện pháp hướng dẫn SV đặt mục tiêu đúng với yêu cầu cần đạt, đúng thời điểm học tập ở từng giai đoạn với mức trung bình

2.31 xếp hạng 3, có thể hiểu rằng SV nhận thức được đặt mục tiêu học tập là bước cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ học tập của SV và đang được SV thực hiện tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của GV nêu rõ về nội dung bài học cũng như yêu cầu cần đạt, vì vậy biện pháp này được đánh giá là rất khả thi. Biện pháp thường xuyên tổ chức các buổi học tập thực hành, thực nghiệm về các kĩ năng của nghề với mức trung bình 2.24 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng nhu cầu được học tập theo hình thức thực hành thực nghiệm rèn kĩ năng nghề giáo được đáp ứng khi GV tổ chức các hoạt động học tập thường xuyên được SV tham gia tích cực, do vậy biện pháp này vẫn được đánh giá là rất khả thi. Biện pháp tổ chức chuyên đề học tập phổ biến quy chế học tập chuyên ngành GDTH với mức trung bình là 2.19 xếp hạng 5, có thể khẳng định rằng việc phổ biến quy chế học tập không cần thiết phải tổ chức buổi chuyên đề riêng thường xuyên mà được lồng ghép vào buổi sinh hoạt đầu năm với thầy cô trong khoa về ngành học, qua đó SV đã nắm rõ chương trình học cũng như quy chế học tập chuyên ngành, tuy nhiên biện pháp này được đánh giá thấp nhất trong các nội dung là cần thiết.

* Kết luận

Như vậy biện pháp nâng cao nhận thức về xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động học tập đối với SV ở mức độ cần thiết với mức trung bình chung là 2.71 được đánh giá là rất cần thiết; tương tự ở mức độ khả thi có mức trung bình chung là 2.31 được đánh giá rất khả thi. Qua kết quả khảo nghiệm, có thể khẳng định rằng xác định mục tiêu nhiệm vụ học tập cần được thực hiện khi tiến hành công tác quản lý hoạt động học tập của SV khi học tập chuyên ngành GDTH, dưới sự hướng dẫn về định hướng nội dung học tập yêu cầu cần đạt của GV đối với từng bài học, SV nghiêm túc thực hiện sẽ mang lại kết quả cao trong học tập; ngoài ra để hiểu rõ chương trình học SV cần dành thời gian nghiên cứu thêm từ các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục liên quan đến luật giáo dục, nghiên cứu chương trình giáo dục học phổ thông mới xác định chuẩn GV cần có để có cơ sở đặt mục tiêu rèn luyện bản thân trong thời gian học. Do đó, GV thường xuyên nhắc nhở, khuyến khích SV đặt ra mục tiêu học tập dựa trên những nhiệm vụ, dành thời gian để tự học tự nghiên để hoàn thành bài tập, luôn thay đổi mục tiêu học tập theo từng giai đoạn học tập để có cách thức học tập đúng.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí